Tại TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam bộ hiện là những nơi có nhiệt độ nóng nhất trong cả nước.
Khi nhiệt độ nóng sẽ dễ mắc những bệnh gì? BS Phan Văn Nghiệm, phó giám đốc BVĐK Sài Gòn, cho biết:
BS Đoàn Thị Thúy Anh - BV Nhi Đồng 1, TP.HCM - khám cho bệnh nhi mắc bệnh hô hấp
Ảnh: M.ĐỨC
Tất cả mọi người đều có nguy cơ dễ mắc bệnh hơn khi thời tiết nắng, nóng kéo dài. Lý do là khi ấy thời tiết thay đổi đột ngột và cơ thể buộc phải thích nghi theo, chế độ ăn uống cũng thay đổi nên dễ bị mắc bệnh hơn.
Tuy nhiên người già, trẻ em và những người mắc bệnh mãn tính sẽ dễ mắc bệnh hơn vì sức đề kháng không tốt bằng người bình thường. Một người khỏe mạnh có thể đáp ứng được với sự thay đổi của thời tiết nhanh, tuy nhiên ở những người mắc bệnh mãn tính cơ thể đáp ứng những điều kiện thay đổi thời tiết không kịp, dễ mắc thêm một bệnh cấp tính.
Trong những ngày nắng nóng, số người đến điều trị tại BVĐK Sài Gòn đã tăng 5-10%, trong đó gặp nhiều ở những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường... Đây là một hiện tượng bất thường, bắt đầu xảy ra trong những ngày nắng nóng.
Cả người lớn và trẻ em đều dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp khi thời tiết thay đổi do khi trời nắng nóng độ ẩm của đường hô hấp giảm. Ngoài ra, trẻ em còn rất dễ mắc bệnh nhiễm trùng ngoài da do thời tiết nắng nóng như bệnh tay chân miệng, bệnh thủy đậu... Chưa kể năm nay có hai cơn mưa trái mùa sớm, có thể sẽ làm cho số trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết tăng lên.
Thời tiết nắng nóng còn dễ làm thức ăn ôi thiu nên người ăn, đặc biệt ăn ở những hàng quán không đảm bảo vệ sinh, dễ bị ngộ độc thực phẩm. Những người không quen ở ngoài trời nắng lâu cũng dễ bị say nắng, nếu không biết cách cấp cứu kịp thời cũng có nguy cơ gây tử vong. Chưa kể thời tiết này là điều kiện thuận lợi cho một số loại virút, vi trùng phát triển nên càng dễ mắc bệnh.
Chính sinh hoạt không đúng cách khi thời tiết nắng nóng cũng dễ làm cơ thể mắc bệnh?
Đúng vậy. Thời tiết buổi sáng lạnh, buổi trưa nắng gắt là một yếu tố không thuận lợi, dễ gây mệt mỏi cho cơ thể. Nếu như không giữ được chế độ sinh hoạt, ăn uống đầy đủ cơ thể sẽ rất dễ mắc bệnh.
Cụ thể khi nắng nóng, mọi người thường có thói quen bật máy lạnh ở nhiệt độ thấp. Lúc đó nhiệt độ ở trong phòng lạnh nhưng bên ngoài lại quá nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa trong phòng và ngoài trời sẽ làm cơ thể không thích ứng kịp khi từ trong phòng ra ngoài hoặc ngược lại.
Bình thường mỗi ngày uống 1,5-2 lít nước nhưng vào những ngày nóng bức sẽ uống nhiều nước hơn vì cơ thể bị mất nước nhiều qua việc mồ hôi tiết qua da. Nếu uống nước không đảm bảo vệ sinh cũng rất dễ bị bệnh tiêu chảy. Trẻ em khi khát nước quá thường uống nước lạnh để bù khát. Chính điều này ảnh hưởng đến đường họng, gây viêm họng. Nắng nóng, người ta có thói quen đi tắm nhiều lần trong ngày, nhiều người lại tắm nước lạnh nên dễ bị cảm lạnh.
* Cách phòng ngừa bệnh trong mùa nắng nóng?
Để phòng các bệnh mùa nóng việc vệ sinh phòng ở, nơi ăn, vệ sinh cá nhân vẫn là quan trọng nhất. Hạn chế ăn thức ăn ngoài đường phố. Nên để nhiệt độ trong phòng không cách biệt quá 5OC đối với nhiệt độ bên ngoài. Có chế độ ăn, uống đầy đủ chất để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Với những người mắc bệnh mãn tính cần phải sử dụng thuốc, chế độ ăn uống theo đúng y lệnh của bác sĩ để kiểm soát được sự thay đổi của đường huyết, huyết áp..., đặc biệt trong những ngày thời tiết thay đổi. Những người mắc bệnh mãn tính cần kiểm soát được bệnh ngay từ nhà, tránh thức khuya, lối sống sinh hoạt đúng cách, ăn uống đầy đủ.
Với những người mắc bệnh cấp tính như tay chân miệng, bệnh viêm đường hô hấp... nếu không giữ vệ sinh tốt sẽ lây lan cho gia đình, cộng đồng.
Theo bác sĩ, phải uống loại nước nào mới bù đắp được lượng nước và muối đã mất cho cơ thể?
Khi mệt, khát nước người ta thường uống một ly nước trắng (nước đun sôi để nguội). Tuy nhiên, chỉ uống nước trắng thì không có yếu tố vi lượng gì. Trong khi cơ thể mất nước như vậy thường sẽ bị mất muối. Cách bù đắp an toàn nhất là nên uống một trái dừa tươi và cho thêm chút xíu muối. Trong trái dừa tươi có các thành phần như natri, kali... nên sẽ bù đắp được lượng nước đã mất trong cơ thể. Ở những người lao động vất vả, vã mồ hôi nhiều thì nên uống nước chanh muối pha với đường.
Người lớn tuổi thường sợ uống nước dừa vì cho rằng bị “trúng dừa” nhưng hiện nay nước dừa là loại nước tinh khiết, tự nhiên, dễ uống, chứa nhiều vi lượng nhất và phù hợp mọi lứa tuổi. Không nên thấy mất nước, ra mồ hôi nhiều là chạy đến các phòng mạch yêu cầu bác sĩ truyền dịch, vì truyền dịch chỉ được sử dụng cho những người có bệnh lý. Ngay cả những người tiêu chảy cũng có thể uống nước dừa chứ không phải lúc nào cũng phải truyền dịch.
AloBacsi.
Khi nhiệt độ nóng sẽ dễ mắc những bệnh gì? BS Phan Văn Nghiệm, phó giám đốc BVĐK Sài Gòn, cho biết:
BS Đoàn Thị Thúy Anh - BV Nhi Đồng 1, TP.HCM - khám cho bệnh nhi mắc bệnh hô hấp
Ảnh: M.ĐỨC
Tất cả mọi người đều có nguy cơ dễ mắc bệnh hơn khi thời tiết nắng, nóng kéo dài. Lý do là khi ấy thời tiết thay đổi đột ngột và cơ thể buộc phải thích nghi theo, chế độ ăn uống cũng thay đổi nên dễ bị mắc bệnh hơn.
Tuy nhiên người già, trẻ em và những người mắc bệnh mãn tính sẽ dễ mắc bệnh hơn vì sức đề kháng không tốt bằng người bình thường. Một người khỏe mạnh có thể đáp ứng được với sự thay đổi của thời tiết nhanh, tuy nhiên ở những người mắc bệnh mãn tính cơ thể đáp ứng những điều kiện thay đổi thời tiết không kịp, dễ mắc thêm một bệnh cấp tính.
Trong những ngày nắng nóng, số người đến điều trị tại BVĐK Sài Gòn đã tăng 5-10%, trong đó gặp nhiều ở những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường... Đây là một hiện tượng bất thường, bắt đầu xảy ra trong những ngày nắng nóng.
Cả người lớn và trẻ em đều dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp khi thời tiết thay đổi do khi trời nắng nóng độ ẩm của đường hô hấp giảm. Ngoài ra, trẻ em còn rất dễ mắc bệnh nhiễm trùng ngoài da do thời tiết nắng nóng như bệnh tay chân miệng, bệnh thủy đậu... Chưa kể năm nay có hai cơn mưa trái mùa sớm, có thể sẽ làm cho số trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết tăng lên.
Thời tiết nắng nóng còn dễ làm thức ăn ôi thiu nên người ăn, đặc biệt ăn ở những hàng quán không đảm bảo vệ sinh, dễ bị ngộ độc thực phẩm. Những người không quen ở ngoài trời nắng lâu cũng dễ bị say nắng, nếu không biết cách cấp cứu kịp thời cũng có nguy cơ gây tử vong. Chưa kể thời tiết này là điều kiện thuận lợi cho một số loại virút, vi trùng phát triển nên càng dễ mắc bệnh.
Chính sinh hoạt không đúng cách khi thời tiết nắng nóng cũng dễ làm cơ thể mắc bệnh?
Đúng vậy. Thời tiết buổi sáng lạnh, buổi trưa nắng gắt là một yếu tố không thuận lợi, dễ gây mệt mỏi cho cơ thể. Nếu như không giữ được chế độ sinh hoạt, ăn uống đầy đủ cơ thể sẽ rất dễ mắc bệnh.
Cụ thể khi nắng nóng, mọi người thường có thói quen bật máy lạnh ở nhiệt độ thấp. Lúc đó nhiệt độ ở trong phòng lạnh nhưng bên ngoài lại quá nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa trong phòng và ngoài trời sẽ làm cơ thể không thích ứng kịp khi từ trong phòng ra ngoài hoặc ngược lại.
Bình thường mỗi ngày uống 1,5-2 lít nước nhưng vào những ngày nóng bức sẽ uống nhiều nước hơn vì cơ thể bị mất nước nhiều qua việc mồ hôi tiết qua da. Nếu uống nước không đảm bảo vệ sinh cũng rất dễ bị bệnh tiêu chảy. Trẻ em khi khát nước quá thường uống nước lạnh để bù khát. Chính điều này ảnh hưởng đến đường họng, gây viêm họng. Nắng nóng, người ta có thói quen đi tắm nhiều lần trong ngày, nhiều người lại tắm nước lạnh nên dễ bị cảm lạnh.
* Cách phòng ngừa bệnh trong mùa nắng nóng?
Để phòng các bệnh mùa nóng việc vệ sinh phòng ở, nơi ăn, vệ sinh cá nhân vẫn là quan trọng nhất. Hạn chế ăn thức ăn ngoài đường phố. Nên để nhiệt độ trong phòng không cách biệt quá 5OC đối với nhiệt độ bên ngoài. Có chế độ ăn, uống đầy đủ chất để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Với những người mắc bệnh mãn tính cần phải sử dụng thuốc, chế độ ăn uống theo đúng y lệnh của bác sĩ để kiểm soát được sự thay đổi của đường huyết, huyết áp..., đặc biệt trong những ngày thời tiết thay đổi. Những người mắc bệnh mãn tính cần kiểm soát được bệnh ngay từ nhà, tránh thức khuya, lối sống sinh hoạt đúng cách, ăn uống đầy đủ.
Với những người mắc bệnh cấp tính như tay chân miệng, bệnh viêm đường hô hấp... nếu không giữ vệ sinh tốt sẽ lây lan cho gia đình, cộng đồng.
Theo bác sĩ, phải uống loại nước nào mới bù đắp được lượng nước và muối đã mất cho cơ thể?
Khi mệt, khát nước người ta thường uống một ly nước trắng (nước đun sôi để nguội). Tuy nhiên, chỉ uống nước trắng thì không có yếu tố vi lượng gì. Trong khi cơ thể mất nước như vậy thường sẽ bị mất muối. Cách bù đắp an toàn nhất là nên uống một trái dừa tươi và cho thêm chút xíu muối. Trong trái dừa tươi có các thành phần như natri, kali... nên sẽ bù đắp được lượng nước đã mất trong cơ thể. Ở những người lao động vất vả, vã mồ hôi nhiều thì nên uống nước chanh muối pha với đường.
Người lớn tuổi thường sợ uống nước dừa vì cho rằng bị “trúng dừa” nhưng hiện nay nước dừa là loại nước tinh khiết, tự nhiên, dễ uống, chứa nhiều vi lượng nhất và phù hợp mọi lứa tuổi. Không nên thấy mất nước, ra mồ hôi nhiều là chạy đến các phòng mạch yêu cầu bác sĩ truyền dịch, vì truyền dịch chỉ được sử dụng cho những người có bệnh lý. Ngay cả những người tiêu chảy cũng có thể uống nước dừa chứ không phải lúc nào cũng phải truyền dịch.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- Đối phó với bệnh cúm
- 0
- 1,175