Lưu ý cần biết về chứng ho do gặp lạnh


4,226
1
1
Xu
53
Ho có nhiều lý do mà chúng ta ít khi để ý đến. Một trong số đó là vì cơ thể gặp lạnh đột ngột.

Mất tiếng do ho nhiều có phải viêm thanh quản?


Câu hỏi bởi: Phương-FHS

Chào bác sĩ!

Ban đầu em bị cảm lạnh, sốt và ho kèm theo đau rát họng 2 ngày thì hết sốt. Hiện tại, cổ họng không còn đau rát nhiều nhưng khô và tức do ho nhiều, đồng thời mất tiếng. Xin hỏi bác sĩ có phải em bị viêm thanh quản không hay chỉ mất tiếng do ho nhiều? Điều trị tại nhà như thế nào ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Các biểu hiện như bạn mô tả: ho, sốt, đau rát họng, mất tiếng,… là dấu hiệu của tình trạng viêm thanh quản. Trường hợp của bạn không nên chữa trị tại nhà mà bạn nên đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ nội soi kiểm tra và kê đơn chữa trị cho bạn.

Chúc bạn khỏe!

Bị cảm lạnh và ho khan thì nên uống thuốc gì?


Câu hỏi bởi: dangph

Chào bác sĩ.

Tôi bị cảm lạnh và hay ho khan. Bác sĩ giải đáp nên dùng thuốc gì cho hiệu quả và trị dứt điểm những cơn cảm lạnh mùa đông ạ.

Cám ơn bác sĩ nhiều.

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào bạn.

Có hơn 200 virus khác nhau có thể gây ra cảm lạnh và không có thuốc chữa khỏi cảm lạnh. Kháng sinh không có tác dụng chống lại virus gây bệnh. Một số loại thuốc hay được dùng để chữa trị cảm lạnh, bao gồm:

Thuốc giảm đau. Các thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen thường được dùng để chữa trị sốt và đau đầu khi bị cảm lạnh. Nên nhớ acetaminophen có thể gây tổn thương gan, nhất là khi dùng ở liều cao kéo dài. Không dùng aspirin cho trẻ em vì thuốc có thể gây ra hội chứng Reye (đây là một bệnh hiếm nhưng có thể gây tử vong ở trẻ). Thuốc giảm sung huyết mũi dạng xịt. Không nên uống thuốc này kéo dài vì có thể gây viêm niêm mạc mũi mạn tính. Sirô ho. Các loại sirô ho không có tác dụng chữa trị ho trong cảm lạnh. Một số loại chứa những thành phần giảm ho, nhưng với lượng quá ít nên không đủ tác dụng hoặc có thể gây hại cho trẻ. Không nên dùng sirô ho cho trẻ dưới 2 tuổi.

Ho do cảm lạnh thường kéo dài ít nhất là 2-3 tuần. Nếu ho kéo dài lâu hơn, cần cho trẻ đi khám bác sĩ. Khi bị cảm lạnh, bạn nên:

Uống nhiều nước. Nghỉ ngơi đầy đủ. Giữ cho phòng ở luôn ấm và ẩm Súc họng nhiều lần trong ngày bằng nước muối ấm hoặc uống nước chanh ấm pha với mật ong để làm dịu chỗ họng bị viêm và giảm ho. Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý để làm giảm sung huyết mũi.

Có hai kiểu ho: ho có đờm và ho không thấy đờm (ho khan).

Ho khan thường gặp ở bệnh nhân bị cảm cúm. Người bị ho khan cảm thấy càng ho càng rát họng. Để giảm ho, bạn có thể dùng: Các thuốc như Dextromethophan, Codein 10mg, Codethylin 12,5mg, Opi, Acetylcystein, Bromhexin, các thuốc phối hợp (Atussin, Decolsin, Rhumenol…). Tuy nhiên, bạn nên đến khám tại bệnh viện để kiểm tra xem có dị ứng với thành phần nào của thuốc hay không và sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Thảo dược dân gian giảm ho hiệu quả như bạc hà, gừng, tần, tràm, mật ong, chanh, quất. Tuy nhiên, để việc trị ho hiệu quả, bạn nên kết hợp đúng cách các phương thuốc dân gian vì mỗi loại dược thảo đều có công dụng chữa trị riêng nhưng nếu biết cách kết hợp sẽ giúp tăng hiệu quả chữa trị. Nếu sau 5-7 ngày áp dụng các phương pháp trị cảm lạnh và ho khan nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm, bạn nên đến khám tại bệnh viện để được chẩn đoán và chữa trị phù hợp.

Chúc bạn khỏe!

Ho về đêm kéo dài, khàn cổ, ngứa cổ họng chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: thanh thảo

Dạ cháu chào bác sĩ ạ!

Cháu tên là Thảo, năm nay 22 tuổi, là nữ giới. Cháu bị ốm sốt cách đây 1 tháng, hình như bị cảm lạnh hay cảm hàn gì đó ạ. Từ khi bị ốm cháu rất dễ ốm, thay đổi thời tiết hay lạnh là lại ốm ạ. Tuy đã khỏi ốm nhưng cơn ho khi nằm ngủ hoặc vào ban đêm kéo dài có khi không ngủ được và có cảm giác khàn khàn cổ, ngứa cổ họng ạ. Bác sĩ cho cháu lời khuyên ạ.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy


Chào cháu!

Cơn ho của cháu khi nằm ngủ hoặc vào ban đêm kèm theo ngứa cổ họng phần lớn là cơn ho do dị ứng với thời tiết hoặc ho do lạnh nhất là sau khi cháu bị cảm lạnh. Để khỏi ho cháu có thể tham khảo cách giảm ho sau đây:

Trước khi đi ngủ cháu nên rửa chân bằng nước ấm, sau đó lau chân thật khô, dùng lòng bàn tay chà xát lòng bàn chân nhất là 1/3 trên lòng bàn chân thật ấm hoặc có thể lấy dầu bôi vào huyệt dũng tuyền (1/3 trên giữa lòng bàn chân), nhớ dùng dầu cao không dùng dầu nước, sau đó đi tất để giữ ấm chân giúp cháu ngủ ngon và giảm ho rất hiệu quả.

Cháu luôn giữ ấm cổ bằng cách quấn khăn mỏng vào cổ hoặc xoa dầu vào cuống họng nhất là chỗ cháu có cảm giác ngứa.

Cháu làm xem nhé, hy vọng sẽ giúp cháu hết ho mà không phải dùng thuốc chống dị ứng.

Chúc cháu sức khỏe!

Phòng và chữa ho cho bé bằng đồ ăn như thế nào?


Câu hỏi bởi: OneForMe

Chào bác sĩ!

Thưa bác sĩ, trời lạnh các cháu nhà em thường xuyên bị ho. Có cách nào phòng và chữa cho bé bằng các thực phẩm tốt cho bé không?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào bạn!

Trời bắt đầu lạnh dần, thời tiết khô hơn. Bạn lo lắng con mình dễ bị ho. Với trẻ em, ngoài cách chữa thông thường bằng Tây y, bạn có thể chữa cho bé bằng các món ăn. Vì vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển, hệ thống miễn dịch còn kém nên gần như cứ mỗi lần chuyển mùa, trẻ lại dễ bị lạnh, cảm sốt, ho hắng. Nếu để kéo dài dễ dẫn đến các bệnh về đường hô hấp. Khi trẻ ho, bạn cần quan sát các biểu hiện của bé: Ăn không ngon, tâm trạng chơi đùa ra sao, khi cần thiết bạn nên đưa con đến bệnh viện, không được sử dụng thuốc tùy tiện.

Có nhiều nguyên nhân gây ra ho, như viêm đường hô hấp, dị ứng, viêm phổi, các biểu hiện hen suyễn… Ngoài cách chữa bằng một số các loại thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể áp dụng cho bé bằng chế độ ăn uống thích hợp:

Lê + đường + xuyên bối: Chọn trái lê to, bỏ vỏ, cắt nắp, khoét bỏ lõi. Bỏ vào bên trong lê 2-3 cục đường phèn nhỏ. 5-6 hạt xuyên bối (mua ở quầy thuốc Đông y). Cho lê vào hấp cách thuỷ chừng 30 phút. Ngày cho bé ăn 2 lần. Có tác dụng chữa ho, viêm phổi, tiêu đờm.

Nước củ cải luộc: Củ cải trắng, cắt chừng 4-5 lát cho vào một nồi nhỏ, châm bát nước, đun sôi, sau đó để lửa liu riu thêm 5-10 phút. Cho bé uống nước này khi còn nóng chữa trị ho, khô mũi, đau hong, ho khan, có đờm. Chuyển sang đun nhỏ lửa trong 5 phút. Nước mát khác và sau đó con bạn uống, bên này chữa trị phong nhiệt ho, khô mũi và họng, ho khan ít đờm hiệu quả là tốt.

Đường nâu + gừng + tỏi: Trẻ em bị cảm lạnh, uống nước gừng nấu đường nâu ấm có tác dụng chữa trị rất hiệu quả. Nếu trẻ kèm theo biểu hiện ho, hãy thêm gừng và 2-3 tép tỏi vào nấu thêm 10 phút nữa rồi cho trẻ uống.

Nước tỏi hấp: Lấy 2-3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát, thêm một nửa bát nước, 1 viên đường phèn, hấp cách thủy 15 phút. Không cần cho bé ăn tỏi, chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2-3 lần, vừa tốt cho dạ dày, phổi, vừa trị được ho, cảm lạnh.

Cam nướng: 1 quả cam ngọt, tất nhiên nên chọn loại bảo đảm, không thuốc nướng trực tiếp trên lửa nhỏ và liên tục lật vỏ để khỏi bị cháy. Nướng chừng 10 phút là được. Quả cam mang ra còn nóng hổi rất dễ lột vỏ, lúc đó thì độ nóng trong ruột cam cũng vừa đủ. Bóc vỏ cam, cho trẻ ă 2-3 múi cam sẽ làm long đờm rất nhanh và chữa ho hay hơn cả uống thuốc.

Chúc bé chóng khỏi bệnh!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl