Bạn đã bao giờ vừa bị ù tai vừa cảm thấy chóng mặt? Nếu gặp phải những trường hợp như vậy bạn xử lý như thế nào? Tuyển chọn các câu hỏi sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc xung quanh vấn đề này giúp bạn.
Hay bị ù tai, chóng mặt, nhất là khi đang ngồi xong đứng lên là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Phương Linh
Thưa bác sĩ!
Năm nay cháu 22 tuổi, gần đây cháu hay bị ù tai, chóng mặt, nhất là khi đang ngồi xong đứng lên. Hôm nay cháu cũng gặp phải tình trạng tương tự, tự nhiên thấy ù tai, hoa mắt, người nôn nao sau đó ngất đi. Bác sĩ cho cháu hỏi biểu hiện này có phải do cháu mắc bệnh gì không ạ? Có phải do tụt huyết áp không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Các biểu hiện bạn mô tả có thể bạn bị rối loạn tiền đình (RLTĐ). RLTĐ là biểu hiện thường xuyên tái phát, tác động đến công việc và chất lượng cuộc sống.
Có hai loại rối loạn tiền đình:
RLTĐ ngoại biên: Biểu hiện chóng mặt khi thay đổi tư thế, đây là dạng bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt. Trường hợp bệnh nặng, người bệnh không thể đi đứng được, cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực, nặng đầu, khó tập trung…
RLTĐ trung ương: Là bệnh lý thường gặp với những triệu chứng của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế bị choáng váng, chóng mặt, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói. RLTĐ trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà lí do có thể là do xơ mỡ động mạch mang máu đến nuôi não bộ.
Để xác định chính xác, người bệnh cần đi khám tại chuyên khoa Tai Mũi Họng và Thần kinh. Bác sĩ sẽ chỉ định đo não đồ hoặc làm các xét nghiệm hình ảnh như chụp X quang, CT Scanner hoặc phải sử dụng cộng hưởng từ (MRI) để tìm đúng lí do gây hội chứng RLTĐ. Ngoài ra, RLTĐ còn xuất hiện ở những người thường xuyên làm việc căng thẳng, ít ngủ, thường uống rượu bia hoặc phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh. Khi bệnh nhân đã mắc hội chứng RLTĐ thì phải cẩn trọng trong tư thế sinh hoạt, như không nên quay cổ một cách đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh, tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh để tránh tiếng ồn. Bệnh nhân cũng cần giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ôtô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt… Trường hợp chóng mặt kèm theo các biểu hiện như nhức đầu đột ngột, sốt từ 380C trở lên, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật hoặc nhìn đôi (thấy 1 thành 2), mất thị lực, giảm thính giác… thì nên đi khám ngay tại chuyên khoa Tai Mũi Họng, Thần kinh. Bạn hãy đi khám sớm để xác định bệnh và chữa trị nhé.
Chúc bạn sống khỏe!
Ù tai, chóng mặt, suy giảm trí nhớ là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Năm nay cháu 16 tuổi. Cháu thường xuyên bị chóng mặt khi đổi tư thế, ù tai và dạo gần đây trí nhớ bị tụt gìảm. Cháu quên những thứ mình đã bỏ ở đâu hay những việc mình cần làm tiếp theo. Bác sĩ có thể cho biết cháu bị gì không ạ.
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có thể bạn đang bị rối loạn tiền đình. Rối loạn tiền đình là biểu hiện thường xuyên tái phát, tác động đến công việc và chất lượng cuộc sống. Có hai loại rối loạn tiền đình:
Rối loạn tiền đình ngoại biên: Biểu hiện chóng mặt khi thay đổi tư thế, đây là dạng bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt. Trường hợp bệnh nặng, người bệnh không thể đi đứng được, cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực, nặng đầu, khó tập trung…
Rối loạn tiền đình trung ương: Là bệnh lý thường gặp với những triệu chứng của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế bị choáng váng, chóng mặt, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói. Rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà lí do có thể là do xơ mỡ động mạch mang máu đến nuôi não bộ.
Khi bệnh nhân đã mắc hội chứng rối loạn tiền đình thì phải cẩn trọng trong tư thế sinh hoạt, như không nên quay cổ một cách đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh, tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh để tránh tiếng ồn. Bệnh nhân cũng cần giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ôtô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt…
Bệnh nhân tuyệt đối không tự mua thuốc uống theo mách bảo, theo đơn thuốc cũ vì ngoài rối loạn tiền đình, các dấu hiệu này có thể báo hiệu những bệnh lý nặng như tai biến mạch não, u não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng. Bạn nên đến bệnh viện khám chuyên khoa Thần kinh để chữa trị sớm.
Chúc bạn sống khỏe!
Cháu bị ù tai, chõng mặt, nôn khi bị rối loạn tiền đình
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu bị ù tai, chõng mặt, nôn, cháu đã khám và chữa trị tại bệnh viện huyện trong 2 tuần và được chuẩn đoán là bị rối loạn tiền đình. Hiện nay cháu ra viện được 2 tuần và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ nhưng cháu vẫn bị ù tai (lúc nào cũng bị ù tai). Cháu đã được nội soi tai, mũi, họng, tát cả đều bình thường. Xin hỏi bác sĩ biểu hiện ù tai của cháu có nguy hiểm không. Và muốn chữa khỏi thì cháu nên đi khám ở đâu. Cám ơn BS!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào cháu! Ù tai là một biểu hiện của rối loạn tiền đình. Cháu vẫn còn ù tai là chứng tỏ bệnh rối loạn tiền đình chưa được khống chế hoàn toàn, bạn cần tiếp tục chữa trị bệnh theo đơn cũ hoặc khám bệnh ở tuyến cao hơn nếu thấy cần thiết.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Ù tai chóng mặt, nôn ói, mất thăng bằng, là bệnh gì và chi phí chữa trị là bao nhiêu?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Kính chào bác sĩ.
Khoảng chừng 7 – 8 năm về trước, cháu có bị ù tai, chỉ lâu lâu mới bị ù một lần rồi lát sau thì khỏi. Đôi khi đến đợt ù cháu có kèm theo chóng mặt, nôn ói nhưng ít khi gặp tình trạng này, đôi khi bị ù tai trong lúc đi đứng làm cháu thấy mình hơi bị mất thăng bằng. Thời gian trở về sau này giường như là tai cháu hay bị ù nhiều hơn và giờ đây như là tai ù liên tục. Tai cháu hiện tại đã giảm thính lực nơi tai bị ù rất nhiều, nhiều lúc khi đang nói chuyện cháu nghe có tiếng vọng lại trong tai mình nữa, cũng có lúc cháu thấy ngứa trong tai nhưng bây giờ đã hết. Hiện giờ tai cháu không thấy bị đau hay chảy dịch gì cả. Cháu chỉ thấy mình khó tập trung vào công việc và đi đứng hơi mất thăng bằng chút. Bác sĩ cho cháu xin hỏi là thời gian mắc bệnh của cháu lâu như vậy thì có chữa khỏi được không và việc chữa trị có gặp khó khăn. Chi phí chữa trị có tốn kém không ạ, vì hoàn cảnh gia đình cháu đang gặp khó khăn.
Cháu xin cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Biểu hiện như bạn mô tả là những biểu hiện của bệnh tiền đình ốc tai, với biểu hiện cơ bản là ù tai và mất thăng bằng. Bạn nên khám bệnh và chữa trị ở chuyên khoa tai mũi họng, được khám chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, từ đó có giải pháp chữa trị cụ thể. Không nên khám bác sĩ đa khoa phán đoán nguyên nhân rồi cho thuốc chữa trị. Bệnh ít nguy hiểm nhưng đôi khi chữa rất nan giải, hiệu quả chữa trị không cao, lộ trình chữa trị phải lâu dài.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Cháu thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu là nữ 20 tuổi. Cháu thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, leo cầu thang hay làm việc 1 lúc là ù tai. Gần đây còn bị ngất, tay chân tê bì, không cử động được, toát mồ hôi, thở mạnh, bắt mạch ngoại vi không có. Cháu đi khám thì bác sĩ nói là bị thiếu máu. Cháu đã dùng thuốc bổ sung, ngủ nghỉ và ăn uống điều độ nhưng vẫn không đỡ. Bác sĩ cho cháu hỏi có phải cháu bị thiểu năng tuần hoàn hoặc huyết áp thấp không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Với các triệu chứng như bạn mô tả có thể là triệu chứng của hội chứng thiếu máu não do huyết áp thấp gây nên. Huyết áp được gọi là thấp khi có trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg. Người bị huyết áp thấp, lưu lượng máu lên não bị giảm sút nên thường có những biểu hiện cơ bản sau:
– Mệt mỏi, lả và rất muốn được nghỉ ngơi, chân tay hay bị bủn rủn.
– Hoa mắt chóng mặt, đau đầu
– Khó tập trung và dễ nổi cáu
– Có cảm giác buồn nôn
– Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc
– Vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh
– Thở dốc nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng.
Nguyên nhân gây huyết áp thấp có thể do: Bị thiếu hụt hàm lượng hormon của tuyến giáp, thiếu máu, nhịp tim chậm, suy nhược cơ thể, stress và di truyền. Bạn đã dùng thuốc bổ sung, ngủ nghỉ và ăn uống điều độ nhưng vẫn không đỡ, bạn nên đi khám lại để xác định chính xác lí do gây huyết áp thấp và chữa trị.
Chúc bạn sức khỏe!
Hay bị ù tai, chóng mặt, nhất là khi đang ngồi xong đứng lên là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Phương Linh
Thưa bác sĩ!
Năm nay cháu 22 tuổi, gần đây cháu hay bị ù tai, chóng mặt, nhất là khi đang ngồi xong đứng lên. Hôm nay cháu cũng gặp phải tình trạng tương tự, tự nhiên thấy ù tai, hoa mắt, người nôn nao sau đó ngất đi. Bác sĩ cho cháu hỏi biểu hiện này có phải do cháu mắc bệnh gì không ạ? Có phải do tụt huyết áp không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Các biểu hiện bạn mô tả có thể bạn bị rối loạn tiền đình (RLTĐ). RLTĐ là biểu hiện thường xuyên tái phát, tác động đến công việc và chất lượng cuộc sống.
Có hai loại rối loạn tiền đình:
RLTĐ ngoại biên: Biểu hiện chóng mặt khi thay đổi tư thế, đây là dạng bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt. Trường hợp bệnh nặng, người bệnh không thể đi đứng được, cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực, nặng đầu, khó tập trung…
RLTĐ trung ương: Là bệnh lý thường gặp với những triệu chứng của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế bị choáng váng, chóng mặt, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói. RLTĐ trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà lí do có thể là do xơ mỡ động mạch mang máu đến nuôi não bộ.
Để xác định chính xác, người bệnh cần đi khám tại chuyên khoa Tai Mũi Họng và Thần kinh. Bác sĩ sẽ chỉ định đo não đồ hoặc làm các xét nghiệm hình ảnh như chụp X quang, CT Scanner hoặc phải sử dụng cộng hưởng từ (MRI) để tìm đúng lí do gây hội chứng RLTĐ. Ngoài ra, RLTĐ còn xuất hiện ở những người thường xuyên làm việc căng thẳng, ít ngủ, thường uống rượu bia hoặc phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh. Khi bệnh nhân đã mắc hội chứng RLTĐ thì phải cẩn trọng trong tư thế sinh hoạt, như không nên quay cổ một cách đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh, tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh để tránh tiếng ồn. Bệnh nhân cũng cần giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ôtô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt… Trường hợp chóng mặt kèm theo các biểu hiện như nhức đầu đột ngột, sốt từ 380C trở lên, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật hoặc nhìn đôi (thấy 1 thành 2), mất thị lực, giảm thính giác… thì nên đi khám ngay tại chuyên khoa Tai Mũi Họng, Thần kinh. Bạn hãy đi khám sớm để xác định bệnh và chữa trị nhé.
Chúc bạn sống khỏe!
Ù tai, chóng mặt, suy giảm trí nhớ là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Năm nay cháu 16 tuổi. Cháu thường xuyên bị chóng mặt khi đổi tư thế, ù tai và dạo gần đây trí nhớ bị tụt gìảm. Cháu quên những thứ mình đã bỏ ở đâu hay những việc mình cần làm tiếp theo. Bác sĩ có thể cho biết cháu bị gì không ạ.
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có thể bạn đang bị rối loạn tiền đình. Rối loạn tiền đình là biểu hiện thường xuyên tái phát, tác động đến công việc và chất lượng cuộc sống. Có hai loại rối loạn tiền đình:
Rối loạn tiền đình ngoại biên: Biểu hiện chóng mặt khi thay đổi tư thế, đây là dạng bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt. Trường hợp bệnh nặng, người bệnh không thể đi đứng được, cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực, nặng đầu, khó tập trung…
Rối loạn tiền đình trung ương: Là bệnh lý thường gặp với những triệu chứng của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế bị choáng váng, chóng mặt, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói. Rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà lí do có thể là do xơ mỡ động mạch mang máu đến nuôi não bộ.
Khi bệnh nhân đã mắc hội chứng rối loạn tiền đình thì phải cẩn trọng trong tư thế sinh hoạt, như không nên quay cổ một cách đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh, tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh để tránh tiếng ồn. Bệnh nhân cũng cần giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ôtô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt…
Bệnh nhân tuyệt đối không tự mua thuốc uống theo mách bảo, theo đơn thuốc cũ vì ngoài rối loạn tiền đình, các dấu hiệu này có thể báo hiệu những bệnh lý nặng như tai biến mạch não, u não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng. Bạn nên đến bệnh viện khám chuyên khoa Thần kinh để chữa trị sớm.
Chúc bạn sống khỏe!
Cháu bị ù tai, chõng mặt, nôn khi bị rối loạn tiền đình
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu bị ù tai, chõng mặt, nôn, cháu đã khám và chữa trị tại bệnh viện huyện trong 2 tuần và được chuẩn đoán là bị rối loạn tiền đình. Hiện nay cháu ra viện được 2 tuần và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ nhưng cháu vẫn bị ù tai (lúc nào cũng bị ù tai). Cháu đã được nội soi tai, mũi, họng, tát cả đều bình thường. Xin hỏi bác sĩ biểu hiện ù tai của cháu có nguy hiểm không. Và muốn chữa khỏi thì cháu nên đi khám ở đâu. Cám ơn BS!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào cháu! Ù tai là một biểu hiện của rối loạn tiền đình. Cháu vẫn còn ù tai là chứng tỏ bệnh rối loạn tiền đình chưa được khống chế hoàn toàn, bạn cần tiếp tục chữa trị bệnh theo đơn cũ hoặc khám bệnh ở tuyến cao hơn nếu thấy cần thiết.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Ù tai chóng mặt, nôn ói, mất thăng bằng, là bệnh gì và chi phí chữa trị là bao nhiêu?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Kính chào bác sĩ.
Khoảng chừng 7 – 8 năm về trước, cháu có bị ù tai, chỉ lâu lâu mới bị ù một lần rồi lát sau thì khỏi. Đôi khi đến đợt ù cháu có kèm theo chóng mặt, nôn ói nhưng ít khi gặp tình trạng này, đôi khi bị ù tai trong lúc đi đứng làm cháu thấy mình hơi bị mất thăng bằng. Thời gian trở về sau này giường như là tai cháu hay bị ù nhiều hơn và giờ đây như là tai ù liên tục. Tai cháu hiện tại đã giảm thính lực nơi tai bị ù rất nhiều, nhiều lúc khi đang nói chuyện cháu nghe có tiếng vọng lại trong tai mình nữa, cũng có lúc cháu thấy ngứa trong tai nhưng bây giờ đã hết. Hiện giờ tai cháu không thấy bị đau hay chảy dịch gì cả. Cháu chỉ thấy mình khó tập trung vào công việc và đi đứng hơi mất thăng bằng chút. Bác sĩ cho cháu xin hỏi là thời gian mắc bệnh của cháu lâu như vậy thì có chữa khỏi được không và việc chữa trị có gặp khó khăn. Chi phí chữa trị có tốn kém không ạ, vì hoàn cảnh gia đình cháu đang gặp khó khăn.
Cháu xin cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Biểu hiện như bạn mô tả là những biểu hiện của bệnh tiền đình ốc tai, với biểu hiện cơ bản là ù tai và mất thăng bằng. Bạn nên khám bệnh và chữa trị ở chuyên khoa tai mũi họng, được khám chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, từ đó có giải pháp chữa trị cụ thể. Không nên khám bác sĩ đa khoa phán đoán nguyên nhân rồi cho thuốc chữa trị. Bệnh ít nguy hiểm nhưng đôi khi chữa rất nan giải, hiệu quả chữa trị không cao, lộ trình chữa trị phải lâu dài.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Cháu thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu là nữ 20 tuổi. Cháu thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, leo cầu thang hay làm việc 1 lúc là ù tai. Gần đây còn bị ngất, tay chân tê bì, không cử động được, toát mồ hôi, thở mạnh, bắt mạch ngoại vi không có. Cháu đi khám thì bác sĩ nói là bị thiếu máu. Cháu đã dùng thuốc bổ sung, ngủ nghỉ và ăn uống điều độ nhưng vẫn không đỡ. Bác sĩ cho cháu hỏi có phải cháu bị thiểu năng tuần hoàn hoặc huyết áp thấp không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Với các triệu chứng như bạn mô tả có thể là triệu chứng của hội chứng thiếu máu não do huyết áp thấp gây nên. Huyết áp được gọi là thấp khi có trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg. Người bị huyết áp thấp, lưu lượng máu lên não bị giảm sút nên thường có những biểu hiện cơ bản sau:
– Mệt mỏi, lả và rất muốn được nghỉ ngơi, chân tay hay bị bủn rủn.
– Hoa mắt chóng mặt, đau đầu
– Khó tập trung và dễ nổi cáu
– Có cảm giác buồn nôn
– Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc
– Vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh
– Thở dốc nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng.
Nguyên nhân gây huyết áp thấp có thể do: Bị thiếu hụt hàm lượng hormon của tuyến giáp, thiếu máu, nhịp tim chậm, suy nhược cơ thể, stress và di truyền. Bạn đã dùng thuốc bổ sung, ngủ nghỉ và ăn uống điều độ nhưng vẫn không đỡ, bạn nên đi khám lại để xác định chính xác lí do gây huyết áp thấp và chữa trị.
Chúc bạn sức khỏe!
Theo ViCare