Mọc u lớn dưới da nhưng không đau: Cần phải làm gì?


4,226
1
1
Xu
53
Mọc u dưới da là một chủ đề nhiều bệnh nhân thắc mắc. Một vài lý giải dưới đây của bác sĩ phần nào sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này.

Trên cánh tay phần cơ mọc nhiều khối u nhỏ cỡ bằng quả sấu, trên lưng cũng có 1 cái, ấn không đau


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Người thân của tôi năm nay 53 tuổi, là nam giới. Trên cánh tay phần cơ mọc rất nhiều khối u nhỏ cỡ bằng quả sấu, trên lưng cũng có 1 cái. Ấn vào không đau nhưng gần đây mọc thêm nhiều. Xin hỏi đây là bệnh gì và cách điều trị? (Động viên đi bệnh viện khám nhưng không chịu).

Xin cám ơn!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Người thân của bạn xuất hiện trên cánh tay phần cơ nhiều khối u nhỏ bằng quả sấu, lưng cũng có một khối u và ấn không đau, các khối u này có di động tốt không? Màu sắc da trên khối u có thay đổi không? Với các biểu hiện như bạn mô tả có thể người thân của bạn đang bị u mỡ. U mỡ là một u lành tính kết hợp những tế bào mỡ trưởng thành. U lành tính ở trung mô phổ biến nhất. Chúng có thể phát triển hầu hết tất cả các tổ chức trong cơ thể, thường tìm thấy nhiều ở tổ chức dưới da hơn tổ chức nội tạng.

U mỡ gặp bất kỳ ở lứa tuổi nào. Bệnh này thường không khó khăn trong chẩn đoán. U mỡ phát triển điển hình giống như bóng cao su ở tổ chức dưới da, ở lưng và phần trên của chi. Tổn thương có kích thước vài cm, không tự mất đi được nên phải phẫu thuật hoặc hút mỡ. Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác cần phải thăm khám trực tiếp, bạn nên cố gắng động viên người thân đến cơ sở y tế khám, tìm lí do chính xác và chữa trị.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

U không đau, không nổi mẩn ở ngực trái có nguy hiểm?


Câu hỏi bởi: Mây

Bác sĩ cho em hỏi: ở ngực trái em có nổi một cục u ở trong cũng khá lâu rồi ạ, ấn vào không đau, không nổi mẩn. Vậy Bác sĩ cho em hỏi là có nguy hiểm không ạ?

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào em!

Qua thư không rõ em là nam hay nữ, hiện bao nhiêu tuổi, khối u đã xuất hiện bao lâu rồi. Nếu em còn trẻ, khối u vùng ngực đã có từ lâu và không kèm theo triệu chứng gì khác thì có thể đó là u xơ tuyến vú lành tính và không đáng lo ngại. Tuy nhiên tốt nhất em nên đi khám ở chuyên khoa ung bướu để được khẳng định chắn chắn nhé.

Chúc em sức khỏe!

Vùng tinh hoàn có 1 cục u, cỡ hạt đậu, không đau


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Năm nay em 18 tuổi, em sờ và phát hiện ở vùng tinh hoàn có 1 cục u, cỡ hạt đậu, nhưng không gây đau, em phát hiện gần 1 năm rồi. Nó vẫn bình thường và không đau, nhưng giờ to hơn và phía bên tinh hoàn còn lại cũng xuất hiện 1 cục u như vậy. Nhưng còn nhỏ, em không biết đó có phải ung thư không, mong bác sĩ giải đáp giúp em ạ. Khối u không dính vào tinh hoàn, nó chỉ nằm ở phía ngoài, giống như nằm ở ống dẫn tinh hay nước tiểu gì đó. Hiện tại em vẫn bình thường và không có biểu hiện gì khác. Rất mong nhận được câu trả lời sớm nhất từ bác sĩ.

Em cám ơn!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Người bệnh ung thư tinh hoàn có thể thấy các biểu hiện dưới đây:

Một khối u không đau hoặc sưng tinh hoàn.

Tinh hoàn to lên hoặc thay đổi so với bình thường.

Cảm giác nặng ở bìu.

Đau âm i ở bụng dưới hoặc vùng bẹn.

Đột ngột có tràn dịch ở bìu.

Đau hoặc khó chịu ở tinh hoàn hoặc ở bìu.

Tuy nhiên các biểu hiện này có thể do ung thư hoặc do các tình trạng bệnh lý khác gây ra. Để tìm lí do của biểu hiện, bác sĩ phải đánh giá tình trạng sức khỏe chung của người bệnh. Bác sĩ cũng phải khám và chỉ định một số xét nghiệm thăm dò. Nếu nghi bệnh nhân bị ung thư, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết khi phẫu thuật cắt tinh hoàn. Các xét nghiệm máu được thực hiện để đo nồng độ các chất chỉ điểm khối u là các chất thường có nồng độ cao hơn bình thường khi có ung thư.

Các chất chỉ điểm khối u như Alpha-Fetoprotein (AFP), chất hướng sinh dục màng đệm người (HCG) và Lactat Dehydrogenase (LDH) có thể giúp phát hiện những khối u quá nhỏ không thể phát hiện được trên lâm sàng hoặc chẩn đoán hình ảnh. Siêu âm là một xét nghiệm chẩn đoán sử dụng sóng âm tần số cao đập vào các mô và các cơ quan nội tạng. Sóng âm dội lại tạo nên hình ảnh siêu âm. Siêu âm bìu có thể thấy được khối u và đo được kích thước u trong tinh hoàn. Siêu âm cũng giúp loại trừ các bệnh khác ở tinh hoàn như sưng nề do nhiễm khuẩn. Sinh thiết. Xét nghiệm vi thể mô tinh hoàn là cách chắc chắn duy nhất để xác định có ung thư hay không.

Đối với hầu hết các tình huống nghi ngờ, người ta lấy đi toàn bộ tinh hoàn bị tổn thương qua đường rạch ở bẹn. Thủ thuật này được gọi là cắt tinh hoàn đường bẹn. Trong một số tình huống hiếm gặp (ví dụ, khi người nam giới chỉ có một tinh hoàn), bác sĩ phẫu thuật tiến hành sinh thiết qua đường bẹn, lấy một mẫu mô ở tinh hoàn qua một vết rạch ở bẹn và tiếp tục cắt tinh hoàn nếu bác sĩ giải phẫu bệnh tìm thấy tế bào ung thư. (Bác sĩ phẫu thuật không mở bìu để lấy mô, vì nếu có ung thư thì thủ thuật này có thể làm bệnh lan đi). Nếu có ung thư tinh hoàn, cần tiếp tục tiến hành các xét nghiệm để xác định ung thư đã lan chưa. Xác định giai đoạn bệnh giúp bác sĩ lập kế hoạch chữa trị phù hợp. Bạn nên đi khám Ung bướu sớm để an tâm nhé!

Chúc bạn sức khỏe!

Có một u cục dưới da lớn dần, không đau phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Bệnhnhan

Chào bác sĩ.

Em năm nay 24 tuổi. Trên đỉnh đầu em có một u cục dưới da (em có đi CT Scaner) u này em cảm giác theo thời gian lớn dần, không đau. Em hay có cảm giác nặng đầu, không tập trung được. Khi ấn đỉnh đầu vào tường hoặc một vật cứng thì cảm thấy thoải mái hơn. Em có tìm hiểu trên mạng nhưng không có thông tin về bệnh này em mong bác sĩ giải đáp giúp.

Xin cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Nếu khối u dưới da đầu chạy đi chạy lại được tức là tính chất di động tốt và đã tồn tại từ nhiều năm nay nên khối u này rất nhiều khả năng là u xơ dưới da hoặc u mỡ dưới da. Cả hai bệnh này đều có tính chất lành tính nên bệnh thường tồn tại qua một thời gian dài và khối u to lên chậm, do tính chất lành tính không xâm lấn tổ chức xung quanh nên khối u có tính chất di động tốt, sờ nắn khối u không đau hoặc đau ít, da tại vị trí khối u không có triệu chứng của viêm (nóng, đỏ).

Tuy nhiên, u xơ và u mỡ khác nhau về mật độ khối u, trong đó u xơ thường có mật độ chắc còn u mỡ thường có mật độ mềm hơn. Ngoài ra, u mỡ thường xuất hiện trên những người có rối loạn chuyển hóa lipid. Điều trị khối u dưới da đầu này bằng cách chích rạch da trên khối u và bóc tách khối u và dùng kháng sinh, giảm đau sau mổ. Rất hiếm gặp khối u ác tính hay còn gọi là ung thư bởi khối u trong bệnh ung thư thường tiến triển và to lên nhanh, thậm chí còn di căn tới các vị trí khác trên cơ thể và do sự ác tính nên khối u xâm lấn, dính vào tổ chức xung quanh nên di động kém.

Trong bệnh u mỡ, khối u di động tốt, ấn không đau, cũng thường xuất hiện tự nhiên, kích thước khối u to lên chậm và có thể tồn tại rất lâu. U mỡ khác u xơ về mật độ khối u và kết quả xét nghiệm tế bào khối u. Trong u mỡ, mật độ khối u thường mềm hơn do khối u chủ yếu là tổ chức mỡ. Trên kết quả xét nghiệm tế bào là hình ảnh các tế bào mỡ. Điều trị cũng tương tự như u xơ dưới da là mổ bóc tách khối u.

Tuy nhiên, khi cơ thể xuất hiện bất kì một khối u nào, cần phải nghĩ tới các bệnh ung thư để làm các xét nghiệm chẩn đoán để tránh bỏ sót tổn thương. Bạn nên đến khám chuyên khoa Ung bướu để chẩn đoán xác định và có hướng chữa trị phù hợp nhé.

Chúc bạn sống khỏe!

Có một u cục dưới da lớn dần, không đau phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Bệnhnhan

Chào bác sĩ.

Em năm nay 24 tuổi. Trên đỉnh đầu em có một u cục dưới da (em có đi CT Scaner) u này em cảm giác theo thời gian lớn dần, không đau. Em hay có cảm giác nặng đầu, không tập trung được. Khi ấn đỉnh đầu vào tường hoặc một vật cứng thì cảm thấy thoải mái hơn. Em có tìm hiểu trên mạng nhưng không có thông tin về bệnh này em mong bác sĩ giải đáp giúp.

Xin cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Nếu khối u dưới da đầu chạy đi chạy lại được tức là tính chất di động tốt và đã tồn tại từ nhiều năm nay nên khối u này rất nhiều khả năng là u xơ dưới da hoặc u mỡ dưới da. Cả hai bệnh này đều có tính chất lành tính nên bệnh thường tồn tại qua một thời gian dài và khối u to lên chậm, do tính chất lành tính không xâm lấn tổ chức xung quanh nên khối u có tính chất di động tốt, sờ nắn khối u không đau hoặc đau ít, da tại vị trí khối u không có triệu chứng của viêm (nóng, đỏ).

Tuy nhiên, u xơ và u mỡ khác nhau về mật độ khối u, trong đó u xơ thường có mật độ chắc còn u mỡ thường có mật độ mềm hơn. Ngoài ra, u mỡ thường xuất hiện trên những người có rối loạn chuyển hóa lipid. Điều trị khối u dưới da đầu này bằng cách chích rạch da trên khối u và bóc tách khối u và dùng kháng sinh, giảm đau sau mổ. Rất hiếm gặp khối u ác tính hay còn gọi là ung thư bởi khối u trong bệnh ung thư thường tiến triển và to lên nhanh, thậm chí còn di căn tới các vị trí khác trên cơ thể và do sự ác tính nên khối u xâm lấn, dính vào tổ chức xung quanh nên di động kém.

Trong bệnh u mỡ, khối u di động tốt, ấn không đau, cũng thường xuất hiện tự nhiên, kích thước khối u to lên chậm và có thể tồn tại rất lâu. U mỡ khác u xơ về mật độ khối u và kết quả xét nghiệm tế bào khối u. Trong u mỡ, mật độ khối u thường mềm hơn do khối u chủ yếu là tổ chức mỡ. Trên kết quả xét nghiệm tế bào là hình ảnh các tế bào mỡ. Điều trị cũng tương tự như u xơ dưới da là mổ bóc tách khối u.

Tuy nhiên, khi cơ thể xuất hiện bất kì một khối u nào, cần phải nghĩ tới các bệnh ung thư để làm các xét nghiệm chẩn đoán để tránh bỏ sót tổn thương. Bạn nên đến khám chuyên khoa Ung bướu để chẩn đoán xác định và có hướng chữa trị phù hợp nhé.

Chúc bạn sống khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl