Sữa mẹ được dùng để nuôi trực tiếp cho bé. Vì vậy đó cũng là lý do mà phụ nữ nên trang bị cho mình lượng kiến thức cần thiết xung quanh vấn đề này.
Trẻ ăn sữa mẹ bị đi ngoài
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ, con em mới 5 tháng tuổi, cháu từ lúc sinh tới nay cứ ăn sữa mẹ là cháu bị đi ngoài. Bác sĩ cho em hỏi phải làm như thế nào ạ?
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào em!
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quí giá cho bé. Tổ chức Y tế Thế giới khuyên các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho bú kéo dài đến 2 tuổi. Bé nhà em 4 tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn là điều rất tốt. Tình trạng đi ngoài của bé cũng là một nỗi lo hay gặp ở các bà mẹ, vì ở tuổi này khả năng giao tiếp của các bé còn hạn chế.
Tuy nhiên, để xem bé có đi ngoài bình thường không em có thể căn cứ vào những dấu hiệu sau:
Đối với bé dưới 1 tuổi, số lần đi ngoài hằng ngày của mỗi bé đều khác nhau hoàn toàn. Điều này phụ thuộc vào chế độ ăn/bú hằng ngày của bé. Nếu là bú mẹ, trung bình mỗi ngày bé có thể đi ngoài 5-6 lần vẫn được xem là bình thường, đôi khi có bé đi tiêu 7-8 lần/ngày. Số lần đi ngoài trong ngày, số lượng phân 1 lần đi sẽ nhiều hơn và tình trạng phân cũng thường loãng và mềm hơn các bé không bú mẹ. Phân thường có màu vàng hoặc lẫn màu trắng dính vào tã (phân hoa cà hoa cải). Do sữa mẹ có sự cân bằng rất tốt vì thế giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa của bé rất nhiều, thêm vào đó sữa mẹ không thấy nhiều chất cặn, điều này giúp bé đi tiêu dễ dàng hơn.
Nếu quan sát thấy trẻ bú được, lên cân đều, chơi ngoan, ngủ tốt, tức là bé ổn, cha mẹ không nên quá lo lắng. Việc chăm chăm vào chất thải để xem bé có bị tiêu chảy không thật sự là không hữu ích và đôi khi càng khiến cha mẹ hoang mang, lúng túng tốn thời gian. Triệu chứng khi bé thực sự bị tiêu chảy xuất hiện rất rõ ràng như: sốt, lả người, đi phân 1 lần rất nhiều có khi bị tràn ngược ra lưng khi bé nằm và sẽ có kèm dấu hiệu tiểu ít, niêm mạc miệng khô, khóc không thấy nước mắt… chứng tỏ bé đã có sự mất nước. Nếu bé có những biểu hiện này thì em cần đưa bé đến bác sĩ ngay, đặc biệt nếu trong phân có lẫn sắc đỏ hay có màu đen sẫm vì đây có thể là máu.
Chúc bé của em luôn khỏe mạnh!
Cách bảo quản sữa mẹ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa Bác sĩ! Con em được 7 tháng, em đi làm có hút sữa để tử lạnh cho bé uống dần. Em muốn biết cách bảo quản sữa và khi lấy sữa cho bé uống thì làm như thế nào để an toàn và đảm bảo dinh dưỡng? “
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào em.
Hút và bảo quản sữa khi mẹ phải đi làm không thấy điều kiện cho con bú là một cách làm tốt, vừa giúp người mẹ duy trì được nguồn sữa, vừa giúp con nhận được những lợi ích quý giá từ sữa mẹ. Để làm được việc này, em cần nắm vững cách thức bảo quản và sử dụng để đảm bảo nguồn sữa hợp vệ sinh, đạt chất lượng tốt. Cách bảo quản sữa mẹ được vắt ra:
– Sử dụng bình chứa bằng thủy tinh hoặc nhựa cứng có nắp đậy kín hoặc túi bảo quản sữa chuyên dụng.
– Không nên đổ đầy sữa vào bình, để lại một khoảng trống nhỏ vì khi đông lạnh sữa sẽ giãn nở ra.
– Mỗi bình chứa sữa chỉ nên để 60-120ml, vừa đủ cho 1 lần ăn của trẻ để tránh lãng phí và đảm bảo vệ sinh. Thời gian bảo quản sữa mẹ Ở nhiệt độ phòng 19-20 độ C, có thể bảo quản được 4 giờ. Với nhiệt độ dưới 4 độ C của ngăn mát tủ lạnh, sữa có thể bảo quản được 3 ngày. Ở nhiệt độ ngăn đá tủ lạnh -18 đến -20 độ C, sữa mẹ có thể bảo quản được 6 tháng.
Cách sử dụng sữa mẹ đã bảo quản:
– Khi sử dụng, làm ấm sữa bằng cách đặt bình chứa sữa vào một bát nước nóng hoặc đổ nước nóng quanh bình chứa sữa.
– Không làm nóng sữa mẹ bằng cách đun sôi hoặc cho vào lò vi sóng.
– Nên cho bé ăn bằng cốc và thìa.
Chúc em nuôi con bằng sữa mẹ thành công!
Bé lười bú sữa mẹ phải làm thế nào?
Câu hỏi bởi: thuhien_spnttw
Xin chào bác sĩ!
Bác sĩ cho em hỏi: con gái em hôm qua là tròn 4 tháng 10 ngày. Lúc sinh ra nặng 3,5 kg, bây giờ nặng 5,5 kg. Bé rất lười bú và mỗi lần bú rất ít, mẹ phải vắt sữa ra chén và đút cho ăn mỗi lần cũng chỉ được 50 – 60 ml. Cháu không chiu ti bình nên mẹ phải đút bằng thìa. Tháng này em có mua thêm sữa ngoài cho bé mỗi ngày ăn 1 bữa vào lúc sáng sớm ngủ dậy nhưng cũng chỉ đc có 50 – 60 ml (lúc em sinh cháu mới có 8 tháng 20 ngày, sinh mổ). Đến giờ 4 tháng 10 ngày cháu vẫn chưa biết lật và gọi chưa biết hướng, mới biết chuyện ê a nhiều và cười thôi. Cháu chơi và ngủ bình thường, ít quấy khóc. Xin bác sĩ giải đáp cho em biết nên làm gì để cháu chịu bú sữa mẹ nhiều hơn ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Có một số lí do khiến các em bé ở độ tuổi như con bạn lười bú mẹ là:
– Mẹ cho bé bú không thành bữa. Việc không phân biệt thời gian của mỗi cữ bú làm cho hệ tiêu hóa của bé hoạt động kém hiệu quả. Bé không phân biệt được lúc nào mình đói hoặc cần sữa.
– Một số chứng bệnh khiến bé bị đau và không thoải mái khi bú bao gồm: bé mắc chứng bệnh về tai, mũi, bé có vết loét hoặc vết xước trong miệng, bé bị tưa lưỡi….
Bạn cần kiểm tra những lí do này và tìm cách xử lý (nếu có). Bé nhà bạn mặc dù sinh non nhưng được 3,5 kg. Tuy nhiên đến nay là 3 tháng 10 ngày bé mới được 5,5kg, như vậy là bé tăng cân hơi chậm có thể do bé bú ít. Nếu sốt ruột bạn có thể đưa cháu đi khám dinh dưỡng ở các bệnh viện Nhi. Độ tuổi này nhiều bé chưa biết lật và biết hướng. Bé đã biết chuyện ê a và cười, vẫn chơi, ăn ngủ bình thường, ít quấy khóc nên ngoài vấn đề bú ít, bạn không cần lo lắng về sự phát triển của bé.
Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!
Làm thế nào để mẹ có sữa trở lại? Trẻ bị thiếu canxi có cần uống thêm thuốc gì không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin chào bác sĩ!
Vợ em năm nay 27 tuổi, sinh mổ. Lúc đầu bé bú má bình thường nhưng được 2,5 tháng thì bé không chịu bú má nữa, đến nay đã được 3 tháng 11 ngày thì bé lại chịu bú má nhưng bây giờ má bé đã không còn sữa nữa. Vậy có cách nào để cho má bé có sữa trở lại không? Em thấy bé có triệu chứng thiếu canxi, vậy nếu lâu dài thì cần cho bé uống thêm gì để bổ sung canxi cho bé, hiện tại em đang cho dùng Similac. Mỗi tháng bé lên cân khoảng 1kg.
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào em!
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Sữa mẹ cung cấp nguồn thực phẩm phù hợp cho bé gồm đầy đủ các chất glucid, protid, lipid, vitamin, khoáng vi lượng. Sữa mẹ còn cung cấp các men tiêu hóa giúp bé hấp thu hoàn toàn các dưỡng chất, chứa nhiều kháng thể giúp bé chống lại các bệnh nhiễm trùng khi bé chưa đủ thời gian tự tạo lập kháng thể. Vì thế, các bà mẹ nên cho con bú càng sớm càng tốt để cung cấp ngay nguồn sữa non quý báu cho con…
Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều bà mẹ thường bị mất sữa do nhiều lí do khác nhau. Có nhiều cách để mẹ tạo nhiều sữa hoặc tiết sữa lại (tiết sữa lại là khi sữa mẹ giảm đi thì mẹ cần tăng lượng sữa cho con bú hoặc đã ngừng cho con bú nay lại muốn có sữa để cho con bú trở lại).
Để tăng tiết sữa trở lại vợ em cần chú ý:
Cần cho bé bú nhiều lần trong ngày, đây là yếu tố tăng tạo sữa quan trọng nhất là cho bé ngậm vú càng nhiều càng tốt. Nếu bé bú ít thì mẹ nên vắt sữa nhiều lần trong ngày để kích sữa và duy trì tiết sữa. Mẹ nên nghỉ ngơi và thư giãn tinh thần trong khi cho con bú. Đảm bảo bé được bú mẹ ở tư thế đúng và bú rất hay, cả ngày lẫn đêm. Nên cho bé bú lâu ở mỗi vú, hết sữa ở vú này mới chuyển sang vú kia.
Cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối: Vợ em cần đảm bảo sức khỏe của mình và hơn hết là đảm bảo có đủ sữa cả về lượng và chất, cần kết hợp đa dạng nhiều loại thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng cho sữa trong thực đơn của mình. Khẩu phần ăn của vợ em cần tăng thêm khoảng 350 Kcal/ngày và đảm bảo đủ 4 nhóm chất:
Nhóm chất bột (cơm, khoai lang, bánh mì, bún, phở…);
Nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng sữa, tôm, cua, đậu, đỗ); nhóm chất béo (bơ, lạc, tảo…),
Đặc biệt là chất béo không no (GLA) rất quan trọng cho sự phát triển trí não và thị lực của bé;
Nhóm vitamin và khoáng chất (rau xanh, quả chín).
Ngoài 3 bữa chính, vợ em nên ăn thêm 2-3 bữa phụ, không nên kiêng cữ quá đáng. Có thể áp dụng theo dân gian hay dùng đu đủ hầm với chân giò heo, cháo sữa để tăng tạo sữa. Đây là thực phẩm dinh dưỡng tốt cho tạo sữa và tạo niềm tin mẹ đủ sữa cho con bú.
Vợ em nên uống nhiều nước để đủ cho việc tạo sữa và nhu cầu cơ thể, nếu khát thì phải uống ngay. Có thể uống thêm nước rau quả tươi như cam, chanh để vừa cung cấp nước, vừa cung cấp nguồn vitamin C.
Con nhà em mỗi tháng lên được 1 kg là bình thường, không có gì đáng ngại cả. Các biểu hiện thường gặp của các bé dưới 6 tháng tuổi thiếu canxi: bé hay quấy khóc; bé ra nhiều mồ hôi (nhất là vùng đầu, gáy); bé có dấu hiệu rụng tóc hình vành khăn; đầu bé có thể bị bẹp như cá trê…
Để biết chắc bé có bị thiếu canxi không, em nên đưa bé đi khám. Với bé dưới 6 tháng tuổi em nên cho bé tắm nắng hàng ngày (trước 9h sáng) để bé tăng cường hấp thụ canxi thông qua quá trình tổng hợp vitamin D. Chế độ ăn của người mẹ cũng cần tăng cường các chất giàu canxi như cá, tôm, cua, thịt, trứng, sữa (chú ý nếu bé bị dị ứng thì không ăn)… Việc chữa trị thiếu canxi, bác sĩ có thể cho bé uống canxi, kết hợp với vitamin D hàng ngày cho đến khi nào lượng canxi trong cơ thể bé ở mức cân bằng.
Chúc gia đình em sức khỏe!
Bé 2,5 tháng tuổi bú tốt nhưng vẫn bị suy dinh dưỡng nên làm gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bé em được 2 tháng rưỡi bé bú tốt nhưng bé ngủ giấc ngắn, có khi ngủ chỉ được 10 phút. Buổi trưa thì bé ít ngủ, tối ngủ giấc không sâu. Bé sinh 3,1 kg, 1 tháng rưỡi đầu tiên chỉ lên 900g, tháng sau lên 400g bé được trạm y tế kêu là suy dinh dưỡng. Sáng em có cho bé phơi nắng, em còn uống bổ sung thêm canxi để cho bé bú. Mong bác sĩ giải đáp.
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Con bạn lúc sinh 3,1 kg là bình thường, bé bú tốt, sữa mẹ đủ nhưng trẻ tăng cân chậm, sự tăng cân còn phụ thuộc vào rất nhiều lí do. Bạn nên cho bé dùng thuốc bổ sau: tên thuốc là Dynamogen (thuốc nội có tên là Beezuvit), thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa, ngủ ngon, ngày uống 1 ống.
Bạn hiểu hơi sai một ít, bạn uống bổ sung thêm canxi để bé bú sữa có nhiều canxi là không đúng. Sữa mẹ có các chỉ số chất lượng hằng định một thời gian dài, tất nhiên là mẹ ăn uống đầy đủ dưỡng chất thì tạo điều kiện cho tuyến sữa tạo được sữa tốt hơn. Nhưng nếu mẹ ăn uống thiếu chất thì sữa mẹ vẫn gần như cũ trong một thời gian tương đối dài, tuyến sữa vẫn hoạt động hút các chất dinh dưỡng từ máu và khi các chất trong máu thiếu do ăn uống không đủ thì huy động từ cơ quan dự trữ, từ mô, từ cơ thịt,… để cho đủ từ đó làm mẹ bị suy kiệt.
Nếu bé cần bổ sung canxi thì cho bé uống các chế phẩm chứa canxi mua ở các hiệu thuốc.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe.
Trẻ ăn sữa mẹ bị đi ngoài
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ, con em mới 5 tháng tuổi, cháu từ lúc sinh tới nay cứ ăn sữa mẹ là cháu bị đi ngoài. Bác sĩ cho em hỏi phải làm như thế nào ạ?
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào em!
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quí giá cho bé. Tổ chức Y tế Thế giới khuyên các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho bú kéo dài đến 2 tuổi. Bé nhà em 4 tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn là điều rất tốt. Tình trạng đi ngoài của bé cũng là một nỗi lo hay gặp ở các bà mẹ, vì ở tuổi này khả năng giao tiếp của các bé còn hạn chế.
Tuy nhiên, để xem bé có đi ngoài bình thường không em có thể căn cứ vào những dấu hiệu sau:
Đối với bé dưới 1 tuổi, số lần đi ngoài hằng ngày của mỗi bé đều khác nhau hoàn toàn. Điều này phụ thuộc vào chế độ ăn/bú hằng ngày của bé. Nếu là bú mẹ, trung bình mỗi ngày bé có thể đi ngoài 5-6 lần vẫn được xem là bình thường, đôi khi có bé đi tiêu 7-8 lần/ngày. Số lần đi ngoài trong ngày, số lượng phân 1 lần đi sẽ nhiều hơn và tình trạng phân cũng thường loãng và mềm hơn các bé không bú mẹ. Phân thường có màu vàng hoặc lẫn màu trắng dính vào tã (phân hoa cà hoa cải). Do sữa mẹ có sự cân bằng rất tốt vì thế giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa của bé rất nhiều, thêm vào đó sữa mẹ không thấy nhiều chất cặn, điều này giúp bé đi tiêu dễ dàng hơn.
Nếu quan sát thấy trẻ bú được, lên cân đều, chơi ngoan, ngủ tốt, tức là bé ổn, cha mẹ không nên quá lo lắng. Việc chăm chăm vào chất thải để xem bé có bị tiêu chảy không thật sự là không hữu ích và đôi khi càng khiến cha mẹ hoang mang, lúng túng tốn thời gian. Triệu chứng khi bé thực sự bị tiêu chảy xuất hiện rất rõ ràng như: sốt, lả người, đi phân 1 lần rất nhiều có khi bị tràn ngược ra lưng khi bé nằm và sẽ có kèm dấu hiệu tiểu ít, niêm mạc miệng khô, khóc không thấy nước mắt… chứng tỏ bé đã có sự mất nước. Nếu bé có những biểu hiện này thì em cần đưa bé đến bác sĩ ngay, đặc biệt nếu trong phân có lẫn sắc đỏ hay có màu đen sẫm vì đây có thể là máu.
Chúc bé của em luôn khỏe mạnh!
Cách bảo quản sữa mẹ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa Bác sĩ! Con em được 7 tháng, em đi làm có hút sữa để tử lạnh cho bé uống dần. Em muốn biết cách bảo quản sữa và khi lấy sữa cho bé uống thì làm như thế nào để an toàn và đảm bảo dinh dưỡng? “
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào em.
Hút và bảo quản sữa khi mẹ phải đi làm không thấy điều kiện cho con bú là một cách làm tốt, vừa giúp người mẹ duy trì được nguồn sữa, vừa giúp con nhận được những lợi ích quý giá từ sữa mẹ. Để làm được việc này, em cần nắm vững cách thức bảo quản và sử dụng để đảm bảo nguồn sữa hợp vệ sinh, đạt chất lượng tốt. Cách bảo quản sữa mẹ được vắt ra:
– Sử dụng bình chứa bằng thủy tinh hoặc nhựa cứng có nắp đậy kín hoặc túi bảo quản sữa chuyên dụng.
– Không nên đổ đầy sữa vào bình, để lại một khoảng trống nhỏ vì khi đông lạnh sữa sẽ giãn nở ra.
– Mỗi bình chứa sữa chỉ nên để 60-120ml, vừa đủ cho 1 lần ăn của trẻ để tránh lãng phí và đảm bảo vệ sinh. Thời gian bảo quản sữa mẹ Ở nhiệt độ phòng 19-20 độ C, có thể bảo quản được 4 giờ. Với nhiệt độ dưới 4 độ C của ngăn mát tủ lạnh, sữa có thể bảo quản được 3 ngày. Ở nhiệt độ ngăn đá tủ lạnh -18 đến -20 độ C, sữa mẹ có thể bảo quản được 6 tháng.
Cách sử dụng sữa mẹ đã bảo quản:
– Khi sử dụng, làm ấm sữa bằng cách đặt bình chứa sữa vào một bát nước nóng hoặc đổ nước nóng quanh bình chứa sữa.
– Không làm nóng sữa mẹ bằng cách đun sôi hoặc cho vào lò vi sóng.
– Nên cho bé ăn bằng cốc và thìa.
Chúc em nuôi con bằng sữa mẹ thành công!
Bé lười bú sữa mẹ phải làm thế nào?
Câu hỏi bởi: thuhien_spnttw
Xin chào bác sĩ!
Bác sĩ cho em hỏi: con gái em hôm qua là tròn 4 tháng 10 ngày. Lúc sinh ra nặng 3,5 kg, bây giờ nặng 5,5 kg. Bé rất lười bú và mỗi lần bú rất ít, mẹ phải vắt sữa ra chén và đút cho ăn mỗi lần cũng chỉ được 50 – 60 ml. Cháu không chiu ti bình nên mẹ phải đút bằng thìa. Tháng này em có mua thêm sữa ngoài cho bé mỗi ngày ăn 1 bữa vào lúc sáng sớm ngủ dậy nhưng cũng chỉ đc có 50 – 60 ml (lúc em sinh cháu mới có 8 tháng 20 ngày, sinh mổ). Đến giờ 4 tháng 10 ngày cháu vẫn chưa biết lật và gọi chưa biết hướng, mới biết chuyện ê a nhiều và cười thôi. Cháu chơi và ngủ bình thường, ít quấy khóc. Xin bác sĩ giải đáp cho em biết nên làm gì để cháu chịu bú sữa mẹ nhiều hơn ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Có một số lí do khiến các em bé ở độ tuổi như con bạn lười bú mẹ là:
– Mẹ cho bé bú không thành bữa. Việc không phân biệt thời gian của mỗi cữ bú làm cho hệ tiêu hóa của bé hoạt động kém hiệu quả. Bé không phân biệt được lúc nào mình đói hoặc cần sữa.
– Một số chứng bệnh khiến bé bị đau và không thoải mái khi bú bao gồm: bé mắc chứng bệnh về tai, mũi, bé có vết loét hoặc vết xước trong miệng, bé bị tưa lưỡi….
Bạn cần kiểm tra những lí do này và tìm cách xử lý (nếu có). Bé nhà bạn mặc dù sinh non nhưng được 3,5 kg. Tuy nhiên đến nay là 3 tháng 10 ngày bé mới được 5,5kg, như vậy là bé tăng cân hơi chậm có thể do bé bú ít. Nếu sốt ruột bạn có thể đưa cháu đi khám dinh dưỡng ở các bệnh viện Nhi. Độ tuổi này nhiều bé chưa biết lật và biết hướng. Bé đã biết chuyện ê a và cười, vẫn chơi, ăn ngủ bình thường, ít quấy khóc nên ngoài vấn đề bú ít, bạn không cần lo lắng về sự phát triển của bé.
Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!
Làm thế nào để mẹ có sữa trở lại? Trẻ bị thiếu canxi có cần uống thêm thuốc gì không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin chào bác sĩ!
Vợ em năm nay 27 tuổi, sinh mổ. Lúc đầu bé bú má bình thường nhưng được 2,5 tháng thì bé không chịu bú má nữa, đến nay đã được 3 tháng 11 ngày thì bé lại chịu bú má nhưng bây giờ má bé đã không còn sữa nữa. Vậy có cách nào để cho má bé có sữa trở lại không? Em thấy bé có triệu chứng thiếu canxi, vậy nếu lâu dài thì cần cho bé uống thêm gì để bổ sung canxi cho bé, hiện tại em đang cho dùng Similac. Mỗi tháng bé lên cân khoảng 1kg.
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào em!
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Sữa mẹ cung cấp nguồn thực phẩm phù hợp cho bé gồm đầy đủ các chất glucid, protid, lipid, vitamin, khoáng vi lượng. Sữa mẹ còn cung cấp các men tiêu hóa giúp bé hấp thu hoàn toàn các dưỡng chất, chứa nhiều kháng thể giúp bé chống lại các bệnh nhiễm trùng khi bé chưa đủ thời gian tự tạo lập kháng thể. Vì thế, các bà mẹ nên cho con bú càng sớm càng tốt để cung cấp ngay nguồn sữa non quý báu cho con…
Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều bà mẹ thường bị mất sữa do nhiều lí do khác nhau. Có nhiều cách để mẹ tạo nhiều sữa hoặc tiết sữa lại (tiết sữa lại là khi sữa mẹ giảm đi thì mẹ cần tăng lượng sữa cho con bú hoặc đã ngừng cho con bú nay lại muốn có sữa để cho con bú trở lại).
Để tăng tiết sữa trở lại vợ em cần chú ý:
Cần cho bé bú nhiều lần trong ngày, đây là yếu tố tăng tạo sữa quan trọng nhất là cho bé ngậm vú càng nhiều càng tốt. Nếu bé bú ít thì mẹ nên vắt sữa nhiều lần trong ngày để kích sữa và duy trì tiết sữa. Mẹ nên nghỉ ngơi và thư giãn tinh thần trong khi cho con bú. Đảm bảo bé được bú mẹ ở tư thế đúng và bú rất hay, cả ngày lẫn đêm. Nên cho bé bú lâu ở mỗi vú, hết sữa ở vú này mới chuyển sang vú kia.
Cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối: Vợ em cần đảm bảo sức khỏe của mình và hơn hết là đảm bảo có đủ sữa cả về lượng và chất, cần kết hợp đa dạng nhiều loại thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng cho sữa trong thực đơn của mình. Khẩu phần ăn của vợ em cần tăng thêm khoảng 350 Kcal/ngày và đảm bảo đủ 4 nhóm chất:
Nhóm chất bột (cơm, khoai lang, bánh mì, bún, phở…);
Nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng sữa, tôm, cua, đậu, đỗ); nhóm chất béo (bơ, lạc, tảo…),
Đặc biệt là chất béo không no (GLA) rất quan trọng cho sự phát triển trí não và thị lực của bé;
Nhóm vitamin và khoáng chất (rau xanh, quả chín).
Ngoài 3 bữa chính, vợ em nên ăn thêm 2-3 bữa phụ, không nên kiêng cữ quá đáng. Có thể áp dụng theo dân gian hay dùng đu đủ hầm với chân giò heo, cháo sữa để tăng tạo sữa. Đây là thực phẩm dinh dưỡng tốt cho tạo sữa và tạo niềm tin mẹ đủ sữa cho con bú.
Vợ em nên uống nhiều nước để đủ cho việc tạo sữa và nhu cầu cơ thể, nếu khát thì phải uống ngay. Có thể uống thêm nước rau quả tươi như cam, chanh để vừa cung cấp nước, vừa cung cấp nguồn vitamin C.
Con nhà em mỗi tháng lên được 1 kg là bình thường, không có gì đáng ngại cả. Các biểu hiện thường gặp của các bé dưới 6 tháng tuổi thiếu canxi: bé hay quấy khóc; bé ra nhiều mồ hôi (nhất là vùng đầu, gáy); bé có dấu hiệu rụng tóc hình vành khăn; đầu bé có thể bị bẹp như cá trê…
Để biết chắc bé có bị thiếu canxi không, em nên đưa bé đi khám. Với bé dưới 6 tháng tuổi em nên cho bé tắm nắng hàng ngày (trước 9h sáng) để bé tăng cường hấp thụ canxi thông qua quá trình tổng hợp vitamin D. Chế độ ăn của người mẹ cũng cần tăng cường các chất giàu canxi như cá, tôm, cua, thịt, trứng, sữa (chú ý nếu bé bị dị ứng thì không ăn)… Việc chữa trị thiếu canxi, bác sĩ có thể cho bé uống canxi, kết hợp với vitamin D hàng ngày cho đến khi nào lượng canxi trong cơ thể bé ở mức cân bằng.
Chúc gia đình em sức khỏe!
Bé 2,5 tháng tuổi bú tốt nhưng vẫn bị suy dinh dưỡng nên làm gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bé em được 2 tháng rưỡi bé bú tốt nhưng bé ngủ giấc ngắn, có khi ngủ chỉ được 10 phút. Buổi trưa thì bé ít ngủ, tối ngủ giấc không sâu. Bé sinh 3,1 kg, 1 tháng rưỡi đầu tiên chỉ lên 900g, tháng sau lên 400g bé được trạm y tế kêu là suy dinh dưỡng. Sáng em có cho bé phơi nắng, em còn uống bổ sung thêm canxi để cho bé bú. Mong bác sĩ giải đáp.
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Con bạn lúc sinh 3,1 kg là bình thường, bé bú tốt, sữa mẹ đủ nhưng trẻ tăng cân chậm, sự tăng cân còn phụ thuộc vào rất nhiều lí do. Bạn nên cho bé dùng thuốc bổ sau: tên thuốc là Dynamogen (thuốc nội có tên là Beezuvit), thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa, ngủ ngon, ngày uống 1 ống.
Bạn hiểu hơi sai một ít, bạn uống bổ sung thêm canxi để bé bú sữa có nhiều canxi là không đúng. Sữa mẹ có các chỉ số chất lượng hằng định một thời gian dài, tất nhiên là mẹ ăn uống đầy đủ dưỡng chất thì tạo điều kiện cho tuyến sữa tạo được sữa tốt hơn. Nhưng nếu mẹ ăn uống thiếu chất thì sữa mẹ vẫn gần như cũ trong một thời gian tương đối dài, tuyến sữa vẫn hoạt động hút các chất dinh dưỡng từ máu và khi các chất trong máu thiếu do ăn uống không đủ thì huy động từ cơ quan dự trữ, từ mô, từ cơ thịt,… để cho đủ từ đó làm mẹ bị suy kiệt.
Nếu bé cần bổ sung canxi thì cho bé uống các chế phẩm chứa canxi mua ở các hiệu thuốc.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe.
Theo ViCare