Thông thường, khi bị sốt, phương án đầu tiên mà tất cả chúng ta nghĩ đến là dùng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, cũng giống như bất cứ mọi trường hợp sử dụng thuốc khác, người bệnh cần trang bị cho mình kiến thức kỹ nhất để áp dụng phương pháp này một cách hiệu quả và tránh được những sai lầm không đáng có.
Bé 7 tháng tuổi bị sốt khi mọc răng, dùng thuốc hạ sốt nhưng vẫn 39 độ C có cần đi viện?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu nhà em được 7 tháng tuổi, giờ cháu đang sốt mọc răng, em cho cháu dán hạ sốt và dùng thuốc nhưng cháu vẫn sốt 39 độ C. Vậy em có cần đưa cháu xuống viện ngay không ạ?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Thông thường, chiếc răng đầu tiên mọc khi trẻ 6-8 tháng. Hai chiếc răng cửa dưới nhú ra đầu tiên, tiếp đó là răng cửa trên. Răng hàm đầu tiên mọc khi trẻ 1 tuổi. Giai đoạn mọc 1 chiếc răng kéo dài trong 8 ngày, gồm 4 ngày trước khi răng nhú và kéo dài 3 ngày sau đó.
Khi mọc răng, trẻ thường triệu chứng một vài rối loạn trong cơ thể như sốt, mệt mỏi, quấy khóc, ít ngủ, bứt rứt khó chịu, chảy dãi, hay cắn. Trong tình huống bị sốt cần phân biệt sốt do mọc răng với các bệnh nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng khác gây sốt. Sốt do mọc răng thường trẻ chỉ sốt nhẹ dưới 39 độ C, không có các triệu chứng gì khác kèm theo và thường chỉ một ngày trước và một ngày răng thực sự nhú. Khi cho trẻ uống hạ sốt Paracetamol thì sốt sẽ giảm.
Như vậy bạn cần chú ý các triệu chứng không liên quan đến mọc răng như nhiệt độ tăng cao hơn 39 độ C, kèm những dấu hiệu khác như ho, chảy nước mũi, đi tiểu ít, tiêu chảy nhiều kèm theo nôn, bé không chơi đùa như trước. Nếu bé có một trong các triệu chứng này thì bạn nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và chữa trị thích hợp.
Chúc bé mạnh khỏe!
Bị sốt nhưng sau khi uống thuốc lại hạ, vài giờ sau lại sốt tiếp là làm sao?
Câu hỏi bởi: Kim Anh
Chào bác sĩ.
Khoảng 5, 6 ngày nay em bị sốt nhẹ, cả người uể oải kèm nhức đầu, khi sốt thường nóng mắt và nóng mũi, đồng thời từ khi bị sốt bên hông trái thường bị nhói đau, hít thở đều có cảm giác nhói và hơi khó thở, mỗi khi hắt xì hoặc ho lại cảm giác đau hơn. Nghĩ là bị sốt cảm nên mua thuốc về uống, sau khi uống thì nhiệt độ hạ nhưng sau vài giờ nhiệt độ lại tăng và tiêp tục sốt. Mỗi ngày em sốt khoảng 2 lần, vào sáng và chiều, sau khi dùng thuốc thì hạ nhiệt nhưng sau đó lại tiếp tục sốt. Tình trạng này đã duy trì được 5, 6 ngày. Cho em hỏi bác sĩ đây có phải là biểu hiện viêm nhiễm gì không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Sốt là một phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh. Bình thường nhiệt độ của cơ thể là 37 độ C, trung bình thân nhiệt tăng lên 1 độ C thì nhịp tim tăng từ 10-15 nhịp/1 phút. Phải lấy nhiệt độ (sau 1-3 giờ và nhiều lần trong ngày) để theo dõi mức độ sốt và quy luật các cơn sốt. Sốt cao trên 39-40 độ C có nguy cơ gây co giật, nhất là trẻ em, lúc đó cần phải uống thuốc hạ sốt hoặc chườm lạnh để hạ nhiệt độ xuống trước khi tìm nguyên nhân. Nếu không tìm cách hạ nhiệt ngay, bệnh nhân có thể bị co giật và tử vong.
Sốt là một biểu hiện của nhiều bệnh, đa số là do nhiễm khuẩn, nhưng cũng có trường hợp không do nhiễm khuẩn. Để trị dứt điểm tình trạng sốt cần chữa trị đúng nguyên nhân gây sốt. Vì vậy bạn cần đến bệnh viện khám Nội và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác bệnh và chữa trị sớm tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Trẻ dùng thuốc hạ sốt quá liều có nguy hiểm?
Câu hỏi bởi: Thanh Nha
Thưa bác sĩ!
Cháu nhà tôi bị sốt 38 độ, đang dùng thuốc hạ sốt quá liều 2 lần. Xin hỏi bác sĩ có bị làm sao không ạ?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bạn Thanh Nha thân mến!
Tuy thuốc Paracetamol là một loại thuốc chuyên trị cảm cúm, giảm đau, hạ sốt thông thường nhưng nếu khi sử dụng quá liều cho phép (trường hợp này là để hạ sốt cho bé) thì có thể dẫn đến ngộ độc. Chủ yếu ngộ độc thuốc này là ở gan (vì thuốc được chuyển hóa ở gan nên chúng sẽ phá hủy tế bào gan, gây viêm gan, suy gan, vàng da, vàng mắt, rối loạn đông máu, xuất huyết dưới da,…).
Tùy theo tháng tuổi của mỗi bé, liều thuốc ngộ độc, bé có tiền căn bệnh lý viêm gan hoặc các bệnh lý khác đi kèm,… người bệnh sẽ có biểu hiện và mức độ ngộ độc khác nhau.
Bây giờ, bạn nên theo dõi bé, nếu thấy bé có dấu hiệu mệt mỏi, buồn nôn, xuất huyết dưới da, vàng da,… thì nên nhanh chóng đưa bé vào bệnh viện khám nha.
Chúc gia đình bạn khỏe!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bị dị ứng thuốc hạ sốt Hapacol 150 Flu thì nên thay bằng thuốc gì?
Câu hỏi bởi: Khánh Hà
Chào bác sĩ.
Cháu uống thuốc hạ sốt Hapacol 150 Flu bị dị ứng nổi ban đỏ ngứa. Nhờ bác sĩ tư vấn nên thay thế thuốc nào để hạ sốt giúp cháu ạ?
Xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều!
Chào bạn.
Trước mắt cần xác định lại xem bé của bạn bị sốt phát ban, sốt xuất huyết, xuất huyết giảm tiểu cầu…hay là do dị ứng với thuốc hạ sốt? Do đó, bạn nên đưa bé đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân. Nếu thật sự do dị ứng với thuốc hạ sốt thì bác sĩ mới có thể hướng dẫn bạn thay thế thuốc hạ sốt khác thích hợp (nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng viêm không steroid). Ở đây tôi không thể hướng dẫn bạn vì thuốc thay thế có nhiều tác dụng phụ không mong muốn và có nhiều bệnh lý có chống chỉ định khi dùng thuốc này. Ngoài ra, tôi cũng không nắm rõ được tiền căn bệnh lý của bé trước đây và hiện tại bé sốt vì bệnh lý gì.
Chúc bé mạnh khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Uống nhầm kháng sinh thành thuốc hạ sốt có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Câu hỏi bởi: N.T Huong
Thưa bác sĩ.
Bé nhà em 2,6 tuổi, 13kg viêm họng, sốt, cho uống kháng sinh nhưng cho nhầm thành hạ sốt vì vậy cháu đang uống 1,5 gói Effenagan loại 250mg. Tổng cả ngày cháu uống là 875mg trong 3 lần: 9h sáng, 5h chiều và 9h tối. Xin hỏi bác sĩ cháu uống vậy có ảnh hưởng tới sức khỏe như nào ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Chào em.
Theo ghi nhận của em thì bé đã uống thuốc hạ sốt quá liều điều trị thông thường (10 – 15mg/k/lần), như vậy là em đã cho bé uống gần gấp đôi liều điều trị. Việc dùng thuốc quá liều này sẽ gây hại cho gan và bé sẽ có nguy cơ ngộ độc thuốc này. Vì vậy, em nên ngưng ngay cho bé dùng thuốc hạ sốt theo liều này và nếu thấy bé có biểu hiện nôn ói, vã mồ hôi, lừ đừ, đau bụng,…thì nhanh chóng đưa bé vào bệnh viện Nhi Đồng và thông báo cho bác sĩ biết việc bé dùng thuốc hạ sốt quá liều. Ngoài ra, em cũng cần chú ý đến số lần dùng thuốc hạ sốt cho bé “mỗi ngày không dùng quá bốn lần, mỗi lần cách nhau ít nhất từ 4 – 6 giờ”, em nhé!
Chúc bé khỏe!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bé 7 tháng tuổi bị sốt khi mọc răng, dùng thuốc hạ sốt nhưng vẫn 39 độ C có cần đi viện?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu nhà em được 7 tháng tuổi, giờ cháu đang sốt mọc răng, em cho cháu dán hạ sốt và dùng thuốc nhưng cháu vẫn sốt 39 độ C. Vậy em có cần đưa cháu xuống viện ngay không ạ?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Thông thường, chiếc răng đầu tiên mọc khi trẻ 6-8 tháng. Hai chiếc răng cửa dưới nhú ra đầu tiên, tiếp đó là răng cửa trên. Răng hàm đầu tiên mọc khi trẻ 1 tuổi. Giai đoạn mọc 1 chiếc răng kéo dài trong 8 ngày, gồm 4 ngày trước khi răng nhú và kéo dài 3 ngày sau đó.
Khi mọc răng, trẻ thường triệu chứng một vài rối loạn trong cơ thể như sốt, mệt mỏi, quấy khóc, ít ngủ, bứt rứt khó chịu, chảy dãi, hay cắn. Trong tình huống bị sốt cần phân biệt sốt do mọc răng với các bệnh nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng khác gây sốt. Sốt do mọc răng thường trẻ chỉ sốt nhẹ dưới 39 độ C, không có các triệu chứng gì khác kèm theo và thường chỉ một ngày trước và một ngày răng thực sự nhú. Khi cho trẻ uống hạ sốt Paracetamol thì sốt sẽ giảm.
Như vậy bạn cần chú ý các triệu chứng không liên quan đến mọc răng như nhiệt độ tăng cao hơn 39 độ C, kèm những dấu hiệu khác như ho, chảy nước mũi, đi tiểu ít, tiêu chảy nhiều kèm theo nôn, bé không chơi đùa như trước. Nếu bé có một trong các triệu chứng này thì bạn nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và chữa trị thích hợp.
Chúc bé mạnh khỏe!
Bị sốt nhưng sau khi uống thuốc lại hạ, vài giờ sau lại sốt tiếp là làm sao?
Câu hỏi bởi: Kim Anh
Chào bác sĩ.
Khoảng 5, 6 ngày nay em bị sốt nhẹ, cả người uể oải kèm nhức đầu, khi sốt thường nóng mắt và nóng mũi, đồng thời từ khi bị sốt bên hông trái thường bị nhói đau, hít thở đều có cảm giác nhói và hơi khó thở, mỗi khi hắt xì hoặc ho lại cảm giác đau hơn. Nghĩ là bị sốt cảm nên mua thuốc về uống, sau khi uống thì nhiệt độ hạ nhưng sau vài giờ nhiệt độ lại tăng và tiêp tục sốt. Mỗi ngày em sốt khoảng 2 lần, vào sáng và chiều, sau khi dùng thuốc thì hạ nhiệt nhưng sau đó lại tiếp tục sốt. Tình trạng này đã duy trì được 5, 6 ngày. Cho em hỏi bác sĩ đây có phải là biểu hiện viêm nhiễm gì không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Sốt là một phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh. Bình thường nhiệt độ của cơ thể là 37 độ C, trung bình thân nhiệt tăng lên 1 độ C thì nhịp tim tăng từ 10-15 nhịp/1 phút. Phải lấy nhiệt độ (sau 1-3 giờ và nhiều lần trong ngày) để theo dõi mức độ sốt và quy luật các cơn sốt. Sốt cao trên 39-40 độ C có nguy cơ gây co giật, nhất là trẻ em, lúc đó cần phải uống thuốc hạ sốt hoặc chườm lạnh để hạ nhiệt độ xuống trước khi tìm nguyên nhân. Nếu không tìm cách hạ nhiệt ngay, bệnh nhân có thể bị co giật và tử vong.
Sốt là một biểu hiện của nhiều bệnh, đa số là do nhiễm khuẩn, nhưng cũng có trường hợp không do nhiễm khuẩn. Để trị dứt điểm tình trạng sốt cần chữa trị đúng nguyên nhân gây sốt. Vì vậy bạn cần đến bệnh viện khám Nội và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác bệnh và chữa trị sớm tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Trẻ dùng thuốc hạ sốt quá liều có nguy hiểm?
Câu hỏi bởi: Thanh Nha
Thưa bác sĩ!
Cháu nhà tôi bị sốt 38 độ, đang dùng thuốc hạ sốt quá liều 2 lần. Xin hỏi bác sĩ có bị làm sao không ạ?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bạn Thanh Nha thân mến!
Tuy thuốc Paracetamol là một loại thuốc chuyên trị cảm cúm, giảm đau, hạ sốt thông thường nhưng nếu khi sử dụng quá liều cho phép (trường hợp này là để hạ sốt cho bé) thì có thể dẫn đến ngộ độc. Chủ yếu ngộ độc thuốc này là ở gan (vì thuốc được chuyển hóa ở gan nên chúng sẽ phá hủy tế bào gan, gây viêm gan, suy gan, vàng da, vàng mắt, rối loạn đông máu, xuất huyết dưới da,…).
Tùy theo tháng tuổi của mỗi bé, liều thuốc ngộ độc, bé có tiền căn bệnh lý viêm gan hoặc các bệnh lý khác đi kèm,… người bệnh sẽ có biểu hiện và mức độ ngộ độc khác nhau.
Bây giờ, bạn nên theo dõi bé, nếu thấy bé có dấu hiệu mệt mỏi, buồn nôn, xuất huyết dưới da, vàng da,… thì nên nhanh chóng đưa bé vào bệnh viện khám nha.
Chúc gia đình bạn khỏe!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bị dị ứng thuốc hạ sốt Hapacol 150 Flu thì nên thay bằng thuốc gì?
Câu hỏi bởi: Khánh Hà
Chào bác sĩ.
Cháu uống thuốc hạ sốt Hapacol 150 Flu bị dị ứng nổi ban đỏ ngứa. Nhờ bác sĩ tư vấn nên thay thế thuốc nào để hạ sốt giúp cháu ạ?
Xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều!
Chào bạn.
Trước mắt cần xác định lại xem bé của bạn bị sốt phát ban, sốt xuất huyết, xuất huyết giảm tiểu cầu…hay là do dị ứng với thuốc hạ sốt? Do đó, bạn nên đưa bé đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân. Nếu thật sự do dị ứng với thuốc hạ sốt thì bác sĩ mới có thể hướng dẫn bạn thay thế thuốc hạ sốt khác thích hợp (nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng viêm không steroid). Ở đây tôi không thể hướng dẫn bạn vì thuốc thay thế có nhiều tác dụng phụ không mong muốn và có nhiều bệnh lý có chống chỉ định khi dùng thuốc này. Ngoài ra, tôi cũng không nắm rõ được tiền căn bệnh lý của bé trước đây và hiện tại bé sốt vì bệnh lý gì.
Chúc bé mạnh khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Uống nhầm kháng sinh thành thuốc hạ sốt có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Câu hỏi bởi: N.T Huong
Thưa bác sĩ.
Bé nhà em 2,6 tuổi, 13kg viêm họng, sốt, cho uống kháng sinh nhưng cho nhầm thành hạ sốt vì vậy cháu đang uống 1,5 gói Effenagan loại 250mg. Tổng cả ngày cháu uống là 875mg trong 3 lần: 9h sáng, 5h chiều và 9h tối. Xin hỏi bác sĩ cháu uống vậy có ảnh hưởng tới sức khỏe như nào ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Chào em.
Theo ghi nhận của em thì bé đã uống thuốc hạ sốt quá liều điều trị thông thường (10 – 15mg/k/lần), như vậy là em đã cho bé uống gần gấp đôi liều điều trị. Việc dùng thuốc quá liều này sẽ gây hại cho gan và bé sẽ có nguy cơ ngộ độc thuốc này. Vì vậy, em nên ngưng ngay cho bé dùng thuốc hạ sốt theo liều này và nếu thấy bé có biểu hiện nôn ói, vã mồ hôi, lừ đừ, đau bụng,…thì nhanh chóng đưa bé vào bệnh viện Nhi Đồng và thông báo cho bác sĩ biết việc bé dùng thuốc hạ sốt quá liều. Ngoài ra, em cũng cần chú ý đến số lần dùng thuốc hạ sốt cho bé “mỗi ngày không dùng quá bốn lần, mỗi lần cách nhau ít nhất từ 4 – 6 giờ”, em nhé!
Chúc bé khỏe!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Theo ViCare