Ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến hàng thứ ba trong số 10 loại bệnh ung thư nguy hiểm thường gặp.
Hàng năm, trên thế giới có khoảng 1 triệu người mắc ung thư dạ dày, trong đó khoảng 800.000 người tử vong. Bệnh thường gặp ở người trên 40 tuổi, chủ yếu là ở độ tuổi từ 50-70 tuổi, gặp ở nam nhiều hơn nữ, tỷ lệ mắc ở nam/nữ là khoảng 2/1. Trong mấy thập kỷ qua, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày đã giảm mạnh ở Mỹ và Đông Âu. Nhưng bệnh vẫn là một vấn đề nghiêm trọng ở nhiều nơi khác trên thế giới - đặc biệt là ở châu Á, Tây Âu và một số vùng của châu Mỹ La tinh.
Tại Việt Nam, mỗi năm có trên 13.000 ca mới được chẩn đoán ung thư dạ dày, và gần 10.000 người tử vong.
Các yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày bao gồm:
- Nhiễm H. pylori. Gần 2/3 dân số thế giới nhiễm H. pylori. Hiện nay, nhiễm H. pylori được xem là nguyên nhân hàng đầu gây loét dạ dày, chiếm ít nhất 80% tổng số các trường hợp. Nó cũng có thể là nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày. Nhiễm H. pylori khiến bạn dễ bị ung thư dạ dày gấp từ 2-6 lần so với người không bị nhiễm. Ngay cả như vậy thì phần lớn người bị H. pylori không bị ung thư dạ dày, và các nhà nghiên cứu tin rằng các yếu tố di truyền cũng khiến một số người mẫn cảm hơn với căn bệnh này.
- Giới tính. Ung thư dạ dày gặp ở nam giới nhiều gấp 2 lần ở nữ giới.
- Độ tuổi. Phần lớn người bị ung thư dạ dày trong độ tuổi 50-70. Bệnh hiếm khi xảy ra ở người dưới 40 tuổi.
- Chế độ ăn. Chế độ ăn nhiều thực phẩm được bảo quản bằng khói, muối hoặc dầm làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Ăn lượng lớn thịt đỏ - đặc biệt nếu nó được quay cả con – cũng làm tăng nguy cơ. Mặt khác, ăn nhiều hoa quả và rau, đặc biệt là những loại màu đỏ hoặc vàng đậm, như cà chua, cà rốt và khoai tây ngọt, giúp chống lại ung thư dạ dày.
- Hút thuốc và uống rượu. Cả hai điều này đều kích thích niêm mạc dạ dày và có thể gây ung thư phần trên dạ dày sát với thực quản.
- Trình độ kinh tế xã hội thấp. Trẻ nhỏ và người lớn có thu nhập thấp dễ bị ung thư dạ dày hơn so với những người có thu nhập cao hơn. Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này có thể là do sự lây lan của H. pylori trong điều kiện sống chật chội. Ngoài ra, nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp bảo vệ trẻ không nhiễm H. pylori.
- Đã phẫu thuật dạ dày trước đây. Nguy cơ ung thư dạ dày có thể tăng ở người đã cắt một phần dạ dày và môn vị để điều trị loét tiêu hoá. Nói chung, nguy cơ là lớn nhất khoảng 20 năm sau khi phẫu thuật lần đầu.
§ Polyp dạ dày. Những polyp này là những u nhỏ ở niêm mạc dạ dày, phần lớn là lành tính, nhưng polyp tuyến - đặc biệt là những u có đường kính >1cm - thường là tiền ung thư.
- Tiền sử gia đình. Bạn dễ bị ung thư dạ dày gấp 2-4 lần nếu có bố mẹ hoặc anh chị em ruột bị bệnh này.
- Thiếu máu ác tính. Bệnh thường liên quan đến viêm dạ dày bất sản, xảy ra khi cơ thể không đủ vitamin B12 để sản sinh hồng cầu khoẻ mạnh. Mặc dù thiếu máu ác tính được điều trị dễ dàng bằng tiêm vitamin B12, song bệnh cũng làm tăng nhẹ nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
- Máu nhóm A. Vì những lý do chưa giải thích được, người có nhóm máu A có nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn một chút so với người có nhóm máu khác.
- Nguồn gốc địa lí. Ung thư dạ dày hay gặp hơn ở một số vùng trên thế giới - đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, một số vùng của Đông Âu, và châu Mỹ La tinh. Những sự khác biệt này có thể có liên quan đến chế độ ăn và nhiễm H. pylori.
- Phơi nhiễm môi trường. Một số chất gây ô nhiễm tại nơi làm việc, bao gồm bụi than đá, amiăng và niken, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
- Béo phì. Nam giới thừa 11-13,5kg so với cân nặng lý tưởng có thể tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày.
AloBacsi.
Hàng năm, trên thế giới có khoảng 1 triệu người mắc ung thư dạ dày, trong đó khoảng 800.000 người tử vong. Bệnh thường gặp ở người trên 40 tuổi, chủ yếu là ở độ tuổi từ 50-70 tuổi, gặp ở nam nhiều hơn nữ, tỷ lệ mắc ở nam/nữ là khoảng 2/1. Trong mấy thập kỷ qua, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày đã giảm mạnh ở Mỹ và Đông Âu. Nhưng bệnh vẫn là một vấn đề nghiêm trọng ở nhiều nơi khác trên thế giới - đặc biệt là ở châu Á, Tây Âu và một số vùng của châu Mỹ La tinh.
Tại Việt Nam, mỗi năm có trên 13.000 ca mới được chẩn đoán ung thư dạ dày, và gần 10.000 người tử vong.
Các yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày bao gồm:
- Nhiễm H. pylori. Gần 2/3 dân số thế giới nhiễm H. pylori. Hiện nay, nhiễm H. pylori được xem là nguyên nhân hàng đầu gây loét dạ dày, chiếm ít nhất 80% tổng số các trường hợp. Nó cũng có thể là nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày. Nhiễm H. pylori khiến bạn dễ bị ung thư dạ dày gấp từ 2-6 lần so với người không bị nhiễm. Ngay cả như vậy thì phần lớn người bị H. pylori không bị ung thư dạ dày, và các nhà nghiên cứu tin rằng các yếu tố di truyền cũng khiến một số người mẫn cảm hơn với căn bệnh này.
- Giới tính. Ung thư dạ dày gặp ở nam giới nhiều gấp 2 lần ở nữ giới.
- Độ tuổi. Phần lớn người bị ung thư dạ dày trong độ tuổi 50-70. Bệnh hiếm khi xảy ra ở người dưới 40 tuổi.
- Chế độ ăn. Chế độ ăn nhiều thực phẩm được bảo quản bằng khói, muối hoặc dầm làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Ăn lượng lớn thịt đỏ - đặc biệt nếu nó được quay cả con – cũng làm tăng nguy cơ. Mặt khác, ăn nhiều hoa quả và rau, đặc biệt là những loại màu đỏ hoặc vàng đậm, như cà chua, cà rốt và khoai tây ngọt, giúp chống lại ung thư dạ dày.
- Hút thuốc và uống rượu. Cả hai điều này đều kích thích niêm mạc dạ dày và có thể gây ung thư phần trên dạ dày sát với thực quản.
- Đã phẫu thuật dạ dày trước đây. Nguy cơ ung thư dạ dày có thể tăng ở người đã cắt một phần dạ dày và môn vị để điều trị loét tiêu hoá. Nói chung, nguy cơ là lớn nhất khoảng 20 năm sau khi phẫu thuật lần đầu.
§ Polyp dạ dày. Những polyp này là những u nhỏ ở niêm mạc dạ dày, phần lớn là lành tính, nhưng polyp tuyến - đặc biệt là những u có đường kính >1cm - thường là tiền ung thư.
- Tiền sử gia đình. Bạn dễ bị ung thư dạ dày gấp 2-4 lần nếu có bố mẹ hoặc anh chị em ruột bị bệnh này.
- Thiếu máu ác tính. Bệnh thường liên quan đến viêm dạ dày bất sản, xảy ra khi cơ thể không đủ vitamin B12 để sản sinh hồng cầu khoẻ mạnh. Mặc dù thiếu máu ác tính được điều trị dễ dàng bằng tiêm vitamin B12, song bệnh cũng làm tăng nhẹ nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
- Máu nhóm A. Vì những lý do chưa giải thích được, người có nhóm máu A có nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn một chút so với người có nhóm máu khác.
- Nguồn gốc địa lí. Ung thư dạ dày hay gặp hơn ở một số vùng trên thế giới - đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, một số vùng của Đông Âu, và châu Mỹ La tinh. Những sự khác biệt này có thể có liên quan đến chế độ ăn và nhiễm H. pylori.
- Phơi nhiễm môi trường. Một số chất gây ô nhiễm tại nơi làm việc, bao gồm bụi than đá, amiăng và niken, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
- Béo phì. Nam giới thừa 11-13,5kg so với cân nặng lý tưởng có thể tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày.
AloBacsi.