Đau nhức khớp gối gây ra những cơn đau âm ỉ và kéo dài. Tham khảo giải đáp của bác sĩ về vấn đề này qua tuyển tập câu hỏi bên dưới.
Tôi muốn hỏi về phục hồi khớp gối bị biến dạng.
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 28 tuổi, là nam. Tôi xin hỏi thêm một vấn đề. Tôi bị bệnh máu khó đông, và hai khớp gối tôi bị biến dạng nên không đứng thẳng được. Trong trường hợp khớp gối của tôi bị biến dạng không thể đứng thẳng được mà lại bị máu khó đông như thế thì có cách nào làm cho hai khớp đứng thẳng trở lại mà không cần can thiệp phẫu thuật không? Nếu như chỉ phẫu thuật mới có hy vọng thì truyền cấp tập yếu tố đông máu (yếu tố 8) có thể tiến hành phẫu thuật không? Mong nhận được giải đáp của bác sĩ.
Xin cám ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn bị máu khó đông thì không thể phẫu thuật (trừ tình huống khẩn cấp, nếu không mổ thì có thể tử vong), kể cả tình huống truyền các yếu tố đông máu, các chỉ số về máu đông máu chảy đã về bình thường. Nguyên nhân bạn bị khớp gối biến dạng không thể đứng thẳng là dị tật bẩm sinh hay bệnh lý mắc phải? Có bị cứng khớp gối không? Nếu không cứng khớp gối, không phải dị tật bẩm sinh mà vẫn không thể trụ đứng thẳng được hoặc đứng thẳng đau thì có thể sử dụng các dụng cụ chỉnh hình hỗ trợ cho hai chân đứng thẳng được. Dụng cụ này bạn có thể tỉm được ở các cơ sở sản xuất và các trung tâm chỉnh hình (thuộc Bộ Lao Động – Thương Binh Và Xã Hội).
Chúc bạn mạnh khỏe!
Lỏng khớp gối, đùi trái bị teo nhỏ lại làm gì để phục hồi?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Cháu là nữ, 16 tuổi. Cách đây 3 tháng cháu bị té ngã trong sinh hoạt, cụ thể là khi đang tập võ. Cháu đã đi khám nhiều lần, chụp X-quang, chụp MRI nhưng kết quả nói là dây chằng bình thường, bác sĩ nói không cần phải mổ. Nhưng bản thân cháu thấy đầu gối trái vẫn hơi u ra, cảm giác lỏng lẻo khi đi lại, không dám chạy nhanh vì rất dễ bị té (sau đợt té lần 1, cháu tiếp tục té lần 2, 3 dù chỉ đi nhanh). Đùi trái cháu bị teo nhỏ lại. Hiện giờ cháu vẫn đang dùng thuốc chữa trị. Cháu rất sợ nếu đầu gối cháu không trở lại bình thường. Bác sĩ cho cháu hỏi nên làm gì trong trường hợp này và làm sao để đùi bị teo phục hồi lại?
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Đầu gối lỏng lẻo, đùi teo, đi nhanh hay bị ngã là những triệu chứng của đứt dây chằng chéo khớp gối. Lỏng gối là khi các xương không được kết nối với nhau chắc chắn. Tùy theo cuộc sống và sinh hoạt của từng cá nhân, người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu khác nhau.
Có cảm giác chân yếu khi đi lại.
Khó khăn khi phải đứng trụ bằng chân đau.
Lực đá bị suy giảm rõ rệt, nhất là với các vận động viên bóng đá: sút không còn mạnh như xưa, đường bóng đi không còn chính xác, bị chệch hướng.
Khi chạy nhanh có cảm giác ríu chân nên dễ vấp ngã.
Khi đi nhanh trên đường không bằng phẳng dễ có cảm giác trẹo gối, mất cảm giác bám đường, giảm khả năng giữ vững chân để tránh ngã khi vấp phải những vật cản nhỏ trên đường như viên đá, hố nhỏ… Vì thế người bị lỏng gối dễ bị ngã trẹo gối khi đi nhanh.
Cảm giác bất thường khi lên xuống dốc hay cầu thang. Sự nhanh nhẹn bình thường không còn, thay vào đó là việc khó điều khiển chân mình như ý muốn. Biểu hiện rõ ràng nhất là khi người bệnh không thể bước hoặc xuống mỗi hai bậc thang như trước đây.
Sau chấn thương một thời gian, người bệnh phát hiện đùi bị teo cơ. Nếu bạn phát hiện thấy mình có những triệu chứng như vậy thì nên đi khám chụp MRI khớp gối lại ở bệnh viện khác, nhằm đối chiếu để có biện pháp chữa trị phù hợp.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Co cứng cơ đầu gối, nứt đôi bánh chè có hồi phục như cũ được không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào chuyên gia.
Các chuyên gia giải đáp và cho cháu hỏi về vấn đề co cứng cơ đầu gối ạ. Cháu bị tai nạn bị nứt đôi bánh chè, trong thời gian chờ xử lý bánh chè thì cháu phải chữa dập gan trước và bó bột tạm ở chân. tổng thời gian chữa bụng song lại mổ buộc chỉ thép rồi lại bó bột thì cháu phải bó bột cứng toàn chân cho đến khi được tháo là 3 tháng. Vháu mổ ở Việt Đức nhưng khi khám lại thì khám ở bệnh viện tỉnh bác sĩ nói sau 1 năm tháo chỉ thép, thời gian như vậy có cần thiết không ạ vì cháu tìm hiểu trên mạng có người chỉ 3-6 tháng là tháo được? Chân cháu bay giờ thẳng không co gập được tý nào mấy hôm tập ép co thì chỉ được 1 tý góc chắc chỉ 10-15° được thôi la rất đau rồi, giải đáp cho cháu 1 số phương pháp tập tại nhà hiểu quả với ạ?
Cháu cảm ơn các chuyên gia nhiều.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Trên nguyên lý là các vật liệu dùng để cố định kết hợp xương như: Đinh nội tủy, nẹp vít, chỉ thép … được chế tạo bằng vật liệu trơ có thể tồn tại lâu dài trong cơ thể. Chỉ định bắt buộc tháo dụng cụ khi: có triệu chứng thải nẹp vít, chỉ thép, bị viêm nhiễm … Chỉ định tháo dụng cụ khi các dụng cụ này không cần thiết nữa (thường từ 3-4 tháng), vết can xương đã bền chắc, tuy nhiên để lâu hơn cũng không sao, không thấy chỉ định bắt buộc phải tháo dụng cụ sau một thời gian nào đó. Bạn còn trẻ, thời gian bất động khớp gối dài (2 tháng) thì hiện tượng cứng khớp gối sẽ xảy ra, thường là không xử lý được bằng tập luyện, mà có thể phải dùng biện pháp phẫu thuật loại bỏ dây bao xơ quanh khớp gối.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Đau khớp gối sau khi sinh con điều trị thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con mới sinh em bé xong, tự nhiên đau khớp đầu gối. Xin bác sĩ giải đáp cho con lí do tại sao và cách điều trị thế nào ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào bạn!
Vùng khớp gối chịu trong lực của cả cơ thể, nếu vận động di chuyển nhiều có thể bị đau khớp gối. Bạn vừa trải qua quá trình mang thai, khớp phải chịu một trọng lực lớn hơn bình thường trong vài tháng nên có thể bị đau nhức. Bên cạnh đó, khi mang thai, cơ thể bạn phải dành một lượng lớn canxi và vitamin D cho sự phát triển của thai nhi. Do đó, sau khi sinh, cơ thể bạn thường bị loãng xương và đây chỉ là tình trạng thiếu canxi sinh lý.
Tình trạng này sẽ được cải thiện đáng kể sau khi con bạn lớn và cai sữa. Tuy nhiên, để xử lý tình trạng đau nhức khớp sau khi sinh, bạn nên ăn các thức ăn chứa nhiều canxi, dùng viên bổ sung canxi, sữa cung cấp canxi… Chú ý khi dùng các loại thực phẩm, chế phẩm này, bạn cần uống nhiều nước để tránh nguy cơ canxi lắng đọng tạo thành sỏi tiết niệu. Nếu đau nhức nhiều, bạn có thể chườm ấm để tăng cường máu lưu thông dinh dưỡng cho khớp.
Bạn mới sinh và cho con bú, không nên tùy tiện uống thuốc gì, nếu đau nhức nhiều bạn nên đến bác sĩ Sản khoa kiểm tra và hướng dẫn uống thuốc. Ngoài ra, bạn cần thu xếp thời gian tập thể dục nhẹ nhàng để cơ xương khớp được dẻo dai, có sức bền. Tránh các tư thế xấu tác động gây đau khớp gối (ngồi xổm, leo cầu thang, vận động mạnh…). Không nên đi giày cao gót ở giai đoạn sau sinh vì làm lưng và đầu gối chóng nhức mỏi hơn.
Chúc bạn mau khỏe!
Đau lưng và đau khớp gối, đau tăng khi đi lại có cách nào chữa hết không?
Câu hỏi bởi: Heuheu
Chào bác sĩ.
Hiện tượng đau lưng giữa và đầu gối do quỳ lâu hình thành có cách nào chữa hết không ạ? Đi khám bác sĩ cho dùng thuốc mà vẫn không hết, đi chạy điện cũng không hề thuyên giảm. Càng ngày đi lại càng khó khăn cứ đi được 1 đoạn ngắn là lại mệt và than đau, không những thế cân nặng cũng tăng theo rất nhiều dù ăn ít. Năm nay mẹ em đã 52 tuổi, nhìn mẹ bị đau nhức vậy cũng không yên lòng mà đi khám bác sĩ thì cũng không hết, uống nhiều thuốc mà cũng vậy. Bác sĩ có cách nào giúp em với.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Bệnh của mẹ em hiện nay là đau lưng và đau khớp gối, đau tăng khi đi lại. Đây là bệnh lý của cột sống và khớp gối chứ không phải do quỳ lâu hình thành. Mẹ em đã 52 tuổi, đây là độ tuổi thoái hóa xương khớp nhiều, vì vậy có khả năng đau là do thoái hóa. Điều trị thoái hóa chủ yếu là uống các thuốc giảm đau chống viêm, tuy nhiên nếu thoái hóa hình thành gai xương làm chọc vào các tổ chức xung quanh gây đau đớn, nhất là khi đi lại thì có thể vi phẫu thuật cắt gai xương đem lại hiệu quả cao. Để chẩn đoán gai xương mẹ em có thể đi chụp phim X-quang. Mẹ em cũng cần uống bổ sung Canxi giúp xương chắc khỏe hạn chế thoái hóa, ngoài ra cần hạn chế tăng cân làm giảm tải trọng lên xương khớp bằng các môn tập thể dục hàng ngày như thiền hoặc yoga.
Bệnh đau lưng của mẹ em cũng không loại trừ khả năng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống. Nếu có hiện tượng đau lan xuống chân, khi cúi thấy đau lưng nhiều và không thể cúi được thì mẹ em cần đi khám chụp phim cộng hưởng từ cột sống để chẩn đoán. Hiện giờ mẹ em có thể đi khám chuyên khoa Cơ Xương Khớp hoặc Nội Thần kinh ở tuyến trên để chẩn đoán và chữa trị.
Chúc mẹ con em mạnh khỏe.
Tôi muốn hỏi về phục hồi khớp gối bị biến dạng.
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 28 tuổi, là nam. Tôi xin hỏi thêm một vấn đề. Tôi bị bệnh máu khó đông, và hai khớp gối tôi bị biến dạng nên không đứng thẳng được. Trong trường hợp khớp gối của tôi bị biến dạng không thể đứng thẳng được mà lại bị máu khó đông như thế thì có cách nào làm cho hai khớp đứng thẳng trở lại mà không cần can thiệp phẫu thuật không? Nếu như chỉ phẫu thuật mới có hy vọng thì truyền cấp tập yếu tố đông máu (yếu tố 8) có thể tiến hành phẫu thuật không? Mong nhận được giải đáp của bác sĩ.
Xin cám ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bạn bị máu khó đông thì không thể phẫu thuật (trừ tình huống khẩn cấp, nếu không mổ thì có thể tử vong), kể cả tình huống truyền các yếu tố đông máu, các chỉ số về máu đông máu chảy đã về bình thường. Nguyên nhân bạn bị khớp gối biến dạng không thể đứng thẳng là dị tật bẩm sinh hay bệnh lý mắc phải? Có bị cứng khớp gối không? Nếu không cứng khớp gối, không phải dị tật bẩm sinh mà vẫn không thể trụ đứng thẳng được hoặc đứng thẳng đau thì có thể sử dụng các dụng cụ chỉnh hình hỗ trợ cho hai chân đứng thẳng được. Dụng cụ này bạn có thể tỉm được ở các cơ sở sản xuất và các trung tâm chỉnh hình (thuộc Bộ Lao Động – Thương Binh Và Xã Hội).
Chúc bạn mạnh khỏe!
Lỏng khớp gối, đùi trái bị teo nhỏ lại làm gì để phục hồi?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Cháu là nữ, 16 tuổi. Cách đây 3 tháng cháu bị té ngã trong sinh hoạt, cụ thể là khi đang tập võ. Cháu đã đi khám nhiều lần, chụp X-quang, chụp MRI nhưng kết quả nói là dây chằng bình thường, bác sĩ nói không cần phải mổ. Nhưng bản thân cháu thấy đầu gối trái vẫn hơi u ra, cảm giác lỏng lẻo khi đi lại, không dám chạy nhanh vì rất dễ bị té (sau đợt té lần 1, cháu tiếp tục té lần 2, 3 dù chỉ đi nhanh). Đùi trái cháu bị teo nhỏ lại. Hiện giờ cháu vẫn đang dùng thuốc chữa trị. Cháu rất sợ nếu đầu gối cháu không trở lại bình thường. Bác sĩ cho cháu hỏi nên làm gì trong trường hợp này và làm sao để đùi bị teo phục hồi lại?
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Đầu gối lỏng lẻo, đùi teo, đi nhanh hay bị ngã là những triệu chứng của đứt dây chằng chéo khớp gối. Lỏng gối là khi các xương không được kết nối với nhau chắc chắn. Tùy theo cuộc sống và sinh hoạt của từng cá nhân, người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu khác nhau.
Có cảm giác chân yếu khi đi lại.
Khó khăn khi phải đứng trụ bằng chân đau.
Lực đá bị suy giảm rõ rệt, nhất là với các vận động viên bóng đá: sút không còn mạnh như xưa, đường bóng đi không còn chính xác, bị chệch hướng.
Khi chạy nhanh có cảm giác ríu chân nên dễ vấp ngã.
Khi đi nhanh trên đường không bằng phẳng dễ có cảm giác trẹo gối, mất cảm giác bám đường, giảm khả năng giữ vững chân để tránh ngã khi vấp phải những vật cản nhỏ trên đường như viên đá, hố nhỏ… Vì thế người bị lỏng gối dễ bị ngã trẹo gối khi đi nhanh.
Cảm giác bất thường khi lên xuống dốc hay cầu thang. Sự nhanh nhẹn bình thường không còn, thay vào đó là việc khó điều khiển chân mình như ý muốn. Biểu hiện rõ ràng nhất là khi người bệnh không thể bước hoặc xuống mỗi hai bậc thang như trước đây.
Sau chấn thương một thời gian, người bệnh phát hiện đùi bị teo cơ. Nếu bạn phát hiện thấy mình có những triệu chứng như vậy thì nên đi khám chụp MRI khớp gối lại ở bệnh viện khác, nhằm đối chiếu để có biện pháp chữa trị phù hợp.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Co cứng cơ đầu gối, nứt đôi bánh chè có hồi phục như cũ được không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào chuyên gia.
Các chuyên gia giải đáp và cho cháu hỏi về vấn đề co cứng cơ đầu gối ạ. Cháu bị tai nạn bị nứt đôi bánh chè, trong thời gian chờ xử lý bánh chè thì cháu phải chữa dập gan trước và bó bột tạm ở chân. tổng thời gian chữa bụng song lại mổ buộc chỉ thép rồi lại bó bột thì cháu phải bó bột cứng toàn chân cho đến khi được tháo là 3 tháng. Vháu mổ ở Việt Đức nhưng khi khám lại thì khám ở bệnh viện tỉnh bác sĩ nói sau 1 năm tháo chỉ thép, thời gian như vậy có cần thiết không ạ vì cháu tìm hiểu trên mạng có người chỉ 3-6 tháng là tháo được? Chân cháu bay giờ thẳng không co gập được tý nào mấy hôm tập ép co thì chỉ được 1 tý góc chắc chỉ 10-15° được thôi la rất đau rồi, giải đáp cho cháu 1 số phương pháp tập tại nhà hiểu quả với ạ?
Cháu cảm ơn các chuyên gia nhiều.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Trên nguyên lý là các vật liệu dùng để cố định kết hợp xương như: Đinh nội tủy, nẹp vít, chỉ thép … được chế tạo bằng vật liệu trơ có thể tồn tại lâu dài trong cơ thể. Chỉ định bắt buộc tháo dụng cụ khi: có triệu chứng thải nẹp vít, chỉ thép, bị viêm nhiễm … Chỉ định tháo dụng cụ khi các dụng cụ này không cần thiết nữa (thường từ 3-4 tháng), vết can xương đã bền chắc, tuy nhiên để lâu hơn cũng không sao, không thấy chỉ định bắt buộc phải tháo dụng cụ sau một thời gian nào đó. Bạn còn trẻ, thời gian bất động khớp gối dài (2 tháng) thì hiện tượng cứng khớp gối sẽ xảy ra, thường là không xử lý được bằng tập luyện, mà có thể phải dùng biện pháp phẫu thuật loại bỏ dây bao xơ quanh khớp gối.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Đau khớp gối sau khi sinh con điều trị thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con mới sinh em bé xong, tự nhiên đau khớp đầu gối. Xin bác sĩ giải đáp cho con lí do tại sao và cách điều trị thế nào ạ?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào bạn!
Vùng khớp gối chịu trong lực của cả cơ thể, nếu vận động di chuyển nhiều có thể bị đau khớp gối. Bạn vừa trải qua quá trình mang thai, khớp phải chịu một trọng lực lớn hơn bình thường trong vài tháng nên có thể bị đau nhức. Bên cạnh đó, khi mang thai, cơ thể bạn phải dành một lượng lớn canxi và vitamin D cho sự phát triển của thai nhi. Do đó, sau khi sinh, cơ thể bạn thường bị loãng xương và đây chỉ là tình trạng thiếu canxi sinh lý.
Tình trạng này sẽ được cải thiện đáng kể sau khi con bạn lớn và cai sữa. Tuy nhiên, để xử lý tình trạng đau nhức khớp sau khi sinh, bạn nên ăn các thức ăn chứa nhiều canxi, dùng viên bổ sung canxi, sữa cung cấp canxi… Chú ý khi dùng các loại thực phẩm, chế phẩm này, bạn cần uống nhiều nước để tránh nguy cơ canxi lắng đọng tạo thành sỏi tiết niệu. Nếu đau nhức nhiều, bạn có thể chườm ấm để tăng cường máu lưu thông dinh dưỡng cho khớp.
Bạn mới sinh và cho con bú, không nên tùy tiện uống thuốc gì, nếu đau nhức nhiều bạn nên đến bác sĩ Sản khoa kiểm tra và hướng dẫn uống thuốc. Ngoài ra, bạn cần thu xếp thời gian tập thể dục nhẹ nhàng để cơ xương khớp được dẻo dai, có sức bền. Tránh các tư thế xấu tác động gây đau khớp gối (ngồi xổm, leo cầu thang, vận động mạnh…). Không nên đi giày cao gót ở giai đoạn sau sinh vì làm lưng và đầu gối chóng nhức mỏi hơn.
Chúc bạn mau khỏe!
Đau lưng và đau khớp gối, đau tăng khi đi lại có cách nào chữa hết không?
Câu hỏi bởi: Heuheu
Chào bác sĩ.
Hiện tượng đau lưng giữa và đầu gối do quỳ lâu hình thành có cách nào chữa hết không ạ? Đi khám bác sĩ cho dùng thuốc mà vẫn không hết, đi chạy điện cũng không hề thuyên giảm. Càng ngày đi lại càng khó khăn cứ đi được 1 đoạn ngắn là lại mệt và than đau, không những thế cân nặng cũng tăng theo rất nhiều dù ăn ít. Năm nay mẹ em đã 52 tuổi, nhìn mẹ bị đau nhức vậy cũng không yên lòng mà đi khám bác sĩ thì cũng không hết, uống nhiều thuốc mà cũng vậy. Bác sĩ có cách nào giúp em với.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Bệnh của mẹ em hiện nay là đau lưng và đau khớp gối, đau tăng khi đi lại. Đây là bệnh lý của cột sống và khớp gối chứ không phải do quỳ lâu hình thành. Mẹ em đã 52 tuổi, đây là độ tuổi thoái hóa xương khớp nhiều, vì vậy có khả năng đau là do thoái hóa. Điều trị thoái hóa chủ yếu là uống các thuốc giảm đau chống viêm, tuy nhiên nếu thoái hóa hình thành gai xương làm chọc vào các tổ chức xung quanh gây đau đớn, nhất là khi đi lại thì có thể vi phẫu thuật cắt gai xương đem lại hiệu quả cao. Để chẩn đoán gai xương mẹ em có thể đi chụp phim X-quang. Mẹ em cũng cần uống bổ sung Canxi giúp xương chắc khỏe hạn chế thoái hóa, ngoài ra cần hạn chế tăng cân làm giảm tải trọng lên xương khớp bằng các môn tập thể dục hàng ngày như thiền hoặc yoga.
Bệnh đau lưng của mẹ em cũng không loại trừ khả năng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống. Nếu có hiện tượng đau lan xuống chân, khi cúi thấy đau lưng nhiều và không thể cúi được thì mẹ em cần đi khám chụp phim cộng hưởng từ cột sống để chẩn đoán. Hiện giờ mẹ em có thể đi khám chuyên khoa Cơ Xương Khớp hoặc Nội Thần kinh ở tuyến trên để chẩn đoán và chữa trị.
Chúc mẹ con em mạnh khỏe.
Theo ViCare