Nôn nghén là một biểu hiện khi mang thai thời kỳ đầu của phụ nữ. Những câu hỏi sau sẽ giúp bạn biết rõ các lưu ý xung quanh vấn đề này.
Nôn ra máu khi ốm nghén nên đi khám gì?
Câu hỏi bởi: hoangan
Kính chào bác sĩ.
Tôi năm nay 27 tuổi, là nữ. Năm 2012 sau khi uống bia tôi bị nôn, sau khi nôn hết thì phần chất nhầy hay đờm sau cùng có lẫn máu. Từ đó cho đến nay, tôi hạn chế và ngưng uống bia rượu. Tuy nhiên, khi bị nôn bởi trúng gió, hay đau bụng, say tàu xe và gần đây nhất là nôn do ốm nghén vẫn thấy máu xuất hiện trong đờm, chất nhầy sau khi nôn xong. Cuối năm 2013 tôi bị chứng trào ngược thực quản đến nay đã giảm (không có biểu hiện đau rát và tức ngực chỉ còn ợ hơi, ợ chua). Xin hỏi bác sĩ tôi nên đi khám gì?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Nguyên nhân gây nôn máu rất đa dạng, có thể gặp do: Loét dạ dày, loét hành tá tràng, ung thư dạ dày, viêm dạ dày cấp chảy máu sau dùng thuốc như Cocticoid, Aspirine, thuốc chống viêm không Steroide…, hoặc do Polyp dạ dày, tá tràng, viêm trợt chảy máu do rượu mạnh, do vi khuẩn H.P, do phình mạch máu, dị dạng mạch máu. Do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản trong một số bệnh như xơ gan, viêm tắc tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch lách, tĩnh mạch trên gan. Nôn máu còn gặp trong một số bệnh về máu (xuất huyết giảm tiểu cầu, suy tuỷ xương), bệnh toàn thân gây tăng ure máu, ngộ độc. Việc chữa trị cần theo lí do. Chỉ dựa trên triệu chứng nôn ra máu của bạn thì chưa thể khẳng dịnh bạn bị bệnh gì. Bạn nên đi khám để được chẩn đoán xác định bệnh. Trước mắt, bạn nên đến khoa tiêu hóa ở các bệnh viện để sàng lọc các bệnh đường tiêu hóa rồi sau đó mới sàng lọc các bệnh khác theo lí do như kể trên.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Sau hút thai vẫn buồn nôn như thai nghén
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Năm nay cháu 28 tuổi, cách đây 3 hôm cháu có đình chỉ thai nghén bằng phương pháp hút chân không. Sau đó cháu tiêm thuốc tránh thai luôn. Cháu vẫn thấy buồn nôn như bị nghén, cảm thấy khó chịu và đau âm ỉ dưới vùng hạ sườn trái. Bác sĩ cho cháu hỏi buồn nôn như vậy có phải do tác dụng phụ của thuốc hay cháu vẫn bị sót rau? Mong bác sĩ trả lời giúp.
Cháu cảm ơn.
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn.
Thông thường sau hút thai khoảng 1 tháng cơ thể mới trở về bình thường được. Bạn cần khám lại sau 7 đến 10 ngày, siêu âm kiểm tra tử cung có vấn đề gì không. Ít khi sau hút thai mà tiêm thuốc tránh thai, thông thường chỉ dùng loại uống mà thôi vì thuốc tránh thai tiêm có rất nhiều tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, rong kinh, vô kinh. Hiện nay rất khó xác định bạn bị do tác dụng phụ của thuốc hay của thai nhưng chắc chắn thuốc tránh thai tác động một phần. Bạn hãy đến khám bác sĩ chuyên khoa nếu có gì bất thường nhé.
Chúc bạn khỏe.
Chỉ chậm kinh, không buồn nôn hay ốm nghén có đang mang thai không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bác sĩ cho cháu hỏi. Cháu năm nay 23 tuổi ạ. Cháu và người yêu cháu có quan hệ sau khi cháu hết kinh và cả gần đến ngày cháu có kinh. Tháng này cháu bị chậm kinh 10 ngày rồi. Nhưng cháu lại không thấy biểu hiện của mang thai ngoài chậm kinh và người mệt mỏi. Liệu cháu có thể mang thai không ạ. Cháu đang mong có con lắm. Trước đấy cháu và bạn trai đã quan hệ không an toàn trong vòng hai tháng đều đặn mà không có gì. Bác sĩ trả lời nhanh giúp cháu với cháu đang mong lắm ạ. Nhắc thêm cháu chỉ bị chậm kinh và không thấy dấu hiệu buồn nôn hay ốm nghén.
Cháu xin cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào cháu.
Quan hệ tình dục trong bất cứ ngày nào của chu kỳ kinh nguyệt mà không sử dụng biện pháp tránh thai đều có khả năng có thai. Dấu hiệu sớm nhất của việc có thai là chậm kinh. Ngoài ra có thể có các dấu hiệu khác kèm theo như: mệt mỏi, ngủ nhiều, chóng mặt, buồn nôn, nôn, chán ăn… Có rất nhiều người có thai nhưng trong giai đoạn đầu ngoài chậm kinh thì không thấy bất kỳ dấu hiệu nào của thai nghén.
Trong tình huống của cháu, do cháu không nói chu kỳ kinh của cháu có đều không, dài hay ngắn nên tôi không thể nói rõ hơn cho cháu? Tuy nhiên nếu chậm kinh 10 ngày, muốn biết có mang thai hay không cháu có thể ra hiệu thuốc mua que thử thai để kiểm tra, nên thử trong nước tiểu sau khi ngủ dậy vào buổi sáng vì hàm lương βHCG (hormon tăng cao khi có thai) trong nước tiểu lúc này có nồng độ cao nhất. Khi thử thai cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, ngoài ra thử thai bằng phương pháp này cũng có thể xuất hiện một số tình huống dương tính giả (không thấy thai nhưng que thử vẫn hiện lên hai vạch) hoặc âm tính giả (có thai mà que thử vẫn chỉ hiện một vạch). Vì thế, cháu nên thử một vài lần trong vài ngày để kiểm tra. Nếu muốn biết chính xác hơn và sớm hơn, cháu có thể tới cơ sở y tế làm xét nghiệm máu, ở đây các bác sĩ sẽ làm định lượng nồng độ βHCG trong máu để xác định có thai sớm.
Chúc cháu hạnh phúc!
Làm sao để giảm ốm nghén?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Xin hỏi bác sĩ bị ốm nghén thì làm sao giảm được vậy ạ?
Em cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào em!
Ốm nghén là biểu hiện phổ biến ở bà bầu đặc biệt những bà bầu mang thai 3 tháng đầu. Ốm nghén có thể bắt đầu sớm nhất là ở tuần thai thứ sáu và có xu hướng đạt đỉnh điểm quanh tuần thứ 8-9. Hiện nay, chưa có biện pháp xử lý chung cho ốm nghén, dưới đây là một vài lời khuyên giúp em phần nào giảm bớt được sự khó chịu:
Nên uống thật nhiều nước. Lượng nước cần bổ sung mỗi ngày cho cơ thể là từ 1,5-2 lít nước. Em hãy cố gắng uống nước giữa các bữa ăn, chứ không nên uống trong khi ăn. Đôi khi đồ uống hơi âm ấm sẽ dễ làm em buồn nôn. Vì vậy hãy uống nước mát.
Em tránh dùng thực phẩm chiên, nhiều dầu mỡ và gia vị. Tốt hơn là ăn nhiều bữa nhỏ và ăn nhẹ trong ngày. Đừng để bụng đói quá lâu trong ngày. Bụng đói sẽ càng khiến em dễ bị nghén hơn.
Nghỉ ngơi nhiều và tránh căng thẳng vì các biểu hiện ốm nghén có xu hướng nghiêm trọng hơn khi em cảm thấy mệt mỏi, lo lắng.
Mỗi ngày em nên uống đều đặn 2 cốc nước cam, để tăng cường hàm lượng vitamin C cho cơ thể, giảm ốm nghén.
Mùi hương của một lát chanh tươi hoặc bưởi có tác dụng giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện ốm nghén.
Hãy thử thêm một lát mỏng gừng vào nước nóng hoặc trà, hoặc nhấm nháp lát gừng tươi. Ăn kẹo gừng hay mứt gừng… có thể giúp em không còn cảm giác buồn nôn.
Em không nên tự ý uống thuốc, nếu biểu hiện ốm nghén quá trầm trọng, em nên đi khám bác sĩ để xác định xem có cần uống thuốc không. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích của việc giảm ốm nghén và tìm kiếm giải pháp tốt nhất cho em và em bé.
Vitamin B6 và B12 có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn và nôn mửa. Vitamin C và vitamin K cũng có hiệu quả trong việc chống lại các biểu hiện khó chịu này.
Chúc em một thai kỳ khỏe!
Bị nghén không ăn được gì phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Bình An
Xin chào bác sĩ.
Em là Bình An, 28 tuổi ở Hà Nội. Hiện tại em mang thai được vài tuần nhưng cơ thể em gầy yếu vì em đã tiểu phẫu cắt u buồng trứng vài tháng trước. Em bị nghén buồn nôn không ăn được gì. Đi khám bác sĩ nói do em không đủ chất nên thai có thể bị chết lưu. Bây giờ em nên làm gì ạ? Mong bác sĩ giải đáp giúp em.
Em xin cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có rất nhiều biện pháp để đối phó với tình trạng ốm nghén, bạn hãy tham khảo nhé:
Uống nhiều nước: Đảm bảo cơ thể uống đủ nước quan trọng hơn là một lượng calo nào đó. 8 ly nước mỗi ngày là vừa đủ. Mẹ bầu có thể uống nước chanh hoặc trà gừng khi cảm thấy buồn nôn.
Chia nhỏ bữa ăn: Ăn đủ 6 bữa mỗi ngày để đáp ứng khẩu phần chuẩn thay vì ép bản thân ăn thật nhiều trong mỗi bữa chính.
Ăn nhẹ: Những lúc không cảm thấy buồn nôn, bạn nên tranh thủ nạp nhiều đạm và tinh bột phức hợp nhất có thể để giữ đường huyết ổn định và giúp no lâu hơn. Sinh tố chuối ya-ua và bánh ngũ cốc nguyên hạt là hai lựa chọn tuyệt vời mẹ nên thử.
Tránh thức ăn đậm đà: Đã đến lúc bạn nên liệt các loại thực phẩm nhiều muối và chất béo, bao gồm các món Trung, gà nướng hoặc salad cá hồi vào danh sách đen của mình rồi đấy.
Ăn những gì mình thích: Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm là điều mà ai cũng đề cập đến. Tuy nhiên, nếu không thể ăn được cải thìa, bạn cũng không cần phải gồng mình “ngốn” hết dĩa rau đó đâu. Bạn có thể chọn cho mình một loại rau khác, miễn là bạn thích chúng.
Thay đổi nhiệt độ thức ăn: Một số phụ nữ thích ăn uống đồ lạnh hoặc nóng hơn khi mang thai. Thử xem bạn thích cách nào hơn.
Bổ sung vitamin: Bạn nên coi việc uống vitamin và các dưỡng chất bổ sung trước khi sinh đều đặn như đánh răng vậy. Tốt nhất là uống trước khi thụ thai một tháng hoặc trong thời điểm thụ thai. Việc này sẽ giúp bù đắp những khoảng thiếu hụt vitamin tạm thời.
Để chống nôn bạn có thể bổ sung vitamin B6 hoặc thuốc chữa trị nghén Diclegis được FDA (Cục quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ) công nhận chứa vitamin B và kháng histamin (giúp giảm buồn nôn và cải thiện tình trạng chán ăn). Tuy nhiên thuốc này cần dùng theo đơn của bác sĩ bạn nhé!
Chúc bạn thai kỳ khỏe mạnh và an toàn!
Nôn ra máu khi ốm nghén nên đi khám gì?
Câu hỏi bởi: hoangan
Kính chào bác sĩ.
Tôi năm nay 27 tuổi, là nữ. Năm 2012 sau khi uống bia tôi bị nôn, sau khi nôn hết thì phần chất nhầy hay đờm sau cùng có lẫn máu. Từ đó cho đến nay, tôi hạn chế và ngưng uống bia rượu. Tuy nhiên, khi bị nôn bởi trúng gió, hay đau bụng, say tàu xe và gần đây nhất là nôn do ốm nghén vẫn thấy máu xuất hiện trong đờm, chất nhầy sau khi nôn xong. Cuối năm 2013 tôi bị chứng trào ngược thực quản đến nay đã giảm (không có biểu hiện đau rát và tức ngực chỉ còn ợ hơi, ợ chua). Xin hỏi bác sĩ tôi nên đi khám gì?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Nguyên nhân gây nôn máu rất đa dạng, có thể gặp do: Loét dạ dày, loét hành tá tràng, ung thư dạ dày, viêm dạ dày cấp chảy máu sau dùng thuốc như Cocticoid, Aspirine, thuốc chống viêm không Steroide…, hoặc do Polyp dạ dày, tá tràng, viêm trợt chảy máu do rượu mạnh, do vi khuẩn H.P, do phình mạch máu, dị dạng mạch máu. Do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản trong một số bệnh như xơ gan, viêm tắc tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch lách, tĩnh mạch trên gan. Nôn máu còn gặp trong một số bệnh về máu (xuất huyết giảm tiểu cầu, suy tuỷ xương), bệnh toàn thân gây tăng ure máu, ngộ độc. Việc chữa trị cần theo lí do. Chỉ dựa trên triệu chứng nôn ra máu của bạn thì chưa thể khẳng dịnh bạn bị bệnh gì. Bạn nên đi khám để được chẩn đoán xác định bệnh. Trước mắt, bạn nên đến khoa tiêu hóa ở các bệnh viện để sàng lọc các bệnh đường tiêu hóa rồi sau đó mới sàng lọc các bệnh khác theo lí do như kể trên.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Sau hút thai vẫn buồn nôn như thai nghén
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Năm nay cháu 28 tuổi, cách đây 3 hôm cháu có đình chỉ thai nghén bằng phương pháp hút chân không. Sau đó cháu tiêm thuốc tránh thai luôn. Cháu vẫn thấy buồn nôn như bị nghén, cảm thấy khó chịu và đau âm ỉ dưới vùng hạ sườn trái. Bác sĩ cho cháu hỏi buồn nôn như vậy có phải do tác dụng phụ của thuốc hay cháu vẫn bị sót rau? Mong bác sĩ trả lời giúp.
Cháu cảm ơn.
Bác sĩ Lê Huy Tuấn
Chào bạn.
Thông thường sau hút thai khoảng 1 tháng cơ thể mới trở về bình thường được. Bạn cần khám lại sau 7 đến 10 ngày, siêu âm kiểm tra tử cung có vấn đề gì không. Ít khi sau hút thai mà tiêm thuốc tránh thai, thông thường chỉ dùng loại uống mà thôi vì thuốc tránh thai tiêm có rất nhiều tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, rong kinh, vô kinh. Hiện nay rất khó xác định bạn bị do tác dụng phụ của thuốc hay của thai nhưng chắc chắn thuốc tránh thai tác động một phần. Bạn hãy đến khám bác sĩ chuyên khoa nếu có gì bất thường nhé.
Chúc bạn khỏe.
Chỉ chậm kinh, không buồn nôn hay ốm nghén có đang mang thai không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Bác sĩ cho cháu hỏi. Cháu năm nay 23 tuổi ạ. Cháu và người yêu cháu có quan hệ sau khi cháu hết kinh và cả gần đến ngày cháu có kinh. Tháng này cháu bị chậm kinh 10 ngày rồi. Nhưng cháu lại không thấy biểu hiện của mang thai ngoài chậm kinh và người mệt mỏi. Liệu cháu có thể mang thai không ạ. Cháu đang mong có con lắm. Trước đấy cháu và bạn trai đã quan hệ không an toàn trong vòng hai tháng đều đặn mà không có gì. Bác sĩ trả lời nhanh giúp cháu với cháu đang mong lắm ạ. Nhắc thêm cháu chỉ bị chậm kinh và không thấy dấu hiệu buồn nôn hay ốm nghén.
Cháu xin cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào cháu.
Quan hệ tình dục trong bất cứ ngày nào của chu kỳ kinh nguyệt mà không sử dụng biện pháp tránh thai đều có khả năng có thai. Dấu hiệu sớm nhất của việc có thai là chậm kinh. Ngoài ra có thể có các dấu hiệu khác kèm theo như: mệt mỏi, ngủ nhiều, chóng mặt, buồn nôn, nôn, chán ăn… Có rất nhiều người có thai nhưng trong giai đoạn đầu ngoài chậm kinh thì không thấy bất kỳ dấu hiệu nào của thai nghén.
Trong tình huống của cháu, do cháu không nói chu kỳ kinh của cháu có đều không, dài hay ngắn nên tôi không thể nói rõ hơn cho cháu? Tuy nhiên nếu chậm kinh 10 ngày, muốn biết có mang thai hay không cháu có thể ra hiệu thuốc mua que thử thai để kiểm tra, nên thử trong nước tiểu sau khi ngủ dậy vào buổi sáng vì hàm lương βHCG (hormon tăng cao khi có thai) trong nước tiểu lúc này có nồng độ cao nhất. Khi thử thai cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, ngoài ra thử thai bằng phương pháp này cũng có thể xuất hiện một số tình huống dương tính giả (không thấy thai nhưng que thử vẫn hiện lên hai vạch) hoặc âm tính giả (có thai mà que thử vẫn chỉ hiện một vạch). Vì thế, cháu nên thử một vài lần trong vài ngày để kiểm tra. Nếu muốn biết chính xác hơn và sớm hơn, cháu có thể tới cơ sở y tế làm xét nghiệm máu, ở đây các bác sĩ sẽ làm định lượng nồng độ βHCG trong máu để xác định có thai sớm.
Chúc cháu hạnh phúc!
Làm sao để giảm ốm nghén?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Xin hỏi bác sĩ bị ốm nghén thì làm sao giảm được vậy ạ?
Em cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào em!
Ốm nghén là biểu hiện phổ biến ở bà bầu đặc biệt những bà bầu mang thai 3 tháng đầu. Ốm nghén có thể bắt đầu sớm nhất là ở tuần thai thứ sáu và có xu hướng đạt đỉnh điểm quanh tuần thứ 8-9. Hiện nay, chưa có biện pháp xử lý chung cho ốm nghén, dưới đây là một vài lời khuyên giúp em phần nào giảm bớt được sự khó chịu:
Nên uống thật nhiều nước. Lượng nước cần bổ sung mỗi ngày cho cơ thể là từ 1,5-2 lít nước. Em hãy cố gắng uống nước giữa các bữa ăn, chứ không nên uống trong khi ăn. Đôi khi đồ uống hơi âm ấm sẽ dễ làm em buồn nôn. Vì vậy hãy uống nước mát.
Em tránh dùng thực phẩm chiên, nhiều dầu mỡ và gia vị. Tốt hơn là ăn nhiều bữa nhỏ và ăn nhẹ trong ngày. Đừng để bụng đói quá lâu trong ngày. Bụng đói sẽ càng khiến em dễ bị nghén hơn.
Nghỉ ngơi nhiều và tránh căng thẳng vì các biểu hiện ốm nghén có xu hướng nghiêm trọng hơn khi em cảm thấy mệt mỏi, lo lắng.
Mỗi ngày em nên uống đều đặn 2 cốc nước cam, để tăng cường hàm lượng vitamin C cho cơ thể, giảm ốm nghén.
Mùi hương của một lát chanh tươi hoặc bưởi có tác dụng giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện ốm nghén.
Hãy thử thêm một lát mỏng gừng vào nước nóng hoặc trà, hoặc nhấm nháp lát gừng tươi. Ăn kẹo gừng hay mứt gừng… có thể giúp em không còn cảm giác buồn nôn.
Em không nên tự ý uống thuốc, nếu biểu hiện ốm nghén quá trầm trọng, em nên đi khám bác sĩ để xác định xem có cần uống thuốc không. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích của việc giảm ốm nghén và tìm kiếm giải pháp tốt nhất cho em và em bé.
Vitamin B6 và B12 có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn và nôn mửa. Vitamin C và vitamin K cũng có hiệu quả trong việc chống lại các biểu hiện khó chịu này.
Chúc em một thai kỳ khỏe!
Bị nghén không ăn được gì phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Bình An
Xin chào bác sĩ.
Em là Bình An, 28 tuổi ở Hà Nội. Hiện tại em mang thai được vài tuần nhưng cơ thể em gầy yếu vì em đã tiểu phẫu cắt u buồng trứng vài tháng trước. Em bị nghén buồn nôn không ăn được gì. Đi khám bác sĩ nói do em không đủ chất nên thai có thể bị chết lưu. Bây giờ em nên làm gì ạ? Mong bác sĩ giải đáp giúp em.
Em xin cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Có rất nhiều biện pháp để đối phó với tình trạng ốm nghén, bạn hãy tham khảo nhé:
Uống nhiều nước: Đảm bảo cơ thể uống đủ nước quan trọng hơn là một lượng calo nào đó. 8 ly nước mỗi ngày là vừa đủ. Mẹ bầu có thể uống nước chanh hoặc trà gừng khi cảm thấy buồn nôn.
Chia nhỏ bữa ăn: Ăn đủ 6 bữa mỗi ngày để đáp ứng khẩu phần chuẩn thay vì ép bản thân ăn thật nhiều trong mỗi bữa chính.
Ăn nhẹ: Những lúc không cảm thấy buồn nôn, bạn nên tranh thủ nạp nhiều đạm và tinh bột phức hợp nhất có thể để giữ đường huyết ổn định và giúp no lâu hơn. Sinh tố chuối ya-ua và bánh ngũ cốc nguyên hạt là hai lựa chọn tuyệt vời mẹ nên thử.
Tránh thức ăn đậm đà: Đã đến lúc bạn nên liệt các loại thực phẩm nhiều muối và chất béo, bao gồm các món Trung, gà nướng hoặc salad cá hồi vào danh sách đen của mình rồi đấy.
Ăn những gì mình thích: Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm là điều mà ai cũng đề cập đến. Tuy nhiên, nếu không thể ăn được cải thìa, bạn cũng không cần phải gồng mình “ngốn” hết dĩa rau đó đâu. Bạn có thể chọn cho mình một loại rau khác, miễn là bạn thích chúng.
Thay đổi nhiệt độ thức ăn: Một số phụ nữ thích ăn uống đồ lạnh hoặc nóng hơn khi mang thai. Thử xem bạn thích cách nào hơn.
Bổ sung vitamin: Bạn nên coi việc uống vitamin và các dưỡng chất bổ sung trước khi sinh đều đặn như đánh răng vậy. Tốt nhất là uống trước khi thụ thai một tháng hoặc trong thời điểm thụ thai. Việc này sẽ giúp bù đắp những khoảng thiếu hụt vitamin tạm thời.
Để chống nôn bạn có thể bổ sung vitamin B6 hoặc thuốc chữa trị nghén Diclegis được FDA (Cục quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ) công nhận chứa vitamin B và kháng histamin (giúp giảm buồn nôn và cải thiện tình trạng chán ăn). Tuy nhiên thuốc này cần dùng theo đơn của bác sĩ bạn nhé!
Chúc bạn thai kỳ khỏe mạnh và an toàn!
Theo ViCare