Có rất nhiều cách chữa bệnh điếc hiệu quả. Tuy nhiên, điều quan trọng là bệnh nhân cần hiểu rằng, việc sử dụng phương pháp nào cần dựa vào tình hình bệnh của bản thân cũng như nguyên nhân gây ra điếc.
Điếc trắng 1 tai phải điều trị như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con gái tôi đi khám ở bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung ương, bác sĩ kết luận cháu bị điếc trắng tai phải tai trái bình thường. Xin hỏi bác sĩ phải chữa trị như thế nào?
Xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Trên thính lực đồ người ta còn đánh giá mức độ nghe kém: nhẹ, trung bình, nặng, rất nặng (điếc trắng). Trường hợp con gái bạn được xác định điếc trắng tai phải. Không biết bé nhà bạn bao nhiêu tuổi, cháu bị nghe kém từ bao giờ, bẩm sinh, từ từ hay đột ngột. Cháu bị điếc trắng là tình huống điếc nặng. Bạn đã đưa cháu đi khám ở bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung ương, bạn nên chữa trị cho cháu theo hướng dẫn của các bác sĩ ở đây.
Thông thường trong những tình huống điếc nặng và sâu mà máy trợ thính không thấy tác dụng thì có giải pháp phẫu thuật cấy điện cực ốc tai. Nhưng phẫu thuật này có giá rất cao và sau phẫu thuật để hiểu được lời nói người bệnh phải theo những khoá huấn luyện đặc biệt, kéo dài hàng năm. Chính vì phương pháp chữa trị này công phu, giá cao và kéo dài nên không phải người bệnh nào cũng có khả năng thực hiện.
Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!
Điều trị bé 3 tuổi bị điếc sâu 2 tai
Câu hỏi bởi: Phan Ngọc Bích
Bác sĩ cho cháu hỏi là bé cháu được 3 tuổi đi khám bệnh viện tai mũi họng TPHCM và kết luận là bé bị điếc sâu 2 tai, bé nghe được 109,5 db, bé bị bệnh tim bẩm sinh và rubella ạ, cho cháu hỏi như vậy có chữa được không? ở Nhi Đồng 1 có chữa không? tỉ lệ thành công cao không? chi phí chữa trị bao nhiêu? và chữa trị bao lâu bé được về nhà?
Bác sĩ Trần Quang Thuyên
Chào em.
Bé đang bị rất nhiều bệnh khác nhau. Trước hết, tim bẩm sinh bé thuộc dạng gì, ở thể nhẹ có thể chữa khỏi hoàn toàn. Điếc có nhiều nguyên nhân (bất thường về dây thần kinh, bất thường về màng nhĩ,…) Em nên cho bé đi khám sớm để xác định nguyên nhân. Từ đó có phương hướng điều trị phù hợp nhé. Nếu để lâu có thể ảnh hưởng đến khả năng nói của bé sau này.
Chúc em và gia đình sức khỏe!
Điều trị rách vách ngăn mũi, điếc 1 tai, lác 1 mắt sau tai nạn
Câu hỏi bởi: gicfu
Thưa bác sĩ!
Cách đây 8 năm em bị tai nạn rách vách ngăn mũi, điếc 1 tai, lác 1 mắt và hay bị chảy nước mũi như người bị cúm mỗi khi ra nắng hoặc làm việc mệt nhọc. Vậy xin bác sĩ giải đáp cho em cách chữa trị cả về thẩm mỹ lẫn bệnh lý.
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em.
Theo mô tả của em tôi nghĩ ngay đến 1 hậu quả do tai nạn chấn thương vào vùng đầu nhất là chấn thương vào vùng mũi-tai: Đó là dò hay rò dịch não tủy sau chấn thương. Khi bị chấn thương vào đầu vùng mũi, nền sọ trước (phía trần của mũi và xoang sàng) cũng bị chấn thương như nứt vỡ sẽ có thể làm rách lớp màng não gây chảy dịch não tủy qua xoang sàng vào mũi. Dịch não tủy cũng trong veo như nước mũi vậy.
Em nên đến khám ở bác sĩ Tai mũi họng hoặc bác sĩ Ngoại thần kinh. Nhớ trình bày rõ lý do chảy dịch mũi sau tai nạn để các bác sĩ lưu tâm tránh bỏ sót tình huống rò dịch não tủy qua mũi như em.
Rách vách ngăn mũi nếu không gây tiếng sáo thổi khi em thở thì không cần làm gì.
Điếc 1 tai: cần đo thính lực và khám tai ở bác sĩ Tai mũi họng để xem có thấy lí do nào có thể sửa chữa xử lý được không.
Lác 1 mắt sau chấn thương: em nên đến bác sĩ mắt ở bệnh viện Mắt Trung ương khám và giải đáp xem phương pháp mổ chữa trị lác có áp dụng cho em được không.
Chúc em mạnh khỏe.
Trong thời gian điều trị điếc đột ngột, thường xuyên tiếp xúc tiếng ồn nên tai không hồi phục được phải không?
Câu hỏi bởi: Lan Hương
Thưa bác sĩ!
Gần đây em đi khám tai được chuẩn đoán là bị điếc đột ngột. Bác sĩ kê đơn tiêm và truyền nước trong 7 ngày. Tiêm và truyền dịch trong 7 ngày đầu em thấy tai gần như khỏe hẳn, nhưng hết ngày thứ 6, tai lại bị hiện tượng cũ. Em muốn hỏi trong thời gian điều trị, em thường xuyên tiếp xúc tiếng ồn nên mới khiến cho tai không hồi phục được phải không ạ? Vậy giờ em phải làm sao?
Cảm ơn bác sĩ!
Bạn thân mến!
Điếc đột ngột là bệnh lý cấp cứu trong chuyên khoa Tai Mũi Họng. Bạn nên nhập viện điều trị (điều trị nội trú). Tại bệnh viện, bạn được bác sĩ thăm khám, theo dõi, điều trị, điều dưỡng, thực hiệc các kỹ thuật cận lâm sàng… đầy đủ kịp thời hàng ngày, nên kết quả điều trị sẽ tốt hơn điều trị ngoại trú nhé.
Bạn dùng thuốc điều trị 5 ngày tại nhà, nghe có rõ hơn, nhưng sau đó cảm giác thính lực giảm lại, vì việc điều trị chưa đầy đủ, chưa phù hợp với mức độ bệnh lý.
Bạn không nên chậm trễ nữa, hãy nhập viện Tai Mũi Họng và điều trị tích cực nhé!
Thân ái!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Điểu trị điếc và suy giảm thính lực như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin chào bác sĩ.
Năm nay chồng của em 27 tuổi. Chồng em bị điếc 1 bên tai phải. Khi học tiểu học đến năm cấp 3 anh ấy từng bị viêm tai phải, chảy mủ trong thời gian dài. Năm 21 tuổi anh ấy vào Sài Gòn phẫu thuật tai phải và sau đó bị điếc hoàn toàn tai phải. Khoảng 3 năm trở lại đây, tai trái của anh ấy bắt đầu yếu dần. Tai trái bắt đầu khó nghe hơn.
Bác sĩ cho em hỏi, có khi nào đến lúc nào đó chồng em sẽ bị điếc luôn tai trái không? Có cách nào chữa trị tai phải hay cách nào để làm cho thính lực của tai trái tốt hơn không? Chồng của em rất tự ti khi em đề cập đến vấn đề đeo máy trợ thính. Bác sĩ có thể tư vấn giúp em có loại máy trợ thính nào mà có tính thẩm mỹ cao, làm cho người khác nhìn vào không biết là mình đeo máy trợ thính không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chào bạn!
Chồng bạn còn rất trẻ nhưng bệnh lý tai phải khá nặng do viêm tai giữa và viêm xương chũm mạn tính, đã mổ nhưng thính lực không hồi phục. Trong thư bạn không nêu rõ các triệu chứng của tai trái, đã đi khám và điều trị gì? Khi mổ tai phải tình trạng tai trái thế nào…? Theo triệu chứng bạn mô tả có thể có những tình huống sau về tai trái:
Nút dáy tai trái: gây bít ống tai trái, cản trở âm thanh lan truyền vào tai giữa nên làm giảm thính lực, bệnh không gây đau nhức, không chảy mủ tai. Lấy sạch dáy tai sức nghe sẽ trở lại bình thường.
Viêm tai giữa và xương chũm mạn tính: bệnh cảnh này sẽ nằm chung với cơ chế bệnh sinh, diễn tiến tương tự như tai phải: chảy mủ tai thường xuyên, ù tai, thính lực giảm, có thể nhức đầu, chóng mặt…
Bệnh viêm tai giữa và xương chũm mạn nếu không điều trị kịp thời ngoài giảm thính lực còn có thể biến chứng viêm tai trong (viêm mê nhĩ), màng não, viêm não, tiểu não, viêm tắc tĩnh mạch bên, nhiễm trùng huyết… ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Giảm thính lực trong bệnh cảnh điếc đột ngột tai trái: đây là một bệnh liên quan tới tổn thương các cấu trúc, chức năng của tai trong. Nguyên nhân cũng rất phức tạp như nhiễm độc, nhiễm siêu vi, rối loạn chuyển hóa mỡ làm xơ vữa mạch máu nuôi ốc tai (nơi đầu dây thần kinh tiếp nhận sóng âm chuyển thành các xung điện dẫn truyền vào não), áp huyết cao…
Như vậy cần phải tới bệnh viện chuyên khoa, bác sĩ sẽ khám kĩ Tai Mũi Họng và các bệnh liên quan. Khi có chẩn đoán chính xác bệnh lý, mức độ tổn thương và biến chứng (nếu có) sẽ có phương pháp và các bước điều trị phù hợp (như điều trị nội, cách thức phẫu thuật tai…). Hãy nhanh chóng khám và điều trị tích cực tai trái trước khi quá muộn nhé.
Sau khi thăm khám, nếu có chỉ định đeo máy trợ thính, chồng bạn sẽ được chọn loại máy phù hợp theo ý. Đeo máy trợ thính giúp nghe tốt hơn, làm việc tốt hơn, chất lượng sống tốt hơn khi không đeo máy thì không có gì mặc cảm. Hiện nay thị trường có rất nhiều máy trợ thính, với hình dáng, màu sắc khác nhau nên bạn có thể yên tâm.
Chúc gia đình bạn mạnh khỏe và hạnh phúc!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Điếc trắng 1 tai phải điều trị như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con gái tôi đi khám ở bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung ương, bác sĩ kết luận cháu bị điếc trắng tai phải tai trái bình thường. Xin hỏi bác sĩ phải chữa trị như thế nào?
Xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Trên thính lực đồ người ta còn đánh giá mức độ nghe kém: nhẹ, trung bình, nặng, rất nặng (điếc trắng). Trường hợp con gái bạn được xác định điếc trắng tai phải. Không biết bé nhà bạn bao nhiêu tuổi, cháu bị nghe kém từ bao giờ, bẩm sinh, từ từ hay đột ngột. Cháu bị điếc trắng là tình huống điếc nặng. Bạn đã đưa cháu đi khám ở bệnh viện Tai – Mũi – Họng Trung ương, bạn nên chữa trị cho cháu theo hướng dẫn của các bác sĩ ở đây.
Thông thường trong những tình huống điếc nặng và sâu mà máy trợ thính không thấy tác dụng thì có giải pháp phẫu thuật cấy điện cực ốc tai. Nhưng phẫu thuật này có giá rất cao và sau phẫu thuật để hiểu được lời nói người bệnh phải theo những khoá huấn luyện đặc biệt, kéo dài hàng năm. Chính vì phương pháp chữa trị này công phu, giá cao và kéo dài nên không phải người bệnh nào cũng có khả năng thực hiện.
Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!
Điều trị bé 3 tuổi bị điếc sâu 2 tai
Câu hỏi bởi: Phan Ngọc Bích
Bác sĩ cho cháu hỏi là bé cháu được 3 tuổi đi khám bệnh viện tai mũi họng TPHCM và kết luận là bé bị điếc sâu 2 tai, bé nghe được 109,5 db, bé bị bệnh tim bẩm sinh và rubella ạ, cho cháu hỏi như vậy có chữa được không? ở Nhi Đồng 1 có chữa không? tỉ lệ thành công cao không? chi phí chữa trị bao nhiêu? và chữa trị bao lâu bé được về nhà?
Bác sĩ Trần Quang Thuyên
Chào em.
Bé đang bị rất nhiều bệnh khác nhau. Trước hết, tim bẩm sinh bé thuộc dạng gì, ở thể nhẹ có thể chữa khỏi hoàn toàn. Điếc có nhiều nguyên nhân (bất thường về dây thần kinh, bất thường về màng nhĩ,…) Em nên cho bé đi khám sớm để xác định nguyên nhân. Từ đó có phương hướng điều trị phù hợp nhé. Nếu để lâu có thể ảnh hưởng đến khả năng nói của bé sau này.
Chúc em và gia đình sức khỏe!
Điều trị rách vách ngăn mũi, điếc 1 tai, lác 1 mắt sau tai nạn
Câu hỏi bởi: gicfu
Thưa bác sĩ!
Cách đây 8 năm em bị tai nạn rách vách ngăn mũi, điếc 1 tai, lác 1 mắt và hay bị chảy nước mũi như người bị cúm mỗi khi ra nắng hoặc làm việc mệt nhọc. Vậy xin bác sĩ giải đáp cho em cách chữa trị cả về thẩm mỹ lẫn bệnh lý.
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em.
Theo mô tả của em tôi nghĩ ngay đến 1 hậu quả do tai nạn chấn thương vào vùng đầu nhất là chấn thương vào vùng mũi-tai: Đó là dò hay rò dịch não tủy sau chấn thương. Khi bị chấn thương vào đầu vùng mũi, nền sọ trước (phía trần của mũi và xoang sàng) cũng bị chấn thương như nứt vỡ sẽ có thể làm rách lớp màng não gây chảy dịch não tủy qua xoang sàng vào mũi. Dịch não tủy cũng trong veo như nước mũi vậy.
Em nên đến khám ở bác sĩ Tai mũi họng hoặc bác sĩ Ngoại thần kinh. Nhớ trình bày rõ lý do chảy dịch mũi sau tai nạn để các bác sĩ lưu tâm tránh bỏ sót tình huống rò dịch não tủy qua mũi như em.
Rách vách ngăn mũi nếu không gây tiếng sáo thổi khi em thở thì không cần làm gì.
Điếc 1 tai: cần đo thính lực và khám tai ở bác sĩ Tai mũi họng để xem có thấy lí do nào có thể sửa chữa xử lý được không.
Lác 1 mắt sau chấn thương: em nên đến bác sĩ mắt ở bệnh viện Mắt Trung ương khám và giải đáp xem phương pháp mổ chữa trị lác có áp dụng cho em được không.
Chúc em mạnh khỏe.
Trong thời gian điều trị điếc đột ngột, thường xuyên tiếp xúc tiếng ồn nên tai không hồi phục được phải không?
Câu hỏi bởi: Lan Hương
Thưa bác sĩ!
Gần đây em đi khám tai được chuẩn đoán là bị điếc đột ngột. Bác sĩ kê đơn tiêm và truyền nước trong 7 ngày. Tiêm và truyền dịch trong 7 ngày đầu em thấy tai gần như khỏe hẳn, nhưng hết ngày thứ 6, tai lại bị hiện tượng cũ. Em muốn hỏi trong thời gian điều trị, em thường xuyên tiếp xúc tiếng ồn nên mới khiến cho tai không hồi phục được phải không ạ? Vậy giờ em phải làm sao?
Cảm ơn bác sĩ!
Bạn thân mến!
Điếc đột ngột là bệnh lý cấp cứu trong chuyên khoa Tai Mũi Họng. Bạn nên nhập viện điều trị (điều trị nội trú). Tại bệnh viện, bạn được bác sĩ thăm khám, theo dõi, điều trị, điều dưỡng, thực hiệc các kỹ thuật cận lâm sàng… đầy đủ kịp thời hàng ngày, nên kết quả điều trị sẽ tốt hơn điều trị ngoại trú nhé.
Bạn dùng thuốc điều trị 5 ngày tại nhà, nghe có rõ hơn, nhưng sau đó cảm giác thính lực giảm lại, vì việc điều trị chưa đầy đủ, chưa phù hợp với mức độ bệnh lý.
Bạn không nên chậm trễ nữa, hãy nhập viện Tai Mũi Họng và điều trị tích cực nhé!
Thân ái!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Điểu trị điếc và suy giảm thính lực như thế nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin chào bác sĩ.
Năm nay chồng của em 27 tuổi. Chồng em bị điếc 1 bên tai phải. Khi học tiểu học đến năm cấp 3 anh ấy từng bị viêm tai phải, chảy mủ trong thời gian dài. Năm 21 tuổi anh ấy vào Sài Gòn phẫu thuật tai phải và sau đó bị điếc hoàn toàn tai phải. Khoảng 3 năm trở lại đây, tai trái của anh ấy bắt đầu yếu dần. Tai trái bắt đầu khó nghe hơn.
Bác sĩ cho em hỏi, có khi nào đến lúc nào đó chồng em sẽ bị điếc luôn tai trái không? Có cách nào chữa trị tai phải hay cách nào để làm cho thính lực của tai trái tốt hơn không? Chồng của em rất tự ti khi em đề cập đến vấn đề đeo máy trợ thính. Bác sĩ có thể tư vấn giúp em có loại máy trợ thính nào mà có tính thẩm mỹ cao, làm cho người khác nhìn vào không biết là mình đeo máy trợ thính không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chào bạn!
Chồng bạn còn rất trẻ nhưng bệnh lý tai phải khá nặng do viêm tai giữa và viêm xương chũm mạn tính, đã mổ nhưng thính lực không hồi phục. Trong thư bạn không nêu rõ các triệu chứng của tai trái, đã đi khám và điều trị gì? Khi mổ tai phải tình trạng tai trái thế nào…? Theo triệu chứng bạn mô tả có thể có những tình huống sau về tai trái:
Nút dáy tai trái: gây bít ống tai trái, cản trở âm thanh lan truyền vào tai giữa nên làm giảm thính lực, bệnh không gây đau nhức, không chảy mủ tai. Lấy sạch dáy tai sức nghe sẽ trở lại bình thường.
Viêm tai giữa và xương chũm mạn tính: bệnh cảnh này sẽ nằm chung với cơ chế bệnh sinh, diễn tiến tương tự như tai phải: chảy mủ tai thường xuyên, ù tai, thính lực giảm, có thể nhức đầu, chóng mặt…
Bệnh viêm tai giữa và xương chũm mạn nếu không điều trị kịp thời ngoài giảm thính lực còn có thể biến chứng viêm tai trong (viêm mê nhĩ), màng não, viêm não, tiểu não, viêm tắc tĩnh mạch bên, nhiễm trùng huyết… ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Giảm thính lực trong bệnh cảnh điếc đột ngột tai trái: đây là một bệnh liên quan tới tổn thương các cấu trúc, chức năng của tai trong. Nguyên nhân cũng rất phức tạp như nhiễm độc, nhiễm siêu vi, rối loạn chuyển hóa mỡ làm xơ vữa mạch máu nuôi ốc tai (nơi đầu dây thần kinh tiếp nhận sóng âm chuyển thành các xung điện dẫn truyền vào não), áp huyết cao…
Như vậy cần phải tới bệnh viện chuyên khoa, bác sĩ sẽ khám kĩ Tai Mũi Họng và các bệnh liên quan. Khi có chẩn đoán chính xác bệnh lý, mức độ tổn thương và biến chứng (nếu có) sẽ có phương pháp và các bước điều trị phù hợp (như điều trị nội, cách thức phẫu thuật tai…). Hãy nhanh chóng khám và điều trị tích cực tai trái trước khi quá muộn nhé.
Sau khi thăm khám, nếu có chỉ định đeo máy trợ thính, chồng bạn sẽ được chọn loại máy phù hợp theo ý. Đeo máy trợ thính giúp nghe tốt hơn, làm việc tốt hơn, chất lượng sống tốt hơn khi không đeo máy thì không có gì mặc cảm. Hiện nay thị trường có rất nhiều máy trợ thính, với hình dáng, màu sắc khác nhau nên bạn có thể yên tâm.
Chúc gia đình bạn mạnh khỏe và hạnh phúc!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Theo ViCare