Có nhiều lí do dẫn đến tiểu dắt, trong đó chủ yếu như: Chức năng thận yếu, nhiễm khuẩn nước tiểu, viêm đường tiết niệu, cơ thể bị nhiệt vào mùa nóng.
Tiểu dắt chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Nguyễn Quốc
Chào bác sĩ!
Em bị tiểu dắt nhưng đi khám xét nghiệm nước tiểu không có gì bất thường, em được chuẩn đoán là nhiễm trùng tiểu nhưng dùng thuốc không hết tiểu dắt, sau đó em không dùng thuốc nữa và tình trạng tiểu rắt kéo dài cho đến nay (lúc trước em có thủ dâm nhưng bây giờ đã hạn chế, khoảng 2 lần/1 tuần. Xin cho em hỏi em bị gì và nên làm gì?
Em xin cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Tiểu dắt là chứng bệnh thường gặp ở cả nam giới và nữ giới gây rất nhiều phiền thoái khó chịu cho người bệnh. Tiểu dắt là hiện tượng đi tiểu nhiều lần trng một ngày nhưng lượng nước tiểu ít và có màu vàng đục. Người bình thường chỉ tiểu tiện 5-6 lần/ngày và không tiểu vào ban đêm nhưng người mắc chứng tiểu dắt đi tiểu rất nhiều lần trong ngày, mỗi lần đi tiểu rất ít và tiểu nhiều nhất về đêm. Số lần đi tiểu có khi tới 10-20 lần/ngày, đêm. Tiểu dắt thường đi kèm với tiểu buốt.
Có nhiều lí do dẫn đến tiểu dắt, trong đó chủ yếu như: Chức năng thận yếu, nhiễm khuẩn nước tiểu, viêm đường tiết niệu, cơ thể bị nhiệt vào mùa nóng. Tiểu buốt thường kèm theo tiểu rắt, đái dắt. Ngoài những lí do gây tiểu buốt kể trên, tiểu rắt còn có thêm những lí do ở ngoài bàng quang, niệu đạo đó là: tổn thương ở trực tràng, tổn thương bộ phận sinh dục nữ. Bạn là nam hay nữ, bạn đã làm xét nghiệm nước tiểu và không có gì bất thường, tình trạng tiểu rắt của bạn có kèm theo biểu hiện gì khác không? Bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám trực tiếp, làm thêm một sốt xét nghiệm để chẩn đoán, loại trừ bệnh lí không phải ở hệ thống thống Thận -Tiết niệu và chữa trị.
Chúc bạn sức khỏe!
Tiểu dắt sau quan hệ tình dục
Câu hỏi bởi: Khongco
Chào bác sĩ!
Em là nữ 22 tuổi, bạn trai là nam 22 tuổi. Trước khi quen nhau cả 2 từng có người yêu 1 thời gian ngắn. Mối quan hệ trước là lần đầu tiên không có kinh nghiệm, em không sử dụng bao cao su nhưng không có gặp vấn đề gì (không có biểu hiện) và chỉ kéo dài 4 tháng. Bạn trai hiện tại của em trước đấy chưa quan hệ. Đến khi gặp nhau bọn em gặp vấn đề sau: lần đầu tiên quan hệ bao bị rách thì sau đấy thấy bạn kêu bị ngứa ở dương vât mấy ngày, lần sau mỗi lần quan hệ mà đưa vào trong, có dùng bao cao su đàng hoàng, thì sau đấy bạn em bi đái dắt 1 thời gian, bọn em không quan hệ hoàn toàn như thế nữa mà chỉ ở bên ngoài thì không sao. Hôm trước chỉ thử dùng bao quan hệ trong thì hiện tượng lại trở lại, bị đái dắt nhiều. Như vậy vấn đề là vì sao ạ, có phải do bạn ý nhạy cảm quá. Em rất lo lắng do trước đấy em từng quan hệ không dùng bao nên gây ra. Nhưng lần này chắc chắn có dùng bao mà bạn trai vẫn bị đái dắt ạ. Về phần em, em vẫn thấy kinh nguyệt đều, không ngứa, khí hư không bị hôi.
Em cám ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào em!
Có nhiều lí do gây tiểu buốt, tiểu dắt như các bệnh lý viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, sỏi đường tiết niệu, viêm thận, viêm bể thận, viêm tiền liệt tuyến (ở nam giới) hoặc do bệnh lậu… Những bệnh nhân mắc bệnh lý này ngoài biểu hiện đi tiểu dắt, tiểu buốt sau khi quan hệ thường kèm theo các biểu hiện khác như đi tiểu ra máu, ra mủ, tiểu rắt, tiểu khó, ngứa, nóng lỗ sáo… Em cần hỏi bạn em xem có những triệu chứng này không? Dù thế nào thì với triệu chứng tiểu dắt sau khi quan hệ, bạn em cũng nên đi khám sớm. Vấn đề nằm ở phía bạn em chứ không phải em. Tuy nhiên, trong khi quan hệ em nên dùng các biện pháp bảo vệ an toàn vừa để tránh có thai ngoài ý muốn, vừa tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Chúc các em mạnh khỏe!
Chứng tiểu đêm, tiểu dắt là do đâu?
Câu hỏi bởi: táo tàu
Chào bác sĩ!
Bố tôi năm nay 53 tuổi, mỗi tối bố tôi thường dậy đi tiểu nhiều lần rồi còn bị tiểu dắt. Vậy theo bác sĩ lí do tại sao? Hậu quả và cách phòng tránh như thế nào?
Cảm ơn bác sĩ nhiều.
Bác sĩ Trần Thị Bích Lan
Chào bạn!
Bố bạn 53 tuổi, tối đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt như vậy hay gặp trong các bệnh:
– Nhiễm khuẩn tiết niêu
– Viên tiền liệt tuyến
– U phì đại tiền liệt tuyến
– Sỏi bàng quang
Theo như bạn mô tả thì tôi nghĩ khả năng cao là bố bạn bị u phì đại tuyến tiền liệt vì bệnh này hay gặp ở nam giới trên 50 tuổi. Bệnh này có diễn biến từ từ và tiểu tiện ngày càng khó, phải đi nhiều lần, đi không hết bãi. Nếu có nhiễm khuẩn thì đi tiểu sẽ buốt, đau tức vùng bàng quang sinh dục do tuyến tiền liệt phát triển chèn ép đường dẫn nước tiểu là niệu đạo.
Theo tôi, bạn nên đưa bố bạn đi khám siêu âm Thận tiết niệu, tiền liệt tuyến. Xét nghiệm máu, PSA (chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt). Bình thường tiền liệt tuyến ở nam giới có trọng lượng khoảng 20g, nếu lớn hơn 20g và PSA cao (bình thường dưới 4) thì nghĩ nhiều đến ung thư tiền liệt tuyến, cần phải sinh thiết lấy tế bào tuyến tiền liệt, nếu phát hiện thấy tế bào ung thư thì phải tiến hành phẫu thuật. Nếu tiền liệt tuyến lớn hơn 20g và PSA bình thường thì bạn có thể uống thuốc để chữa trị cải thiện việc đi tiểu của bố bạn, thuốc thường dùng chữa trị là: Xatral, Carduran, Tadenal, Nospa. Việc dùng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, sau khi chữa trị từ 1 đến 2 tuần bệnh của bố bạn sẽ dần thuyên giảm.
Chúc bố bạn mau khỏi bệnh để chất lượng cuộc sống được cải thiện.
Bị tiểu dắt nên uống thuốc gì cho mau khỏi?
Câu hỏi bởi: heart
Thưa bác sĩ!
Cháu là nữ, 20 tuổi. 1 tháng nay cháu bị đi tiểu dắt, mỗi lần đi ít nhưng không bị tiểu buốt. Phần bụng dưới căng tức (không đau), cháu ấn vào thấy một đường to và cứng nổi từ bẹn bên trái tới chỗ trên xương mu. Cháu có đi khám ở bệnh viện, xét nghiệm máu, nước tiểu và siêu âm đường tiết niệu thì tất cả đều bình thường. Bác sĩ bảo không phải viêm tiết niệu nhưng vẫn cho cháu kháng sinh về uống. Cháu bị bệnh gì và cách chữa thế nào thưa bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Nguyên nhân gây tiểu buốt, tiểu rắt thường là do các bệnh về ở bàng quang, niệu đạo như viêm bàng quang, niệu đạo, ung thư bàng quang… Ngoài những lí do trên, đái rắt còn có thêm những lí do ngoài bàng quang, niệu đạo như: Tổn thương ở trực tràng: Viêm trực tràng, giun kim (hay gặp ở trẻ con), ung thư trực tràng…cũng có thể gây đái rắt, vì trung tâm điều chỉnh hoạt động của bàng quang và trực tràng ở cạnh nhau trong tuỷ sống. Tổn thương ở bộ phận sinh dục nữ: Uxơ tử cung, ung thư cổ tử cung, thân tử cung, viêm phần phụ sinh dục… cũng có gây đái rắt vì nó nằm sát ngay bàng quang, trực tiếp gây những kích thích đối với bàng quang.
Trường hợp của bạn, kết hợp với triệu chứng bụng dưới căng tức (không đau), ấn vào thấy một đường to và cứng nổi từ bẹn bên trái tới chỗ trên xương mu, bạn cần đi khám để loại trừ bệnh về đại trực tràng.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Chậm kinh, ra khí hư, dắt tiểu có ảnh hưởng gì không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu bị chậm kinh 5 ngày kèm theo dấu hiệu có khí hư màu nâu không đậm. Cháu tưởng mình mang thai mua que thử về thử nhưng không thấy, đi siêu âm ổ bụng mọi thứ không thấy gì đang ngại. Bác sĩ nói cháu bi viêm mua thuốc về đặt. Về nhà được 2 hôm sau khi đi khám khi cháu đi tiểu cháu cảm thấy đau buốt và dát tiểu ra cả máu. Bác sĩ giải đáp giúp cháu. Liệu cháu có bị làm sao không thấy tác động tới viêc đẻ con không ạ?
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào cháu.
Những biểu hiện trong thư cho thấy cháu bị viêm niệu đạo. Đây là một trong những bệnh hay gặp ở nữ giới và thường có xu hướng gia tăng nhanh hơn trong mùa hè.
Lý do là vì niệu đạo của nữ giới ngắn, thẳng và rộng hơn nam giới, chỉ có 3-4 cm, nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Khoảng cách giữa lỗ niệu đạo với âm đạo và hậu môn của nữ giới lại rất gần, bất kể là ở xung quanh âm đạo hay hậu môn đều có một lượng lớn vi khuẩn, dịch âm đạo cũng là một cơ sở tương đối tốt tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
Ngoài ra khí hậu nóng nực của mùa hè, cộng thêm môi trường vùng kín dễ ẩm ướt do mồ hôi có lợi cho sự phát triển của vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, bàng quang. Hơn nữa khi tiết trời nóng nực, cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn, lượng nước uống vào ít không đủ cung cấp nước cho cơ thể, nước tiểu giảm đi, niệu đạo không thể được rửa sạch bởi các vi khuẩn, làm tăng cơ hội nhiễm trùng đường tiết niệu.
Viêm niệu đạo gây khó tiểu và nhiều biểu hiện khó chịu khi đi tiểu như nóng, rát, buốt… khiến cho nhiều người nhịn tiểu liên tục. Điều này càng khiến cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và tấn công các tổ chức. Bệnh viêm niệu đạo không tác động đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên ở nữ giới đôi khi rất khó phân biệt giữa viêm niệu đạo và viêm đường sinh dục (viêm âm đạo, cổ tử cung).
Để việc chữa trị bệnh được triệt để, cháu nên đi khám ở cơ sở y tế chuyên khoa tiết niệu để được các bác sỹ kiểm tra, xác định lí do và có hướng chữa trị phù hợp. Ngoài ra, vì nước tiểu có một vai trò rất quan trọng trong việc rửa sạch đường tiết niệu, đưa vi khuẩn ra ngoài cơ thể, vì vậy cháu nên uống nhiều nước để đi tiểu nhiều hơn. Có thể kết hợp các bài thuốc nam chữa trị viêm đường tiết niệu như uống nước râu ngô, bông mã đề, kim ngân hoa v.v… để làm sạch đường niệu.
Chúc cháu sớm khỏi bệnh!
Tiểu dắt chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: Nguyễn Quốc
Chào bác sĩ!
Em bị tiểu dắt nhưng đi khám xét nghiệm nước tiểu không có gì bất thường, em được chuẩn đoán là nhiễm trùng tiểu nhưng dùng thuốc không hết tiểu dắt, sau đó em không dùng thuốc nữa và tình trạng tiểu rắt kéo dài cho đến nay (lúc trước em có thủ dâm nhưng bây giờ đã hạn chế, khoảng 2 lần/1 tuần. Xin cho em hỏi em bị gì và nên làm gì?
Em xin cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Tiểu dắt là chứng bệnh thường gặp ở cả nam giới và nữ giới gây rất nhiều phiền thoái khó chịu cho người bệnh. Tiểu dắt là hiện tượng đi tiểu nhiều lần trng một ngày nhưng lượng nước tiểu ít và có màu vàng đục. Người bình thường chỉ tiểu tiện 5-6 lần/ngày và không tiểu vào ban đêm nhưng người mắc chứng tiểu dắt đi tiểu rất nhiều lần trong ngày, mỗi lần đi tiểu rất ít và tiểu nhiều nhất về đêm. Số lần đi tiểu có khi tới 10-20 lần/ngày, đêm. Tiểu dắt thường đi kèm với tiểu buốt.
Có nhiều lí do dẫn đến tiểu dắt, trong đó chủ yếu như: Chức năng thận yếu, nhiễm khuẩn nước tiểu, viêm đường tiết niệu, cơ thể bị nhiệt vào mùa nóng. Tiểu buốt thường kèm theo tiểu rắt, đái dắt. Ngoài những lí do gây tiểu buốt kể trên, tiểu rắt còn có thêm những lí do ở ngoài bàng quang, niệu đạo đó là: tổn thương ở trực tràng, tổn thương bộ phận sinh dục nữ. Bạn là nam hay nữ, bạn đã làm xét nghiệm nước tiểu và không có gì bất thường, tình trạng tiểu rắt của bạn có kèm theo biểu hiện gì khác không? Bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám trực tiếp, làm thêm một sốt xét nghiệm để chẩn đoán, loại trừ bệnh lí không phải ở hệ thống thống Thận -Tiết niệu và chữa trị.
Chúc bạn sức khỏe!
Tiểu dắt sau quan hệ tình dục
Câu hỏi bởi: Khongco
Chào bác sĩ!
Em là nữ 22 tuổi, bạn trai là nam 22 tuổi. Trước khi quen nhau cả 2 từng có người yêu 1 thời gian ngắn. Mối quan hệ trước là lần đầu tiên không có kinh nghiệm, em không sử dụng bao cao su nhưng không có gặp vấn đề gì (không có biểu hiện) và chỉ kéo dài 4 tháng. Bạn trai hiện tại của em trước đấy chưa quan hệ. Đến khi gặp nhau bọn em gặp vấn đề sau: lần đầu tiên quan hệ bao bị rách thì sau đấy thấy bạn kêu bị ngứa ở dương vât mấy ngày, lần sau mỗi lần quan hệ mà đưa vào trong, có dùng bao cao su đàng hoàng, thì sau đấy bạn em bi đái dắt 1 thời gian, bọn em không quan hệ hoàn toàn như thế nữa mà chỉ ở bên ngoài thì không sao. Hôm trước chỉ thử dùng bao quan hệ trong thì hiện tượng lại trở lại, bị đái dắt nhiều. Như vậy vấn đề là vì sao ạ, có phải do bạn ý nhạy cảm quá. Em rất lo lắng do trước đấy em từng quan hệ không dùng bao nên gây ra. Nhưng lần này chắc chắn có dùng bao mà bạn trai vẫn bị đái dắt ạ. Về phần em, em vẫn thấy kinh nguyệt đều, không ngứa, khí hư không bị hôi.
Em cám ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào em!
Có nhiều lí do gây tiểu buốt, tiểu dắt như các bệnh lý viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, sỏi đường tiết niệu, viêm thận, viêm bể thận, viêm tiền liệt tuyến (ở nam giới) hoặc do bệnh lậu… Những bệnh nhân mắc bệnh lý này ngoài biểu hiện đi tiểu dắt, tiểu buốt sau khi quan hệ thường kèm theo các biểu hiện khác như đi tiểu ra máu, ra mủ, tiểu rắt, tiểu khó, ngứa, nóng lỗ sáo… Em cần hỏi bạn em xem có những triệu chứng này không? Dù thế nào thì với triệu chứng tiểu dắt sau khi quan hệ, bạn em cũng nên đi khám sớm. Vấn đề nằm ở phía bạn em chứ không phải em. Tuy nhiên, trong khi quan hệ em nên dùng các biện pháp bảo vệ an toàn vừa để tránh có thai ngoài ý muốn, vừa tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Chúc các em mạnh khỏe!
Chứng tiểu đêm, tiểu dắt là do đâu?
Câu hỏi bởi: táo tàu
Chào bác sĩ!
Bố tôi năm nay 53 tuổi, mỗi tối bố tôi thường dậy đi tiểu nhiều lần rồi còn bị tiểu dắt. Vậy theo bác sĩ lí do tại sao? Hậu quả và cách phòng tránh như thế nào?
Cảm ơn bác sĩ nhiều.
Bác sĩ Trần Thị Bích Lan
Chào bạn!
Bố bạn 53 tuổi, tối đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt như vậy hay gặp trong các bệnh:
– Nhiễm khuẩn tiết niêu
– Viên tiền liệt tuyến
– U phì đại tiền liệt tuyến
– Sỏi bàng quang
Theo như bạn mô tả thì tôi nghĩ khả năng cao là bố bạn bị u phì đại tuyến tiền liệt vì bệnh này hay gặp ở nam giới trên 50 tuổi. Bệnh này có diễn biến từ từ và tiểu tiện ngày càng khó, phải đi nhiều lần, đi không hết bãi. Nếu có nhiễm khuẩn thì đi tiểu sẽ buốt, đau tức vùng bàng quang sinh dục do tuyến tiền liệt phát triển chèn ép đường dẫn nước tiểu là niệu đạo.
Theo tôi, bạn nên đưa bố bạn đi khám siêu âm Thận tiết niệu, tiền liệt tuyến. Xét nghiệm máu, PSA (chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt). Bình thường tiền liệt tuyến ở nam giới có trọng lượng khoảng 20g, nếu lớn hơn 20g và PSA cao (bình thường dưới 4) thì nghĩ nhiều đến ung thư tiền liệt tuyến, cần phải sinh thiết lấy tế bào tuyến tiền liệt, nếu phát hiện thấy tế bào ung thư thì phải tiến hành phẫu thuật. Nếu tiền liệt tuyến lớn hơn 20g và PSA bình thường thì bạn có thể uống thuốc để chữa trị cải thiện việc đi tiểu của bố bạn, thuốc thường dùng chữa trị là: Xatral, Carduran, Tadenal, Nospa. Việc dùng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, sau khi chữa trị từ 1 đến 2 tuần bệnh của bố bạn sẽ dần thuyên giảm.
Chúc bố bạn mau khỏi bệnh để chất lượng cuộc sống được cải thiện.
Bị tiểu dắt nên uống thuốc gì cho mau khỏi?
Câu hỏi bởi: heart
Thưa bác sĩ!
Cháu là nữ, 20 tuổi. 1 tháng nay cháu bị đi tiểu dắt, mỗi lần đi ít nhưng không bị tiểu buốt. Phần bụng dưới căng tức (không đau), cháu ấn vào thấy một đường to và cứng nổi từ bẹn bên trái tới chỗ trên xương mu. Cháu có đi khám ở bệnh viện, xét nghiệm máu, nước tiểu và siêu âm đường tiết niệu thì tất cả đều bình thường. Bác sĩ bảo không phải viêm tiết niệu nhưng vẫn cho cháu kháng sinh về uống. Cháu bị bệnh gì và cách chữa thế nào thưa bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Nguyên nhân gây tiểu buốt, tiểu rắt thường là do các bệnh về ở bàng quang, niệu đạo như viêm bàng quang, niệu đạo, ung thư bàng quang… Ngoài những lí do trên, đái rắt còn có thêm những lí do ngoài bàng quang, niệu đạo như: Tổn thương ở trực tràng: Viêm trực tràng, giun kim (hay gặp ở trẻ con), ung thư trực tràng…cũng có thể gây đái rắt, vì trung tâm điều chỉnh hoạt động của bàng quang và trực tràng ở cạnh nhau trong tuỷ sống. Tổn thương ở bộ phận sinh dục nữ: Uxơ tử cung, ung thư cổ tử cung, thân tử cung, viêm phần phụ sinh dục… cũng có gây đái rắt vì nó nằm sát ngay bàng quang, trực tiếp gây những kích thích đối với bàng quang.
Trường hợp của bạn, kết hợp với triệu chứng bụng dưới căng tức (không đau), ấn vào thấy một đường to và cứng nổi từ bẹn bên trái tới chỗ trên xương mu, bạn cần đi khám để loại trừ bệnh về đại trực tràng.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Chậm kinh, ra khí hư, dắt tiểu có ảnh hưởng gì không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu bị chậm kinh 5 ngày kèm theo dấu hiệu có khí hư màu nâu không đậm. Cháu tưởng mình mang thai mua que thử về thử nhưng không thấy, đi siêu âm ổ bụng mọi thứ không thấy gì đang ngại. Bác sĩ nói cháu bi viêm mua thuốc về đặt. Về nhà được 2 hôm sau khi đi khám khi cháu đi tiểu cháu cảm thấy đau buốt và dát tiểu ra cả máu. Bác sĩ giải đáp giúp cháu. Liệu cháu có bị làm sao không thấy tác động tới viêc đẻ con không ạ?
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào cháu.
Những biểu hiện trong thư cho thấy cháu bị viêm niệu đạo. Đây là một trong những bệnh hay gặp ở nữ giới và thường có xu hướng gia tăng nhanh hơn trong mùa hè.
Lý do là vì niệu đạo của nữ giới ngắn, thẳng và rộng hơn nam giới, chỉ có 3-4 cm, nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Khoảng cách giữa lỗ niệu đạo với âm đạo và hậu môn của nữ giới lại rất gần, bất kể là ở xung quanh âm đạo hay hậu môn đều có một lượng lớn vi khuẩn, dịch âm đạo cũng là một cơ sở tương đối tốt tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
Ngoài ra khí hậu nóng nực của mùa hè, cộng thêm môi trường vùng kín dễ ẩm ướt do mồ hôi có lợi cho sự phát triển của vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, bàng quang. Hơn nữa khi tiết trời nóng nực, cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn, lượng nước uống vào ít không đủ cung cấp nước cho cơ thể, nước tiểu giảm đi, niệu đạo không thể được rửa sạch bởi các vi khuẩn, làm tăng cơ hội nhiễm trùng đường tiết niệu.
Viêm niệu đạo gây khó tiểu và nhiều biểu hiện khó chịu khi đi tiểu như nóng, rát, buốt… khiến cho nhiều người nhịn tiểu liên tục. Điều này càng khiến cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và tấn công các tổ chức. Bệnh viêm niệu đạo không tác động đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên ở nữ giới đôi khi rất khó phân biệt giữa viêm niệu đạo và viêm đường sinh dục (viêm âm đạo, cổ tử cung).
Để việc chữa trị bệnh được triệt để, cháu nên đi khám ở cơ sở y tế chuyên khoa tiết niệu để được các bác sỹ kiểm tra, xác định lí do và có hướng chữa trị phù hợp. Ngoài ra, vì nước tiểu có một vai trò rất quan trọng trong việc rửa sạch đường tiết niệu, đưa vi khuẩn ra ngoài cơ thể, vì vậy cháu nên uống nhiều nước để đi tiểu nhiều hơn. Có thể kết hợp các bài thuốc nam chữa trị viêm đường tiết niệu như uống nước râu ngô, bông mã đề, kim ngân hoa v.v… để làm sạch đường niệu.
Chúc cháu sớm khỏi bệnh!
Theo ViCare