Điều trị loạn tâm thần tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, thuốc chống loạn thần thường được sử dụng. Một số bệnh nhân rối loạn tâm thần nặng phải nhập viện. Những lý giải về bệnh sau đây sẽ có ích cho bệnh nhân.
Thức giấc nhiều lần trong đêm nên điều trị thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Anh cháu chữa trị tại bệnh viện Tâm thần Trung ương 2. Hàng tháng vẫn đi lấy thuốc thường xuyên. Do ngủ không ngon và sức khoẻ không tốt nên anh cháu đổi bác sĩ chữa trị, vào bệnh viện khám và cấp thuốc lại. Hiện tại dùng thuốc thì tối ngủ thức giấc mấy lần. Mơ những giấc mơ khác nhau trong cùng một đêm. Do tối ngủ không ngon nên sức khoẻ không tốt. Vậy giờ gia đình cháu phải làm như thế nào để anh cháu ngủ ngon hơn?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào cháu.
Mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ có kèm theo mơ những giấc mơ khác nhau là một triệu chứng thường gặp ở các bệnh rối loạn tâm thần mà gặp nhiều nhất là ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Không rõ anh cháu mắc bệnh như thế nào nhưng nếu đang chữa trị các rối loạn tâm thần cũng là lí do gây ra rối loạn giấc ngủ.
Điều trị chứng mất ngủ chủ yếu là chữa trị biểu hiện, kết hợp với chữa trị lí do nếu xác định được lí do gây mất ngủ. Do vậy anh cháu cần hỏi ý kiến của bác sĩ chữa trị để được chỉ định chữa trị thích hợp. Tuy nhiên, anh cháu cũng nên áp dụng một số các biện pháp dưới đây để cải thiện giấc ngủ:
– Loại bỏ những lí do chủ quan gây mất ngủ như không uống cà phê hoặc trà vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, không ăn quá nhiều chất cay nóng và quá no vào buổi tối
– Vệ sinh giấc ngủ: Nên tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ v.v…
Chúc anh cháu sớm khỏi bệnh.
Bệnh rối loạn trầm cảm lo âu sau sinh
Câu hỏi bởi: Nguyễn Hồng
Thưa bác sỹ cháu năm nay 26 tuổi mới sinh e bé được 2 tháng : vì 2 vợ chồng xíc mích cãi nhau chuyện gia đình cho nên cháu khóc nhiều dẫn đến mất ngủ , tay chân tê run rẩy, tim đập nhanh , hồi hộp , nghẹn ở cổ ,người thì mệt mỏi , lo lắng , bồn chồn. Cháu đi khám và uống thuốc ở bệnh viện tâm thần Hà nội bsy kê đơn thuốc cho cháu : ” seroquel XR 50 mg và stresam ” cháu uống thuốc được 1 thang nhưng khong thấy đỡ. Tiền sử bệnh của cháu bị bệnh tim ” Ngoại tâm thu thất ” cháu đặt máy holtel có lúc rối loạn nhịp lên đến 50/% . Xin bác sỹ tư vấn giúp cho cháu ! Cháu xin cảm ơn .!
Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo
Chào bạn !
Theo đơn thuốc mà bạn cung cấp thì bác sĩ chẩn đoán bạn bị chứng : Rối loạn tâm thần sau sinh. Chuyện vợ chồng xích mích chỉ là một yếu tố thuận lợi làm cho bệnh Rối loạn tâm thần sau sinh của bạn khởi phát mà thôi. Sinh con là thời điểm có nguy cơ cao cho sự khởi phát của các triệu chứng tâm thần, đặc biệt là ở phụ nữ có nguy cơ bị rối loạn lưỡng cực. Bác sỹ kê đơn hai loại thuốc ” seroquel XR 50 mg và stresam ” mà bạn đang uống là hoàn toàn phù hợp.
Quá trình chữa bệnh của bạn có hiệu quả cao hay không còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện như:
Áp lực tâm lý, điều kiện sinh hoạt đời sống tinh thần của bạn có được cải thiện hoặc thay đổi hay không? Nếu uống thuốc trong điều kiện áp lực tâm lý luôn căng thẳng, chuyện gia đình không được giải quyết dứt điểm thì hiệu quả thuốc bị hạn chế rất nhiều
Việc uống thuốc đúng liều lượng,đúng giờ là yếu tố rất quan trọng. Nếu bạn điều trị ngoại trú tại nhà theo đơn bác sỹ: hàng ngày uống thuốc có đều đặn không, đúng giờ hay không?
Bạn có tiền sử ngoại tâm thu thất (đặt máy theo dõi có lúc loạn nhịp 50%) là rối loạn năng, nhưng bạn không nói là đã điều trị gì chưa? Hiện nay bệnh có bị nữa hay không? Hai bệnh này không có mối liên quan bệnh lý với nhau nhưng có thể phối hợp làm biểu hiện bệnh thêm phức tạp và có thể nặng lên.
Bệnh rối loạn tâm thần sau sinh có thời gian điều trị đến khi ổn định trở lại cuộc sống bình thường cần phải kiên trì và kéo dài.Sự trao đổi thông tin giữa bạn và bác sỹ kê đơn về tiến triển bệnh là rất cần thiết
.
Bạn phải yên tâm định kỳ tái khám bác sĩ để bác sĩ thay thuốc, thay liều điều trị cho phù hợp, với tình trạng bệnh lý của bạn. Hi vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn, yên tâm điều trị góp phần làm cho bệnh của bạn nhanh chóng ổn định.
Chúc bạn toại nguyện.
bệnh liên quan đến thần kinh
Câu hỏi bởi: Giấu tên
thưa bác sĩ em gái cháu năm nay 15 tuổi ,khoảng 1 tháng gần đây e của cháu có những dấu hiệu bất ổn vài ngày đầu chỉ là chán ăn mệt mỏi sau đó là bị ngất ở trường,lần ngất đầu tiên bố mẹ cháu đưa em vào bệnh viện huyện khám thì họ bảo tụt huyết áp,vài hôm sau e cháu kêu mệt mỏi hơn dù truyền nước tiêm bố cháu cho sang bệnh viện thái bình khám thì họkết luận là bị rối loạn tiền đình,lên bv bạch mai là đủ xét nghiệm các kiểu thì chỉ kết luận là bệnh nhẹ thôi ạ,uống thuốc là đủ.thế nhưng em cháu gần như ko có tiến triển gì gio thih thoảng vẫn mất ngủ hôm nào mất ngủ là không bình thường hay ngồi nói chuyện,cười một mih như bị …hâm ý ạ .dù những câu chuyện em cháu nói ko phải vô nghĩa nhưng như thế này là bất thường rồi ạ
Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo
Chào bạn !
Ở độ tuổi dậy thì bắt đầu có những thay đổi về hình thể, về tâm lý. Ở lứa tuổi “người lớn không ra người lớn, trẻ em không ra trẻ em” này thường khiến trẻ ngơ ngác, không hiểu được chính bản thân mình, thậm chí không chấp nhận chính cả bản thân mình. Từ đó dễ có những suy nghĩ và hành vi lệch lạc
Đang đi học hình thường nhưng bị suy giảm khả năng học hành. Căng thẳng, dễ bực dọc, đôi lúc các em tỏ ra “hỗn láo” đối với người lớn. Có em mất ngủ, đứng ngồi không yên; có em có những hành vi bất thường như bỏ nhà ra đi, gây hấn với người khác, rối loạn cảm xúc (vui buồn thất thường, cáu gắt, hưng phấn thái quá hoặc rơi vào trạng thái trầm cảm
Rối loạn suy nghĩ, suy nghĩ lệch lạc từ nhẹ đến nặng. Ví dụ, có em lúc nào cũng suy nghĩ rằng có người yêu mình, hoặc thấy ai đẹp trai là tiến đến khen người đó đẹp trai hoặc nói thẳng là thích người bạn trai đó; có em sợ bị bệnh AIDS, sợ làm lây bệnh cho người khác dù mình không hề bị… Có thể từ những rối loạn hành vi này các em chuyển sang rối loạn tâm thần với những triệu chứng hoang tưởng, và điều này càng làm các em cách biệt về mặt thực thể đối với người khác. Lúc đó, các em sẽ có những hành vi và lời nói không phù hợp với thực tế.
Trưòng hợp em bạn đã 15 tuổỉ có biểu hiện “ mất ngủ, mệt mỏi,hay ngồi nói chuyện cười một mình…”Đó là những biểu hiện bất thường do đó em bạn cần được chẩn đoán sớm và điều trị sớm bởi các bác sĩ chuyên khoa tâm lý, tâm thần.
Về phía gia đình khi thấy con em mình có những biểu hiện tâm lý không bình thường thì không nên giấu giếm, mặc cảm về những rối loạn hành vi, rối loạn tâm thần của con cái mà nên đưa các em đến bác sĩ chuyên khoa tâm lý, tâm thần càng sớm càng tốt
Đây là lúc các em rất cần sự chăm sóc, hướng dẫn của người thân trong gia đình cũng như của các thầy thuốc. Chính sự chăm sóc và điều trị sớm sẽ giúp các em nhanh chóng thoát khỏi những rối loạn hành vi, rối loạn tâm thần.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe.
Bị viêm não Nhật Bản và mất trí nhớ có khỏi được không, có thể di truyền không?
Câu hỏi bởi: giấu tên
Chào bác sĩ!
Bạn em năm nay 19 tuổi, là nữ giới. Bạn em bị viêm não Nhật Bản. Bạn ấy lại có dấu hiệu mất trí nhớ. Vậy liệu biểu hiện đó có thể khỏi không ạ? Và nó có di truyền cho đời sau không?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào bạn!
Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính, nguy hiểm vì tỷ lệ tử vong cao và để lại di chứng nặng nề. Trên thế giới, tỷ lệ tử vong của bệnh viêm não Nhật Bản nói chung là từ 20 – 30% số ca mắc bệnh. Có khoảng 50% những người mắc bệnh sống sót sẽ mắc những di chứng thần kinh như rối loạn tâm thần, giảm trí nhớ, động kinh, Parkinson… Trường hơp bạn của em có dấu hiệu mất trí nhớ sau khi bị viêm não Nhật Bản nếu may mắn cũng có thể phục hồi được vì tỷ lệ di chứng vĩnh viễn lên đến 50% như đã nêu trên và không di truyền.
Chúc các bạn mạnh khỏe!
Thức giấc nhiều lần trong đêm nên điều trị thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Anh cháu chữa trị tại bệnh viện Tâm thần Trung ương 2. Hàng tháng vẫn đi lấy thuốc thường xuyên. Do ngủ không ngon và sức khoẻ không tốt nên anh cháu đổi bác sĩ chữa trị, vào bệnh viện khám và cấp thuốc lại. Hiện tại dùng thuốc thì tối ngủ thức giấc mấy lần. Mơ những giấc mơ khác nhau trong cùng một đêm. Do tối ngủ không ngon nên sức khoẻ không tốt. Vậy giờ gia đình cháu phải làm như thế nào để anh cháu ngủ ngon hơn?
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào cháu.
Mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ có kèm theo mơ những giấc mơ khác nhau là một triệu chứng thường gặp ở các bệnh rối loạn tâm thần mà gặp nhiều nhất là ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Không rõ anh cháu mắc bệnh như thế nào nhưng nếu đang chữa trị các rối loạn tâm thần cũng là lí do gây ra rối loạn giấc ngủ.
Điều trị chứng mất ngủ chủ yếu là chữa trị biểu hiện, kết hợp với chữa trị lí do nếu xác định được lí do gây mất ngủ. Do vậy anh cháu cần hỏi ý kiến của bác sĩ chữa trị để được chỉ định chữa trị thích hợp. Tuy nhiên, anh cháu cũng nên áp dụng một số các biện pháp dưới đây để cải thiện giấc ngủ:
– Loại bỏ những lí do chủ quan gây mất ngủ như không uống cà phê hoặc trà vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, không ăn quá nhiều chất cay nóng và quá no vào buổi tối
– Vệ sinh giấc ngủ: Nên tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ v.v…
Chúc anh cháu sớm khỏi bệnh.
Bệnh rối loạn trầm cảm lo âu sau sinh
Câu hỏi bởi: Nguyễn Hồng
Thưa bác sỹ cháu năm nay 26 tuổi mới sinh e bé được 2 tháng : vì 2 vợ chồng xíc mích cãi nhau chuyện gia đình cho nên cháu khóc nhiều dẫn đến mất ngủ , tay chân tê run rẩy, tim đập nhanh , hồi hộp , nghẹn ở cổ ,người thì mệt mỏi , lo lắng , bồn chồn. Cháu đi khám và uống thuốc ở bệnh viện tâm thần Hà nội bsy kê đơn thuốc cho cháu : ” seroquel XR 50 mg và stresam ” cháu uống thuốc được 1 thang nhưng khong thấy đỡ. Tiền sử bệnh của cháu bị bệnh tim ” Ngoại tâm thu thất ” cháu đặt máy holtel có lúc rối loạn nhịp lên đến 50/% . Xin bác sỹ tư vấn giúp cho cháu ! Cháu xin cảm ơn .!
Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo
Chào bạn !
Theo đơn thuốc mà bạn cung cấp thì bác sĩ chẩn đoán bạn bị chứng : Rối loạn tâm thần sau sinh. Chuyện vợ chồng xích mích chỉ là một yếu tố thuận lợi làm cho bệnh Rối loạn tâm thần sau sinh của bạn khởi phát mà thôi. Sinh con là thời điểm có nguy cơ cao cho sự khởi phát của các triệu chứng tâm thần, đặc biệt là ở phụ nữ có nguy cơ bị rối loạn lưỡng cực. Bác sỹ kê đơn hai loại thuốc ” seroquel XR 50 mg và stresam ” mà bạn đang uống là hoàn toàn phù hợp.
Quá trình chữa bệnh của bạn có hiệu quả cao hay không còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện như:
Áp lực tâm lý, điều kiện sinh hoạt đời sống tinh thần của bạn có được cải thiện hoặc thay đổi hay không? Nếu uống thuốc trong điều kiện áp lực tâm lý luôn căng thẳng, chuyện gia đình không được giải quyết dứt điểm thì hiệu quả thuốc bị hạn chế rất nhiều
Việc uống thuốc đúng liều lượng,đúng giờ là yếu tố rất quan trọng. Nếu bạn điều trị ngoại trú tại nhà theo đơn bác sỹ: hàng ngày uống thuốc có đều đặn không, đúng giờ hay không?
Bạn có tiền sử ngoại tâm thu thất (đặt máy theo dõi có lúc loạn nhịp 50%) là rối loạn năng, nhưng bạn không nói là đã điều trị gì chưa? Hiện nay bệnh có bị nữa hay không? Hai bệnh này không có mối liên quan bệnh lý với nhau nhưng có thể phối hợp làm biểu hiện bệnh thêm phức tạp và có thể nặng lên.
Bệnh rối loạn tâm thần sau sinh có thời gian điều trị đến khi ổn định trở lại cuộc sống bình thường cần phải kiên trì và kéo dài.Sự trao đổi thông tin giữa bạn và bác sỹ kê đơn về tiến triển bệnh là rất cần thiết
.
Bạn phải yên tâm định kỳ tái khám bác sĩ để bác sĩ thay thuốc, thay liều điều trị cho phù hợp, với tình trạng bệnh lý của bạn. Hi vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn, yên tâm điều trị góp phần làm cho bệnh của bạn nhanh chóng ổn định.
Chúc bạn toại nguyện.
bệnh liên quan đến thần kinh
Câu hỏi bởi: Giấu tên
thưa bác sĩ em gái cháu năm nay 15 tuổi ,khoảng 1 tháng gần đây e của cháu có những dấu hiệu bất ổn vài ngày đầu chỉ là chán ăn mệt mỏi sau đó là bị ngất ở trường,lần ngất đầu tiên bố mẹ cháu đưa em vào bệnh viện huyện khám thì họ bảo tụt huyết áp,vài hôm sau e cháu kêu mệt mỏi hơn dù truyền nước tiêm bố cháu cho sang bệnh viện thái bình khám thì họkết luận là bị rối loạn tiền đình,lên bv bạch mai là đủ xét nghiệm các kiểu thì chỉ kết luận là bệnh nhẹ thôi ạ,uống thuốc là đủ.thế nhưng em cháu gần như ko có tiến triển gì gio thih thoảng vẫn mất ngủ hôm nào mất ngủ là không bình thường hay ngồi nói chuyện,cười một mih như bị …hâm ý ạ .dù những câu chuyện em cháu nói ko phải vô nghĩa nhưng như thế này là bất thường rồi ạ
Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo
Chào bạn !
Ở độ tuổi dậy thì bắt đầu có những thay đổi về hình thể, về tâm lý. Ở lứa tuổi “người lớn không ra người lớn, trẻ em không ra trẻ em” này thường khiến trẻ ngơ ngác, không hiểu được chính bản thân mình, thậm chí không chấp nhận chính cả bản thân mình. Từ đó dễ có những suy nghĩ và hành vi lệch lạc
Đang đi học hình thường nhưng bị suy giảm khả năng học hành. Căng thẳng, dễ bực dọc, đôi lúc các em tỏ ra “hỗn láo” đối với người lớn. Có em mất ngủ, đứng ngồi không yên; có em có những hành vi bất thường như bỏ nhà ra đi, gây hấn với người khác, rối loạn cảm xúc (vui buồn thất thường, cáu gắt, hưng phấn thái quá hoặc rơi vào trạng thái trầm cảm
Rối loạn suy nghĩ, suy nghĩ lệch lạc từ nhẹ đến nặng. Ví dụ, có em lúc nào cũng suy nghĩ rằng có người yêu mình, hoặc thấy ai đẹp trai là tiến đến khen người đó đẹp trai hoặc nói thẳng là thích người bạn trai đó; có em sợ bị bệnh AIDS, sợ làm lây bệnh cho người khác dù mình không hề bị… Có thể từ những rối loạn hành vi này các em chuyển sang rối loạn tâm thần với những triệu chứng hoang tưởng, và điều này càng làm các em cách biệt về mặt thực thể đối với người khác. Lúc đó, các em sẽ có những hành vi và lời nói không phù hợp với thực tế.
Trưòng hợp em bạn đã 15 tuổỉ có biểu hiện “ mất ngủ, mệt mỏi,hay ngồi nói chuyện cười một mình…”Đó là những biểu hiện bất thường do đó em bạn cần được chẩn đoán sớm và điều trị sớm bởi các bác sĩ chuyên khoa tâm lý, tâm thần.
Về phía gia đình khi thấy con em mình có những biểu hiện tâm lý không bình thường thì không nên giấu giếm, mặc cảm về những rối loạn hành vi, rối loạn tâm thần của con cái mà nên đưa các em đến bác sĩ chuyên khoa tâm lý, tâm thần càng sớm càng tốt
Đây là lúc các em rất cần sự chăm sóc, hướng dẫn của người thân trong gia đình cũng như của các thầy thuốc. Chính sự chăm sóc và điều trị sớm sẽ giúp các em nhanh chóng thoát khỏi những rối loạn hành vi, rối loạn tâm thần.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe.
Bị viêm não Nhật Bản và mất trí nhớ có khỏi được không, có thể di truyền không?
Câu hỏi bởi: giấu tên
Chào bác sĩ!
Bạn em năm nay 19 tuổi, là nữ giới. Bạn em bị viêm não Nhật Bản. Bạn ấy lại có dấu hiệu mất trí nhớ. Vậy liệu biểu hiện đó có thể khỏi không ạ? Và nó có di truyền cho đời sau không?
Em cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào bạn!
Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính, nguy hiểm vì tỷ lệ tử vong cao và để lại di chứng nặng nề. Trên thế giới, tỷ lệ tử vong của bệnh viêm não Nhật Bản nói chung là từ 20 – 30% số ca mắc bệnh. Có khoảng 50% những người mắc bệnh sống sót sẽ mắc những di chứng thần kinh như rối loạn tâm thần, giảm trí nhớ, động kinh, Parkinson… Trường hơp bạn của em có dấu hiệu mất trí nhớ sau khi bị viêm não Nhật Bản nếu may mắn cũng có thể phục hồi được vì tỷ lệ di chứng vĩnh viễn lên đến 50% như đã nêu trên và không di truyền.
Chúc các bạn mạnh khỏe!
Theo ViCare