Dây rốn là bộ phận nối thai nhi với nhau thai. Đây là bộ phận khá quan trọng đối với cả mẹ và bé nên cần sự quan tâm đặc biệt từ tất cả chúng ta.
Thai được 39 tuần siêu âm dây rốn quấn cổ 1 vòngcó tác động đến thai nhi
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ, vợ tôi có bầu được 39 tuần đi siêu âm thì bác sĩ bảo là dây rốn quấn cổ 1 vòng, như vậy thì có tác động gì đến thai nhi không ạ? Xin bác sĩ giải đáp giúp.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Tiên lượng đẻ thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đối với mẹ cần khám xem có bệnh mãn hoặc cấp tính không? Khung chậu có gì bất thường không? Sức khỏe khi đó như thế nào? Đối với thai có ngôi thai bất thường không? Có bất tương xứng ngôi thai và khung chậu không? Đối với phần phụ của thai như vị trí bánh rau như thế nào? Chỉ số nước ối ra sao? Dây rốn như thế nào? Có bị ngắn hay không?
Ở đây bạn nghi nghờ dây rốn quẩn cổ 1 vòng với một thông tin như vậy không đủ điều kiện để đánh giá có tác động đến thai hay tiên lượng cuộc đẻ được. Bạn cần cung cấp thêm thông tin về mẹ, về thai như đường kính lưỡng đỉnh thai nhi, nhịp tim thai, ước trọng lượng thai, ngôi thai, chỉ số nước ối, vị trí bánh rau … Như vậy mới xác định được.
Chúc bạn khỏe.
Bị thai lưu 26 tuần do xoắn dây rốn có ảnh hưởng đến lần mang thai sau?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tháng 3 năm 2015, em bị thai lưu 26 tuần do dây rốn bị xoắn, em định đầu năm 2016 em sẽ có bầu lại, nhưng em vẫn còn rất sợ, không biết lý do trên có tác động đến lần có bầu sau của em không? Và em phải làm gì trươc khi có bầu? Nguyên nhân của việc xoắn dây rốn là gì thưa bác sĩ?
Em xin cảm ơn!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Trước khi có thai bạn nên đi khám nội Tổng hợp nhé, khám chuyên ngành Sản khoa, nên khám cả hai vợ chồng.
Chồng:
Khám chuyên khoa Nam học kiểm tra bộ phận sinh dục nam có gì bất thường hay không.
Làm xét nghiệm tinh dịch đồ để kiểm tra chất lượng tinh trùng thế nào.
Vợ:
Khám Phụ khoa xem có mắc bệnh gì không.
Siêu âm đầu dò âm đạo kiểm tra tử cung, niêm mạc tử cung, buồng trứng, trứng.
Chụp tử cung vòi trứng xem có bị tắc hay bán tắc hay không?
Xét nghiệm định lượng nội tiết xem có gì bất thường không, làm xét nghiệm máu xem yếu tố RH như thế nào.
Khi có các kết quả mới có thể có hướng chẩn đoán phù hợp được. Còn lí do xoắn dây rốn lần trước của bạn thì phải khám ngay lúc đó mới xác định được. Hiện nay không khám chỉ trao đổi về lý thuyết thì rất khó xác định.
Chúc bạn khỏe.
Bị lưu thai một lần có nguy cơ tái lại không?
Câu hỏi bởi: mylinh
Chào bác sĩ!
Em năm nay 24 tuổi. Em có thai lần đầu thì bị lưu thai lúc 10 tuần tuổi. Em muốn hỏi lần kế tiếp mang thai em có nguy cơ bị lưu thai nữa không ạ?
Em cảm ơn.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào bạn!
Nguy cơ thai chết lưu khi mang thai phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm:
Yếu tố từ người mẹ: bị các bệnh lý mãn tính (viêm thận, suy gan, thiếu máu, lao phổi, bệnh tim mạch,…), các rối loạn nội tiết (bệnh Basedow, thiểu năng giáp trạng, đái tháo đường, thiểu năng hay cường năng thượng thận), nhiễm độc thai nghén, nhiễm khuẩn (ký sinh trùng, vi khuẩn, nhiễm vi rút), tử cung dị dạng, tử cung kém phát triển, dinh dưỡng kém, lao động vất vả, trị liệu ung thư,….
Yếu tố từ phía thai nhi: rối loạn nhiễm sắc thể, thai dị dạng (não úng thuỷ, vô sọ), bất đồng nhóm máu do yếu tố Rh, thai già tháng, đa thai,…
Yếu tố từ phần phụ của thai nhi: bất thường ở dây rốn (dây rốn thắt nút, dây rốn ngắn, dây rốn quấn quanh cổ, quanh thân, quanh chi, dây rốn xoắn,…). Bất thường tại bánh rau (xơ hóa, bong bánh rau, u mạch máu màng đệm của bánh rau,…), bất thường ở nước ối (đa ối, thiểu ối).
Vì có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến thai chết lưu như nêu trên, nên với mỗi lần mang thai thì đều có thể có nguy cơ thai chết lưu. Như vậy, trường hợp của bạn nếu đã bị thai chết lưu lần trước thì vẫn có nguy cơ bị thai chết lưu lần tới đây và nguy cơ cao hơn người chưa từng bị thai chết lưu. Tuy nhiên, nếu lần thai chết lưu trước bạn đã xác định được nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ gây thai lưu thì cần tránh cho lần này.
Một số biện pháp cũng giúp phòng ngừa thai chết lưu, bao gồm: khám sức khỏe của cả hai vợ chồng bạn, nhằm phát hiện ra các nguy cơ gây thai chết lưu, điều trị và kiểm soát các bệnh mà bạn đang mắc, khám và theo dõi chặt chẽ ở lần mang thai tới. Bên cạnh đó bạn nên đảm bảo chế độ ăn uống và nghỉ ngơi một cách hợp lý.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Thai 11 tuần tuổi bị vôi hóa phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Ban Mai
Chào bác sĩ.
Em 31 tuổi kết hôn 4 năm mới mang thai. Lúc thai 7 tuần em đi siêu âm đã có tim thai. Đến tuần 11 em bị ra huyết màu nâu, đi siêu âm bác sĩ nói thai đã lưu từ tuần thứ 7 do vôi hóa. Bác sĩ cho em hỏi vôi hóa là gì? Tại sao bị vôi hóa. Sau này em mang thai em có gặp trường hợp như vậy nữa không. Làm sao để phòng bệnh? Rất mong hồi âm của bác sĩ.
Em cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Trường hợp của em được gọi là thai chết lưu. Các lí do gây ra thai chết lưu bao gồm:
Nguyên nhân từ người mẹ:
Mẹ bị nhiễm độc, cúm, sởi, quai bị, viêm gan, giang mai… Mẹ mắc bệnh nội tiết như Basedow, suy giáp, tiểu đường,… Mẹ bị các bệnh mạn tính như thiếu máu, lao phổi, bệnh tim, viêm thận, cao huyết áp, suy gan. Mẹ lớn tuổi (trên 40 tuổi), làm các công việc nặng nhọc, dinh dưỡng kém,… Mẹ bị dị dạng tử cung, tử cung kém phát triển, tử cung nhi tính.
Nguyên nhân từ thai nhi:
Nguyên nhân chủ yếu khiến thai dưới 3 tháng tuổi bị chết lưu là rối loạn nhiễm sắc thể (di truyền từ bố mẹ hoặc do đột biến gen). Ngoài ra còn do bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con, thai dị dạng, não úng thủy, đa thai,… Những bất thường về dây rốn (dây rốn thắt nút, dây rốn quá ngắn, dây rốn xoắn quá mức, dây rốn quấn cổ, quấn thân, quấn chi); nhau thai xơ hóa, nhau thai bị bong, u mạch máu màng đệm của nhau thai, đa ối, thiểu ối.
Bình thường, thai chết lưu khi 1-2 tháng tuổi có thể sẽ tự đào thải ra khỏi cơ thể người mẹ; nếu thai chết lưu khi 3-6 tháng tuổi thì có thể phải nạo hút, gây sảy thai hoặc chuyển dạ lấy thai lưu ra ngoài. Nếu thai chết lưu không bị sảy ngay mà vẫn nằm trong cơ thể người mẹ sẽ bị vôi hóa.
Để thai kỳ tiếp theo của em khỏe mạnh, em cần chuẩn bị tốt cả về thể chất và tinh thần. Sau khi loại bỏ được thai chết lưu, em cần có một thời gian để phục hồi sức khỏe, nên tránh có thai lại trong ít nhất 3 tháng. Trong thời gian này, nếu sức khỏe của em tốt, vợ chồng em có nhu cầu quan hệ tình dục thì phải dùng biện pháp tránh thai như xuất tinh ngoài âm đạo hoặc dùng bao cao su.
Em cần chú ý ăn uống đủ các chất dinh dưỡng (tinh bột, đạm, chất béo, vitamin); bổ sung axít folic để lần mang thai sắp tới an toàn hơn. Cả em và chồng đều phải tránh sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,…); tránh tiếp xúc với các loại hóa chất, ô nhiễm môi trường… Em nên giữ cho tinh thần được thoải mái, không làm việc nặng. Sau này, nếu có thai thì em nên đi khám thai sớm tại các cơ sở y tế uy tín để giải đáp cụ thể.
Chúc em khỏe, sớm có tin vui!
Thai được 39 tuần siêu âm dây rốn quấn cổ 1 vòngcó tác động đến thai nhi
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ, vợ tôi có bầu được 39 tuần đi siêu âm thì bác sĩ bảo là dây rốn quấn cổ 1 vòng, như vậy thì có tác động gì đến thai nhi không ạ? Xin bác sĩ giải đáp giúp.
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Tiên lượng đẻ thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đối với mẹ cần khám xem có bệnh mãn hoặc cấp tính không? Khung chậu có gì bất thường không? Sức khỏe khi đó như thế nào? Đối với thai có ngôi thai bất thường không? Có bất tương xứng ngôi thai và khung chậu không? Đối với phần phụ của thai như vị trí bánh rau như thế nào? Chỉ số nước ối ra sao? Dây rốn như thế nào? Có bị ngắn hay không?
Ở đây bạn nghi nghờ dây rốn quẩn cổ 1 vòng với một thông tin như vậy không đủ điều kiện để đánh giá có tác động đến thai hay tiên lượng cuộc đẻ được. Bạn cần cung cấp thêm thông tin về mẹ, về thai như đường kính lưỡng đỉnh thai nhi, nhịp tim thai, ước trọng lượng thai, ngôi thai, chỉ số nước ối, vị trí bánh rau … Như vậy mới xác định được.
Chúc bạn khỏe.
Bị thai lưu 26 tuần do xoắn dây rốn có ảnh hưởng đến lần mang thai sau?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tháng 3 năm 2015, em bị thai lưu 26 tuần do dây rốn bị xoắn, em định đầu năm 2016 em sẽ có bầu lại, nhưng em vẫn còn rất sợ, không biết lý do trên có tác động đến lần có bầu sau của em không? Và em phải làm gì trươc khi có bầu? Nguyên nhân của việc xoắn dây rốn là gì thưa bác sĩ?
Em xin cảm ơn!
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn!
Trước khi có thai bạn nên đi khám nội Tổng hợp nhé, khám chuyên ngành Sản khoa, nên khám cả hai vợ chồng.
Chồng:
Khám chuyên khoa Nam học kiểm tra bộ phận sinh dục nam có gì bất thường hay không.
Làm xét nghiệm tinh dịch đồ để kiểm tra chất lượng tinh trùng thế nào.
Vợ:
Khám Phụ khoa xem có mắc bệnh gì không.
Siêu âm đầu dò âm đạo kiểm tra tử cung, niêm mạc tử cung, buồng trứng, trứng.
Chụp tử cung vòi trứng xem có bị tắc hay bán tắc hay không?
Xét nghiệm định lượng nội tiết xem có gì bất thường không, làm xét nghiệm máu xem yếu tố RH như thế nào.
Khi có các kết quả mới có thể có hướng chẩn đoán phù hợp được. Còn lí do xoắn dây rốn lần trước của bạn thì phải khám ngay lúc đó mới xác định được. Hiện nay không khám chỉ trao đổi về lý thuyết thì rất khó xác định.
Chúc bạn khỏe.
Bị lưu thai một lần có nguy cơ tái lại không?
Câu hỏi bởi: mylinh
Chào bác sĩ!
Em năm nay 24 tuổi. Em có thai lần đầu thì bị lưu thai lúc 10 tuần tuổi. Em muốn hỏi lần kế tiếp mang thai em có nguy cơ bị lưu thai nữa không ạ?
Em cảm ơn.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào bạn!
Nguy cơ thai chết lưu khi mang thai phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm:
Yếu tố từ người mẹ: bị các bệnh lý mãn tính (viêm thận, suy gan, thiếu máu, lao phổi, bệnh tim mạch,…), các rối loạn nội tiết (bệnh Basedow, thiểu năng giáp trạng, đái tháo đường, thiểu năng hay cường năng thượng thận), nhiễm độc thai nghén, nhiễm khuẩn (ký sinh trùng, vi khuẩn, nhiễm vi rút), tử cung dị dạng, tử cung kém phát triển, dinh dưỡng kém, lao động vất vả, trị liệu ung thư,….
Yếu tố từ phía thai nhi: rối loạn nhiễm sắc thể, thai dị dạng (não úng thuỷ, vô sọ), bất đồng nhóm máu do yếu tố Rh, thai già tháng, đa thai,…
Yếu tố từ phần phụ của thai nhi: bất thường ở dây rốn (dây rốn thắt nút, dây rốn ngắn, dây rốn quấn quanh cổ, quanh thân, quanh chi, dây rốn xoắn,…). Bất thường tại bánh rau (xơ hóa, bong bánh rau, u mạch máu màng đệm của bánh rau,…), bất thường ở nước ối (đa ối, thiểu ối).
Vì có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến thai chết lưu như nêu trên, nên với mỗi lần mang thai thì đều có thể có nguy cơ thai chết lưu. Như vậy, trường hợp của bạn nếu đã bị thai chết lưu lần trước thì vẫn có nguy cơ bị thai chết lưu lần tới đây và nguy cơ cao hơn người chưa từng bị thai chết lưu. Tuy nhiên, nếu lần thai chết lưu trước bạn đã xác định được nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ gây thai lưu thì cần tránh cho lần này.
Một số biện pháp cũng giúp phòng ngừa thai chết lưu, bao gồm: khám sức khỏe của cả hai vợ chồng bạn, nhằm phát hiện ra các nguy cơ gây thai chết lưu, điều trị và kiểm soát các bệnh mà bạn đang mắc, khám và theo dõi chặt chẽ ở lần mang thai tới. Bên cạnh đó bạn nên đảm bảo chế độ ăn uống và nghỉ ngơi một cách hợp lý.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Thai 11 tuần tuổi bị vôi hóa phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Ban Mai
Chào bác sĩ.
Em 31 tuổi kết hôn 4 năm mới mang thai. Lúc thai 7 tuần em đi siêu âm đã có tim thai. Đến tuần 11 em bị ra huyết màu nâu, đi siêu âm bác sĩ nói thai đã lưu từ tuần thứ 7 do vôi hóa. Bác sĩ cho em hỏi vôi hóa là gì? Tại sao bị vôi hóa. Sau này em mang thai em có gặp trường hợp như vậy nữa không. Làm sao để phòng bệnh? Rất mong hồi âm của bác sĩ.
Em cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào em.
Trường hợp của em được gọi là thai chết lưu. Các lí do gây ra thai chết lưu bao gồm:
Nguyên nhân từ người mẹ:
Mẹ bị nhiễm độc, cúm, sởi, quai bị, viêm gan, giang mai… Mẹ mắc bệnh nội tiết như Basedow, suy giáp, tiểu đường,… Mẹ bị các bệnh mạn tính như thiếu máu, lao phổi, bệnh tim, viêm thận, cao huyết áp, suy gan. Mẹ lớn tuổi (trên 40 tuổi), làm các công việc nặng nhọc, dinh dưỡng kém,… Mẹ bị dị dạng tử cung, tử cung kém phát triển, tử cung nhi tính.
Nguyên nhân từ thai nhi:
Nguyên nhân chủ yếu khiến thai dưới 3 tháng tuổi bị chết lưu là rối loạn nhiễm sắc thể (di truyền từ bố mẹ hoặc do đột biến gen). Ngoài ra còn do bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con, thai dị dạng, não úng thủy, đa thai,… Những bất thường về dây rốn (dây rốn thắt nút, dây rốn quá ngắn, dây rốn xoắn quá mức, dây rốn quấn cổ, quấn thân, quấn chi); nhau thai xơ hóa, nhau thai bị bong, u mạch máu màng đệm của nhau thai, đa ối, thiểu ối.
Bình thường, thai chết lưu khi 1-2 tháng tuổi có thể sẽ tự đào thải ra khỏi cơ thể người mẹ; nếu thai chết lưu khi 3-6 tháng tuổi thì có thể phải nạo hút, gây sảy thai hoặc chuyển dạ lấy thai lưu ra ngoài. Nếu thai chết lưu không bị sảy ngay mà vẫn nằm trong cơ thể người mẹ sẽ bị vôi hóa.
Để thai kỳ tiếp theo của em khỏe mạnh, em cần chuẩn bị tốt cả về thể chất và tinh thần. Sau khi loại bỏ được thai chết lưu, em cần có một thời gian để phục hồi sức khỏe, nên tránh có thai lại trong ít nhất 3 tháng. Trong thời gian này, nếu sức khỏe của em tốt, vợ chồng em có nhu cầu quan hệ tình dục thì phải dùng biện pháp tránh thai như xuất tinh ngoài âm đạo hoặc dùng bao cao su.
Em cần chú ý ăn uống đủ các chất dinh dưỡng (tinh bột, đạm, chất béo, vitamin); bổ sung axít folic để lần mang thai sắp tới an toàn hơn. Cả em và chồng đều phải tránh sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,…); tránh tiếp xúc với các loại hóa chất, ô nhiễm môi trường… Em nên giữ cho tinh thần được thoải mái, không làm việc nặng. Sau này, nếu có thai thì em nên đi khám thai sớm tại các cơ sở y tế uy tín để giải đáp cụ thể.
Chúc em khỏe, sớm có tin vui!
Theo ViCare