Thi Đại học là một trong những ngưỡng cửa của cuộc đời mỗi con người. Thế nhưng, khi không đạt được kết quả như mong muốn, nhiều sĩ tử rất dễ rơi vào trạng thái stress hoặc trầm cảm.
Cảm thấy tự ti, áp lực khi ôn thi đại học phải làm sao?
Câu hỏi bởi:
Thưa bác sĩ!
Cháu năm nay 18 tuổi rồi và cháu cũng đang tất bật học để thi đại học, nhưng gần đây cháu cảm thấy đầu óc trống rỗng, mệt mỏi có khi nhức và loạn đầu cả lên (kiến thức học rồi mà cứ nhầm lên nhầm xuống), hoa mắt. Có lúc cũng ở trong trạng thái mơ hồ cả và đặc biệt, cháu làm bài kiểm tra ở lớp lúc nào cũng bị sai những thứ không đáng sai, ví dụ như tính toán cộng, trừ, nhân, chia cũng sai lên sai xuống (mà cháu đã 12 rồi chứ). Cháu đã làm rất chậm rồi mà hay vì quá để tâm nên mới đâm ra vậy, cháu cũng không rõ nữa, tâm lý mấy ngày này của cháu thật sự không ổn, gần thi nên áp lực quá mà kiền thức cũng bị hỏng của hai năm trước nữa, cháu cảm thấy mệt mỏi gần như kiệt sức, không biết làm thế nào.
Cháu học những môn học tư duy như Toán, Lý, Hóa rất khó khăn, suy nghĩ chậm chạp và hay sợ sai nữa, cảm giác như có màng chắn trong đầu ngăn không cháu tìm hướng giải toán và cháu phải phá vỡ cái màng ấy vậy, mỗi lúc giải toán xong đầu cháu lại trống rỗng. Với lại cháu học ôn tập thì nhiều nhưng khi điểm lại những gì học thì lại chẳng nhớ gì cả. Và còn nữa, cháu có tâm lý sợ làm bài kiểm tra, lúc nào kiểm tra thì cháu lại thấy hoảng loạn, tay chân cuống cả lên, mặt tái, có khi cháu không suy nghĩ được quay qua quay lại hỏi bạn, bạn cháu cũng thấy phiền nữa, khi cháu tự làm thì sợ sai nên làm chậm, cẩn thận rồi, khi nộp bài rồi, dò đáp án bạn thì vẫn bị sai, cháu nghĩ mình không tự tin nên vậy, cháu có phải bị bênh tâm thần không ạ? Cháu cần bác sĩ giải đáp cho cháu giải pháp làm sao để thoát khỏi tình trạng này, cháu cứ mãi thế này thì sẽ rớt đại học mất, học không phải chắc cháu mà cả nhà cũng đang trông đợi vào cháu nhiều lắm, nghĩ tới điều đó cháu lại thấy mệt mỏi.
Cảm ơn bác sĩ đã lắng nghe ạ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Chuẩn bị bước vào kỳ thi quan trọng của cuộc đời tâm lý ai cũng căng thẳng hồi hộp. Nhưng vấn đề quan trọng là phải biết kiềm chế và bình tĩnh thì mọi việc mới đi đến thành công được. Tâm trạng cháu lúc này là căng thẳng, lo lắng, mất bình tĩnh nên dẫn đến mệt mỏi, đau đầu, cảm giác loạn xạ trong đầu mất hết mọi định hướng, hoa mắt, mơ hồ… Tất cả là do áp lực của đợt thi này đối với cháu là quá lớn. Một sự kỳ vọng của bản thân và cả gia đình đặt lên vai cháu, một gánh nặng tâm lý đè nặng lên vai làm cháu mệt mỏi, mất cả phương hướng đi của bản thân mình.
Nếu cháu luôn ở trong trạng thái như thế này đến hôm đi thi thì rất khó khăn cho việc thi cử đạt kết quả. Do vậy theo bác trước hết cháu phải hết sức bình tĩnh, đừng quá áp lực với việc thi cử của mình. Cháu hãy coi việc thi Đại học là chuyện rất bình thường của hàng triệu bạn như cháu, họ cũng học và đi thi. Học và thi là vấn đề đương nhiên, nó như một quy luật diễn ra hàng ngày mà bất cứ người học trò nào cũng phải trải qua. Tất nhiên là trong thi cử sẽ có kẻ thắng người thua, không thể triệu người đi thi thì cả triệu người đều là người chiến thắng. Nếu cháu quá kỳ vọng thì áp lực càng lớn và tâm lý càng lo lắng và căng thẳng. Tâm lý căng thẳng sẽ làm con người mất bình tĩnh và từ đó làm đầu óc rối bung lên thiếu minh mẫn sẽ dẫn đến không đạt kết quả trong kỳ thi. Như bác đã nói ở trên là cháu hết sức bình tĩnh, hãy đặt ra cho mình một kết hoạch hay là một thời gian biểu cụ thể trong ngày và trong tuần. Ví dụ tuần 3 buổi chiều là đi học thêm, buổi sáng học ở lớp, còn lại 4 buổi chiều tập chung ôn luyện các môn sẽ thi đaị học, các buổi tối dành học bài mới nếu còn thời gian thì tập trung cho việc ôn luyện các môn đi thi.
Cháu không thể vội vã, mất bình tĩnh để rồi thu lại kết quả rất ít ỏi. Bác luôn nhấn mạnh với cháu là hãy bình tĩnh để tạo ra sự tỉnh táo và thông minh, đồng thời đặt ra kế hoạch hết sức khoa học và hợp lý để thực hiện tốt mục tiêu từng môn học mà mình đề ra. Với phương châm là nắn vững kiến thức cơ bản và dứt điểm từng nôn học, bình tĩnh, tự tin. Có như vậy thì khi bước vào thi cử cháu mới đủ kiến thức, đủ bình tĩnh và đủ tự tin để để làm bài thi tốt được. Cháu hãy nghe lời bác là xoá bỏ áp lực thi cử, bình tĩnh và tích cực ôn luyện, mắn vững kiến thức cơ bản, sau đó là luyện nâng cao, tự tin bước vào phòng thi với tư thế của người chiến thắng.
Chúc cháu bình tĩnh, quyết tâm, tự tin và chiến thắng!
Chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe não bộ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay đang ôn thi đại học, áp lực nhiều. Cháu thường ngủ lúc 23h, dậy lúc 3h30 hoặc 4h, trưa có ngủ khoảng một tiếng. Chỉ còn chưa đầy hai tháng nữa sẽ đến kì thi đại học nên cháu không thể giảm lịch học xuống được. Cháu xin hỏi bác sĩ nên uống thuốc gì, ăn những thức ăn gì,… để não bộ hoạt động tốt, học được tập trung hơn. Hiện cháu đang dùng viên sủi Newton, Otiv, và thuốc sắt Fegem nhưng tình trạng mất tập trung, chóng mặt, mệt mỏi vẫn xảy ra. Xin bác sĩ giải đáp giúp cháu ạ.
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Cao Tiến Đức
Chào cháu!
Qua thư cháu cho thấy cháu rất chăm học, tuy nhiên thời gian ngủ của cháu ít quá. Vì thiếu ngủ nên cháu bị mất tập trung, chóng mặt, mệt mỏi. Cháu phải ngủ 7-8 giờ mỗi ngày. Cháu có thể uống thêm Nootropyl 0,8 x 2 viên uống sáng, Duxil 40mg x sáng 1 viên, chiều 1 viên. Betaserc 16mg x sáng 1 viên, chiều 1 viên. Uống 1 tháng nếu không đỡ, cháu phải đi khám bác sĩ.
Chúc cháu mau khỏe, học tốt và thi tốt!
Hiểu được tiếng chim hót, ếch kêu, bi quan luôn nói về cái chết sau cú sốc trượt đại học.
Câu hỏi bởi: hung
Chào bác sĩ!
Đứa em gái nhà hàng xóm em, tính tình hoạt bát, học 3 năm cấp 3 đều loại giỏi tuy nhiên đợi thi đại học vừa qua em nó bị trượt. Gia đình quyết định cho em ôn thi lại. Gần đây em ấy có triệu chứng rất lạ, thường xuyên kể có 1 giọng nói bên tai khi đi ngủ, lúc nói về chuyện ôn thi lại, lúc lại bảo nghỉ ở nhà đi làm. Ngoài ra em ấy kể chuyện là em nghe hiểu được tiếng chim hót, tiếng ếch kêu. Gần đây em ấy bị ốm, triệu chứng rất bi quan, thường xuyên nói về cái chết. Em ấy bị làm sao vậy bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Hiện tượng cháu kể về cô em gái hàng xóm có những triệu chứng lạ lùng. Bác sẽ giải thích những hiện tượng lạ của cô bé hàng xóm để cháu rõ. Cô bé đó học giỏi, 3 năm cấp 3 đều là học sinh giỏi, nhưng khi thi đại học lại bị trượt. Đó là một cú sốc rất lớn đối với cô bé đó, bởi cô bé rất hy vọng và mơ ước bước vào giảng đường đại học. Cú sốc đó đã gây rối loạn các hoạt động chức năng của não và gây rối loạn tâm thần của cô bé. Hoặc cũng có thể cô bé đó đã có tiềm ẩn bệnh lý nội sinh về tâm thần trong người cô bétừ trước rồi. Cú sốc đó như giọt nước tràn ly, hay nói một cách khác, cú sốc đó là yếu tố ảnh hưởng vào mần bệnh đã sẵn có từ bên trong bùng phát lên mà thôi.
Hiện tượng mà cô bé kể có 1 giọng nói bên tai khi đi ngủ, lúc nói về chuyện thi đại học, lúc bảo nghỉ ở nhà đi làm. Đây là biểu hiện bị rối loạn tri giác, người bệnh có ảo thanh trong đầu. Ảo thanh là tự nhiên nghe thấy tiếng người nói, mặc dù không có ai nói với bệnh nhân, nhưng họ cứ khẳng định có người đã hoặc đang nói truyện với họ. Hiện tượng cô bé nói là hiểu được tiếng chim hót, tiếng ếch kêu, đó cũng là một loại ảo thanh của bệnh tâm thần mà thôi. Bệnh nhân nghe tiếng chim hót, tiếng ếch kêu lại thành tiếng người nói theo một nội dung nào đó, và bệnh nhân cho là thật, nên bệnh nhân hiểu được. Hiên tại cô bé đang bị ốm và cô bé có thể xuất hiện hoang tưởng tự ti, bi quan về cuộc sống của mình nên cô bé luôn nói là sẽ chết. Hiện tượng cháu kể về cô bé hàng xóm, đó là các biểu hiện loạn tâm thần của một bệnh tâm thần. Bác khẳng định rằng nếu không đưa cô bé đi chữa trị thì bệnh sẽ ngày càng nặng hơn và cô bé không thể thi đại học hay làm được bất cứ việc gì có hiệu quả. Cháu hãy khuyên gia đình cô bé đưa cô bé đến bệnh viên Tâm thần để chữa trị ngay nhé.
Chúc cháu mạnh khỏe.
Mất tập trung, hay quên, trí nhớ giảm sút, phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Lycute1098
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 17 tuổi, là nữ giới, hiện tại cháu lớp 12 ôn thi để chuẩn bị thi đại học. Lực học của cháu thường ở mức khá giỏi, nhưng không hiểu vì sao thời gian gần đây cháu thường xuyên bị mất tập trung, nhất là vào máy tính, điện thoại làm xao nhãng việc học, thức rất khuya khiến kết quả học tập của cháu sa sút hẳn. Không chỉ thế mà sức khoẻ của cháu cũng bị tác động: hay quên, trí nhớ kém. Cháu đã cố gắng tập trung, thử bằng nhiều cách rồi mà không có hiệu quả, bây giờ cháu cảm thấy rất hoang mang bác sĩ ạ. Vì không lâu nữa là thi đại học mà cháu không thể để tình trạng này kéo dài. Bác sĩ giúp cháu với.
Cháu cám ơn ạ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào cháu!
Ở người trẻ, giảm trí nhớ, hay quên, mất tập trung thường liên quan đến quá trình ghi nhận. Trong thời đại hiện tại những người trẻ phải đối diện với sức ép vô cùng nặng nề như công việc, học tập hàng ngày, những lo toan và bao nhiêu điều phải suy nghĩ, chăn chở và phải nhớ do vậy gây ra đau đầu, mỏi vai gáy, kém ngủ, stress… Hậu quả là làm cho độ tập trung kém đi và dẫn đến hay quên những sự việc mà đáng ra mình cần phải nhớ. Việc tập trung chú ý giảm dẫn tới việc ghi nhận thông tin kém và lưu giữ thông tin cũng kém. Đó là con đường đưa tới trí nhớ bị giảm sút ở ngưởi trẻ.
Những người trẻ thường giảm trí nhớ gần hay còn gọi là trí nhớ công việc. Rất nhiều bạn trẻ phàn nàn là vừa định làm việc gì đó quay đi quay lại đã quên là mình vừa định làm việc nào đó mà mình không nhớ nữa… Đây có thể là bước đầu của stress mà do sức ép công việc, học tập và cuộc sống đã tạo lên giảm trí nhớ ở người trẻ.
Để giải quyết triệt để việc giảm trí nhớ và mất tập trung trước hết cháu cần quan tâm chăm sóc sức khoẻ của mình bằng cách luyện tập thể dục đều đặn hàng ngày, sắp xếp thời gian ăn ngủ điều độ hợp lý, tránh mọi căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày kể cả các trường hợp căng thẳng trên phin ảnh và sách báo. Tạo cho mình một tâm lý thư giãn và thoải mái bằng cách giao lưu bạn bè, nói chuyện với người thân trong gia đình, trong lúc căng thẳng không nên tiếp tục bắt ép đầu óc phải tiếp nhận thông tin, nên thư giãn khoảng 15 phút sau đó học tiếp.
Chúc cháu sức khỏe!
Biểu hiện chứng rối loạn tâm thần ở học sinh và cách chữa trị?
Câu hỏi bởi: Minh
Chào bác sĩ!
Thời gian qua tôi đọc thông tin trên báo thấy cảnh báo về vấn đề rối loạn tâm thần ở học sinh ôn thi tốt nghiệp và đại học. Tôi rất lo lắng vì con tôi cũng đang chuẩn bị bước vào kỳ thi. Dạo gần đây, cháu nhà tôi liên tục kêu nhức đầu, học không vào và vô cùng mệt mỏi. Kết quả học tập của cháu sa sút. Vậy tôi muốn hỏi bác sĩ xem: Có phải con tôi bị rối loạn tâm thần do học nhiều và làm cách nào để biết con tôi có bị bệnh đó không? Tôi phải làm gì để giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn này, cần hỗ trợ cháu như thế nào. Những chứng rối loạn tâm thần mà con tôi có thể mắc phải.
Chân thành cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Xin được trả lời những câu hỏi của bạn như sau:
1. Các dấu hiệu mà con bạn gặp phải là những dấu hiệu thường gặp ở tất cả các em học sinh đang ôn thi tốt nghiệp và ôn thi đại học, nhất là với kỳ thi được tổ chức theo quy chế mới như năm nay. Có thể do cháu quá áp lực với chuyện thi cử, sợ không đạt được mục tiêu cũng như sự kỳ vọng của bố mẹ.
2. Tôi không biết gia đình bạn có gây áp lực hay tỏ ra quá kỳ vọng nơi cháu không, vì đây là những lí do quan trọng nhất gây áp lực nặng nề cho cháu. Bạn có thể đưa cháu đi đâu đó thư giãn một vài ngày và bỏ hết các áp lực học hành, gần gũi con hơn để lắng nghe những tâm sự của con, có thể con đang trải qua những rắc rối về tình cảm, tâm sinh lý mà không thể tâm sự cùng ai. Sau đó hãy động viên cháu tiếp tục học hành.
3. Sau khi đã thử các biện pháp trên mà không có hiệu quả, tôi khuyên bạn hãy đưa cháu đến gặp bác sĩ. Bởi vì chưa thể loại trừ được những bệnh thực thể gây đau đầu, cháu cần được thăm khám để loại trừ các bệnh nguy hiểm trước.
Chúc gia đình bạn sống khỏe!
Cảm thấy tự ti, áp lực khi ôn thi đại học phải làm sao?
Câu hỏi bởi:
Thưa bác sĩ!
Cháu năm nay 18 tuổi rồi và cháu cũng đang tất bật học để thi đại học, nhưng gần đây cháu cảm thấy đầu óc trống rỗng, mệt mỏi có khi nhức và loạn đầu cả lên (kiến thức học rồi mà cứ nhầm lên nhầm xuống), hoa mắt. Có lúc cũng ở trong trạng thái mơ hồ cả và đặc biệt, cháu làm bài kiểm tra ở lớp lúc nào cũng bị sai những thứ không đáng sai, ví dụ như tính toán cộng, trừ, nhân, chia cũng sai lên sai xuống (mà cháu đã 12 rồi chứ). Cháu đã làm rất chậm rồi mà hay vì quá để tâm nên mới đâm ra vậy, cháu cũng không rõ nữa, tâm lý mấy ngày này của cháu thật sự không ổn, gần thi nên áp lực quá mà kiền thức cũng bị hỏng của hai năm trước nữa, cháu cảm thấy mệt mỏi gần như kiệt sức, không biết làm thế nào.
Cháu học những môn học tư duy như Toán, Lý, Hóa rất khó khăn, suy nghĩ chậm chạp và hay sợ sai nữa, cảm giác như có màng chắn trong đầu ngăn không cháu tìm hướng giải toán và cháu phải phá vỡ cái màng ấy vậy, mỗi lúc giải toán xong đầu cháu lại trống rỗng. Với lại cháu học ôn tập thì nhiều nhưng khi điểm lại những gì học thì lại chẳng nhớ gì cả. Và còn nữa, cháu có tâm lý sợ làm bài kiểm tra, lúc nào kiểm tra thì cháu lại thấy hoảng loạn, tay chân cuống cả lên, mặt tái, có khi cháu không suy nghĩ được quay qua quay lại hỏi bạn, bạn cháu cũng thấy phiền nữa, khi cháu tự làm thì sợ sai nên làm chậm, cẩn thận rồi, khi nộp bài rồi, dò đáp án bạn thì vẫn bị sai, cháu nghĩ mình không tự tin nên vậy, cháu có phải bị bênh tâm thần không ạ? Cháu cần bác sĩ giải đáp cho cháu giải pháp làm sao để thoát khỏi tình trạng này, cháu cứ mãi thế này thì sẽ rớt đại học mất, học không phải chắc cháu mà cả nhà cũng đang trông đợi vào cháu nhiều lắm, nghĩ tới điều đó cháu lại thấy mệt mỏi.
Cảm ơn bác sĩ đã lắng nghe ạ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Chuẩn bị bước vào kỳ thi quan trọng của cuộc đời tâm lý ai cũng căng thẳng hồi hộp. Nhưng vấn đề quan trọng là phải biết kiềm chế và bình tĩnh thì mọi việc mới đi đến thành công được. Tâm trạng cháu lúc này là căng thẳng, lo lắng, mất bình tĩnh nên dẫn đến mệt mỏi, đau đầu, cảm giác loạn xạ trong đầu mất hết mọi định hướng, hoa mắt, mơ hồ… Tất cả là do áp lực của đợt thi này đối với cháu là quá lớn. Một sự kỳ vọng của bản thân và cả gia đình đặt lên vai cháu, một gánh nặng tâm lý đè nặng lên vai làm cháu mệt mỏi, mất cả phương hướng đi của bản thân mình.
Nếu cháu luôn ở trong trạng thái như thế này đến hôm đi thi thì rất khó khăn cho việc thi cử đạt kết quả. Do vậy theo bác trước hết cháu phải hết sức bình tĩnh, đừng quá áp lực với việc thi cử của mình. Cháu hãy coi việc thi Đại học là chuyện rất bình thường của hàng triệu bạn như cháu, họ cũng học và đi thi. Học và thi là vấn đề đương nhiên, nó như một quy luật diễn ra hàng ngày mà bất cứ người học trò nào cũng phải trải qua. Tất nhiên là trong thi cử sẽ có kẻ thắng người thua, không thể triệu người đi thi thì cả triệu người đều là người chiến thắng. Nếu cháu quá kỳ vọng thì áp lực càng lớn và tâm lý càng lo lắng và căng thẳng. Tâm lý căng thẳng sẽ làm con người mất bình tĩnh và từ đó làm đầu óc rối bung lên thiếu minh mẫn sẽ dẫn đến không đạt kết quả trong kỳ thi. Như bác đã nói ở trên là cháu hết sức bình tĩnh, hãy đặt ra cho mình một kết hoạch hay là một thời gian biểu cụ thể trong ngày và trong tuần. Ví dụ tuần 3 buổi chiều là đi học thêm, buổi sáng học ở lớp, còn lại 4 buổi chiều tập chung ôn luyện các môn sẽ thi đaị học, các buổi tối dành học bài mới nếu còn thời gian thì tập trung cho việc ôn luyện các môn đi thi.
Cháu không thể vội vã, mất bình tĩnh để rồi thu lại kết quả rất ít ỏi. Bác luôn nhấn mạnh với cháu là hãy bình tĩnh để tạo ra sự tỉnh táo và thông minh, đồng thời đặt ra kế hoạch hết sức khoa học và hợp lý để thực hiện tốt mục tiêu từng môn học mà mình đề ra. Với phương châm là nắn vững kiến thức cơ bản và dứt điểm từng nôn học, bình tĩnh, tự tin. Có như vậy thì khi bước vào thi cử cháu mới đủ kiến thức, đủ bình tĩnh và đủ tự tin để để làm bài thi tốt được. Cháu hãy nghe lời bác là xoá bỏ áp lực thi cử, bình tĩnh và tích cực ôn luyện, mắn vững kiến thức cơ bản, sau đó là luyện nâng cao, tự tin bước vào phòng thi với tư thế của người chiến thắng.
Chúc cháu bình tĩnh, quyết tâm, tự tin và chiến thắng!
Chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe não bộ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay đang ôn thi đại học, áp lực nhiều. Cháu thường ngủ lúc 23h, dậy lúc 3h30 hoặc 4h, trưa có ngủ khoảng một tiếng. Chỉ còn chưa đầy hai tháng nữa sẽ đến kì thi đại học nên cháu không thể giảm lịch học xuống được. Cháu xin hỏi bác sĩ nên uống thuốc gì, ăn những thức ăn gì,… để não bộ hoạt động tốt, học được tập trung hơn. Hiện cháu đang dùng viên sủi Newton, Otiv, và thuốc sắt Fegem nhưng tình trạng mất tập trung, chóng mặt, mệt mỏi vẫn xảy ra. Xin bác sĩ giải đáp giúp cháu ạ.
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Cao Tiến Đức
Chào cháu!
Qua thư cháu cho thấy cháu rất chăm học, tuy nhiên thời gian ngủ của cháu ít quá. Vì thiếu ngủ nên cháu bị mất tập trung, chóng mặt, mệt mỏi. Cháu phải ngủ 7-8 giờ mỗi ngày. Cháu có thể uống thêm Nootropyl 0,8 x 2 viên uống sáng, Duxil 40mg x sáng 1 viên, chiều 1 viên. Betaserc 16mg x sáng 1 viên, chiều 1 viên. Uống 1 tháng nếu không đỡ, cháu phải đi khám bác sĩ.
Chúc cháu mau khỏe, học tốt và thi tốt!
Hiểu được tiếng chim hót, ếch kêu, bi quan luôn nói về cái chết sau cú sốc trượt đại học.
Câu hỏi bởi: hung
Chào bác sĩ!
Đứa em gái nhà hàng xóm em, tính tình hoạt bát, học 3 năm cấp 3 đều loại giỏi tuy nhiên đợi thi đại học vừa qua em nó bị trượt. Gia đình quyết định cho em ôn thi lại. Gần đây em ấy có triệu chứng rất lạ, thường xuyên kể có 1 giọng nói bên tai khi đi ngủ, lúc nói về chuyện ôn thi lại, lúc lại bảo nghỉ ở nhà đi làm. Ngoài ra em ấy kể chuyện là em nghe hiểu được tiếng chim hót, tiếng ếch kêu. Gần đây em ấy bị ốm, triệu chứng rất bi quan, thường xuyên nói về cái chết. Em ấy bị làm sao vậy bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Hiện tượng cháu kể về cô em gái hàng xóm có những triệu chứng lạ lùng. Bác sẽ giải thích những hiện tượng lạ của cô bé hàng xóm để cháu rõ. Cô bé đó học giỏi, 3 năm cấp 3 đều là học sinh giỏi, nhưng khi thi đại học lại bị trượt. Đó là một cú sốc rất lớn đối với cô bé đó, bởi cô bé rất hy vọng và mơ ước bước vào giảng đường đại học. Cú sốc đó đã gây rối loạn các hoạt động chức năng của não và gây rối loạn tâm thần của cô bé. Hoặc cũng có thể cô bé đó đã có tiềm ẩn bệnh lý nội sinh về tâm thần trong người cô bétừ trước rồi. Cú sốc đó như giọt nước tràn ly, hay nói một cách khác, cú sốc đó là yếu tố ảnh hưởng vào mần bệnh đã sẵn có từ bên trong bùng phát lên mà thôi.
Hiện tượng mà cô bé kể có 1 giọng nói bên tai khi đi ngủ, lúc nói về chuyện thi đại học, lúc bảo nghỉ ở nhà đi làm. Đây là biểu hiện bị rối loạn tri giác, người bệnh có ảo thanh trong đầu. Ảo thanh là tự nhiên nghe thấy tiếng người nói, mặc dù không có ai nói với bệnh nhân, nhưng họ cứ khẳng định có người đã hoặc đang nói truyện với họ. Hiện tượng cô bé nói là hiểu được tiếng chim hót, tiếng ếch kêu, đó cũng là một loại ảo thanh của bệnh tâm thần mà thôi. Bệnh nhân nghe tiếng chim hót, tiếng ếch kêu lại thành tiếng người nói theo một nội dung nào đó, và bệnh nhân cho là thật, nên bệnh nhân hiểu được. Hiên tại cô bé đang bị ốm và cô bé có thể xuất hiện hoang tưởng tự ti, bi quan về cuộc sống của mình nên cô bé luôn nói là sẽ chết. Hiện tượng cháu kể về cô bé hàng xóm, đó là các biểu hiện loạn tâm thần của một bệnh tâm thần. Bác khẳng định rằng nếu không đưa cô bé đi chữa trị thì bệnh sẽ ngày càng nặng hơn và cô bé không thể thi đại học hay làm được bất cứ việc gì có hiệu quả. Cháu hãy khuyên gia đình cô bé đưa cô bé đến bệnh viên Tâm thần để chữa trị ngay nhé.
Chúc cháu mạnh khỏe.
Mất tập trung, hay quên, trí nhớ giảm sút, phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Lycute1098
Chào bác sĩ.
Cháu năm nay 17 tuổi, là nữ giới, hiện tại cháu lớp 12 ôn thi để chuẩn bị thi đại học. Lực học của cháu thường ở mức khá giỏi, nhưng không hiểu vì sao thời gian gần đây cháu thường xuyên bị mất tập trung, nhất là vào máy tính, điện thoại làm xao nhãng việc học, thức rất khuya khiến kết quả học tập của cháu sa sút hẳn. Không chỉ thế mà sức khoẻ của cháu cũng bị tác động: hay quên, trí nhớ kém. Cháu đã cố gắng tập trung, thử bằng nhiều cách rồi mà không có hiệu quả, bây giờ cháu cảm thấy rất hoang mang bác sĩ ạ. Vì không lâu nữa là thi đại học mà cháu không thể để tình trạng này kéo dài. Bác sĩ giúp cháu với.
Cháu cám ơn ạ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào cháu!
Ở người trẻ, giảm trí nhớ, hay quên, mất tập trung thường liên quan đến quá trình ghi nhận. Trong thời đại hiện tại những người trẻ phải đối diện với sức ép vô cùng nặng nề như công việc, học tập hàng ngày, những lo toan và bao nhiêu điều phải suy nghĩ, chăn chở và phải nhớ do vậy gây ra đau đầu, mỏi vai gáy, kém ngủ, stress… Hậu quả là làm cho độ tập trung kém đi và dẫn đến hay quên những sự việc mà đáng ra mình cần phải nhớ. Việc tập trung chú ý giảm dẫn tới việc ghi nhận thông tin kém và lưu giữ thông tin cũng kém. Đó là con đường đưa tới trí nhớ bị giảm sút ở ngưởi trẻ.
Những người trẻ thường giảm trí nhớ gần hay còn gọi là trí nhớ công việc. Rất nhiều bạn trẻ phàn nàn là vừa định làm việc gì đó quay đi quay lại đã quên là mình vừa định làm việc nào đó mà mình không nhớ nữa… Đây có thể là bước đầu của stress mà do sức ép công việc, học tập và cuộc sống đã tạo lên giảm trí nhớ ở người trẻ.
Để giải quyết triệt để việc giảm trí nhớ và mất tập trung trước hết cháu cần quan tâm chăm sóc sức khoẻ của mình bằng cách luyện tập thể dục đều đặn hàng ngày, sắp xếp thời gian ăn ngủ điều độ hợp lý, tránh mọi căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày kể cả các trường hợp căng thẳng trên phin ảnh và sách báo. Tạo cho mình một tâm lý thư giãn và thoải mái bằng cách giao lưu bạn bè, nói chuyện với người thân trong gia đình, trong lúc căng thẳng không nên tiếp tục bắt ép đầu óc phải tiếp nhận thông tin, nên thư giãn khoảng 15 phút sau đó học tiếp.
Chúc cháu sức khỏe!
Biểu hiện chứng rối loạn tâm thần ở học sinh và cách chữa trị?
Câu hỏi bởi: Minh
Chào bác sĩ!
Thời gian qua tôi đọc thông tin trên báo thấy cảnh báo về vấn đề rối loạn tâm thần ở học sinh ôn thi tốt nghiệp và đại học. Tôi rất lo lắng vì con tôi cũng đang chuẩn bị bước vào kỳ thi. Dạo gần đây, cháu nhà tôi liên tục kêu nhức đầu, học không vào và vô cùng mệt mỏi. Kết quả học tập của cháu sa sút. Vậy tôi muốn hỏi bác sĩ xem: Có phải con tôi bị rối loạn tâm thần do học nhiều và làm cách nào để biết con tôi có bị bệnh đó không? Tôi phải làm gì để giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn này, cần hỗ trợ cháu như thế nào. Những chứng rối loạn tâm thần mà con tôi có thể mắc phải.
Chân thành cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Xin được trả lời những câu hỏi của bạn như sau:
1. Các dấu hiệu mà con bạn gặp phải là những dấu hiệu thường gặp ở tất cả các em học sinh đang ôn thi tốt nghiệp và ôn thi đại học, nhất là với kỳ thi được tổ chức theo quy chế mới như năm nay. Có thể do cháu quá áp lực với chuyện thi cử, sợ không đạt được mục tiêu cũng như sự kỳ vọng của bố mẹ.
2. Tôi không biết gia đình bạn có gây áp lực hay tỏ ra quá kỳ vọng nơi cháu không, vì đây là những lí do quan trọng nhất gây áp lực nặng nề cho cháu. Bạn có thể đưa cháu đi đâu đó thư giãn một vài ngày và bỏ hết các áp lực học hành, gần gũi con hơn để lắng nghe những tâm sự của con, có thể con đang trải qua những rắc rối về tình cảm, tâm sinh lý mà không thể tâm sự cùng ai. Sau đó hãy động viên cháu tiếp tục học hành.
3. Sau khi đã thử các biện pháp trên mà không có hiệu quả, tôi khuyên bạn hãy đưa cháu đến gặp bác sĩ. Bởi vì chưa thể loại trừ được những bệnh thực thể gây đau đầu, cháu cần được thăm khám để loại trừ các bệnh nguy hiểm trước.
Chúc gia đình bạn sống khỏe!
Theo ViCare