Cải thiện trí nhớ khi bị thiểu năng tuần hoàn não


4,226
1
1
Xu
53
Một trong những di chứng của thiểu năng tuần hoàn não chính là giảm thiểu trí nhớ. Những lời khuyên sau sẽ cho bạn những cách tăng trí nhớ sau căn bệnh này.

Có cách nào cải thiện trí nhớ khi bị thiểu năng tuần hoàn não không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Em năm nay 24 tuổi, là nữ. Hồi nhỏ em thường xuyên bị chóng mặt và nôn ói rất nhiều. Bác sĩ chẩn đoán em bị rối loạn tuần hoàn não. Thời gian sau có thuyên giảm, đôi khi chỉ chóng mặt, hoa mắt và đôi khi không điều khiển được hoạt động của bản thân. Hay bị co giật trong lúc làm việc tuy vẫn làm, sau trấn tĩnh mới nhận thấy đồ đạc bị cầm nhầm hoặc bị vỡ. Em thật sự không điều chế được hành động lúc đó. Bây giờ trí nhớ em suy giảm 1 cách trầm trọng. Thậm chí em không còn nhớ việc mà em đã làm cách đây vài tiếng. Điều đó tác động rất lớn đến công việc hiện tại của em. Thưa bác sĩ, có thể cho em một lời khuyên được không ạ? Em đang rất tuyệt vọng với suy nghĩ em sẽ bị mất trí nhớ hoàn toàn.

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Trước hết tôi rất thông cảm với tình trạng bệnh của bạn. Bạn đang bị rối loạn tuần hoàn não còn được gọi là suy giảm hay thiểu năng tuần hoàn não, bệnh xảy ra khi lưu lượng máu đến não không đủ. Thói quen sống thụ động, phụ thuộc nhiều vào máy móc phương tiện, chế độ ăn giàu đạm béo hay làm việc quá sức, thiếu quan tâm đến các thay đổi về sức khỏe chính là tiền đề phát sinh bệnh. Vì vậy, rối loạn tuần hoàn não giờ không chỉ còn là bệnh của người lớn tuổi, khi não bị lão hóa qua thời gian mà còn là bệnh của người trẻ, những ai lao động trí óc nhiều hoặc sinh hoạt thiếu khoa học. Khi bệnh diễn tiến lâu dài có thể gây sa sút trí tuệ và tác động đến trí nhớ.

Với tình trạng hiện tại ngoài việc dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, bạn nên kết hợp một chế độ ăn uống khoa học, hạn chế dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và vận động thường xuyên. Trong bữa ăn hàng ngày, cần chú trọng tăng cường tỷ lệ rau quả, cá cũng như ưu tiên cho cách chế biến thanh đạm như hấp, luộc, chưng, … thay vì dùng thịt, mỡ động vật và các món chiên xào. Song song đó, tập thể dục đều đặn sẽ giúp đẩy lùi các bệnh về tim mạch, huyết áp, thừa cân béo phì, vốn là những tác nhân dẫn tới bệnh. Ngoài ra, nếu bạn phải làm việc trí óc nhiều cần nghỉ ngơi định kỳ để tránh việc não bị quá tải. Để yên tâm bạn nên đến chuyên khoa Thần kinh bệnh viện Bạch Mai để khám và chữa trị bệnh, đây là cơ sở y tế hàng đầu chữa trị các bệnh về thần kinh.

Chúc bạn sức khỏe!

Đầu ong ong, không tập trung được phải khắc phục như thế nào?


Câu hỏi bởi: duydat

Thưa bác sĩ.

Con trai tôi năm nay 16 tuổi, cháu đang học lớp 10. Gần đây cháu nói đầu lúc nào cũng ong ong, đi học không tập trung được. Xin bác sĩ tư vấn giúp cách để cháu hết đau đầu và tập trung vào việc học.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Chu Văn Điểu


Chào bạn.

Rối loạn tuần hoàn não thường xảy ra ở lứa tuổi trung niên trở lên. Như với lối sống công nghiệp hiện nay, môi trường và thực phẩm thiếu an toàn như hiện nay thì những người trẻ tuổi cũng gặp bệnh rối loạn tuần hoàn não khá phổ biến. Rối loạn tuần hoàn não là suy giản lượng máu đến để nuôi dưỡng não không đủ 20ml/100g não/phút.

Nguyên nhân: Những tác động đến dòng chảy của máu tới não như độ quánh của máu và hoạt động của tim. Những căng thẳng trong cuộc sống và một số bệnh mãn tính là những yếu tố gây ra bệnh. Do đó những người lao động trí óc với áp lực cao, bệnh xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, mỡ máu cao… là những đối tượng nguy cơ cao của rối loạn tuần hoàn não. Những thói quen như ít vạn động, ăn nhiều chất béo, làm việc quá sức… là tiền đề phát sinh bệnh.

Triệu chứng: Các biểu hiện triệu chứng sớm nhất của rối loạn tuần hoàn não đó là nhức đầu, hoa mắt, kém ngủ, giảm sự tập trung chú ý dẫn đến giảm trí nhớ, hay tê mỏi chân tay. Như vậy con bạn đang ở lứa tuổi học tập khá căng thẳng, áp lực học tập và bận học tập ít vân động cũng là lý do dẫn đến rối loạn tuần hoàn não.

Phòng bệnh và chữa trị:

Ăn uống khoa học đủ chất dinh dưỡng như tăng lượng rau xanh

Không dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có ga

Vận động thường xuyên là tốt nhất để phòng bệnh

Tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày

Học tập vừa phải, tránh cố quá sức tạo thành áp lực gây căng thẳng đầu óc

Ngoài thời gian học tập nên giành thời gian giao lưu bạn bè, vui chơi giải trí, tham gia công tác đoàn thể và xã hội để tạo sự vui vẻ và tâm lý thư giãn

Cuối tuần nên tổ chức đi du lịch sinh thái tạo cuộc sống vui vẻ và thư giãn tránh căng thẳng

Tránh mọi trường hợp căng thẳng trong cuộc sống kể cả trên phim ảnh và sách báo.

Chúc bạn mạnh khoẻ!

Đau đầu, buồn nôn, hay quên là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Nguyen Hong

Chào bác sĩ!

Năm nay cháu 26 tuổi và bị mắc chứng đau đầu cách đây 6, 7 năm rồi. Trước kia cháu có dùng thuốc bắc và đỡ được thời gian thì lại bị lại. Cháu chuyển sang dùng thuốc sắt, hoạt huyết dưỡng não và cũng không thuyên giảm lắm. Dạo gần đây cháu vẫn đau đầu và đôi khi kéo theo buồn nôn, thường xuyên cảm giác mắt mờ mờ, đặc biệt là thường xuyên quên. Cháu rất mong được sự giải đáp của các bác sĩ. Nếu cháu đến bệnh viện khám thì nên khám như thế nào để biết chính xác bệnh ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Chu Văn Điểu


Chào cháu!

Các chứng bệnh đau đầu, buồn nôn gặp ở rất nhiều bệnh khác nhau và rất khó để xác định chúng nằm ở một bệnh nào cụ thể. Rối loạn tuần hoàn não, rối loạn tiền đình, đau đầu vận mạch, đau nửa đầu migraine… đều có đau đầu buồn nôn. Nhưng đau đầu do rối loạn tuần hoàn não và rối loạn tiền đình còn kèm theo rất nhiều các biểu hiện khác nữa. Với hiện tượng đau đầu và gần đây có kèm theo buồn nôn, mờ mắt, giản trí nhớ thì bác nghĩ là đau đầu ở cháu rất có thể đó là đau đầu vận mạch máu não mà thôi.

Đau đầu vận mạch chiếm 51% trong tổng số bệnh nhân mắc chứng đau đầu. Nó là chứng đau đầu do sự co thắt của các mạch máu vùng đầu và vùng sọ não. Khi các động mạch co thắt, dẫn đến tình trạng thiếu máu tạm thời và gây ra những cơn đau, nhất là khi bệnh nhân căng thẳng, lo lắng, stress kéo dài. Cơn đau thường là dữ dội, kéo dài ở vùng thái dương, vùng trán. Đau đầu vận mạch khiến thiếu máu não dẫn tới hoa mắt, mờ mắt, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, giảm tập trung chú ý dẫn tới hay quên.

Như vậy tất cả các biểu hiện thường gặp của đâu đầu vận mạch máu não đều có ở cháu. Đau đầu vận mạch thuộc chuyên khoa Thần kinh khám và điều. Cháu hãy tới khoa Thần kinh bệnh viện tỉnh hoặc bệnh viện trung ương để khám, cần phải làm điện não đồ, chụp phim sọ não, làm Doppler mạc máu não… để xác định lí do bệnh và có hướng chữa trị hiệu quả nhất.

Chúc cháu mau khỏi bệnh!

Rối loạn tuần hoàn não nên ăn thực phẩm gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ!

Con có biểu hiện rối loạn tuần hoàn não và khi thức đêm thì con bị đau thần kinh đỉnh đầu. Vậy con nên dùng loại thuốc nào và loại thực phẩm nào tốt cho bệnh của con?

Con cảm ơn.

Bác sĩ Chu Văn Điểu


Chào cháu!

Cháu nói là bị rối loạn tuần hoàn não và khi thức đêm thì bị đau ở đỉnh đầu. Cháu hỏi là uống thuốc gì và nên ăn loại thực phẩm nào? Bác trao đổi với cháu như sau: Đối với chứng thiểu năng tuần hoàn não sinh đau đầu thì chủ yếu sử dụng các loại thuốc tăng cường tuần hoàn não như: Hoạt huyết dưỡng não, Piracetam… và một số thuốc giảm đau như Paracetamon, hỗn hợp thần kinh, viên thần kinh D3…. Nhưng liều lượng tùy thuộc mức độ bệnh và lứa tuổi mà sử dụng liều khác nhau. Cháu phải đi khám bệnh để bác sỹ chỉ định liều uống cho phù hợp hơn.

Với thiểu năng tuần hoàn não và đau đầu nên sử dụng các thực phẩm sau đây: Đau đầu do nhiều lí do gây lên. Nếu đau đầu do lí do thực thể ví dụ đau đầu do u não, hay do các bệnh khác gây nên thì ăn gì cũng không giải quyết được gì cả. Ở đây tôi muốn nói tới đau đầu cơ năng thì việc ăn một số loại thực phẩm cũng góp phần ít nhiều làm giảm đau đầu. Theo một số tài liệu đề cập tới 10 loại thực phẩm giúp chữa bệnh đau đầu đó là:

Nếu cơ thể mất nước sẽ gây đau đầu vì thế mỗi ngày bạn nên bổ sung cho cơ thể từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.

Các loại ngũ cốc: Ngũ cốc cung cấp tinh bột và chất sơ cho cơ thể và nó còn cung cấp ma-giê, đây là một khoáng chất có tác dụng làm dịu những cơn đau đầu trong thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Trong hải sản, các loại hạt, nho khô và rau xanh cũng giàu magie.

Cá hồi, cá ngừ, cá thu là nguồn cung cấp omega-3 có tác dụng giảm chứng đau đầu do thời tiết.

Dầu ô liu là loại giàu chất chống oxy hóa, giàu vitamin em giúp cân bằng hoóc môn trong cơ thể, làm dịu bớt cơn đau đầu.

Gừng có tác dụng chống viêm và chống đau đầu rất hữu hiện.

Dưa hấu là loại hoa quả chứa nhiều nước, ăn dưa hấu cung cấp nước cho cơ thể giúp chống đau đầu, trong dưa hấu còn chứa nhiều khoáng chất thiết yến như ma-giê, đây là bí quyết để ngăn ngừa cơn đau đầu xẩy ra.

Hạnh nhân chứa nhiều lượng ma-giê là chất bảo vệ cơ thể khi có cơn đau đầu tấn công.

Để đối phó với cơn đau đầu cơ thể phải cần tới canxi, bộ não dựa vào canxi để hoạt động hiệu quả hơn.

Hạt vừng giầu vitamin Em góp phần giữ cho mức estrogen luôn ổn định và ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Nó còn giàu magiê nên có thể ngăn ngừa chứng đau nửa đầu rất tốt.

Thức ăn giầu carbonhydrate: Những người ăn thiếu tinh bột làm cho thiếu carbonhydrate trong khẩu phần là lí do gây ra chứng đau đầu.

Những thực phẩm cần tránh sử dụng:

Phụ gia thực phẩm (bột ngọt, các chất làm ngọt nhân tạo ,các chất tạo mầu thực phẩm….).

Chocolate.

Rượu.

Cà phê.

Thực phẩm chế biến sẵn.

Trên đây là 10 loại thực phẩm có tác dụng chống lại đau đầu và 5 loại thực phẩm phát sinh đau đầu.Tôi cung cấp để bạn tham khảo.

Chúc cháu mau lành bệnh và có sức khỏe tốt.

rối loạn tuần hoàn não không nên chơi môn thể thao nào?


Câu hỏi bởi: hoangtuyet

Chào bác sĩ!

Bác sĩ cho em hỏi, bệnh rối loạn tuần hoàn não có xảy ra ở bệnh nhân trẻ tuổi không vậy? (20 – 31 tuổi). Nếu ở tuổi này đã được chẩn đoán là rối loạn tuần hoàn não thì khi bệnh lại biểu hiện mà lần trước chưa làm các xét nghiệm như đo lưu huyết não hoặc chụp MRI mạch não, thì có nên làm các xét nghiệm trên không thưa bác sĩ? Các môn thể thao nào nên chơi và không nên chơi thưa bác sĩ?

Xin cám ơn!

Bác sĩ Chu Văn Điểu


Chào bạn!

Thiểu năng tuần hoàn não hay còn gọi là rối loạn tuần hoàn não là lượng máu lên não giảm làm giảm sự cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng nuôi não làm cho tế bào thần kinh não thiếu năng lượng để hoạt động. Từ đó tác động tới các hoạt động chức năng của não. Nguyên nhân dẫn tới thiểu năng tuần hoàn não:

– Do xơ vữa động mạch máu: Gây hẹp dòng chẩy đưa máu tới não.

– Thoái hoá cột sống: gây chèn ép vào hệ động mạch đốt sống thân nền lên nuôi não.

– Do dị dạng động mạch bẩm sinh, hay u sùi, bóc tách thành mạch làm hẹp lòng mạch gây cản trở dòng chẩy máu lên não.

– Do cục máu đông làm cản trở dòng chẩy của máu tới não.

– Các chèn ép khác từ bên ngoài vào thành động mạch gây cản dòng máu đến não.

Thiểu năng tuần hoàn não thường gặp ở người trung niên và cao tuổi, đặc biệt ở những người lao động trí óc. Nam mắc nhiều hơn nữ, tỷ lệ người mắc bệnh này khá cao ở cộng đồng. Tuy bệnh này xảy ra phần lớn ở người trung tuổi trở lên nhưng cũng có thể xảy ra ở người trẻ tuổi 20-30 tuổi tuy nhiêu số lượng ít hơn. Như bạn thấy các lí do gây nên thiểu năng tuần hoàn não mà tôi đã nêu ở trên. Ví dụ do thoái hoá đốt sống cổ, do cục máu đông. Do dị dạng mạch máu bẩm sinh, do các chèn ép từ bên ngoài. Thì ở lứa tuổi trẻ cũng mắc phải mà không chỉ ở lứa tuổi trung niên trở lên.

Thiểu năng tuần hoàn não các xét nghiệm hỗ trợ cho chẩn đoán đó là: Đo lưu huyết não, tốt nhất là làm Doppler mạch máu não, còn chụp MRI và các xét nghiệm khác rất ít tác dụng để hỗ trợ cho chẩn đoán. Việc chẩn đoán chủ yếu vẫn là dựa vào các biểu hiện lâm sàng triệu chứng ở người bệnh. Người bị thiểu năng tuần hoàn não không nên tham gia những môn thể thao cần cơ bắp và gắng sức như đá bóng, bóng rổ, điền kinh (chạy, nhẩy các loại…)…, mà tham gia những môn thể thao huy động sức lực vừa phải như bóng bàn, cầu lông, cờ tướng…

Chúc bạn luôn khoẻ mạnh.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl