Khắc phục hiện tượng đái dầm không rõ nguyên nhân ở nữ giới


4,226
1
1
Xu
53
Những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề đái dầm không rõ nguyên nhân ở nữ giới.

Nữ 17 tuổi bị đái dầm là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Lê Thị Kiều My

Chào bác sĩ!

Năm nay cháu 17 tuối, là nữ nhưng vẩn còn đái dầm. Có tuần thì không đái dầm ngày nào. Tuần thì đái liên tục ngày nào ngủ dậy cũng ướt quần. Bác sĩ cho cháu hỏi bệnh đái dầm có nghiêm trọng không ạ và cách điều trị như thế nào ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Đinh Văn Tài


Chào cháu!

Đái dầm là một rối loạn bài tiết nước tiểu không theo ý muốn xảy ra khi ngủ, đây là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi (10 – 20%) nhưng cũng có thể gặp ở trẻ lớn hơn, thậm chí là ở người lớn.

Nguyên nhân gây đái dầm khá đa dạng, bao gồm: yếu tố di truyền, rối loạn giấc ngủ, chậm phát triển thần kinh trung ương, thiếu hoóc môn nội tiết, nhiễm trùng tiết niệu, dị dạng đường tiết niệu, bất thường cột sống, yếu tố tâm lý,… Điều đáng quan tâm là có tới 95% các tình huống đái dầm là do rối loạn chức năng, tức là không có tổn thương thực thể (dị dạng, nhiễm trùng,…)

Do vậy, trước hết cháu nên nghỉ ngơi, tránh tình trạng lo lắng và căng thẳng, nên tăng cường sức khỏe thông qua đảm bảo chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý. Đồng thời, cháu cũng nên theo dõi tình trạng của cơ thể nếu tình trạng đái dầm vẫn tiếp tục diễn ra hoặc có bất kỳ triệu chứng rối loạn nào khác thì cháu nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Tiết niệu để khám.

Chúc cháu vui khỏe!

Nữ 20 tuổi bị đái dầm chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Cháu năm nay 20 tuổi, là nữ giới. Cháu bị mắc bệnh đái dầm vào ban đêm, cháu hay nằm mơ là mình đang đi đái nhưng thực tế cháu đang đái dầm. Nhiều lúc ngủ trưa cũng bị như vậy. Bác sĩ cho cháu hỏi lí do và cách chữa trị.

Cháu cảm ơn

Bác sĩ Trần Thị Bích Lan


Chào cháu!

Đái dầm là một tình trạng tiểu không tự chủ trong lúc ngủ. Đái dầm thường xảy ra ở trẻ em, lí do do cơ thể chưa phát triển toàn diện, hệ thần kinh chưa điều khiển được khi bàng quang chứa nước tiểu. Tuy nhiên khi trẻ lớn theo thời gian thì đái dầm sẽ tự hết. Nếu đến tuổi trưởng thành mà đái dầm vẫn còn thì đó là triệu chứng bệnh lý. Nguyên nhân gây đái dầm ở người lớn:

Do di truyền: nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh đái dầm thì khả năng con bị mắc bệnh đái dầm rất là cao (nguy cơ mắc là 77%).

Do rối loạn hormone: bệnh nhân đái tháo đường.

Do bàng quang nhỏ hơn bình thường nên khả năng lưu giữ nước tiểu trong bàng quang kém.

Do nhiễm trùng đường tiểu nên bệnh nhân lúc nào cũng khó chịu muốn đi tiểu.

Các biểu hiện rối loạn thần kinh, ngủ quá mệt không tỉnh giấc.

Táo bón nhiều gây kích thích bàng quang .

Yếu tố tâm lý (stress ): hay lo lắng, buồn phiền, mất ngủ cũng có thể gây đái dầm.

Lạm dụng tình dục.

Điều trị đái dầm tuỳ theo lí do mà chọn cách chữa trị cho phù hợp:

Dùng thuốc làm giảm bài tiết nước tiểu trong đêm( Minirin).

Imipramin có tác dụng lên bàng quang để tiểu tiện chủ động, nhưng thuốc có rất nhiều tác dụng phụ.

Điều trị đông y: châm cứu, thôi miên.

Chống nhiễm trùng đường niệu.

Tập thể dục thường xuyên, tránh stress.

Điều trị đái dầm chái phải thật kiên trì, nên được bác sĩ giải đáp.

Chúc cháu gặp nhiều may mắn!

Nữ 20 tuổi bị đái dầm làm sao để khắc phục?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Cháu năm nay 20 tuổi, là nữ giới. Cháu bị mắc bệnh đái dầm vào ban đêm từ nhỏ cho tới năm 18 tuổi. Cháu đã khỏi bệnh được 2 năm nay nhưng 1 tháng trở lại đây cháu lại bị bệnh lại, và ngày nào cũng vậy. Cháu đi tiểu rất nhiều cả ban ngày và ban đêm, và thường mỗi khi buồn tiểu cháu phải đi tiểu luôn chứ không thể nhịn được. Trong thời gian bị bệnh gần đây, cháu thường ngủ không biết gì cho đến khi tỉnh dậy mới biết mình tè dầm. Cháu rất mặc cảm và lo lắng về căn bệnh của mình, rất mong bác sĩ tìm hiểu lí do và hướng chữa trị giúp cháu ạ. Và nếu có loại thuốc nào chữa trị dứt điểm được căn bệnh này thì cháu mong bác mách cho cháu ạ.

Cháu cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Có một số lí do có thể gây đái dầm ở người trưởng thành:

Di truyền: Các cuộc nghiên cứu chính thức đã ghi nhận tầm quan trọng của tính di truyền của bệnh đái dầm. Cụ thể, người có cả cha lẫn mẹ đái dầm có 77% rủi ro mắc bệnh này. Nếu chỉ cha hoặc mẹ đái dầm, mức rủi ro là 40%.

Rối loạn hormone chống lợi tiểu: Hormone ADH có nhiệm vụ thông báo cho thận biết thời điểm cần giảm sản xuất nước tiểu. Một số người, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường dạng 2, tiết ADH không thỏa đáng vào ban đêm, vì thế việc sản xuất nước tiểu vẫn ở mức cao. Cũng có tình huống ADH được tiết đầy đủ nhưng thận không phản hồi tích cực, tiếp tục sản xuất nước tiểu ở mức như ban ngày.

Bàng quang nhỏ hơn: Ý muốn đề cập đến ở đây không phải là bạn có bàng quang nhỏ mà là sức chứa của nó nhỏ. Thường khả năng lưu giữ nước tiểu ở bàng quang của người mắc chứng đái dầm nhỏ hơn so với người bình thường. Một khi lượng nước tiểu vượt quá khả năng lưu giữ, cơ bàng quang bị căng lên, dẫn đến tình trạng tiểu tiện quá mức.

Do thuốc: Theo Hiệp hội Kiểm soát tiểu tiện quốc gia Mỹ, một số loại thuốc trị bệnh tâm thần như Thioridazine, Clozapine và Risperidone có thể gây ra chứng đái dầm – vốn là tác dụng phụ của các loại thuốc này.

Rượu: Nếu một người thường xuyên uống rượu, việc sản xuất hormone Vasopressin (hormone giúp kiểm soát sự bài tiết nước tiểu) được tiết ra trong cơ thể bị giảm đi. Hậu quả là, khi bàng quang bắt đầu đầy, không hormone nào có thể khắc phục trường hợp này, vì thế chỉ còn cách giải quyết là tiểu tiện. Thường những người ngủ say không ý thức được vấn đề cho đến khi họ… làm ướt giường.

Ngoài ra, một số lí do khác được cho là gây chứng đái dầm bao gồm nhiễm trùng đường tiểu, sỏi niệu đạo, các chứng rối loạn thần kinh, dị dạng cơ thể học, ung thư tuyến tiền liệt, tuyến tiền liệt phì đại và chứng ngừng thở khi ngủ. Trong một số tình huống hiếm hoi, sự lo âu quá mức cũng có thể khiến người trưởng thành đái dầm.

Chữa trị: Để xác định chính xác lí do gây ra chứng đái dầm ở người trưởng thành, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra về tiết niệu và thần kinh. Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào lí do gây bệnh. Nếu không phải do những vấn đề về y khoa gây ra, bệnh nhân có thể được yêu cầu giảm lượng nước uống trước khi đi ngủ và thực hiện các bài tập luyện cơ xương chậu nhằm tăng cường khả năng kiểm soát tiểu tiện.

Chúc bạn sức khỏe!

Bị đái dầm vào ban đêm, mùa đông bị nhiều hơn mùa hè thì phải làm sao


Câu hỏi bởi: Chuminga

Thưa bác sĩ.

Em năm nay 23 tuổi, em bị đái dầm vào ban đêm. Em đái dầm theo đợt, thường thì mùa đông bị nhiều hơn mùa hè. Có lúc đái xong em mới biết nhưng có lúc em lại mơ em đang ở nhà vệ sinh. Khi thì đái xong em cảm giác lạnh bụng nhưng có lúc lại bình thường. Có hôm cả ngày em không uống nước nhưng vẫn đái dầm. Thỉnh thoảng em lại như đái dắt đái buốt ạ. Em đọc nhiều thì thấy nhiều nguồn tin là bệnh này khó chữa cộng thêm em thấy tự ti nên em không dám đi khắm ở bệnh viện. Vậy em mong bác sĩ có thể giải đáp cho em ạ.

Em xin cảm ơn ạ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Bạn năm nay 23 tuổi bị đái dầm nhiều năm. Hiện tại bạn vẫn bị và hay liên quan đến mơ ngủ. Hiện tượng đái dầm có thể do:

Rối loạn hormone chống lợi tiểu (ADH): ADH làm nhiệm vụ thông báo thời gian sản xuất nước tiểu cho thận. Khi ADH bị rối loạn- tiết ra ở mức không bình thường, dẫn đến việc thận không nhận được thông báo sản xuất nước tiểu đúng. Do vậy, ban đêm nước tiểu vẫn được sản xuất nhiều như ban ngày Bàng quang có dung tích chứa nhỏ: Ở người bình thường, bàng quang chứa được lượng nước tiểu nhiều phù hợp với khả năng lưu trữ. Còn ở người mắc chứng đái dầm thì lượng nước tiểu có thể chứa ở bàng quang là không nhiều. Và khi đã vượt qua mức chứa của bàng quang thì cơ bàng quang sẽ bị căng lên và dẫn tới hiện tượng tiểu tiện không kiểm soát. Các chứng rối loạn thần kinh: người bị khuyết tật về trí tuệ thường không kiểm soát được bản thân. Điều đó có nghĩa là họ cũng không kiểm soát được việc đi tiểu tiện của mình. Người mắc bệnh về thần kinh thường có nguy cơ mắc chứng đái dầm cao gấp 3 lần người thường. Mộng du cũng là một loại của chứng rối loạn thần kinh. Người bị mộng du thường đi tiểu trong lúc ngủ mơ và nghĩ mình đang ở nhà vệ sinh, nhà tắm…

Nguyên nhân bệnh lí khác: các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt (ung thư tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt…), nhiễm trùng sỏi tiết niệu… Do sinh hoạt, sử dụng chất kích thích, do sử dụng một số thuốc.

Trường hợp của bạn có thể là do mộng du. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp điều trị như sau:

Điều trị hành vi: Hạn chế việc uống nước trước khi đi ngủ, tránh uống các loại đồ uống có chứa caffeine vào buổi tối. Không uống các thức uống cola hoặc đồ ăn nhẹ chứa caffeine như chocolate vào buổi tối. Đặt chuông báo thức để thức dậy theo giờ đi tiểu. Điều trị thử bằng thuốc chống trầm cảm 3 vòng như thuốc Amitriptylin là thuốc chống trầm cảm ba vòng, làm giảm lo âu và có tác dụng an thần. Bạn có thể dùng những ngày đầu là một viên sau đó tăng lên 2 viên vào buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thuốc trị đái dầm Đức Thịnh trị rất hiệu quả bệnh đái dầm, đái nhiều, đái không tự chủ, đái tháo nhạt, đái buốt, đái rắt. Bạn nên dùng dạng viên là loại dùng cho người lớn.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Làm sao để chữa đái dầm cho bé 4 tuổi?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ!

Con gái em năm nay 4 tuổi nhưng bé thường xuyên đái dầm về đêm. Vậy em nên điều trị cho con gái em thế nào ạ?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào em.

Đái dầm là chứng bệnh thông thường của trẻ em. Khoảng 15-20% trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh đái dầm. Trước 5 tuổi, hành vi tiểu tiện khi ngủ của trẻ là triệu chứng sinh lý. Nhưng khi trẻ trên 5 tuổi mà vẫn đái dầm thì đó là triệu chứng bệnh lý cần chữa trị.

Nguyên nhân hiện vẫn chưa biết được rõ ràng. Tuy nhiên, kiểm soát tiểu tiện tùy thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như:

Khả năng phát triển bàng quang không tốt, hay bàng quang nhỏ quá.

Không kiểm soát được cơ của ống dẫn tiểu.

Không kiểm soát được cơ bàng quang.

Chậm phát triển hệ thống thần kinh cũng có thể sinh ra đái dầm.

Các tiêu chuẩn để chẩn đoán đái dầm, bao gồm:

Đi tiểu trên giường hay tiểu vào quần lặp đi lặp lại nhiều lần (hoặc vô ý hoặc có chủ tâm) khi ngủ đêm.

Xảy ra thường xuyên 2 lần/tuần trong ít nhất 3 tháng liền.

Độ tuổi ít nhất là 5 tuổi (hay mức phát triển tương đương). Trẻ nhỏ hơn không được xem là đái dầm. Ðái dầm là sự bài tiết nước tiểu không kiểm soát vào lúc ngủ, xảy ra ở lứa tuổi đã có khả năng kiểm soát được việc tiểu tiện (khoảng 4 đến 5 tuổi).

Đái dầm không do hậu quả trực tiếp của một chất (như thuốc lợi tiểu) hay do bệnh lý toàn thân (như đái tháo đường, tật cột sống chẻ đôi, động kinh,…).

Trước hết, em hãy thử một số cách để hạn chế tình trạng trên bằng cách:

Giảm lượng nước uống sau 17 giờ.

Không cho trẻ uống nước nhiều vào buổi tối. Không uống sữa và uống ngọt trước khi đi ngủ 2 giờ.

Cho trẻ đi tiểu ngay trước khi lên giường. Nếu trẻ không còn tiểu dầm thì em nên hạn chế mặc tả giấy và tiến đến ngưng sử dụng tã.

Huấn luyện trẻ đi tiểu vào ban đêm bằng cách đánh thức trẻ với khoảng thời gian giảm dần trong vài đêm để trẻ tự đi tiểu. Nếu trẻ cố gắng thức giấc, tự đi tiểu, hay đêm nào không bị đái dầm, thì nên khen ngợi. Phương pháp này có thể giúp trẻ khỏi hẳn đái dầm, tỉ lệ lên đến 25%. Phương pháp này cũng giúp trẻ thêm tiến bộ tự kiểm soát được đái dầm, khoảng 75%.

Không mắng hoặc trừng phạt trẻ khi trẻ đái dầm.

Sau khi đã thực hiện các cách trên và khi con em 5 tuổi mà vẫn đái dầm mỗi ngày thì em hãy đưa cháu đi khám để thầy thuốc chuyên khoa tìm lí do và có phương pháp chữa trị thích hợp.

Chúc em khỏe mạnh.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl