Phụ nữ đang mang thai có tiền sử mắc bệnh viêm đa khớp có bị ảnh hưởng không? Cùng bổ sung kiến thức về vấn đề này qua tuyển tập các câu hỏi được giải đáp dưới đây.
Điều trị viêm đa khớp dạng thấp khi mang thai được 22 tuần
Câu hỏi bởi: Mạnh Tú
Chào bác sĩ!
Vợ cháu năm nay 30 tuổi, có tiền sử là bệnh viêm đa khớp dạng thấp, hiện tại đang mang thai được 22 tuần. Mấy hôm qua vợ cháu thường bị đau phần ức, 2 bên xườn và vai kèm theo khó thở, không nằm được và không đi lại được, đi vào viện mấy hôm rồi nhưng bác sĩ cũng chỉ cho dùng thuốc giảm đau nên chưa có tiến triển gì. Bác sĩ cho cháu vài lời khuyên.
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ
Chào cháu!
Vợ cháu bị bệnh viêm đa khớp dạng thấp đã lâu chưa, có biến dạng khớp không? Viêm đa khớp dạng thấp là một loại bệnh viêm khớp ở người lớn với triệu chứng là viêm màng hoạt dịch nhiều khớp, diễn biến kéo dài và tăng dần cuối cùng dẫn đến dính và biến dạng khớp. Đây là bệnh tự miễn dịch. Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cho vợ cháu các loại thuốc chữa trị khác nhau.
Bệnh viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh kéo dài nhiều năm do vậy cần phải có một quá trình chữa trị liên tục và kéo dài của cả thầy thuốc và bệnh nhân. Không có cách chữa triệt để cho bệnh viêm khớp dạng thấp. Phải kết hợp nhiều phương pháp như nội khoa, vật lý trị liệu, ngoại khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng. Quá trình chữa trị bao gồm cả chữa trị nội trú, ngoại trú, điều dưỡng. Sử dụng thuốc có thể làm giảm các biểu hiện của viêm khớp giúp vợ cháu giảm đau và ngăn chặn hoặc làm chậm tổn thương của khớp. Nhiều loại thuốc dùng trong chữa trị viêm khớp dạng thấp có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vợ cháu đang có thai 22 tuần nên việc sử dụng thuốc chữa trị cần phải hết sức thận trọng (rất nhiều các thuốc giảm đau, chống viêm không sử dụng được cho bà bầu).
Hiện tại vợ cháu đang uống thuốc giảm đau chắc là được bác sĩ chọn lọc chỉ định dùng an toàn cho bà bầu rồi. Ngoài uống thuốc, vợ cháu có thể dùng một số phương pháp khác mà không tác động đến thai nhi như:
Tập thể dục thường xuyên: nên tập các bài tập nhẹ nhàng có thể giúp tăng cường sức cơ quanh khớp và chống lại mệt mỏi. Vợ cháu có thể tập luyện bằng cách đi bộ.
Nếu đau nhiều cháu có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh cho vợ để giúp giảm đau, dãn cơ và có cảm giác tê (chườm lạnh). Cháu có thể giúp vợ thư giãn, giảm căng thẳng như thôi miên, hít thở sâu và thư giãn cơ bắp cũng có tác dụng kiểm soát cơn đau.
Cháu nên quan tâm hơn đến chế độ ăn của vợ vì một số loại thực phẩm có thể giúp kiểm soát được biểu hiện của bệnh như sử dụng dầu thực vật…
Cháu nên động viên vợ thực hiện tốt các hướng dẫn sử dụng thuốc và các chỉ dẫn của bác sĩ để mau khỏi và có một thai kỳ an toàn.
Chúc vợ cháu mau khỏi!
Bà bầu bị viêm đa khớp nên sinh thường hay sinh mổ?
Câu hỏi bởi: hồng
Chào bác sĩ.
Em năm nay 26 tuổi. Em bị bệnh viêm đa khớp từ nhỏ. Giờ em đang có bầu 37 tuần nhưng các khớp tay và chân sưng đau khó cử động. Vậy xin hỏi bác sĩ là khi đẻ con em nên chọn phương pháp sinh thường hay sinh mổ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào em!
Em có tiền sử viêm đa khớp từ nhỏ và đợt này các khớp tay và chân sưng đau, khó cứ động có thể là do đợt tiến triển của bệnh. Vì em đang có thai nên việc dùng bất kì loại thuốc nào đều phải tuân thủ chặt chẽ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý uống thuốc để khỏi tác động tới sự phát triển của thai nhi.
Đối với một sản phụ khi nhập viện để sinh, việc quyết định lựa chọn sinh thường hay mổ sinh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố thông qua quá trình hỏi bệnh và thăm khám của bác sĩ. Các yếu tố đó được gọi là các yếu tố tiên lượng cuộc sinh. Các yếu tố tiên lượng cuộc sinh bao gồm các yếu tố từ phía mẹ, phía thai và phần phụ của thai. Chẳng hạn như việc sinh mổ sẽ được chỉ định trong một số tình huống sau:
– Về phía mẹ:
+ Mẹ có sẹo mổ sinh cũ.
+ Các bất thường về khung chậu như: khung chậu hẹp, khung chậu lệch, tiền sử chấn thương khung chậu,…
+ Tiền sử có tổn thương tầng sinh môn, âm hộ âm đạo, dò hậu môn trực tràng.
+ Mẹ bị các bệnh lý về tim mạch, hô hấp, một số bệnh lý về xương khớp mà không rặn đẻ được (suy tim, hen phế quản,…)
+ Tiền sản giật, sản giật.
+ Hoặc sẽ phải mổ đẻ nếu thời gian chuyển dạ quá lâu, sản phụ bị kiệt sức, thai có nguy cơ bị suy
+ Hoặc do mẹ có các khối u vùng tiểu khung làm cản trở đường ra của thai nhi
– Về phía thai có thể do một số lí do như:
+ Do sự bất tương xứng giữa kích thước thai với khung chậu như: thai to (> 4kg) mà khung chậu mẹ có thể bình thường hoặc hẹp
+ Suy thai hay có nguy cơ bị suy thai
+ Ngôi thai trong buồng tử cung không thể cho sinh thường được như: ngôi ngang, hầu hết các dạng ngôi ngược,…
– Về phần phụ của thai: mổ đẻ sẽ được chỉ định trong tình huống rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn vì bánh rau xuống quá thấp che lấp toàn bộ vùng cổ tử cung làm cản trở đường ra của thai nhi nên phải mổ đẻ mà không thể đẻ thường được.
Vì vậy, để trả lời được xem đẻ thường hay mổ đẻ phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tiên lượng cuộc đẻ như trên và sẽ do bác sĩ đỡ đẻ cho em trực tiếp quyết định. Bệnh viêm đa khớp của em cũng chỉ là một trong các yếu tố tiên lượng cuộc sinh. Trước khi sinh, bác sĩ sẽ giải thích và giải đáp với bạn và gia đình để có thể chọn được phương pháp sinh an toàn nhất cho cả mẹ và con.
Chúc em mẹ tròn con vuông.
Viêm đa khớp
Câu hỏi bởi: Lê thị hằng
Thưa bác sĩ cháu mới bị.đau buốt các khớp từ ba tháng nay cháu có đi khám bác si nguyễn vĩnh ngọc rồi bác có cho uống mêđrol và-bi_jCare và doxycycline và các thuốc bổ nữa ạ nhưng không giảm đau một tý nào mà càng ngày càng đau mạnh lên ạ giờ cháu đau kon chịu đc ạ bác giúp cháu với
Bác sĩ Nguyễn Quang Anh
Chào bạn,
Bạn nên đến khám trực tiếp tại chuyên khoa Cơ xương khớp . Các bác sĩ sẽ khám và làm các xét nghiệm để tìm nguyên nhân và quyết định cho bạn phác đồ điều trị phù hợp nhất bạn nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Người đau dạ dày, viêm khớp nên uống thuốc gì?
Câu hỏi bởi: uyen nhi
Chào bác sĩ!
Em năm nay 27 tuổi, gần đây em bị đau nhức đầu gối chân phải, em đã đi chụp phim và bác sĩ bảo em bị viêm khớp dạng thấp. Em cũng có lấy thuốc về uống, khi dùng thuốc có thấy đỡ đau nhưng do em bị đau dạ dày nên không uống nữa và chân vẫn đau, Vậy cho em hỏi bác sĩ em bị bệnh gì và cách chữa trị như thế nào để khỏi bệnh ạ?
Em xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bạn năm nay 27 tuổi, gần đây bạn bị đau nhức đầu gối chân phải, bạn đã đi chụp phim và bác sĩ bảo bạn bị viêm khớp dạng thấp. Bạn cũng có lấy thuốc về uống, khi dùng thuốc có thấy đỡ đau nhưng do bị đau dạ dày nên bạn không uống nữa và chân vẫn đau. Với biểu hiện như vậy thì có thể không phải là triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn khá điển hình ở người, dưới dạng viêm mãn tính ở nhiều khớp ngoại biên với triệu chứng khá đặc trưng: sưng, đau khớp, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên. Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng toàn thân (mệt mỏi, xanh xao, sốt gầy sút…) và tổn thương các cơ quan khác.
Bạn chỉ có đau nhức gối một bên chân phải, không có tính chất đối xứng. Bạn chỉ mới có chụp phim thì không thể chẩn đoán là viêm khớp dạng thấp được. Để chẩn đoán chính xác, bạn nên tới khám bác sĩ chuyên khoa Khớp càng sớm càng tốt. Bạn sẽ được làm các xét nghiệm và thăm dò cần thiết để chẩn đoán xác định, đánh giá tình trạng bệnh, tiên lượng bệnh và chọn lựa một chiến lược chữa trị phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Các xét nghiệm và thăm dò cần thiết:
Yếu tố dạng thấp (Rheumatoid Fator – RF) hoặc anti-CCP*. Anti-CCP là một xét nghiệm ELISA, nhằm xác định IgG của một tự kháng thể trong huyết thanh hoặc huyết tương đặc hiệu với Peptide được tổng hợp từ gan dạng vòng, Cyclic citrullinated peptide – CCP, nó giúp cho chẩn đoán sớm bệnh viêm khớp dạng thấp. Tốc độ máu lắng (ESR) và/hoặc C-Reactive Protein (CRP). X-quang khớp bị tổn thương (đặc biệt hai bàn tay) Đánh giá chức năng khớp Đánh giá sức khỏe chung và khả năng làm việc của người bệnh. Đối với trường hợp của bạn khi chưa có chẩn đoán xác định bạn nên được theo dõi, chữa trị biểu hiện bằng thuốc kháng viêm không thấy Steroid (NSAID) và làm tiếp chẩn đoán xác định.
Nhưng theo như những gì mà bạn mô tả thì có thể bạn chỉ bị đau do thoái hóa khớp. Bác sĩ đã kê đơn thuốc và bạn uống có đỡ. Các thuốc này khả năng nhiều là thuốc giảm đau, chống viêm. Nhưng do bạn bị viêm dạ dày nên nếu uống thuốc tiếp bạn phải chọn loại thuốc kháng viêm mới: Ức chế chọn lọc men COX2, các thuốc kháng viêm mới (các thuốc kháng viêm cổ điển được thay đổi cách bào chế, kết hợp thay đổi cách hấp thu… để giảm bớt các tác dụng phụ). Bạn phải kết hợp dùng các thuốc bọc niêm mạc dạ dày và giảm tiết acid mạnh như Nexium. Nếu vẫn đau dạ dày bạn nên chuyển sang điều trị vật lý trị liệu hoặc tiêm tại chỗ khớp đau. Các biện pháp điều trị vật lý như siêu âm, chạy sóng ngắn, điện phân, từ trường nhiệt, tập căng cơ sẽ cho kết quả điều trị tốt.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Điều trị viêm đa khớp dạng thấp khi mang thai được 22 tuần
Câu hỏi bởi: Mạnh Tú
Chào bác sĩ!
Vợ cháu năm nay 30 tuổi, có tiền sử là bệnh viêm đa khớp dạng thấp, hiện tại đang mang thai được 22 tuần. Mấy hôm qua vợ cháu thường bị đau phần ức, 2 bên xườn và vai kèm theo khó thở, không nằm được và không đi lại được, đi vào viện mấy hôm rồi nhưng bác sĩ cũng chỉ cho dùng thuốc giảm đau nên chưa có tiến triển gì. Bác sĩ cho cháu vài lời khuyên.
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ
Chào cháu!
Vợ cháu bị bệnh viêm đa khớp dạng thấp đã lâu chưa, có biến dạng khớp không? Viêm đa khớp dạng thấp là một loại bệnh viêm khớp ở người lớn với triệu chứng là viêm màng hoạt dịch nhiều khớp, diễn biến kéo dài và tăng dần cuối cùng dẫn đến dính và biến dạng khớp. Đây là bệnh tự miễn dịch. Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cho vợ cháu các loại thuốc chữa trị khác nhau.
Bệnh viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh kéo dài nhiều năm do vậy cần phải có một quá trình chữa trị liên tục và kéo dài của cả thầy thuốc và bệnh nhân. Không có cách chữa triệt để cho bệnh viêm khớp dạng thấp. Phải kết hợp nhiều phương pháp như nội khoa, vật lý trị liệu, ngoại khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng. Quá trình chữa trị bao gồm cả chữa trị nội trú, ngoại trú, điều dưỡng. Sử dụng thuốc có thể làm giảm các biểu hiện của viêm khớp giúp vợ cháu giảm đau và ngăn chặn hoặc làm chậm tổn thương của khớp. Nhiều loại thuốc dùng trong chữa trị viêm khớp dạng thấp có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vợ cháu đang có thai 22 tuần nên việc sử dụng thuốc chữa trị cần phải hết sức thận trọng (rất nhiều các thuốc giảm đau, chống viêm không sử dụng được cho bà bầu).
Hiện tại vợ cháu đang uống thuốc giảm đau chắc là được bác sĩ chọn lọc chỉ định dùng an toàn cho bà bầu rồi. Ngoài uống thuốc, vợ cháu có thể dùng một số phương pháp khác mà không tác động đến thai nhi như:
Tập thể dục thường xuyên: nên tập các bài tập nhẹ nhàng có thể giúp tăng cường sức cơ quanh khớp và chống lại mệt mỏi. Vợ cháu có thể tập luyện bằng cách đi bộ.
Nếu đau nhiều cháu có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh cho vợ để giúp giảm đau, dãn cơ và có cảm giác tê (chườm lạnh). Cháu có thể giúp vợ thư giãn, giảm căng thẳng như thôi miên, hít thở sâu và thư giãn cơ bắp cũng có tác dụng kiểm soát cơn đau.
Cháu nên quan tâm hơn đến chế độ ăn của vợ vì một số loại thực phẩm có thể giúp kiểm soát được biểu hiện của bệnh như sử dụng dầu thực vật…
Cháu nên động viên vợ thực hiện tốt các hướng dẫn sử dụng thuốc và các chỉ dẫn của bác sĩ để mau khỏi và có một thai kỳ an toàn.
Chúc vợ cháu mau khỏi!
Bà bầu bị viêm đa khớp nên sinh thường hay sinh mổ?
Câu hỏi bởi: hồng
Chào bác sĩ.
Em năm nay 26 tuổi. Em bị bệnh viêm đa khớp từ nhỏ. Giờ em đang có bầu 37 tuần nhưng các khớp tay và chân sưng đau khó cử động. Vậy xin hỏi bác sĩ là khi đẻ con em nên chọn phương pháp sinh thường hay sinh mổ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào em!
Em có tiền sử viêm đa khớp từ nhỏ và đợt này các khớp tay và chân sưng đau, khó cứ động có thể là do đợt tiến triển của bệnh. Vì em đang có thai nên việc dùng bất kì loại thuốc nào đều phải tuân thủ chặt chẽ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý uống thuốc để khỏi tác động tới sự phát triển của thai nhi.
Đối với một sản phụ khi nhập viện để sinh, việc quyết định lựa chọn sinh thường hay mổ sinh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố thông qua quá trình hỏi bệnh và thăm khám của bác sĩ. Các yếu tố đó được gọi là các yếu tố tiên lượng cuộc sinh. Các yếu tố tiên lượng cuộc sinh bao gồm các yếu tố từ phía mẹ, phía thai và phần phụ của thai. Chẳng hạn như việc sinh mổ sẽ được chỉ định trong một số tình huống sau:
– Về phía mẹ:
+ Mẹ có sẹo mổ sinh cũ.
+ Các bất thường về khung chậu như: khung chậu hẹp, khung chậu lệch, tiền sử chấn thương khung chậu,…
+ Tiền sử có tổn thương tầng sinh môn, âm hộ âm đạo, dò hậu môn trực tràng.
+ Mẹ bị các bệnh lý về tim mạch, hô hấp, một số bệnh lý về xương khớp mà không rặn đẻ được (suy tim, hen phế quản,…)
+ Tiền sản giật, sản giật.
+ Hoặc sẽ phải mổ đẻ nếu thời gian chuyển dạ quá lâu, sản phụ bị kiệt sức, thai có nguy cơ bị suy
+ Hoặc do mẹ có các khối u vùng tiểu khung làm cản trở đường ra của thai nhi
– Về phía thai có thể do một số lí do như:
+ Do sự bất tương xứng giữa kích thước thai với khung chậu như: thai to (> 4kg) mà khung chậu mẹ có thể bình thường hoặc hẹp
+ Suy thai hay có nguy cơ bị suy thai
+ Ngôi thai trong buồng tử cung không thể cho sinh thường được như: ngôi ngang, hầu hết các dạng ngôi ngược,…
– Về phần phụ của thai: mổ đẻ sẽ được chỉ định trong tình huống rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn vì bánh rau xuống quá thấp che lấp toàn bộ vùng cổ tử cung làm cản trở đường ra của thai nhi nên phải mổ đẻ mà không thể đẻ thường được.
Vì vậy, để trả lời được xem đẻ thường hay mổ đẻ phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tiên lượng cuộc đẻ như trên và sẽ do bác sĩ đỡ đẻ cho em trực tiếp quyết định. Bệnh viêm đa khớp của em cũng chỉ là một trong các yếu tố tiên lượng cuộc sinh. Trước khi sinh, bác sĩ sẽ giải thích và giải đáp với bạn và gia đình để có thể chọn được phương pháp sinh an toàn nhất cho cả mẹ và con.
Chúc em mẹ tròn con vuông.
Viêm đa khớp
Câu hỏi bởi: Lê thị hằng
Thưa bác sĩ cháu mới bị.đau buốt các khớp từ ba tháng nay cháu có đi khám bác si nguyễn vĩnh ngọc rồi bác có cho uống mêđrol và-bi_jCare và doxycycline và các thuốc bổ nữa ạ nhưng không giảm đau một tý nào mà càng ngày càng đau mạnh lên ạ giờ cháu đau kon chịu đc ạ bác giúp cháu với
Bác sĩ Nguyễn Quang Anh
Chào bạn,
Bạn nên đến khám trực tiếp tại chuyên khoa Cơ xương khớp . Các bác sĩ sẽ khám và làm các xét nghiệm để tìm nguyên nhân và quyết định cho bạn phác đồ điều trị phù hợp nhất bạn nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Người đau dạ dày, viêm khớp nên uống thuốc gì?
Câu hỏi bởi: uyen nhi
Chào bác sĩ!
Em năm nay 27 tuổi, gần đây em bị đau nhức đầu gối chân phải, em đã đi chụp phim và bác sĩ bảo em bị viêm khớp dạng thấp. Em cũng có lấy thuốc về uống, khi dùng thuốc có thấy đỡ đau nhưng do em bị đau dạ dày nên không uống nữa và chân vẫn đau, Vậy cho em hỏi bác sĩ em bị bệnh gì và cách chữa trị như thế nào để khỏi bệnh ạ?
Em xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Bạn năm nay 27 tuổi, gần đây bạn bị đau nhức đầu gối chân phải, bạn đã đi chụp phim và bác sĩ bảo bạn bị viêm khớp dạng thấp. Bạn cũng có lấy thuốc về uống, khi dùng thuốc có thấy đỡ đau nhưng do bị đau dạ dày nên bạn không uống nữa và chân vẫn đau. Với biểu hiện như vậy thì có thể không phải là triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn khá điển hình ở người, dưới dạng viêm mãn tính ở nhiều khớp ngoại biên với triệu chứng khá đặc trưng: sưng, đau khớp, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên. Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng toàn thân (mệt mỏi, xanh xao, sốt gầy sút…) và tổn thương các cơ quan khác.
Bạn chỉ có đau nhức gối một bên chân phải, không có tính chất đối xứng. Bạn chỉ mới có chụp phim thì không thể chẩn đoán là viêm khớp dạng thấp được. Để chẩn đoán chính xác, bạn nên tới khám bác sĩ chuyên khoa Khớp càng sớm càng tốt. Bạn sẽ được làm các xét nghiệm và thăm dò cần thiết để chẩn đoán xác định, đánh giá tình trạng bệnh, tiên lượng bệnh và chọn lựa một chiến lược chữa trị phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Các xét nghiệm và thăm dò cần thiết:
Yếu tố dạng thấp (Rheumatoid Fator – RF) hoặc anti-CCP*. Anti-CCP là một xét nghiệm ELISA, nhằm xác định IgG của một tự kháng thể trong huyết thanh hoặc huyết tương đặc hiệu với Peptide được tổng hợp từ gan dạng vòng, Cyclic citrullinated peptide – CCP, nó giúp cho chẩn đoán sớm bệnh viêm khớp dạng thấp. Tốc độ máu lắng (ESR) và/hoặc C-Reactive Protein (CRP). X-quang khớp bị tổn thương (đặc biệt hai bàn tay) Đánh giá chức năng khớp Đánh giá sức khỏe chung và khả năng làm việc của người bệnh. Đối với trường hợp của bạn khi chưa có chẩn đoán xác định bạn nên được theo dõi, chữa trị biểu hiện bằng thuốc kháng viêm không thấy Steroid (NSAID) và làm tiếp chẩn đoán xác định.
Nhưng theo như những gì mà bạn mô tả thì có thể bạn chỉ bị đau do thoái hóa khớp. Bác sĩ đã kê đơn thuốc và bạn uống có đỡ. Các thuốc này khả năng nhiều là thuốc giảm đau, chống viêm. Nhưng do bạn bị viêm dạ dày nên nếu uống thuốc tiếp bạn phải chọn loại thuốc kháng viêm mới: Ức chế chọn lọc men COX2, các thuốc kháng viêm mới (các thuốc kháng viêm cổ điển được thay đổi cách bào chế, kết hợp thay đổi cách hấp thu… để giảm bớt các tác dụng phụ). Bạn phải kết hợp dùng các thuốc bọc niêm mạc dạ dày và giảm tiết acid mạnh như Nexium. Nếu vẫn đau dạ dày bạn nên chuyển sang điều trị vật lý trị liệu hoặc tiêm tại chỗ khớp đau. Các biện pháp điều trị vật lý như siêu âm, chạy sóng ngắn, điện phân, từ trường nhiệt, tập căng cơ sẽ cho kết quả điều trị tốt.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Theo ViCare