Tai biến mạch máu não nếu không phát hiện kịp thời có thể để lại những hậu quả khôn lường, vì vậy bạn nên biết những dấu hiệu nhỏ của bệnh để có thể phát hiện sớm cho người thân cũng như chính mình.
Dấu hiệu của tai biến mạch máu não là gì?
Câu hỏi bởi: Trần Thúy Anh
Chào bác sĩ.
Bố em mất năm 57 tuổi trong một lần đột tử không rõ nguyên nhân. Theo bác sĩ khám cho bố em thì có thể có 3 nguyên nhân khiến bố em bị tử vong, đó là: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim hoặc ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, khả năng cao nhất là do tai biến mạch máu não. Vậy tai biến mạch máu não có những dấu hiệu như thế nào? Những dấu hiệu như mệt mỏi, uống rượu kém (trước bố em uống rượu rất tốt và đều đặn), đau đầu có phải là dấu hiệu của tai biến không? Mong bác sĩ làm rõ được nguyên nhân gây đột tử cho bố em để giúp gia đình em có những bài học quý giá để bảo vệ sức khỏe.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Trước tiên chúng tôi xin chia buồn cùng gia đình. Đột tử là tình trạng tử vong đột ngột ngay lập tức. Các lí do chính có thể gây đột tử: các bệnh về tim mạch (nhồi máu cơ tim, bệnh van tim, bệnh cơ tim, rối lọan nhịp tim…), dị dạng mạch máu hoặc các lí do khác như bệnh phổi, bệnh đái tháo đường, khối u, tuy nhiên chúng chiếm tỉ lệ thấp và thường là yếu tố khởi phát cho bệnh tim mạch. Nguyên nhân gây đột tử do tai biến mạch máu cũng có thể xảy ra.
Tai biến mạch máu não có hai loại: nhồi máu não (do tắc mạch) và xuất huyết não (do vỡ mạch). Một trong những yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu não là tăng huyết áp, hút thuốc lá, đái tháo đường, tiền căn thiếu máu cục bộ thoáng qua, tăng thể tích hồng cầu, lạm dụng thức uống có cồn (rượu, bia), rối loạn chức năng đông máu, rối loạn mỡ máu. Các biểu hiện thần kinh trung ương khu trú triệu chứng nhanh, ngay tức thì khi tổn thương mạch máu não xảy ra dẫn đến đột quỵ.
Các biểu hiện của bệnh:
Đột ngột tê cứng nửa người không cử động được tay chân
Không nói hoặc không hiểu người khác nói
Không nhìn rõ
Đau đầu dữ dội
Mệt mỏi, khó thở, tim đập nhanh bất thường
Khi có những triệu chứng trên cần để bệnh nhân nằm yên tĩnh và gọi cấp cứu để đưa bệnh nhân vào bệnh viện lớn có uy tín về cấp cứu tai biến mạch máu não. Kiểm tra nhịp tim và huyết áp ngay nếu có thể.
Để phòng tai biến mạch máu não, cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ, chữa trị huyết áp, kiểm soát đường máu, lipid máu, không hút thuốc lá… Đối với người trên 50 tuổi và có yếu tố nguy cơ đột quỵ, cần kiểm tra định kỳ chuyên khoa để biết trước nguy cơ gần xảy ra đột quỵ như:
Điện tâm đồ, siêu âm tim để xác định xem có bị hẹp van hai lá, rung nhĩ, loạn nhịp tim, cục máu quẩn trong tim hay không
Siêu âm động mạch chủ, động mạch cảnh
Siêu âm xuyên sọ để tìm mảng vữa xơ động mạch, phình động mạch, hẹp động mạch
Chụp cộng hưởng từ mạch máu não (MRA)
Chụp CT scanner đa lớp cắt dựng mạch máu não hoặc chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) để xác định xem có hẹp mạch máu, phình mạch, dị dạng mạch máu não hay không
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho em.
Chúc em và gia đình khỏe!
Sơ cứu tai biến thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Người thân của tôi năm nay 58 tuổi, là nam giới và bị mắc bệnh tim. Xin hỏi là bệnh tim có thể bị tai biến không? Và xin bác sĩ hướng dẫn cách sơ cứu bệnh nhân khi bị tai biến.
Tôi xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Tai biến mạch máu não là bệnh thường gặp ở người trên 40 tuổi. Đây là nguy cơ gây tử vong hàng đầu trong các bệnh về tim mạch. Nếu không được phát hiện và sơ cứu kịp thời, bệnh có thể gây chết người nhanh chóng hoặc khiến người bị tai biến tàn phế. Dự phòng khi chưa xảy ra tai biến: mục tiêu chính là phòng chống và hạn chế xơ vữa mạch, bằng cách: giữ huyết áp bình thường, chế độ ăn giảm mỡ bão hòa (ăn mỡ thực vật), nên ăn các loại thịt trắng (gà, thỏ…), hạn chế thịt màu đỏ. Không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu, tập thể dục đều mỗi ngày. Có thể dùng aspirine để làm giảm cục máu đông nhưng không được sử dụng kéo dài, nếu không có thể tác động đến dạ dày và gây chảy máu.
Sơ cứu khi có các triệu chứng tai biến mạch máu não. Khi người thân có triệu chứng tai biến mạch máu não, bạn cần kiểm tra và tiến hành. Phòng chống và chữa trị các yếu tố nguy cơ (huyết áp cao, tiểu đường, các bệnh tim…). Dùng thuốc chống đông và thuốc kết dính tiểu cầu các thuốc này phải do bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi. Khi có bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, bạn phải giữ bình tĩnh.
Điều quan trọng nhất là không bao giờ di chuyển nạn nhân, bất kỳ là họ đang bị nạn ở đâu. Vì khi bị di chuyển, các tia huyết quản trong não bộ sẽ vỡ ra, rất nguy hiểm. Những điều không được làm với người bị tai biến mạch máu não: Không được cố di chuyển đầu, cổ bệnh nhân. Trong tình huống tai nạn, đầu hoặc cổ có thể bị gãy hoặc bị thương. Bạn cần để bệnh nhân trong tư thế thoải mái, nới lỏng quần áo. Không được cho bệnh nhân ăn hoặc uống. Bởi tai biến khiến cho người bệnh không thể nuốt. Không được dùng Aspirin. Mặc dù aspirin có thể làm giảm cục máu đông trong tình huống tai biến tắc động mạch nhưng cũng có thể gây chảy máu trong nếu là tai biến vỡ mạch máu. Nếu người bệnh đã uống aspirin trong ngày thì gia đình cần báo với bác sĩ cấp cứu.
Chúc bạn sức khỏe.
Run tay chân sau tai biến
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa Bác Sỹ. Ba của tôi năm nay 62 tuổi. Cách đây 2 năm ông bi tai biến nhẹ nên bị cứng chân tay bên phải. Hôm 16/10 vừa qua Ba tôi bị té nhẹ. Từ hôm đó đến nay tay chân Ba tôi run liên tục và nhiều hơn. Đôi lúc lại thấy nhức đầu và chóng mặt. Vậy xin Bác Sỹ tư vấn giúp tôi là Ba tôi đang bị gì và cần đến đâu để điều trị. Toi xin Cảm ơn Bác Sỹ rất nhiều.
Bác sĩ Nguyễn Đức Liên
Chào bạn,
Bệnh nhân có tiền sử tai biến mạch não, nay ngã lại, thì cần phải xác định có chảy máu sau ngã hay không, hoặc có bị tai biến lại không, do vậy bạn cần cho bác đến BV Lão khoa trung ương, hoặc BV Việt Đức để khám và điều trị ngay nhé.
Chúc bạn sức khoẻ.
Liệt nửa người do tai biến có chữa được không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Em trai cháu năm nay 25 tuổi vừa rồi bị tai biến nên giờ bị liệt nửa người. Cháu muốn hỏi có thể chữa được hết liệt không và trong thời gian bao lâu ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Liệt nửa người là hội chứng lâm sàng thường gặp trong bệnh thần kinh, triệu chứng lâm sàng là sự suy giảm hoặc liệt hoàn toàn nửa người (tay chân và mặt cùng bên). Các thể liệt nửa người:
Liệt cứng nửa người (tổn thương tháp kích thích) thường kèm theo các biểu hiện co cứng, tăng phản xạ gân. Liệt mềm nửa người (tổn thương tháp hủy hoại). Nguyên nhân liệt nửa người: Tai biến mạch máu não Khối u não Nhiễm trùng thần kinh trung ương Chấn thương sọ não.
Em trai cháu bị tai biến nên bị liệt nửa người. Em cháu cần được chữa trị tích cực sớm, kết hợp nhiều phương pháp.
Phương pháp chữa trị liệt nửa người phổ biến là kết hợp giữa châm cứu và thực hành vật lý trị liệu. Châm cứu giúp hồi phục sự điều khiển của não bộ. Thực hành vật lý trị liệu giúp các cơ tay, chân bị liệt không bị teo; đồng thời đảm bảo chức năng các dây thần kinh ở tay, chân bị liệt. Châm cứu và vật lý trị liệu phải kết hợp song song, vì khi não bộ hồi phục khả năng điều khiển do châm cứu mà cơ và dây thần kinh ở tay, chân liệt không được “bảo quản” thì sẽ không đạt hiệu quả, ngược lại cũng tương tự. Em cháu cần được châm cứu tập luyện phục hồi chức năng sớm và đúng cách để tránh mất hoàn toàn khả năng vận động. Nếu được châm cứu, tập luyện và phục hồi chức năng sớm em cháu có thể phục hồi vận động được. Thời gian phục hồi và khả năng phục hồi phụ thuộc rất nhiều vào điều này.
Chúc các cháu khỏe mạnh!
Dấu hiệu của tai biến mạch máu não là gì?
Câu hỏi bởi: Trần Thúy Anh
Chào bác sĩ.
Bố em mất năm 57 tuổi trong một lần đột tử không rõ nguyên nhân. Theo bác sĩ khám cho bố em thì có thể có 3 nguyên nhân khiến bố em bị tử vong, đó là: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim hoặc ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, khả năng cao nhất là do tai biến mạch máu não. Vậy tai biến mạch máu não có những dấu hiệu như thế nào? Những dấu hiệu như mệt mỏi, uống rượu kém (trước bố em uống rượu rất tốt và đều đặn), đau đầu có phải là dấu hiệu của tai biến không? Mong bác sĩ làm rõ được nguyên nhân gây đột tử cho bố em để giúp gia đình em có những bài học quý giá để bảo vệ sức khỏe.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Trước tiên chúng tôi xin chia buồn cùng gia đình. Đột tử là tình trạng tử vong đột ngột ngay lập tức. Các lí do chính có thể gây đột tử: các bệnh về tim mạch (nhồi máu cơ tim, bệnh van tim, bệnh cơ tim, rối lọan nhịp tim…), dị dạng mạch máu hoặc các lí do khác như bệnh phổi, bệnh đái tháo đường, khối u, tuy nhiên chúng chiếm tỉ lệ thấp và thường là yếu tố khởi phát cho bệnh tim mạch. Nguyên nhân gây đột tử do tai biến mạch máu cũng có thể xảy ra.
Tai biến mạch máu não có hai loại: nhồi máu não (do tắc mạch) và xuất huyết não (do vỡ mạch). Một trong những yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu não là tăng huyết áp, hút thuốc lá, đái tháo đường, tiền căn thiếu máu cục bộ thoáng qua, tăng thể tích hồng cầu, lạm dụng thức uống có cồn (rượu, bia), rối loạn chức năng đông máu, rối loạn mỡ máu. Các biểu hiện thần kinh trung ương khu trú triệu chứng nhanh, ngay tức thì khi tổn thương mạch máu não xảy ra dẫn đến đột quỵ.
Các biểu hiện của bệnh:
Đột ngột tê cứng nửa người không cử động được tay chân
Không nói hoặc không hiểu người khác nói
Không nhìn rõ
Đau đầu dữ dội
Mệt mỏi, khó thở, tim đập nhanh bất thường
Khi có những triệu chứng trên cần để bệnh nhân nằm yên tĩnh và gọi cấp cứu để đưa bệnh nhân vào bệnh viện lớn có uy tín về cấp cứu tai biến mạch máu não. Kiểm tra nhịp tim và huyết áp ngay nếu có thể.
Để phòng tai biến mạch máu não, cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ, chữa trị huyết áp, kiểm soát đường máu, lipid máu, không hút thuốc lá… Đối với người trên 50 tuổi và có yếu tố nguy cơ đột quỵ, cần kiểm tra định kỳ chuyên khoa để biết trước nguy cơ gần xảy ra đột quỵ như:
Điện tâm đồ, siêu âm tim để xác định xem có bị hẹp van hai lá, rung nhĩ, loạn nhịp tim, cục máu quẩn trong tim hay không
Siêu âm động mạch chủ, động mạch cảnh
Siêu âm xuyên sọ để tìm mảng vữa xơ động mạch, phình động mạch, hẹp động mạch
Chụp cộng hưởng từ mạch máu não (MRA)
Chụp CT scanner đa lớp cắt dựng mạch máu não hoặc chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) để xác định xem có hẹp mạch máu, phình mạch, dị dạng mạch máu não hay không
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho em.
Chúc em và gia đình khỏe!
Sơ cứu tai biến thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Người thân của tôi năm nay 58 tuổi, là nam giới và bị mắc bệnh tim. Xin hỏi là bệnh tim có thể bị tai biến không? Và xin bác sĩ hướng dẫn cách sơ cứu bệnh nhân khi bị tai biến.
Tôi xin cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Tai biến mạch máu não là bệnh thường gặp ở người trên 40 tuổi. Đây là nguy cơ gây tử vong hàng đầu trong các bệnh về tim mạch. Nếu không được phát hiện và sơ cứu kịp thời, bệnh có thể gây chết người nhanh chóng hoặc khiến người bị tai biến tàn phế. Dự phòng khi chưa xảy ra tai biến: mục tiêu chính là phòng chống và hạn chế xơ vữa mạch, bằng cách: giữ huyết áp bình thường, chế độ ăn giảm mỡ bão hòa (ăn mỡ thực vật), nên ăn các loại thịt trắng (gà, thỏ…), hạn chế thịt màu đỏ. Không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu, tập thể dục đều mỗi ngày. Có thể dùng aspirine để làm giảm cục máu đông nhưng không được sử dụng kéo dài, nếu không có thể tác động đến dạ dày và gây chảy máu.
Sơ cứu khi có các triệu chứng tai biến mạch máu não. Khi người thân có triệu chứng tai biến mạch máu não, bạn cần kiểm tra và tiến hành. Phòng chống và chữa trị các yếu tố nguy cơ (huyết áp cao, tiểu đường, các bệnh tim…). Dùng thuốc chống đông và thuốc kết dính tiểu cầu các thuốc này phải do bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi. Khi có bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, bạn phải giữ bình tĩnh.
Điều quan trọng nhất là không bao giờ di chuyển nạn nhân, bất kỳ là họ đang bị nạn ở đâu. Vì khi bị di chuyển, các tia huyết quản trong não bộ sẽ vỡ ra, rất nguy hiểm. Những điều không được làm với người bị tai biến mạch máu não: Không được cố di chuyển đầu, cổ bệnh nhân. Trong tình huống tai nạn, đầu hoặc cổ có thể bị gãy hoặc bị thương. Bạn cần để bệnh nhân trong tư thế thoải mái, nới lỏng quần áo. Không được cho bệnh nhân ăn hoặc uống. Bởi tai biến khiến cho người bệnh không thể nuốt. Không được dùng Aspirin. Mặc dù aspirin có thể làm giảm cục máu đông trong tình huống tai biến tắc động mạch nhưng cũng có thể gây chảy máu trong nếu là tai biến vỡ mạch máu. Nếu người bệnh đã uống aspirin trong ngày thì gia đình cần báo với bác sĩ cấp cứu.
Chúc bạn sức khỏe.
Run tay chân sau tai biến
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa Bác Sỹ. Ba của tôi năm nay 62 tuổi. Cách đây 2 năm ông bi tai biến nhẹ nên bị cứng chân tay bên phải. Hôm 16/10 vừa qua Ba tôi bị té nhẹ. Từ hôm đó đến nay tay chân Ba tôi run liên tục và nhiều hơn. Đôi lúc lại thấy nhức đầu và chóng mặt. Vậy xin Bác Sỹ tư vấn giúp tôi là Ba tôi đang bị gì và cần đến đâu để điều trị. Toi xin Cảm ơn Bác Sỹ rất nhiều.
Bác sĩ Nguyễn Đức Liên
Chào bạn,
Bệnh nhân có tiền sử tai biến mạch não, nay ngã lại, thì cần phải xác định có chảy máu sau ngã hay không, hoặc có bị tai biến lại không, do vậy bạn cần cho bác đến BV Lão khoa trung ương, hoặc BV Việt Đức để khám và điều trị ngay nhé.
Chúc bạn sức khoẻ.
Liệt nửa người do tai biến có chữa được không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Em trai cháu năm nay 25 tuổi vừa rồi bị tai biến nên giờ bị liệt nửa người. Cháu muốn hỏi có thể chữa được hết liệt không và trong thời gian bao lâu ạ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào cháu!
Liệt nửa người là hội chứng lâm sàng thường gặp trong bệnh thần kinh, triệu chứng lâm sàng là sự suy giảm hoặc liệt hoàn toàn nửa người (tay chân và mặt cùng bên). Các thể liệt nửa người:
Liệt cứng nửa người (tổn thương tháp kích thích) thường kèm theo các biểu hiện co cứng, tăng phản xạ gân. Liệt mềm nửa người (tổn thương tháp hủy hoại). Nguyên nhân liệt nửa người: Tai biến mạch máu não Khối u não Nhiễm trùng thần kinh trung ương Chấn thương sọ não.
Em trai cháu bị tai biến nên bị liệt nửa người. Em cháu cần được chữa trị tích cực sớm, kết hợp nhiều phương pháp.
Phương pháp chữa trị liệt nửa người phổ biến là kết hợp giữa châm cứu và thực hành vật lý trị liệu. Châm cứu giúp hồi phục sự điều khiển của não bộ. Thực hành vật lý trị liệu giúp các cơ tay, chân bị liệt không bị teo; đồng thời đảm bảo chức năng các dây thần kinh ở tay, chân bị liệt. Châm cứu và vật lý trị liệu phải kết hợp song song, vì khi não bộ hồi phục khả năng điều khiển do châm cứu mà cơ và dây thần kinh ở tay, chân liệt không được “bảo quản” thì sẽ không đạt hiệu quả, ngược lại cũng tương tự. Em cháu cần được châm cứu tập luyện phục hồi chức năng sớm và đúng cách để tránh mất hoàn toàn khả năng vận động. Nếu được châm cứu, tập luyện và phục hồi chức năng sớm em cháu có thể phục hồi vận động được. Thời gian phục hồi và khả năng phục hồi phụ thuộc rất nhiều vào điều này.
Chúc các cháu khỏe mạnh!
Theo ViCare