Bệnh sốt rét được xác nhận là rất dễ gặp ở các nước châu Á, nó gây ra nhiểu ảnh hưởng như tới sức khỏe và sinh hoạt. Vậy làm các nào để điều trị nó thật hiệu quả? Hãy cùng tham khảo lời khuyên dưới đây của các y bác sĩ chuyên khoa.
Triệu chứng bệnh sốt rét và cần uống thuốc gì để điều trị
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em là nam giới sinh năm 1996. Bác sĩ cho cháu hỏi triệu chứng bệnh sốt rét là như thế nào ạ? Khi bị sốt rét rồi thì lấy thuốc gì để chữa bệnh ạ? Mong bác sĩ trả lời giúp cháu trong thời gian sớm nhất có thể ạ.
Cảm ơn bác sĩ! .
Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương
Chào bạn.
Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Plasmodium spp gây ra, thường gặp ở các quốc gia vùng nhiệt đới. Ký sinh trùng sống chủ yếu trong hồng cầu và gây nên bệnh cảnh toàn thân, có thể có tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau. Biểu hiện điển hình là cơn sốt rét, có kèm gan, lách to hoặc thiếu máu. Những thể lâm sàng nặng (sốt rét ác tính) có tổn thương não, đái huyết cầu tố, suy thận, suy gan, trụy tim mạch có thể gây tử vong. Tác nhân gây bệnh sốt rét: có khoảng 60 loại ký sinh trùng sốt rét khác nhau, nhưng chỉ có 4 loại gây bệnh ở người: P.falciparum P.Vivax P.Malariae P.ovale Hiện nay, tại Việt Nam lưu hành cả 4 loại ký sinh trùng, nhưng hay gặp là P.falciparum và P.vivax, trong đó P.falciparum thường gây bệnh cảnh sốt rét ác tính.
Biểu hiện của bệnh sốt rét có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố: loại ký sinh trùng, tình trạng miễn dịch, yếu tố cơ địa như thai nghén, suy dinh dưỡng…
Dịch tễ: Người bệnh đang sinh sống hoặc vào vùng sốt rét lưu hành trong vòng 1 tháng hoặc có tiền sử sốt rét 2 năm nay. Biểu hiện lâm sàng: Thời kỳ ủ bệnh: là thời gian tính từ khi bị muỗi đốt đến khi có triệu chứng lâm sàng đầu tiên. Bệnh nhân có cảm giác khó chịu, ớn lạnh. Thời kỳ ủ bệnh trung bình 12 ngày (9-14 ngày) đối với P.falciparum, 14 ngày (8-17) đối với P.Vivax, 28 ngày đối với P.malariae và 17 ngày (16-18) đối với P.ovale. Thời gian ủ bệnh của P.Vivax có thể kéo dài hơn, vài tuần đến vài tháng tùy theo số lượng ký sinh trùng, khả năng chống đỡ của vật chủ. Cơn sốt rét điển hình: Thời gian này ký sinh trùng phát triển trong hông cầu, cơn sốt tương ứng với các đợt phòng thích của thể phân liệt vào tuần hoàn. Trong vài ngày đầu, sốt có thể kéo dài không ổn định sau đó thành cơn rõ rệt.
Cơn sốt rét điển hình được chia làm 3 thời kỳ:
Giai đoạn lạnh: bắt đầu bằng cơn sốt rét run từ 15 phút đến 1 giờ. Bệnh nhân mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn và nôn, mạch nhanh. Giai đoạn sốt nóng: nhiệt độ tăng cao dần 39-40 độ C, da nóng và khô. Bệnh nhân có nhức đầu nhưng giảm buồn nôn. Giai đoạn này kéo dài từ nửa giờ đến sáu giờ. Giai đoạn đổ mồ hôi: sau cơn nóng, bệnh nhân vã mồ hôi, nhiệt độ và mạch về bình thường, da ấm. Giai đoạn này kéo dài trên một giờ. Bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn và cảm giác buồn ngủ. Khoảng cách giữa 2 cơn sốt đối với P.Falciparum là 24 giờ hoặc 48 giờ, với P.vivax và ovale là khoảng 48 giờ và đối với P.malariae là 72 giờ. Trong cơn sốt rét bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được nhưng mệt, gan và lách quá bờ sườn, đau. Sau nhiều cơn sốt người bệnh có thể xanh xao, thiếu máu.
Một số dấu hiệu dự báo của sốt rét có biến chứng: như li bì, cuồng sảng, vật vã, sốt cao liên tục, rối loạn tiêu hóa như nôn nhiều lần trong ngày, tiêu chảy mất nước, đau bụng cấp, nhức đầu dữ dội, thiếu máu nặng, mật độ ký sinh trùng thường cao.
Điều trị sốt rét: Tùy theo từng loại sốt rét, cơ địa người bệnh (người già, trẻ em, phụ nữ có thai…), sốt rét thường hay sốt rét ác tính mà lựa chọn thuốc chữa trị phù hợp. Các loại thuốc chữa trị sốt rét thông thường gồm có:
Thuốc chữa trị diệt thể vô tính trong hồng cầu như: Quinin Sulfat, Chloroquin, Artesunat, Arterakine. Thuốc diệt thể giao bào: Primaquine (diệt được giao bào của các loại ký sinh trùng): không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ dưới 3 tháng tuổi, người có tiền sử thiếu G6PD hoặc đang nghi ngờ đái huyết cầu tố. Các kháng sinh: Doxixyclin chỉ dùng để phối hợp Quinine trong tình huống chữa trị bằng Quinine, không có hiệu quả ở người lớn và trẻ trên 8 tuổi. Clindamycin chỉ dùng phối hợp Quinine trong tình huống phụ nữ có thai 3 tháng đầu và trẻ dưới 8 tuổi chữa trị bằng Quinine không có hiệu quả.
Tùy từng loại sốt rét bạn mắc, cơ địa, và sốt rét thường hay có biến chứng mà bác sĩ sẽ có những lựa chọn các biện pháp chữa trị cho bạn. Nếu nghi ngờ bạn có bệnh sốt rét, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên ngành Truyền nhiễm hoặc viện ký sinh trùng sốt rét để có thể được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Chúc bạn luôn khỏe.
Đốt cuống rốn trẻ em với rượu có chữa được bệnh sốt rét không?
Câu hỏi bởi:
Thưa bác sĩ!
Gần đây em bị bệnh sốt rét ở Angola. Xin hỏi em đốt cuống rốn trẻ em với rượu thì có chữa được bệnh này không? Xin bác sĩ giúp đỡ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Đốt cuống rốn trẻ em với rượu để chữa bệnh sốt rét thì tôi chưa được nghe thấy bao giờ, tuy nhiên trong dân gian có một số phương pháp chữa trị sốt rét nhưng chưa được áp dụng rộng rãi vì chưa xác định rõ hiệu quả của đối với ký sinh trùng sốt rét. Muốn chữa trị sốt rét có hiệu quả phải triệt để tuân thủ phác đồ chữa trị của chương trình phòng chống sốt rét quốc gia, bởi vì việc chữa trị sốt rét hiện nay còn gặp nhiều khó khăn vì ký sinh trùng sốt rét (đặc biệt là P. falciparum) đã kháng lại nhiều thuốc chống sốt rét.
Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin hiệu quả đối với bệnh sốt rét, nhưng có thuốc chữa trị đặc hiệu. Bệnh sốt rét có thể chữa khỏi hoàn toàn, nếu được chẩn đoán và chữa trị sớm. Biện pháp phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất là không để muỗi đốt như mặc quần áo dài tay lúc chiều tối, bôi thuốc xua muỗi, vệ sinh nhà và môi trường xung quanh, ngủ màn (tốt nhất là màn có tẩm hóa chất), nhất là những người rất hay đi rừng, ngủ rẫy. Khi có triệu chứng sốt thì nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, phát hiện và chữa trị sớm bệnh sốt rét.
Chúc em mạnh khỏe.
Người bị bệnh sốt rét truyền nước biển có khỏi bệnh không?
Câu hỏi bởi: quangnguyen
Chào bác sĩ!
Tôi là nam giới, năm nay tôi 38 tuổi, hiện đang sinh sống và làm việc tại Angola. Đây là nơi có số người chết do bệnh sốt rét rất nhiều. Căn cứ vào những thông tin trên website songkhoe.vn thì tôi đã bị nhiễm virus ký sinh trùng gây bệnh sốt rét. Nhưng điều kiện điều trị ở đây vô cùng phức tạp và tốn kém, thường thì chúng tôi hay tự mua nước biển về truyền cho nhau, có người 5-6 chai, có người 9-10 chai là khỏi. Vậy bác sĩ có thể giải đáp cho tôi cách điều trị như vậy có khoa học không? Và nó có thể gây tổn thương đến các cơ quan khác trong cơ thể không?
Xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương
Chào bạn!
Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm do kỹ sinh trùng Plasmodium spp gây ra, thường gặp ở các quốc gia nhiệt đới. Bệnh lây truyền qua trung gian muỗi Anopheles. Ký sinh trùng sống chủ yếu trong hồng cầu và gây nên bệnh cảnh toàn thân, có thể gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau. Biểu hiện điển hình thường là cơn sốt rét, có kèm gan, lách to hoặc thiếu máu. Những thể lâm sàng nặng (hay sốt rét ác tính) có tổn thương não, đái huyết cầu tố, suy thận, suy gan, trụy tim mạch có thể gây tử vong. Có hơn 60 loài ký sinh trung sốt rét khác nhau, nhưng chỉ có 4 loại gây bệnh ở người: P.Falciparum, P.Vivax, P.malariae, P.ovale. Điều trị sốt rét phải chữa trị được căn nguyên gây bệnh. Truyền nước biển theo tôi hiểu là Natriclorua 0,9% không hiệu quả để diệt ký sinh trùng sốt rét. Bạn nên đến ngay cơ sở y tế để có thể khám và chữa trị kịp thời, tránh các biến chứng đáng tiếc.
Chúc các bạn luôn khỏe!
Phòng chống bệnh sốt rét như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Xin hỏi bác sĩ cách phòng chống bệnh sốt rét?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào bạn!
Cách phòng chống bệnh sốt rét có 2 tình huống:
Phòng bệnh sốt rét cho người dân đi vào vùng sốt rét lưu hành
Phòng bệnh sốt rét cho người dân ở vùng có sốt rét lưu hành.
Bạn không nói rõ bạn ở tình huống nào, nên tôi không thể giải đáp chính xác cho bạn được. Bạn có thể tham khảo phòng chống bệnh sốt rét do Bộ Y tế ban hành dưới đây: Các biện pháp bảo vệ cá nhân phòng chống bệnh sốt rét.
Biện pháp vật lý: Nằm màn, lưới chắn muỗi, bẫy vợt muỗi, mặc quần áo dài,… tránh muỗi đốt.
Biện pháp sinh học: Nuôi cá ăn bọ gậy, chế phẩm sinh học diệt bọ gậy,…
Các biện pháp hóa học: Phun hóa chất, tẩm màn hóa chất (màn tẩm hóa chất tồn lưu lâu), tẩm rèm, chăn,… kem muỗi, hương muỗi…
Các chỉ định sử dụng thuốc điều trị bệnh sốt rét.
Điều trị người bệnh sốt rét: Bao gồm người bệnh được xác định mắc sốt rét và sốt rét lâm sàng.
Điều trị mở rộng: Chỉ áp dụng ở các vùng đang có dịch. Trung tâm Phòng chống sốt rét/Trung tâm Y tế Dự phòng cấp tỉnh quyết định chọn đối tượng và phạm vi điều trị mở rộng.
Cấp thuốc tự điều trị:
Đối tượng: người vào vùng sốt rét lưu hành nặng trên 1 tuần (khách du lịch, người đi rừng, ngủ rẫy, người qua lại biên giới vùng sốt rét lưu hành).
Chỉ áp dụng cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ không nằm trong vùng sốt rét kháng thuốc.
Cán bộ y tế từ tuyến xã trở lên mới được cấp thuốc tự điều trị, hướng dẫn cho họ biết cách sử dụng thuốc và theo dõi sau khi trở về.
Thuốc sốt rét được cấp để tự điều trị là Dihydroartemisinin-Piperaquin, liều theo tuổi trong 3 ngày.
Hy vọng các thông tin trên đây giúp ích cho bạn.
Chúc sức khỏe!
Mọc mụn màu vàng nặn có mùi khó chịu trong miệng khi bị sốt rét
Câu hỏi bởi: Chu Quang tuyến
Chào bác sĩ!
Bác sĩ ơi. 3 ngày hôm qua cháu bị mọc mụn màu vàng trong khoang miệng, có tầm 5-6 cái mụn liền, có cái nặn được có cái không! Nặn ra thì mùi của hạt mụn rất khó chịu. Và thêm cháu bị sốt rét 3 ngày hôm qua rồi. Bác sĩ cho cháu hỏi bệnh này có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào ạ?
Cháu cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Có thể cháu có nhiễm khuẩn cấp tính vùng miệng, triệu chứng có mụn mủ trong khoang miệng và có biểu hiện sốt. Tuy nhiên nhiễm khuẩn vùng miệng có thể chỉ là một hội chứng bệnh lý trong bệnh cảnh lâm sàng của một căn bệnh khác. Do đó cháu cháu cần sớm đi khám bác sĩ để đánh giá toàn diện, tìm lí do và chữa trị.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Triệu chứng bệnh sốt rét và cần uống thuốc gì để điều trị
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em là nam giới sinh năm 1996. Bác sĩ cho cháu hỏi triệu chứng bệnh sốt rét là như thế nào ạ? Khi bị sốt rét rồi thì lấy thuốc gì để chữa bệnh ạ? Mong bác sĩ trả lời giúp cháu trong thời gian sớm nhất có thể ạ.
Cảm ơn bác sĩ! .
Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương
Chào bạn.
Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Plasmodium spp gây ra, thường gặp ở các quốc gia vùng nhiệt đới. Ký sinh trùng sống chủ yếu trong hồng cầu và gây nên bệnh cảnh toàn thân, có thể có tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau. Biểu hiện điển hình là cơn sốt rét, có kèm gan, lách to hoặc thiếu máu. Những thể lâm sàng nặng (sốt rét ác tính) có tổn thương não, đái huyết cầu tố, suy thận, suy gan, trụy tim mạch có thể gây tử vong. Tác nhân gây bệnh sốt rét: có khoảng 60 loại ký sinh trùng sốt rét khác nhau, nhưng chỉ có 4 loại gây bệnh ở người: P.falciparum P.Vivax P.Malariae P.ovale Hiện nay, tại Việt Nam lưu hành cả 4 loại ký sinh trùng, nhưng hay gặp là P.falciparum và P.vivax, trong đó P.falciparum thường gây bệnh cảnh sốt rét ác tính.
Biểu hiện của bệnh sốt rét có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố: loại ký sinh trùng, tình trạng miễn dịch, yếu tố cơ địa như thai nghén, suy dinh dưỡng…
Dịch tễ: Người bệnh đang sinh sống hoặc vào vùng sốt rét lưu hành trong vòng 1 tháng hoặc có tiền sử sốt rét 2 năm nay. Biểu hiện lâm sàng: Thời kỳ ủ bệnh: là thời gian tính từ khi bị muỗi đốt đến khi có triệu chứng lâm sàng đầu tiên. Bệnh nhân có cảm giác khó chịu, ớn lạnh. Thời kỳ ủ bệnh trung bình 12 ngày (9-14 ngày) đối với P.falciparum, 14 ngày (8-17) đối với P.Vivax, 28 ngày đối với P.malariae và 17 ngày (16-18) đối với P.ovale. Thời gian ủ bệnh của P.Vivax có thể kéo dài hơn, vài tuần đến vài tháng tùy theo số lượng ký sinh trùng, khả năng chống đỡ của vật chủ. Cơn sốt rét điển hình: Thời gian này ký sinh trùng phát triển trong hông cầu, cơn sốt tương ứng với các đợt phòng thích của thể phân liệt vào tuần hoàn. Trong vài ngày đầu, sốt có thể kéo dài không ổn định sau đó thành cơn rõ rệt.
Cơn sốt rét điển hình được chia làm 3 thời kỳ:
Giai đoạn lạnh: bắt đầu bằng cơn sốt rét run từ 15 phút đến 1 giờ. Bệnh nhân mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn và nôn, mạch nhanh. Giai đoạn sốt nóng: nhiệt độ tăng cao dần 39-40 độ C, da nóng và khô. Bệnh nhân có nhức đầu nhưng giảm buồn nôn. Giai đoạn này kéo dài từ nửa giờ đến sáu giờ. Giai đoạn đổ mồ hôi: sau cơn nóng, bệnh nhân vã mồ hôi, nhiệt độ và mạch về bình thường, da ấm. Giai đoạn này kéo dài trên một giờ. Bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn và cảm giác buồn ngủ. Khoảng cách giữa 2 cơn sốt đối với P.Falciparum là 24 giờ hoặc 48 giờ, với P.vivax và ovale là khoảng 48 giờ và đối với P.malariae là 72 giờ. Trong cơn sốt rét bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được nhưng mệt, gan và lách quá bờ sườn, đau. Sau nhiều cơn sốt người bệnh có thể xanh xao, thiếu máu.
Một số dấu hiệu dự báo của sốt rét có biến chứng: như li bì, cuồng sảng, vật vã, sốt cao liên tục, rối loạn tiêu hóa như nôn nhiều lần trong ngày, tiêu chảy mất nước, đau bụng cấp, nhức đầu dữ dội, thiếu máu nặng, mật độ ký sinh trùng thường cao.
Điều trị sốt rét: Tùy theo từng loại sốt rét, cơ địa người bệnh (người già, trẻ em, phụ nữ có thai…), sốt rét thường hay sốt rét ác tính mà lựa chọn thuốc chữa trị phù hợp. Các loại thuốc chữa trị sốt rét thông thường gồm có:
Thuốc chữa trị diệt thể vô tính trong hồng cầu như: Quinin Sulfat, Chloroquin, Artesunat, Arterakine. Thuốc diệt thể giao bào: Primaquine (diệt được giao bào của các loại ký sinh trùng): không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ dưới 3 tháng tuổi, người có tiền sử thiếu G6PD hoặc đang nghi ngờ đái huyết cầu tố. Các kháng sinh: Doxixyclin chỉ dùng để phối hợp Quinine trong tình huống chữa trị bằng Quinine, không có hiệu quả ở người lớn và trẻ trên 8 tuổi. Clindamycin chỉ dùng phối hợp Quinine trong tình huống phụ nữ có thai 3 tháng đầu và trẻ dưới 8 tuổi chữa trị bằng Quinine không có hiệu quả.
Tùy từng loại sốt rét bạn mắc, cơ địa, và sốt rét thường hay có biến chứng mà bác sĩ sẽ có những lựa chọn các biện pháp chữa trị cho bạn. Nếu nghi ngờ bạn có bệnh sốt rét, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên ngành Truyền nhiễm hoặc viện ký sinh trùng sốt rét để có thể được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Chúc bạn luôn khỏe.
Đốt cuống rốn trẻ em với rượu có chữa được bệnh sốt rét không?
Câu hỏi bởi:
Thưa bác sĩ!
Gần đây em bị bệnh sốt rét ở Angola. Xin hỏi em đốt cuống rốn trẻ em với rượu thì có chữa được bệnh này không? Xin bác sĩ giúp đỡ.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Đốt cuống rốn trẻ em với rượu để chữa bệnh sốt rét thì tôi chưa được nghe thấy bao giờ, tuy nhiên trong dân gian có một số phương pháp chữa trị sốt rét nhưng chưa được áp dụng rộng rãi vì chưa xác định rõ hiệu quả của đối với ký sinh trùng sốt rét. Muốn chữa trị sốt rét có hiệu quả phải triệt để tuân thủ phác đồ chữa trị của chương trình phòng chống sốt rét quốc gia, bởi vì việc chữa trị sốt rét hiện nay còn gặp nhiều khó khăn vì ký sinh trùng sốt rét (đặc biệt là P. falciparum) đã kháng lại nhiều thuốc chống sốt rét.
Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin hiệu quả đối với bệnh sốt rét, nhưng có thuốc chữa trị đặc hiệu. Bệnh sốt rét có thể chữa khỏi hoàn toàn, nếu được chẩn đoán và chữa trị sớm. Biện pháp phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất là không để muỗi đốt như mặc quần áo dài tay lúc chiều tối, bôi thuốc xua muỗi, vệ sinh nhà và môi trường xung quanh, ngủ màn (tốt nhất là màn có tẩm hóa chất), nhất là những người rất hay đi rừng, ngủ rẫy. Khi có triệu chứng sốt thì nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, phát hiện và chữa trị sớm bệnh sốt rét.
Chúc em mạnh khỏe.
Người bị bệnh sốt rét truyền nước biển có khỏi bệnh không?
Câu hỏi bởi: quangnguyen
Chào bác sĩ!
Tôi là nam giới, năm nay tôi 38 tuổi, hiện đang sinh sống và làm việc tại Angola. Đây là nơi có số người chết do bệnh sốt rét rất nhiều. Căn cứ vào những thông tin trên website songkhoe.vn thì tôi đã bị nhiễm virus ký sinh trùng gây bệnh sốt rét. Nhưng điều kiện điều trị ở đây vô cùng phức tạp và tốn kém, thường thì chúng tôi hay tự mua nước biển về truyền cho nhau, có người 5-6 chai, có người 9-10 chai là khỏi. Vậy bác sĩ có thể giải đáp cho tôi cách điều trị như vậy có khoa học không? Và nó có thể gây tổn thương đến các cơ quan khác trong cơ thể không?
Xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương
Chào bạn!
Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm do kỹ sinh trùng Plasmodium spp gây ra, thường gặp ở các quốc gia nhiệt đới. Bệnh lây truyền qua trung gian muỗi Anopheles. Ký sinh trùng sống chủ yếu trong hồng cầu và gây nên bệnh cảnh toàn thân, có thể gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau. Biểu hiện điển hình thường là cơn sốt rét, có kèm gan, lách to hoặc thiếu máu. Những thể lâm sàng nặng (hay sốt rét ác tính) có tổn thương não, đái huyết cầu tố, suy thận, suy gan, trụy tim mạch có thể gây tử vong. Có hơn 60 loài ký sinh trung sốt rét khác nhau, nhưng chỉ có 4 loại gây bệnh ở người: P.Falciparum, P.Vivax, P.malariae, P.ovale. Điều trị sốt rét phải chữa trị được căn nguyên gây bệnh. Truyền nước biển theo tôi hiểu là Natriclorua 0,9% không hiệu quả để diệt ký sinh trùng sốt rét. Bạn nên đến ngay cơ sở y tế để có thể khám và chữa trị kịp thời, tránh các biến chứng đáng tiếc.
Chúc các bạn luôn khỏe!
Phòng chống bệnh sốt rét như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Xin hỏi bác sĩ cách phòng chống bệnh sốt rét?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào bạn!
Cách phòng chống bệnh sốt rét có 2 tình huống:
Phòng bệnh sốt rét cho người dân đi vào vùng sốt rét lưu hành
Phòng bệnh sốt rét cho người dân ở vùng có sốt rét lưu hành.
Bạn không nói rõ bạn ở tình huống nào, nên tôi không thể giải đáp chính xác cho bạn được. Bạn có thể tham khảo phòng chống bệnh sốt rét do Bộ Y tế ban hành dưới đây: Các biện pháp bảo vệ cá nhân phòng chống bệnh sốt rét.
Biện pháp vật lý: Nằm màn, lưới chắn muỗi, bẫy vợt muỗi, mặc quần áo dài,… tránh muỗi đốt.
Biện pháp sinh học: Nuôi cá ăn bọ gậy, chế phẩm sinh học diệt bọ gậy,…
Các biện pháp hóa học: Phun hóa chất, tẩm màn hóa chất (màn tẩm hóa chất tồn lưu lâu), tẩm rèm, chăn,… kem muỗi, hương muỗi…
Các chỉ định sử dụng thuốc điều trị bệnh sốt rét.
Điều trị người bệnh sốt rét: Bao gồm người bệnh được xác định mắc sốt rét và sốt rét lâm sàng.
Điều trị mở rộng: Chỉ áp dụng ở các vùng đang có dịch. Trung tâm Phòng chống sốt rét/Trung tâm Y tế Dự phòng cấp tỉnh quyết định chọn đối tượng và phạm vi điều trị mở rộng.
Cấp thuốc tự điều trị:
Đối tượng: người vào vùng sốt rét lưu hành nặng trên 1 tuần (khách du lịch, người đi rừng, ngủ rẫy, người qua lại biên giới vùng sốt rét lưu hành).
Chỉ áp dụng cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ không nằm trong vùng sốt rét kháng thuốc.
Cán bộ y tế từ tuyến xã trở lên mới được cấp thuốc tự điều trị, hướng dẫn cho họ biết cách sử dụng thuốc và theo dõi sau khi trở về.
Thuốc sốt rét được cấp để tự điều trị là Dihydroartemisinin-Piperaquin, liều theo tuổi trong 3 ngày.
Hy vọng các thông tin trên đây giúp ích cho bạn.
Chúc sức khỏe!
Mọc mụn màu vàng nặn có mùi khó chịu trong miệng khi bị sốt rét
Câu hỏi bởi: Chu Quang tuyến
Chào bác sĩ!
Bác sĩ ơi. 3 ngày hôm qua cháu bị mọc mụn màu vàng trong khoang miệng, có tầm 5-6 cái mụn liền, có cái nặn được có cái không! Nặn ra thì mùi của hạt mụn rất khó chịu. Và thêm cháu bị sốt rét 3 ngày hôm qua rồi. Bác sĩ cho cháu hỏi bệnh này có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào ạ?
Cháu cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Có thể cháu có nhiễm khuẩn cấp tính vùng miệng, triệu chứng có mụn mủ trong khoang miệng và có biểu hiện sốt. Tuy nhiên nhiễm khuẩn vùng miệng có thể chỉ là một hội chứng bệnh lý trong bệnh cảnh lâm sàng của một căn bệnh khác. Do đó cháu cháu cần sớm đi khám bác sĩ để đánh giá toàn diện, tìm lí do và chữa trị.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Theo ViCare