Hiện nay, phương pháp điều trị tốt nhất của tim bẩm sinh là phẫu thuật. Vậy trước khi tiến hành phẫu thuật cho bé, phụ huynh cần tìm hiểu những gì?
Trẻ bị tim bẩm sinh có nên phẫu thuật?
Câu hỏi bởi: thaonguyen
Chào bác sĩ.
Cháu tôi được 8 tháng tuổi, là bé trai. Cháu được bác sĩ ở bệnh viện tỉnh cho biết là bị tim bẩm sinh nhưng lại ghi ở giấy khám bệnh là hở van động mạch phổi nhẹ và khuyên gia đình tôi nên đưa cháu đi Huế để tiến hành phẫu thuật sớm nếu không bé càng lớn sẽ càng ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Hiện bé cũng rất suy nhược chỉ được 6,5 kg. Gia đình tôi đang rất hoang mang và lo lắng cho bé. Bác sĩ cho tôi hỏi giờ gia đình tôi phải làm thế nào? Có nên cho bé đi phẫu thuật không? Có cách nào khác để chữa trị cho bé không ạ? Và nếu phẫu thuật thì kinh phí là bao nhiêu? Kính mong bác sĩ có thể giải thích rõ hơn về bệnh được không ạ?
Tôi xin cảm ơn bác sĩ nhiều ạ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Bệnh tim bẩm sinh là khuyết tật về tim từ trong bào thai (bẩm sinh). Khi đẻ ra tim đã không hoàn chỉnh như mọi tình huống khác, cũng như trẻ em bị sứt môi hở hàm ếch là một dị tật bẩm sinh có từ trong bào thai trẻ đẻ ra đã bị ngay như vậy. Bệnh tim bẩm sinh có nhiều, trong đó có bệnh hở van động mạch phổi (van động mạch phổi ở ngay tại tim, là van của động mạch đưa máu lên phổi cho nên gọi là động mạch phổi) cho nên là bệnh tim bẩm sinh nhưng lại ghi là: hở van động mach phổi, không phải là bệnh của phổi.
Máu đen sau khi trở về từ hệ thống tĩnh mạch khắp cơ thể được dồn xuống tâm thất phải, khi tim co bóp máu qua van động mạch phổi lên phổi trao đổi hấp phụ ô xy để trở thành máu đỏ sau đó lại đi nuôi cơ thể. Khi van động mạch phổi bị hở, tức là máu đã lên đến động mạch phổi rồi nhưng do van hở lên lại bị trả lại một ít khi tim dãn ra. Như vậy làm hiệu quả của mỗi lần làm việc bị trừ giảm đi một ít, hiện tượng này nếu nhiều (hở nặng) hoặc kéo dài có thể làm suy tâm thất phải. Bệnh hở van động mạch chủ bẩm sinh nhẹ ít được sử lý can thiệp phẫu thuật, thường chỉ định phẫu thuật khi có suy tim thất phải nặng, hoặc nó là 1 triệu chứng của bệnh tim bẩm sinh khác như tứ chứng Fallot (pha-lô)…, Can thiệp phẫu thuật trong hở van động mạch phổi (hở lớn) là thay van, hoặc sửa van động mạch phổi. Chi phí một ca phẫu thuật thay van động mạch phổi qua da (không phải mổ tim hở) ở Mỹ là 45.000 USD. Ở Việt Nam đã thực hiện thành công kỹ thuật này với giá thành rẻ hơn khoảng ¼ số tiền trên.
Như vậy bạn cần chú ý đến bé hơn, không để bé quấy khóc vật vã, giám hộ không cho trẻ đùa nghịch quá sức (khi ở lứa tuổi lớn hơn), tăng cường bồi bổ, định kỳ đưa bé đi siêu âm tim, nhất là siêu âm tim ở nhiều nơi trong cùng một thời điểm để so sánh kết luận. Nếu bé có hiện tượng khó thở, tím tái khi gắng sức (khóc, la hét, rặn đi ngoài…) thì nên đưa bé đi khám chuyên khoa tim mạch.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Bị tim bẩm sinh có cần mổ không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi bị:
Tim bẩm sinh thông liên thất phần màng đường kính 8mm, chiều luồng thông trái sang phải, chênh áp thất trái/ thất phải 93/65mmHg.
Hở van 2 lá 1.5/4 Type II A2, van dày hở van 3 lá 1.5/4.
Áp lực động mạch phổi không tăng (PAPs 33mmHg).
Các buồng tim không dãn.
Động mạch phổi và các nhánh hợp lưu, kích thước bình thường.
Chức năng tâm thu thất trái tốt (FE 69%).
Trường hợp của tôi có cần mổ không? Mong bác sĩ tư vấn giúp.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Thông liên thất là bệnh tim bẩm sinh trong đó có một hoặc nhiều lỗ thông ở một hoặc nhiều vị trí khác nhau của vách liên thất tạo ra sự thông thương giữa tuần hoàn phổi và tuần hoàn hệ thống. Chỉ định phẫu thuật trong các tình huống:
Lâm sàng (có tính chất gợi ý ): Có các biểu hiện như: nhiễm khuẩn hô hấp kéo dài, tái diễn, khó lên cân, suy dinh dưỡng, có biểu hiện suy tim, tăng áp động mạch phổi không thể kiểm soát bằng chữa trị nội khoa )
Siêu âm: Lỗ thông trung bình hoặc lớn, áp lực động mạch phổi > 40 mmHg + có dãn thất trái.
Các loại thông liên thấy có vị trí đặc biệt (thông liên thất dưới 2 van động mạch), có tổn thương phối hợp (thông liên thất kèm hở van động mạch chủ, thông liên thất kèm phình xoang Valsalva) hoặc có biến chứng (viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn).
Trong tình huống của bạn với kích thước lỗ thông bé, không có tăng áp lực động mạch phổi và các biểu hiện lâm sàng kèm theo như đã nói ở trên thì chưa cần thiết phải tiến hành phẫu thuật, có thể chữa trị Nội khoa, tiếp tục theo dõi và tái khám 3-6 tháng 1 lần.
Chúc bạn sức khỏe!
Bị tim bẩm sinh có mổ được không?
Câu hỏi bởi:
Xin chào bác sĩ!
Cháu có con gái bị tim bẩm sinh. Bác sĩ bảo bị liên thông thất quanh màng 5,6 mm va pg 4,9 mmhg. Bác sĩ cho cháu hỏi liệu con cháu có dùng phương pháp mổ được không a?
Cháu xin cám ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Thông liên thất phần quanh màng là loại thông liên thất hay gặp nhất. Nằm ở cao thuộc phần màng của vách liên thất (VLT), ở chỗ nối giữa van 3 lá và van động mạch chủ. Tuy nhiên, nó có thể dịch chuyển ra sau, ra trước hay xuống dưới một chút tùy từng tình huống. Tổn thương thường phối hợp tạo thành một túi nhỏ ở dưới van 3 lá hay xung quanh bờ van (thường cũng được gọi là túi phình phần màng vách liên thất). Nó có thể gây hở van động mạch chủ và hẹp phần thấp của đường ra thất phải. Đây là loại thông liên thất có khả năng tự đóng cao.
Bé nhà bạn bị thông liên thất quanh màng 5,6 mm và pg 4,9 mmHg nghĩa là có độ chênh áp giữa thất trái và phải là 4,9 mmHg. Không biết con gái bạn đã mấy tuổi rồi. Nếu cháu còn nhỏ thì với lỗ thông nhỏ như của bé vẫn có khả năng tự đóng. Bạn nên đưa con bạn đến các cơ sở y tế chuyên khoa như bệnh viện Tim Bạch Mai, Trung tâm Tim mạch của bệnh viện E để các bác sĩ thăm khám. Các bác sĩ sẽ có phương pháp chữa trị phù hợp. Để bít lỗ thông liên thất có thể thực hiện bằng phương pháp phẫu thuật hoặc đóng bằng dụng cụ qua da (từ thông dụng mọi người hay gọi là bằng nội soi mặc dù không hoàn toàn chính xác là như vậy).
Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!
Tỷ lệ thành công phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh?
Câu hỏi bởi: ngocminh2011
Xin chào bác sĩ.
Cháu có con trai hơn 2 tuổi mắc tim bẩm sinh đã siêu âm Doppler tim, cháu bị thông sàn nhĩ thất toàn bộ. Hở van nhĩ thất phải nặng. Hở van nhĩ thất trái trung bình. Còn ống động mạch. Ngoài ra cháu còn mắc hội chứng Down. Hiện sức khỏe của cháu rất yếu xin hỏi bác sĩ cháu có phẫu thuật được không và tỷ lệ thành công là bao nhiêu?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Lê Hữu Lợi
Chào bạn!
Trước hết xin chia sẽ với bạn về tình trạng bệnh của cháu. Có thể nói tình trạng bệnh của cháu rất nặng với nhiều bất thường phối hợp. Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam thì những bệnh nhân có thông sàn nhĩ thất chưa bị tăng áp lực động mạch phổi cần phẫu thuật càng sớm càng tốt trước 1 tuổi và theo dõi sát, tái khám định kỳ.
Trường hợp của cháu rất có thể cháu đã suy tim, tăng áp lực động mạch phổi, ngoài ra cháu có nhiều bất thường phối hợp như: Hội chứng Down, còn ống động mạch nên tiên lượng sau phẫu thuật của cháu cũng không tốt do đó trước tiên cháu cần được chữa trị chống suy tim tăng áp lực động mach phổi bằng thuốc để cải thiện tình trạng khó thở và khám lại để đánh giá tình trạng tăng áp lực động mạch phổi bạn nhé.
Chúc gia đình khỏe!
Tỷ lệ thành công phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Con năm nay 15 tuổi bị tim bẩm sinh (thông liên nhĩ) mới phát hiện năm nay và sẽ mổ gấp. Cho con hỏi tỷ lệ thành công trong kì phẫu thuật này như thế nào?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào cháu!
Thông liên nhĩ là bệnh tim bẩm sinh thường gặp. Trong bệnh lý này có một lỗ thông bất thường trên vách liên nhĩ, làm nhĩ trái và nhĩ phải thông thương nhau (bình thường hai bên không thông thương). Đại đa số các bệnh nhân thông liên nhĩ không có biểu hiện cơ năng mà chỉ có các biểu hiện lâm sàng rất kín đáo do đó thường bị bỏ sót chẩn đoán cho đến tuổi trưởng thành.
Đối với các tình huống thông liên nhĩ không được chữa trị triệt để, các bệnh nhân sẽ dần dần có các biểu hiện lâm sàng. Lâu dài bệnh nhân sẽ triệu chứng các dấu hiệu của sự quá tải buồng tim phải như rối loạn nhịp nhĩ (tăng dần nguy cơ theo tuổi của bệnh nhân), tăng áp động mạch phổi và tăng sức cản mạch phổi, cuối cùng hậu quả tất yếu là dẫn đến suy tim xung huyết. Việc tồn tại lỗ thông liên nhĩ cũng là một yếu tố thuận lợi dẫn đến tắc mạch.
Có bốn dạng thông liên nhĩ thông thường: thông liên nhĩ kiểu lỗ thứ phát, thông liên nhĩ kiểu lỗ thứ nhất, thông liên nhĩ kiểu xoang tĩnh mạch và thông liên nhĩ thể xoang.
Cháu đã có chỉ định chữa trị ngoại khoa. Tùy vào từng dạng lỗ thông, kích thước lỗ thông mà bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp can thiệp khác nhau như chữa trị bít dù (bít lỗ thông liên nhĩ bằng 1 thiết bị đặc biệt giống chiếc ô nhỏ), đây là phương pháp hiệu quả, nhẹ nhàng, thẩm mỹ hoặc phẫu thuật mở. Cháu đừng quá lo lắng, vì điều trị thông liên nhĩ, dù là bít dù hay phẫu thuật mở, đều khá an toàn và cho kết quả tốt.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Trẻ bị tim bẩm sinh có nên phẫu thuật?
Câu hỏi bởi: thaonguyen
Chào bác sĩ.
Cháu tôi được 8 tháng tuổi, là bé trai. Cháu được bác sĩ ở bệnh viện tỉnh cho biết là bị tim bẩm sinh nhưng lại ghi ở giấy khám bệnh là hở van động mạch phổi nhẹ và khuyên gia đình tôi nên đưa cháu đi Huế để tiến hành phẫu thuật sớm nếu không bé càng lớn sẽ càng ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Hiện bé cũng rất suy nhược chỉ được 6,5 kg. Gia đình tôi đang rất hoang mang và lo lắng cho bé. Bác sĩ cho tôi hỏi giờ gia đình tôi phải làm thế nào? Có nên cho bé đi phẫu thuật không? Có cách nào khác để chữa trị cho bé không ạ? Và nếu phẫu thuật thì kinh phí là bao nhiêu? Kính mong bác sĩ có thể giải thích rõ hơn về bệnh được không ạ?
Tôi xin cảm ơn bác sĩ nhiều ạ.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn!
Bệnh tim bẩm sinh là khuyết tật về tim từ trong bào thai (bẩm sinh). Khi đẻ ra tim đã không hoàn chỉnh như mọi tình huống khác, cũng như trẻ em bị sứt môi hở hàm ếch là một dị tật bẩm sinh có từ trong bào thai trẻ đẻ ra đã bị ngay như vậy. Bệnh tim bẩm sinh có nhiều, trong đó có bệnh hở van động mạch phổi (van động mạch phổi ở ngay tại tim, là van của động mạch đưa máu lên phổi cho nên gọi là động mạch phổi) cho nên là bệnh tim bẩm sinh nhưng lại ghi là: hở van động mach phổi, không phải là bệnh của phổi.
Máu đen sau khi trở về từ hệ thống tĩnh mạch khắp cơ thể được dồn xuống tâm thất phải, khi tim co bóp máu qua van động mạch phổi lên phổi trao đổi hấp phụ ô xy để trở thành máu đỏ sau đó lại đi nuôi cơ thể. Khi van động mạch phổi bị hở, tức là máu đã lên đến động mạch phổi rồi nhưng do van hở lên lại bị trả lại một ít khi tim dãn ra. Như vậy làm hiệu quả của mỗi lần làm việc bị trừ giảm đi một ít, hiện tượng này nếu nhiều (hở nặng) hoặc kéo dài có thể làm suy tâm thất phải. Bệnh hở van động mạch chủ bẩm sinh nhẹ ít được sử lý can thiệp phẫu thuật, thường chỉ định phẫu thuật khi có suy tim thất phải nặng, hoặc nó là 1 triệu chứng của bệnh tim bẩm sinh khác như tứ chứng Fallot (pha-lô)…, Can thiệp phẫu thuật trong hở van động mạch phổi (hở lớn) là thay van, hoặc sửa van động mạch phổi. Chi phí một ca phẫu thuật thay van động mạch phổi qua da (không phải mổ tim hở) ở Mỹ là 45.000 USD. Ở Việt Nam đã thực hiện thành công kỹ thuật này với giá thành rẻ hơn khoảng ¼ số tiền trên.
Như vậy bạn cần chú ý đến bé hơn, không để bé quấy khóc vật vã, giám hộ không cho trẻ đùa nghịch quá sức (khi ở lứa tuổi lớn hơn), tăng cường bồi bổ, định kỳ đưa bé đi siêu âm tim, nhất là siêu âm tim ở nhiều nơi trong cùng một thời điểm để so sánh kết luận. Nếu bé có hiện tượng khó thở, tím tái khi gắng sức (khóc, la hét, rặn đi ngoài…) thì nên đưa bé đi khám chuyên khoa tim mạch.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Bị tim bẩm sinh có cần mổ không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi bị:
Tim bẩm sinh thông liên thất phần màng đường kính 8mm, chiều luồng thông trái sang phải, chênh áp thất trái/ thất phải 93/65mmHg.
Hở van 2 lá 1.5/4 Type II A2, van dày hở van 3 lá 1.5/4.
Áp lực động mạch phổi không tăng (PAPs 33mmHg).
Các buồng tim không dãn.
Động mạch phổi và các nhánh hợp lưu, kích thước bình thường.
Chức năng tâm thu thất trái tốt (FE 69%).
Trường hợp của tôi có cần mổ không? Mong bác sĩ tư vấn giúp.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Thông liên thất là bệnh tim bẩm sinh trong đó có một hoặc nhiều lỗ thông ở một hoặc nhiều vị trí khác nhau của vách liên thất tạo ra sự thông thương giữa tuần hoàn phổi và tuần hoàn hệ thống. Chỉ định phẫu thuật trong các tình huống:
Lâm sàng (có tính chất gợi ý ): Có các biểu hiện như: nhiễm khuẩn hô hấp kéo dài, tái diễn, khó lên cân, suy dinh dưỡng, có biểu hiện suy tim, tăng áp động mạch phổi không thể kiểm soát bằng chữa trị nội khoa )
Siêu âm: Lỗ thông trung bình hoặc lớn, áp lực động mạch phổi > 40 mmHg + có dãn thất trái.
Các loại thông liên thấy có vị trí đặc biệt (thông liên thất dưới 2 van động mạch), có tổn thương phối hợp (thông liên thất kèm hở van động mạch chủ, thông liên thất kèm phình xoang Valsalva) hoặc có biến chứng (viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn).
Trong tình huống của bạn với kích thước lỗ thông bé, không có tăng áp lực động mạch phổi và các biểu hiện lâm sàng kèm theo như đã nói ở trên thì chưa cần thiết phải tiến hành phẫu thuật, có thể chữa trị Nội khoa, tiếp tục theo dõi và tái khám 3-6 tháng 1 lần.
Chúc bạn sức khỏe!
Bị tim bẩm sinh có mổ được không?
Câu hỏi bởi:
Xin chào bác sĩ!
Cháu có con gái bị tim bẩm sinh. Bác sĩ bảo bị liên thông thất quanh màng 5,6 mm va pg 4,9 mmhg. Bác sĩ cho cháu hỏi liệu con cháu có dùng phương pháp mổ được không a?
Cháu xin cám ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Thông liên thất phần quanh màng là loại thông liên thất hay gặp nhất. Nằm ở cao thuộc phần màng của vách liên thất (VLT), ở chỗ nối giữa van 3 lá và van động mạch chủ. Tuy nhiên, nó có thể dịch chuyển ra sau, ra trước hay xuống dưới một chút tùy từng tình huống. Tổn thương thường phối hợp tạo thành một túi nhỏ ở dưới van 3 lá hay xung quanh bờ van (thường cũng được gọi là túi phình phần màng vách liên thất). Nó có thể gây hở van động mạch chủ và hẹp phần thấp của đường ra thất phải. Đây là loại thông liên thất có khả năng tự đóng cao.
Bé nhà bạn bị thông liên thất quanh màng 5,6 mm và pg 4,9 mmHg nghĩa là có độ chênh áp giữa thất trái và phải là 4,9 mmHg. Không biết con gái bạn đã mấy tuổi rồi. Nếu cháu còn nhỏ thì với lỗ thông nhỏ như của bé vẫn có khả năng tự đóng. Bạn nên đưa con bạn đến các cơ sở y tế chuyên khoa như bệnh viện Tim Bạch Mai, Trung tâm Tim mạch của bệnh viện E để các bác sĩ thăm khám. Các bác sĩ sẽ có phương pháp chữa trị phù hợp. Để bít lỗ thông liên thất có thể thực hiện bằng phương pháp phẫu thuật hoặc đóng bằng dụng cụ qua da (từ thông dụng mọi người hay gọi là bằng nội soi mặc dù không hoàn toàn chính xác là như vậy).
Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!
Tỷ lệ thành công phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh?
Câu hỏi bởi: ngocminh2011
Xin chào bác sĩ.
Cháu có con trai hơn 2 tuổi mắc tim bẩm sinh đã siêu âm Doppler tim, cháu bị thông sàn nhĩ thất toàn bộ. Hở van nhĩ thất phải nặng. Hở van nhĩ thất trái trung bình. Còn ống động mạch. Ngoài ra cháu còn mắc hội chứng Down. Hiện sức khỏe của cháu rất yếu xin hỏi bác sĩ cháu có phẫu thuật được không và tỷ lệ thành công là bao nhiêu?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Lê Hữu Lợi
Chào bạn!
Trước hết xin chia sẽ với bạn về tình trạng bệnh của cháu. Có thể nói tình trạng bệnh của cháu rất nặng với nhiều bất thường phối hợp. Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam thì những bệnh nhân có thông sàn nhĩ thất chưa bị tăng áp lực động mạch phổi cần phẫu thuật càng sớm càng tốt trước 1 tuổi và theo dõi sát, tái khám định kỳ.
Trường hợp của cháu rất có thể cháu đã suy tim, tăng áp lực động mạch phổi, ngoài ra cháu có nhiều bất thường phối hợp như: Hội chứng Down, còn ống động mạch nên tiên lượng sau phẫu thuật của cháu cũng không tốt do đó trước tiên cháu cần được chữa trị chống suy tim tăng áp lực động mach phổi bằng thuốc để cải thiện tình trạng khó thở và khám lại để đánh giá tình trạng tăng áp lực động mạch phổi bạn nhé.
Chúc gia đình khỏe!
Tỷ lệ thành công phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Con năm nay 15 tuổi bị tim bẩm sinh (thông liên nhĩ) mới phát hiện năm nay và sẽ mổ gấp. Cho con hỏi tỷ lệ thành công trong kì phẫu thuật này như thế nào?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào cháu!
Thông liên nhĩ là bệnh tim bẩm sinh thường gặp. Trong bệnh lý này có một lỗ thông bất thường trên vách liên nhĩ, làm nhĩ trái và nhĩ phải thông thương nhau (bình thường hai bên không thông thương). Đại đa số các bệnh nhân thông liên nhĩ không có biểu hiện cơ năng mà chỉ có các biểu hiện lâm sàng rất kín đáo do đó thường bị bỏ sót chẩn đoán cho đến tuổi trưởng thành.
Đối với các tình huống thông liên nhĩ không được chữa trị triệt để, các bệnh nhân sẽ dần dần có các biểu hiện lâm sàng. Lâu dài bệnh nhân sẽ triệu chứng các dấu hiệu của sự quá tải buồng tim phải như rối loạn nhịp nhĩ (tăng dần nguy cơ theo tuổi của bệnh nhân), tăng áp động mạch phổi và tăng sức cản mạch phổi, cuối cùng hậu quả tất yếu là dẫn đến suy tim xung huyết. Việc tồn tại lỗ thông liên nhĩ cũng là một yếu tố thuận lợi dẫn đến tắc mạch.
Có bốn dạng thông liên nhĩ thông thường: thông liên nhĩ kiểu lỗ thứ phát, thông liên nhĩ kiểu lỗ thứ nhất, thông liên nhĩ kiểu xoang tĩnh mạch và thông liên nhĩ thể xoang.
Cháu đã có chỉ định chữa trị ngoại khoa. Tùy vào từng dạng lỗ thông, kích thước lỗ thông mà bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp can thiệp khác nhau như chữa trị bít dù (bít lỗ thông liên nhĩ bằng 1 thiết bị đặc biệt giống chiếc ô nhỏ), đây là phương pháp hiệu quả, nhẹ nhàng, thẩm mỹ hoặc phẫu thuật mở. Cháu đừng quá lo lắng, vì điều trị thông liên nhĩ, dù là bít dù hay phẫu thuật mở, đều khá an toàn và cho kết quả tốt.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Theo ViCare