Ngực bị ngứa đôi khi là dấu hiệu của các loại bệnh. Nếu gặp phải, liệu bạn đã tự tin xác định được loại bệnh đó hay chưa?
Mẩn ngứa vùng giữa ngực ở lỗ chân lông là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Hoahaiduong
Chào bác sĩ.
Cháu có thắc mắc muốn hỏi bác sĩ. Cháu là nữ năm nay 22 tuổi. Cháu hay bị nổi các đầu đen li ti ở chân sau mùa đông nhưng sang đến mùa hè thì hết dần. Thế nhưng gần một tuần nay khi mà nóng nắng quá trên phần ngực cháu ở giữa ngực bị nổi đỏ lên ở lỗ chân lông. Cháu là công nhân làm may, hay tiếp xúc với bông bụi mồ hôi ra nhiều. Cứ sáng thì cháu lại bị mẩn đỏ ở lỗ chân lông đôi khi có cảm giác ngứa. Nhưng đến tối sau khi tắm và ngủ dậy sáng ra thì những nốt đỏ ấy có nốt thì thâm ở lỗ chân lông có nốt thì mất nhưng cứ khó toát mồ hôi là lại đỏ và li ti mụn lên. Hôm nay thì ở lỗ chân lông trước ngực cháu có đầu đen và bóng ở các lỗ chân lông. Mong bác sĩ tư vấn hộ cháu!
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào bạn!
Theo thư bạn viết, có thể bạn bị viêm nang lông. Viêm nang lông là viêm ở phần nông của nang lông, có thể xảy ra ở một vài nang lông nhưng cũng có khi ở nhiều nang lông, ở mọi vùng da có lông trên cơ thể.
Các tác nhân gây viêm nang lông có nhiều loại. Đa số tình huống viêm nang lông là do tụ cầu khuẩn. Ngoài ra có thể do vi khuẩn gram âm, Pseudomonas, Proteus, nấm men, nấm sợi, nhiễm virut Herpes, u mềm lây và ký sinh vật Demodex. Biểu hiện của viêm nang lông là trên da xuất hiện các sẩn đỏ hoặc mụn mủ ở cổ nang lông, xung quanh có quầng đỏ. Khi mụn vỡ để lại vết chợt nhỏ và đóng vẩy tiết. Có thể chỉ có vài mụn nhỏ rải rác nhưng cũng có khi tụ thành đám mụn viêm vùng râu mép, râu cằm. Viêm nang lông ở chân thường hay gặp ở phụ nữ cạo lông hoặc tẩy lông chân, thường viêm do nhiễm khuẩn.
Trên thân mình, có thể gặp viêm nang lông ở các nếp gấp như nách do tụ cầu, ngoài ra có thể do Pseudomonas aeruginosa, nấm men Malassezia, Candida. Khí hậu nóng, độ ẩm cao, môi trường bị ô nhiễm, bụi bẩn là những yếu tố thuận lợi để bệnh phát triển. Cạo râu, nhổ lông hoặc tẩy lông, sử dụng các quần áo bằng sợi tổng hợp hoặc băng bịt kín da là những tác nhân thường gây viêm nang lông. Các vùng da ẩm ướt như nách, bẹn, sinh dục – hậu môn, mông thường xuyên bị viêm. Sử dụng kem bôi có corticoid, sử dụng kháng sinh lâu dài tạo điều kiện cho các vi khuẩn kỵ khí phát triển. Người bị đái tháo đường, suy giảm miễn dịch hay bị viêm nang lông hơn người bình thường.
Điều trị viêm nang lông nhẹ chủ yếu là tại chỗ: dùng các thuốc bôi chống nhiễm khuẩn như betadin, cồn Iode, các loại kem hoặc mỡ kháng sinh. Trường hợp viêm nặng và tái phát có thể uống thuốc đường toàn thân. Bạn nên đi khám chuyên khoa Da liễu để được các bác sĩ chẩn đoán và chữa trị sớm, không nên tự chữa trị tại nhà hoặc không chữa trị gì, có thể bội nhiễm thành nhọt. Do môi trường làm việc nhiều bụi, mồ hôi ra nhiều nên bạn cần mặc quần áo bằng chất liệu vải bông thoáng mát, dễ thấm mồ hôi, không mặc quần áo lót quá bó sát. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có chế độ ăn cân đối, uống đủ nước (1,5 lít nước mỗi ngày).
Chúc bạn mau khỏi!
Ngực nổi nhiều nốt đỏ không ngứa là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 17 tuổi mấy hôm qua ngực cháu nổi rất nhiều nốt đỏ, nó không có dấu hiệu ngứa hay đau gì cả. Không biết cháu có bị làm sao không ạ?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Vùng ngực là nơi có nhiều chất bã nhờn và cũng là nơi có nhiều vi nấm vi khuẩn sinh sống. Dạo này nắng nóng ra nhiều mồ hôi và bã nhờn nên vi nấm vi khuẩn phát triể gây viêm các nang lông làm nổi nhiều nốt đỏ. Em nên vệ sinh sạch, hạn chế nóng ẩm bệnh sẽ giảm.
Chúc em mau khỏe!
Bị ngứa xung quanh ngực trái là bị bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Phuong
Chào bác sĩ,
Em năm nay 16 tuổi. Khoảng 1 tuần nay em thường hay bị ngứa xung quanh ngực trái vừa hôm nay em tắm xong thì núm cứ như căng bóng, màu đậm hơn ngực phải so sánh thấy rõ, được 1 lúc thì hết nhưng ngứa thì lâu lâu vẫn ngứa đến bây giờ. Bác sĩ giải đáp giúp em.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Biểu hiện như bạn mô tả bạn bị viêm da dị ứng. Nếu hiện tượng ngứa này xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài bạn có thể bôi thuốc mỡ: Flucina hoặc Cortebios lên vùng bị ngứa.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Trẻ bị ngứa và có nốt màu đỏ ở ngực, bẹn, có phải bị sởi?
Câu hỏi bởi:
Thưa bác sĩ!
Tôi có con gái 5 tuổi. Chiều khi ngủ dậy cháu kêu ngứa và sau khi gãi thì xuất hiện một số nốt màu đỏ ở vùng dưới ngực phải và gần bẹn phải. Cháu không sốt, ăn, chơi bình thường. Vậy, xin hỏi bác sĩ cháu có phải bị bệnh sởi không? Tôi rất lo lắng, mặc dù cháu đã tiêm phòng 2 mũi khi còn nhỏ.
Chân thành cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào bạn!
Sởi là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, gây dịch, xảy ra quanh năm, cao nhất vào mùa đông xuân và có khắp mọi nơi trên thế giới. Khi trẻ bị bệnh sởi có thể chia làm các giai đoạn sau:
Thời kỳ ủ bệnh (từ khi nhiễm vi rút đến khi triệu chứng biểu hiện bệnh) trung bình là 10 ngày (có thề thay đổi từ 7-18 ngày): Trẻ có thể sốt nhẹ.
Thời kỳ khởi phát (viêm long): Thời kỳ này hay lây nhất, kéo dài từ 3-5 ngày có các triệu chứng như sau:
Sốt: Sốt nhẹ hoặc sốt cao 39,5-40 độ C, có thể có sốt cao co giật, kèm mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ đau khớp.
“Viêm long” (giống bệnh cảm cúm): Thường xảy ra ở mắt và mũi, gây chảy nước mắt, có nhiều dử mắt, kết mạc mắt đỏ, bệnh nhân sợ ánh sáng, giác mạc và mi mắt có thể bị sưng phù, hắt hơi, sổ mũi, ho đàm, khàn giọng. Có thể gây viêm thanh quản co rút, nếu có biểu hiện viêm long ở đường tiêu hóa sẽ gây tiêu chảy.
Khám họng trong giai đoạn này có thể thấy những chấm trắng nhỏ khoảng 1mm mọc trên nền niêm mạc má viêm đỏ, có vị trí ngay với răng hàm thứ nhất, đó là dấu “Koplik” rất có giá trị để giúp chẩn đoán khi phát ban. Thời gian tồn tại của dấu hiệu này khoảng 12-18 giờ.
Thời kỳ toàn phát (phát ban): Ban xuất hiện đầu tiên ở sau tai, sau đó lan dần lên 2 bên má, cổ, ngực, bụng và phần chi trên trong vòng 24 giờ. Trong 24 giờ kế tiếp, ban lan xuống lưng, bụng, 2 tay và sau cùng là 2 chân trong từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3 của bệnh. Ban sởi màu hồng nhạt, ấn vào mất, thường kết dính lại.
Thời kỳ phục hồi: Ban sởi bay theo trình tự xuất hiện, để lại vùng da bị tác động những vết thâm đen, trên bề mặt da loang lổ như da cọp nên gọi là “vết vằn da hổ”.
Chẩn đoán sởi chủ yếu dựa vào lâm sàng với biểu hiện viêm họng, phát ban theo trình tự xuất hiện và khám họng thấy có dấu “Koplik”, với tiền sử thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi chưa mắc sởi lần nào, có tiếp xúc với nguồn lây trong 10 ngày trước đó. Cũng có thể gặp các cháu sống trong tập thể nhà trẻ, trường học và gia đình có người thân mắc bệnh tương tự.
Cháu nhà bạn đã tiêm phòng 2 mũi khi nhỏ, cháu rất ít có khả năng nhiễm sởi. Với mô tả một số nốt màu đỏ ở vùng dưới ngực phải và gần bẹn phải của cháu, đó không phải là ban sởi, có thể là cháu bị di ứng với đồ dùng của cháu, có thể là nốt của côn trùng đốt cháu, bạn vẫn nên theo dõi các nốt đó, nếu các nốt lan rộng, ngứa tăng lên hoạc có sốt thì đưa cháu đi khám.
Chúc sức khỏe!
Bị ngứa, tróc vảy ở ngực có phải do ung thư?
Câu hỏi bởi: Le cham
Chào bác sĩ!
Năm nay cháu 19 tuổi. Cách đây nửa năm cháu có dùng áo ngực mua ngoài chợ. Sau đó cách đây 2 tháng cháu thấy hiện tượng tróc vảy 1 chòm nhỏ ở vú kèm theo ngứa. Cháu thấy vậy bỏ đi 1 cái còn 1 cái loại khác cháu vẫn dùng. Bây giờ cháu lại bị mẩn ngứa 1 chòm ở vẫn bên ngực đó. Cháu đang lo sợ trường hợp của cháu có phải ung thư vú không thưa bác sĩ? Xin bác sĩ cho cháu 1 lời khuyên.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Cháu không nên suy nghĩ và lo lắng về bệnh ung thư vú nếu cháu không sờ thấy có u cục bất thường trong vú của mình. Biểu hiện thay đổi vùng da tuyến vú ở những bệnh nhân ung thư vú thường triệu chứng: da trên tuyến vú ở vị trí khối u không nhẵn mà sần sùi giống như vỏ quả cam do khối u xâm lấn vào tổ chức dưới da. Trường hợp của cháu không nên lo lắng mình bị ung thư vú mà những triệu chứng của cháu cho thấy cháu có một bệnh về da liễu có thể là viêm da tiếp xúc hoặc viêm da do nấm… Khuyên cháu khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu để xác định lí do và chữa trị.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Mẩn ngứa vùng giữa ngực ở lỗ chân lông là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Hoahaiduong
Chào bác sĩ.
Cháu có thắc mắc muốn hỏi bác sĩ. Cháu là nữ năm nay 22 tuổi. Cháu hay bị nổi các đầu đen li ti ở chân sau mùa đông nhưng sang đến mùa hè thì hết dần. Thế nhưng gần một tuần nay khi mà nóng nắng quá trên phần ngực cháu ở giữa ngực bị nổi đỏ lên ở lỗ chân lông. Cháu là công nhân làm may, hay tiếp xúc với bông bụi mồ hôi ra nhiều. Cứ sáng thì cháu lại bị mẩn đỏ ở lỗ chân lông đôi khi có cảm giác ngứa. Nhưng đến tối sau khi tắm và ngủ dậy sáng ra thì những nốt đỏ ấy có nốt thì thâm ở lỗ chân lông có nốt thì mất nhưng cứ khó toát mồ hôi là lại đỏ và li ti mụn lên. Hôm nay thì ở lỗ chân lông trước ngực cháu có đầu đen và bóng ở các lỗ chân lông. Mong bác sĩ tư vấn hộ cháu!
Xin cảm ơn!
Bác sĩ Đặng Phương Liên
Chào bạn!
Theo thư bạn viết, có thể bạn bị viêm nang lông. Viêm nang lông là viêm ở phần nông của nang lông, có thể xảy ra ở một vài nang lông nhưng cũng có khi ở nhiều nang lông, ở mọi vùng da có lông trên cơ thể.
Các tác nhân gây viêm nang lông có nhiều loại. Đa số tình huống viêm nang lông là do tụ cầu khuẩn. Ngoài ra có thể do vi khuẩn gram âm, Pseudomonas, Proteus, nấm men, nấm sợi, nhiễm virut Herpes, u mềm lây và ký sinh vật Demodex. Biểu hiện của viêm nang lông là trên da xuất hiện các sẩn đỏ hoặc mụn mủ ở cổ nang lông, xung quanh có quầng đỏ. Khi mụn vỡ để lại vết chợt nhỏ và đóng vẩy tiết. Có thể chỉ có vài mụn nhỏ rải rác nhưng cũng có khi tụ thành đám mụn viêm vùng râu mép, râu cằm. Viêm nang lông ở chân thường hay gặp ở phụ nữ cạo lông hoặc tẩy lông chân, thường viêm do nhiễm khuẩn.
Trên thân mình, có thể gặp viêm nang lông ở các nếp gấp như nách do tụ cầu, ngoài ra có thể do Pseudomonas aeruginosa, nấm men Malassezia, Candida. Khí hậu nóng, độ ẩm cao, môi trường bị ô nhiễm, bụi bẩn là những yếu tố thuận lợi để bệnh phát triển. Cạo râu, nhổ lông hoặc tẩy lông, sử dụng các quần áo bằng sợi tổng hợp hoặc băng bịt kín da là những tác nhân thường gây viêm nang lông. Các vùng da ẩm ướt như nách, bẹn, sinh dục – hậu môn, mông thường xuyên bị viêm. Sử dụng kem bôi có corticoid, sử dụng kháng sinh lâu dài tạo điều kiện cho các vi khuẩn kỵ khí phát triển. Người bị đái tháo đường, suy giảm miễn dịch hay bị viêm nang lông hơn người bình thường.
Điều trị viêm nang lông nhẹ chủ yếu là tại chỗ: dùng các thuốc bôi chống nhiễm khuẩn như betadin, cồn Iode, các loại kem hoặc mỡ kháng sinh. Trường hợp viêm nặng và tái phát có thể uống thuốc đường toàn thân. Bạn nên đi khám chuyên khoa Da liễu để được các bác sĩ chẩn đoán và chữa trị sớm, không nên tự chữa trị tại nhà hoặc không chữa trị gì, có thể bội nhiễm thành nhọt. Do môi trường làm việc nhiều bụi, mồ hôi ra nhiều nên bạn cần mặc quần áo bằng chất liệu vải bông thoáng mát, dễ thấm mồ hôi, không mặc quần áo lót quá bó sát. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có chế độ ăn cân đối, uống đủ nước (1,5 lít nước mỗi ngày).
Chúc bạn mau khỏi!
Ngực nổi nhiều nốt đỏ không ngứa là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 17 tuổi mấy hôm qua ngực cháu nổi rất nhiều nốt đỏ, nó không có dấu hiệu ngứa hay đau gì cả. Không biết cháu có bị làm sao không ạ?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Vùng ngực là nơi có nhiều chất bã nhờn và cũng là nơi có nhiều vi nấm vi khuẩn sinh sống. Dạo này nắng nóng ra nhiều mồ hôi và bã nhờn nên vi nấm vi khuẩn phát triể gây viêm các nang lông làm nổi nhiều nốt đỏ. Em nên vệ sinh sạch, hạn chế nóng ẩm bệnh sẽ giảm.
Chúc em mau khỏe!
Bị ngứa xung quanh ngực trái là bị bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Phuong
Chào bác sĩ,
Em năm nay 16 tuổi. Khoảng 1 tuần nay em thường hay bị ngứa xung quanh ngực trái vừa hôm nay em tắm xong thì núm cứ như căng bóng, màu đậm hơn ngực phải so sánh thấy rõ, được 1 lúc thì hết nhưng ngứa thì lâu lâu vẫn ngứa đến bây giờ. Bác sĩ giải đáp giúp em.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Biểu hiện như bạn mô tả bạn bị viêm da dị ứng. Nếu hiện tượng ngứa này xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài bạn có thể bôi thuốc mỡ: Flucina hoặc Cortebios lên vùng bị ngứa.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Trẻ bị ngứa và có nốt màu đỏ ở ngực, bẹn, có phải bị sởi?
Câu hỏi bởi:
Thưa bác sĩ!
Tôi có con gái 5 tuổi. Chiều khi ngủ dậy cháu kêu ngứa và sau khi gãi thì xuất hiện một số nốt màu đỏ ở vùng dưới ngực phải và gần bẹn phải. Cháu không sốt, ăn, chơi bình thường. Vậy, xin hỏi bác sĩ cháu có phải bị bệnh sởi không? Tôi rất lo lắng, mặc dù cháu đã tiêm phòng 2 mũi khi còn nhỏ.
Chân thành cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào bạn!
Sởi là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, gây dịch, xảy ra quanh năm, cao nhất vào mùa đông xuân và có khắp mọi nơi trên thế giới. Khi trẻ bị bệnh sởi có thể chia làm các giai đoạn sau:
Thời kỳ ủ bệnh (từ khi nhiễm vi rút đến khi triệu chứng biểu hiện bệnh) trung bình là 10 ngày (có thề thay đổi từ 7-18 ngày): Trẻ có thể sốt nhẹ.
Thời kỳ khởi phát (viêm long): Thời kỳ này hay lây nhất, kéo dài từ 3-5 ngày có các triệu chứng như sau:
Sốt: Sốt nhẹ hoặc sốt cao 39,5-40 độ C, có thể có sốt cao co giật, kèm mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ đau khớp.
“Viêm long” (giống bệnh cảm cúm): Thường xảy ra ở mắt và mũi, gây chảy nước mắt, có nhiều dử mắt, kết mạc mắt đỏ, bệnh nhân sợ ánh sáng, giác mạc và mi mắt có thể bị sưng phù, hắt hơi, sổ mũi, ho đàm, khàn giọng. Có thể gây viêm thanh quản co rút, nếu có biểu hiện viêm long ở đường tiêu hóa sẽ gây tiêu chảy.
Khám họng trong giai đoạn này có thể thấy những chấm trắng nhỏ khoảng 1mm mọc trên nền niêm mạc má viêm đỏ, có vị trí ngay với răng hàm thứ nhất, đó là dấu “Koplik” rất có giá trị để giúp chẩn đoán khi phát ban. Thời gian tồn tại của dấu hiệu này khoảng 12-18 giờ.
Thời kỳ toàn phát (phát ban): Ban xuất hiện đầu tiên ở sau tai, sau đó lan dần lên 2 bên má, cổ, ngực, bụng và phần chi trên trong vòng 24 giờ. Trong 24 giờ kế tiếp, ban lan xuống lưng, bụng, 2 tay và sau cùng là 2 chân trong từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3 của bệnh. Ban sởi màu hồng nhạt, ấn vào mất, thường kết dính lại.
Thời kỳ phục hồi: Ban sởi bay theo trình tự xuất hiện, để lại vùng da bị tác động những vết thâm đen, trên bề mặt da loang lổ như da cọp nên gọi là “vết vằn da hổ”.
Chẩn đoán sởi chủ yếu dựa vào lâm sàng với biểu hiện viêm họng, phát ban theo trình tự xuất hiện và khám họng thấy có dấu “Koplik”, với tiền sử thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi chưa mắc sởi lần nào, có tiếp xúc với nguồn lây trong 10 ngày trước đó. Cũng có thể gặp các cháu sống trong tập thể nhà trẻ, trường học và gia đình có người thân mắc bệnh tương tự.
Cháu nhà bạn đã tiêm phòng 2 mũi khi nhỏ, cháu rất ít có khả năng nhiễm sởi. Với mô tả một số nốt màu đỏ ở vùng dưới ngực phải và gần bẹn phải của cháu, đó không phải là ban sởi, có thể là cháu bị di ứng với đồ dùng của cháu, có thể là nốt của côn trùng đốt cháu, bạn vẫn nên theo dõi các nốt đó, nếu các nốt lan rộng, ngứa tăng lên hoạc có sốt thì đưa cháu đi khám.
Chúc sức khỏe!
Bị ngứa, tróc vảy ở ngực có phải do ung thư?
Câu hỏi bởi: Le cham
Chào bác sĩ!
Năm nay cháu 19 tuổi. Cách đây nửa năm cháu có dùng áo ngực mua ngoài chợ. Sau đó cách đây 2 tháng cháu thấy hiện tượng tróc vảy 1 chòm nhỏ ở vú kèm theo ngứa. Cháu thấy vậy bỏ đi 1 cái còn 1 cái loại khác cháu vẫn dùng. Bây giờ cháu lại bị mẩn ngứa 1 chòm ở vẫn bên ngực đó. Cháu đang lo sợ trường hợp của cháu có phải ung thư vú không thưa bác sĩ? Xin bác sĩ cho cháu 1 lời khuyên.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Cháu không nên suy nghĩ và lo lắng về bệnh ung thư vú nếu cháu không sờ thấy có u cục bất thường trong vú của mình. Biểu hiện thay đổi vùng da tuyến vú ở những bệnh nhân ung thư vú thường triệu chứng: da trên tuyến vú ở vị trí khối u không nhẵn mà sần sùi giống như vỏ quả cam do khối u xâm lấn vào tổ chức dưới da. Trường hợp của cháu không nên lo lắng mình bị ung thư vú mà những triệu chứng của cháu cho thấy cháu có một bệnh về da liễu có thể là viêm da tiếp xúc hoặc viêm da do nấm… Khuyên cháu khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu để xác định lí do và chữa trị.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Theo ViCare