Ngoài sử dụng thuốc, người bệnh ung thư dạ dày còn cần một chế độ ăn hợp lý. Những lời khuyên dưới đây của bác sĩ sẽ giúp bạn lựa chọn một khẩu phần ăn phù hợp để tránh những món ăn có thể có hại cho sức khỏe.
Bị ung thư dạ dày có nên ăn dưa hành muối?
Câu hỏi bởi: Minh Thu
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ! Tôi bị ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Nhưng món khoái khẩu của tôi là dưa hành muối. Tôi có phải kiêng chúng trong Tết này không thưa bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào bạn!
Theo lời khuyên chung, những người bị viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, khi mang thai thì không nên ăn món dưa hành, cũng như các loại dưa muối khác. Dưa hành chứa nhiều chất chua, khiến dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn và có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Ngoài ra, những người có bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh thận, bệnh gan cũng không nên ăn dưa muối chua vì chúng chứa nhiều muối, men tiêu hoá có thể gây tác động tới sức khỏe.
Trường hợp của bạn nếu đã có chẩn đoán ung thư dạ dày thì điều quan trọng là cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về liệu trình chữa trị, chế độ ăn uống sinh hoạt. Chế độ ăn cũng cần đảm bảo vệ sinh, dễ tiêu hóa và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp nâng cao thể trạng phòng chống bệnh tật.
Chúc bạn khỏe!
Bệnh ung thư dạ dày nên ăn uống thế nào cho tốt?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Bạn tôi năm nay 26 tuổi. Anh ấy có đi nội soi cách đây hơn 1 năm, bác sĩ chẩn đoán bị ung thư dạ dày và cho thuốc uống. Nhưng giờ anh ấy không uống nữa, anh ấy hay bị ợ hơi và thỉnh thoảng đau bụng mỗi khi uống rượu. Tôi muốn hỏi có phải bệnh anh ấy đang nặng hơn không? Người bị ung thư dạ dày nếu không điều trị thì sống được bao lâu nữa ạ và nếu chữa khỏi thì sống được bao lâu ạ? Tôi nên khuyên anh ấy chế độ ăn uống như thế nào cho tốt ạ?
Tôi cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
Ung thư dạ dày là một bệnh ác tính của tổn thương dạ dày, lí do chưa rõ ràng, tiến triển nhanh, chẩn đoán sớm khó khăn, tiên lượng nặng, chưa có phương pháp chữa trị đặc hiệu. Bạn của bạn được chẩn đoán bị ung thư dạ dày và cho thuốc uống. Bạn cần khuyên anh ấy chữa trị tích cực và kiêng tuyệt đối mọi tác nhân làm cho tình trạng bệnh nặng thêm như uống rượu, bia, hút thuốc. Ung thư dạ dày cũng là bệnh có tiên lượng xấu, tỉ lệ sống trên 5 năm dưới 40%. Ngoài việc tích cực chữa trị, ăn uống lành mạnh, tiên lượng bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Thể bệnh: K thể loét tiên lượng nhẹ hơn loại xâm nhiễm, sùi.
Vị trí K ở trên 1/3 dạ dày nặng hơn K ở đoạn giữa và dưới dạ dày.
Xâm nhập theo chiều sâu: Càng ăn sâu càng nặng. Nếu hạch không bị xâm nhiễm tỷ lệ sống còn 80%. Nếu thanh mạc bị thì tỷ lệ hạ xuống còn 40%, khi tổn thương qua lớp thanh mạc thì chỉ còn 18%.
Về mô bệnh học: Tiên lượng càng kém nếu u kém biệt hoá. Nếu nhiều Lympho xâm nhiễm mạnh tiên lượng tốt hơn.
Sự xâm nhập vào hạch là một yếu tố tiên lượng chủ yếu sau mổ.
Nếu mọi cái đều giống nhau mà không có tổn thương hạch thì tỷ lệ sống 45%. Nếu hạch bị xâm chiếm tỷ lệ sống 12%.
Nếu hạch xa bị tổn thương tiên lượng càng xấu. Hạch càng dễ bị tổn thương khi tế bào K ít biệt hoá.
Khi đại thể là ít thâm nhiễm, khi tổn thương K càng ăn sâu vào thành dạ dày (<10% đối với K thuần tuý ở niêm mạc, >80% nếu thanh mạc đã bị K xâm nhiễm) hoặc khi K ở vị trí trên cao của dạ dày. K ở phần trên dạ dày hay có tổn thương vào hạch rất cao, đặc biệt 2/3 số ca đã có tổn thương ở các hạch tuỵ, lách và thường là tiềm tàng.
Để kéo dài thời gian sống, bạn của bạn cần tích cực chữa trị và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Chế độ dinh dưỡng của người bệnh ung thư dạ dày cần có đủ các dưỡng chất: Chất đạm (thịt gia cầm, thịt nạc, cá, tôm…), chất béo không bão hòa (từ dầu hạt cải, dầu oliu, hạt oliu, quả bơ), tinh bột (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch, khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn…) và rau quả. Thức ăn dành cho người ung thư dạ dày phải là thức ăn mềm cần được nấu mềm nấu chín nhừ như cháo, súp, các món hầm để người bệnh dễ hấp thu, nên cho ăn thành 6-7 bữa/ngày.
Bên cạnh đó, người bệnh ung thư dạ dày cần tránh ăn các loại thực phẩm như: Các thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, các loại quả chua (chanh, cam bưởi chua, dấm..), các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày (các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành…), các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày (rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, chè…), các loại thức ăn tăng tiết axit (các loại nước sốt thịt, cá đậm đặc…).
Chúc các bạn mạnh khỏe!
Ung thư dạ dày giai đoạn đầu ăn uống thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Má em năm nay 51 tuổi má vừa đi khám tại bệnh viện huế và bác sĩ chẩn đoán bị ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Vậy nhờ bác sĩ giải đáp cho em về cách ăn uống cách chữa trị. Chi phí phẫu thuật có đắt không, trung bình hết bao nhiêu tiền và nên chữa trị ở đâu thì tốt. Hiện tại gia đình em ở miền Trung, mong bác sĩ giúp đỡ.
Em xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Các phương pháp chữa trị ung thư dạ dày bao gồm:
Phẫu thuật: Phương pháp chữa trị đầu tiên và chủ yếu đối với các ung thư dạ dày giai đoạn sớm là phẫu thuật: cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày. Sau 5 ngày bệnh nhân đã có thể uống và ăn trở lại. Sau phẫu thuật 10-14 ngày, bệnh nhân có thể ra viện. Những tình huống ung thư giai đoạn cuối có thể: Phẫu thuật tạm thời, nhằm lập lại lưu thông của đường tiêu hóa, kéo dài cuộc sống cho người bệnh.
Hóa chất trị liệu: Đây là phương pháp chữa trị bằng các thuốc chống ung thư đặc biệt. Các thuốc này thường được dùng phối hợp với nhau trong một tuần, sau đó nghỉ thuốc 2 hoặc 3 tuần rồi lại dùng tiếp. Nếu ung thư ở giai đoạn sớm, hóa trị liệu dùng để hỗ trợ cho phẫu thuật, tia xạ hoặc cả hai, nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể để tránh tái phát ung thư dạ dày sau này. Hóa trị liệu sẽ có một số tác dụng phụ nhưng các tác dụng phụ này là tạm thời và có thể làm giảm được.
Điều trị bằng tia xạ: Biện pháp này dùng các tia phóng xạ để diệt các tế bào ung thư. Các tia phóng xạ này được tính toán chính xác trên vị trí của ung thư để giảm tác hại đối với các mô lành. Trong ung thư dạ dày, chữa trị bằng tia xạ sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Điều trị bằng tia xạ có thể được dùng cùng với hóa chất trị liệu để làm nhỏ khối u và làm giảm các biểu hiện. Điều trị ung thư dạ dày khá tốn kém, chi phí phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Gia đình bạn hãy trao đổi trực tiếp với bác sỹ chữa trị, lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp sao cho cho hiệu quả và đỡ tốn kém nhất.
Chúc gia đình bạn mọi điều tốt lành!
Hay bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn có phải ung thư dạ dày?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ ạ!
Bác sĩ cho cháu hỏi bạn của cháu hay bị đau đầu chóng mặt và thấy khó chịu trong người, hay buồn nôn. Khi khó chịu trong người thì không muốn ăn và ăn vào lại nôn hết ra ngoài và nhiều lúc hay nôn khan. Thỉnh thoảng bị chóng mặt, đi lại mất thăng bằng, người lúc đấy không có có sức lực. Bạn cháu bị huyết áp thấp nữa ạ. Bác sĩ giải đáp cho cháu về ung thư dạ dày và những nguyên nhân của nó?
Cháu cảm ơn bác sĩ ạ.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào cháu!
Trước tiên bạn cháu không nên quá lo lắng mà tự nghĩ đến các bệnh nghiêm trọng. Biểu hiện đau đầu, buồn nôn, chóng mặt thường chỉ hay gặp trong các bệnh do thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình, đau đầu do rối loạn vận mạch… Trường hợp huyết áp thấp cũng là một trong những lí do máu lên não không đủ nên có thể gây ra chóng mặt, đau đầu và buồn nôn. Còn để chẩn đoán có phải ung thư dạ dày hay không thì bạn cháu cần phải được khám rất kỹ, nội soi dạ dày và thậm trí phải làm sinh thiết xét nghiệm tế bào nữa mới có kết luận được. Vậy cháu nên khuyên bạn cháu đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán và có hướng chữa trị nhé.
Thân mến chào cháu.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư dạ dày
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Xin bác sĩ cho biết về các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư đại tràng và cách phòng tránh.
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào bạn!
Ung thư đại tràng là bệnh lý hay gặp ở Việt Nam, ung thư đại tràng đứng hàng thứ hai sau ung thư dạ dày trong các ung thư của đường tiêu hóa. Ung thư đại tràng tiến triển chậm và di căn muộn hơn các loại ung thư khác. Các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư đại tràng:
– Tuổi cao: Ung thư đại tràng hay gặp ở những người có tuổi trên 50, ung thư đại tràng có thể gặp ở những người trẻ tuổi nhưng tỷ lệ thấp.
– Polip đại tràng: Người ta thấy rằng những người có polip đại tràng thì dễ có ung thư (trên 50%), số lượng polip đại tràng càng nhiều thì nguy cơ ung thư càng cao.
– Các bệnh đại tràng mạn tính: Người ta nhận thấy những người bị viêm loét đại tràng thì có nguy cơ ung thư đại tràng cao hơn những người bình thường, khoảng 3-4% số người bị viêm loét đại tràng có biến chứng ung thư. Tổn thương viêm loét đại tràng thường ở hai vị trí là manh tràng và đại tràng xích ma., về giải phẫu sinh lý thì đây là đoạn đại tràng gấp khúc nên dễ bị tổn thương. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm ung thư đại tràng thường gặp ở đại tràng xích ma và manh tràng
– Yếu tố gia đình: Những người có cha hoặc mẹ bị ung thư đại trực tràng có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng cao hơn những người sinh ra mà cha mẹ không bị ung thư đại trực tràng.
– Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống giàu chất béo và calo, ít chất xơ cũng là yếu tố thuận lợi cho phát sinh ung thư đại trực tràng. Một số nghiên cứu cho thấy những người thường ăn nhiều thịt đỏ cũng có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
– Một số yếu tố nguy cơ khác như lối sống tĩnh tại lười vận động, táo bón, mắc bệnh béo phì, đái đường, hút thuốc lá, uống rượu, tiếp xúc phóng xạ là các yếu tố nguy cơ với bệnh ung thư đại tràng.
Phòng chống ung thư đại tràng: Thường xuyên vận động tránh lối sống tĩnh tại, cải thiện chế độ ăn uống tăng cường chất xơ, hạn chế chất béo và ăn quá nhiều calo. Tập thể dục hàng ngày, bỏ bia, rượu, thuốc lá, chữa trị các bệnh như polyp đại tràng và các bệnh viêm loét đại tràng, không để xảy ra tình trạng béo phì, táo bón là các biện pháp dự phòng hữu ích, có vai trò quan trọng với sức khỏe con người.
Chúc bạn sức khỏe !
Bị ung thư dạ dày có nên ăn dưa hành muối?
Câu hỏi bởi: Minh Thu
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ! Tôi bị ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Nhưng món khoái khẩu của tôi là dưa hành muối. Tôi có phải kiêng chúng trong Tết này không thưa bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào bạn!
Theo lời khuyên chung, những người bị viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, khi mang thai thì không nên ăn món dưa hành, cũng như các loại dưa muối khác. Dưa hành chứa nhiều chất chua, khiến dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn và có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Ngoài ra, những người có bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh thận, bệnh gan cũng không nên ăn dưa muối chua vì chúng chứa nhiều muối, men tiêu hoá có thể gây tác động tới sức khỏe.
Trường hợp của bạn nếu đã có chẩn đoán ung thư dạ dày thì điều quan trọng là cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về liệu trình chữa trị, chế độ ăn uống sinh hoạt. Chế độ ăn cũng cần đảm bảo vệ sinh, dễ tiêu hóa và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp nâng cao thể trạng phòng chống bệnh tật.
Chúc bạn khỏe!
Bệnh ung thư dạ dày nên ăn uống thế nào cho tốt?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Bạn tôi năm nay 26 tuổi. Anh ấy có đi nội soi cách đây hơn 1 năm, bác sĩ chẩn đoán bị ung thư dạ dày và cho thuốc uống. Nhưng giờ anh ấy không uống nữa, anh ấy hay bị ợ hơi và thỉnh thoảng đau bụng mỗi khi uống rượu. Tôi muốn hỏi có phải bệnh anh ấy đang nặng hơn không? Người bị ung thư dạ dày nếu không điều trị thì sống được bao lâu nữa ạ và nếu chữa khỏi thì sống được bao lâu ạ? Tôi nên khuyên anh ấy chế độ ăn uống như thế nào cho tốt ạ?
Tôi cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
Ung thư dạ dày là một bệnh ác tính của tổn thương dạ dày, lí do chưa rõ ràng, tiến triển nhanh, chẩn đoán sớm khó khăn, tiên lượng nặng, chưa có phương pháp chữa trị đặc hiệu. Bạn của bạn được chẩn đoán bị ung thư dạ dày và cho thuốc uống. Bạn cần khuyên anh ấy chữa trị tích cực và kiêng tuyệt đối mọi tác nhân làm cho tình trạng bệnh nặng thêm như uống rượu, bia, hút thuốc. Ung thư dạ dày cũng là bệnh có tiên lượng xấu, tỉ lệ sống trên 5 năm dưới 40%. Ngoài việc tích cực chữa trị, ăn uống lành mạnh, tiên lượng bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Thể bệnh: K thể loét tiên lượng nhẹ hơn loại xâm nhiễm, sùi.
Vị trí K ở trên 1/3 dạ dày nặng hơn K ở đoạn giữa và dưới dạ dày.
Xâm nhập theo chiều sâu: Càng ăn sâu càng nặng. Nếu hạch không bị xâm nhiễm tỷ lệ sống còn 80%. Nếu thanh mạc bị thì tỷ lệ hạ xuống còn 40%, khi tổn thương qua lớp thanh mạc thì chỉ còn 18%.
Về mô bệnh học: Tiên lượng càng kém nếu u kém biệt hoá. Nếu nhiều Lympho xâm nhiễm mạnh tiên lượng tốt hơn.
Sự xâm nhập vào hạch là một yếu tố tiên lượng chủ yếu sau mổ.
Nếu mọi cái đều giống nhau mà không có tổn thương hạch thì tỷ lệ sống 45%. Nếu hạch bị xâm chiếm tỷ lệ sống 12%.
Nếu hạch xa bị tổn thương tiên lượng càng xấu. Hạch càng dễ bị tổn thương khi tế bào K ít biệt hoá.
Khi đại thể là ít thâm nhiễm, khi tổn thương K càng ăn sâu vào thành dạ dày (<10% đối với K thuần tuý ở niêm mạc, >80% nếu thanh mạc đã bị K xâm nhiễm) hoặc khi K ở vị trí trên cao của dạ dày. K ở phần trên dạ dày hay có tổn thương vào hạch rất cao, đặc biệt 2/3 số ca đã có tổn thương ở các hạch tuỵ, lách và thường là tiềm tàng.
Để kéo dài thời gian sống, bạn của bạn cần tích cực chữa trị và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Chế độ dinh dưỡng của người bệnh ung thư dạ dày cần có đủ các dưỡng chất: Chất đạm (thịt gia cầm, thịt nạc, cá, tôm…), chất béo không bão hòa (từ dầu hạt cải, dầu oliu, hạt oliu, quả bơ), tinh bột (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch, khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn…) và rau quả. Thức ăn dành cho người ung thư dạ dày phải là thức ăn mềm cần được nấu mềm nấu chín nhừ như cháo, súp, các món hầm để người bệnh dễ hấp thu, nên cho ăn thành 6-7 bữa/ngày.
Bên cạnh đó, người bệnh ung thư dạ dày cần tránh ăn các loại thực phẩm như: Các thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, các loại quả chua (chanh, cam bưởi chua, dấm..), các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày (các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành…), các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày (rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, chè…), các loại thức ăn tăng tiết axit (các loại nước sốt thịt, cá đậm đặc…).
Chúc các bạn mạnh khỏe!
Ung thư dạ dày giai đoạn đầu ăn uống thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Má em năm nay 51 tuổi má vừa đi khám tại bệnh viện huế và bác sĩ chẩn đoán bị ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Vậy nhờ bác sĩ giải đáp cho em về cách ăn uống cách chữa trị. Chi phí phẫu thuật có đắt không, trung bình hết bao nhiêu tiền và nên chữa trị ở đâu thì tốt. Hiện tại gia đình em ở miền Trung, mong bác sĩ giúp đỡ.
Em xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Các phương pháp chữa trị ung thư dạ dày bao gồm:
Phẫu thuật: Phương pháp chữa trị đầu tiên và chủ yếu đối với các ung thư dạ dày giai đoạn sớm là phẫu thuật: cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày. Sau 5 ngày bệnh nhân đã có thể uống và ăn trở lại. Sau phẫu thuật 10-14 ngày, bệnh nhân có thể ra viện. Những tình huống ung thư giai đoạn cuối có thể: Phẫu thuật tạm thời, nhằm lập lại lưu thông của đường tiêu hóa, kéo dài cuộc sống cho người bệnh.
Hóa chất trị liệu: Đây là phương pháp chữa trị bằng các thuốc chống ung thư đặc biệt. Các thuốc này thường được dùng phối hợp với nhau trong một tuần, sau đó nghỉ thuốc 2 hoặc 3 tuần rồi lại dùng tiếp. Nếu ung thư ở giai đoạn sớm, hóa trị liệu dùng để hỗ trợ cho phẫu thuật, tia xạ hoặc cả hai, nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể để tránh tái phát ung thư dạ dày sau này. Hóa trị liệu sẽ có một số tác dụng phụ nhưng các tác dụng phụ này là tạm thời và có thể làm giảm được.
Điều trị bằng tia xạ: Biện pháp này dùng các tia phóng xạ để diệt các tế bào ung thư. Các tia phóng xạ này được tính toán chính xác trên vị trí của ung thư để giảm tác hại đối với các mô lành. Trong ung thư dạ dày, chữa trị bằng tia xạ sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Điều trị bằng tia xạ có thể được dùng cùng với hóa chất trị liệu để làm nhỏ khối u và làm giảm các biểu hiện. Điều trị ung thư dạ dày khá tốn kém, chi phí phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Gia đình bạn hãy trao đổi trực tiếp với bác sỹ chữa trị, lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp sao cho cho hiệu quả và đỡ tốn kém nhất.
Chúc gia đình bạn mọi điều tốt lành!
Hay bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn có phải ung thư dạ dày?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ ạ!
Bác sĩ cho cháu hỏi bạn của cháu hay bị đau đầu chóng mặt và thấy khó chịu trong người, hay buồn nôn. Khi khó chịu trong người thì không muốn ăn và ăn vào lại nôn hết ra ngoài và nhiều lúc hay nôn khan. Thỉnh thoảng bị chóng mặt, đi lại mất thăng bằng, người lúc đấy không có có sức lực. Bạn cháu bị huyết áp thấp nữa ạ. Bác sĩ giải đáp cho cháu về ung thư dạ dày và những nguyên nhân của nó?
Cháu cảm ơn bác sĩ ạ.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào cháu!
Trước tiên bạn cháu không nên quá lo lắng mà tự nghĩ đến các bệnh nghiêm trọng. Biểu hiện đau đầu, buồn nôn, chóng mặt thường chỉ hay gặp trong các bệnh do thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình, đau đầu do rối loạn vận mạch… Trường hợp huyết áp thấp cũng là một trong những lí do máu lên não không đủ nên có thể gây ra chóng mặt, đau đầu và buồn nôn. Còn để chẩn đoán có phải ung thư dạ dày hay không thì bạn cháu cần phải được khám rất kỹ, nội soi dạ dày và thậm trí phải làm sinh thiết xét nghiệm tế bào nữa mới có kết luận được. Vậy cháu nên khuyên bạn cháu đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán và có hướng chữa trị nhé.
Thân mến chào cháu.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư dạ dày
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Xin bác sĩ cho biết về các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư đại tràng và cách phòng tránh.
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào bạn!
Ung thư đại tràng là bệnh lý hay gặp ở Việt Nam, ung thư đại tràng đứng hàng thứ hai sau ung thư dạ dày trong các ung thư của đường tiêu hóa. Ung thư đại tràng tiến triển chậm và di căn muộn hơn các loại ung thư khác. Các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư đại tràng:
– Tuổi cao: Ung thư đại tràng hay gặp ở những người có tuổi trên 50, ung thư đại tràng có thể gặp ở những người trẻ tuổi nhưng tỷ lệ thấp.
– Polip đại tràng: Người ta thấy rằng những người có polip đại tràng thì dễ có ung thư (trên 50%), số lượng polip đại tràng càng nhiều thì nguy cơ ung thư càng cao.
– Các bệnh đại tràng mạn tính: Người ta nhận thấy những người bị viêm loét đại tràng thì có nguy cơ ung thư đại tràng cao hơn những người bình thường, khoảng 3-4% số người bị viêm loét đại tràng có biến chứng ung thư. Tổn thương viêm loét đại tràng thường ở hai vị trí là manh tràng và đại tràng xích ma., về giải phẫu sinh lý thì đây là đoạn đại tràng gấp khúc nên dễ bị tổn thương. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm ung thư đại tràng thường gặp ở đại tràng xích ma và manh tràng
– Yếu tố gia đình: Những người có cha hoặc mẹ bị ung thư đại trực tràng có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng cao hơn những người sinh ra mà cha mẹ không bị ung thư đại trực tràng.
– Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống giàu chất béo và calo, ít chất xơ cũng là yếu tố thuận lợi cho phát sinh ung thư đại trực tràng. Một số nghiên cứu cho thấy những người thường ăn nhiều thịt đỏ cũng có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
– Một số yếu tố nguy cơ khác như lối sống tĩnh tại lười vận động, táo bón, mắc bệnh béo phì, đái đường, hút thuốc lá, uống rượu, tiếp xúc phóng xạ là các yếu tố nguy cơ với bệnh ung thư đại tràng.
Phòng chống ung thư đại tràng: Thường xuyên vận động tránh lối sống tĩnh tại, cải thiện chế độ ăn uống tăng cường chất xơ, hạn chế chất béo và ăn quá nhiều calo. Tập thể dục hàng ngày, bỏ bia, rượu, thuốc lá, chữa trị các bệnh như polyp đại tràng và các bệnh viêm loét đại tràng, không để xảy ra tình trạng béo phì, táo bón là các biện pháp dự phòng hữu ích, có vai trò quan trọng với sức khỏe con người.
Chúc bạn sức khỏe !
Theo ViCare