Có nhiều phương pháp để chữa sởi ở trẻ nhỏ. Những lời khuyên sau từ bác sĩ sẽ giúp bạn hiểu hơn về phương pháp chữa sởi này.
Trẻ 3 tháng tuổi bị lên sởi phải làm sao?
Câu hỏi bởi: 1649544302
Chào bác sĩ.
Con em năm nay được hơn 3 tháng bị lên sởi. Em không biết đã ăn thịt gà. Xin hỏi bác sĩ con em có bị làm sao không?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Sởi là bệnh theo mùa, thường gặp ở trẻ em và là bệnh lành tính. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc đúng cách, trẻ có thể bị biến chứng dẫn đến tử vong. Bệnh sởi thường gặp nhất vào mùa xuân, khi nhiệt độ và độ ẩm không khí cao, vi khuẩn dễ sinh sôi và phát triển. Những trẻ có nguy cơ mắc sởi cao là những trẻ có thể trạng yếu, trẻ sinh non, không được tiêm phòng vắc-xin phòng ngừa đầy đủ. Bình thường, trẻ dưới 9 tháng tuổi ít mắc bệnh sởi do giai đoạn này trẻ đang được bú sữa mẹ, trong sữa mẹ có miễn dịch truyền sang cho trẻ. Nhưng với những người mẹ chưa có miễn dịch hoặc miễn dịch kém, trẻ cũng không được nhận miễn dịch từ mẹ, trong khi đó, nguy cơ lây nhiễm virus sởi rất cao khi mà trong cộng đồng dịch sởi đang xảy ra. Vì thế, trẻ dưới 9 tháng (chưa đến tuổi tiêm vắc-xin phòng sởi) vẫn bị sởi là chuyện không có gì là cá biệt.
Bạn không nên ăn thịt gà (một trong những loại thức ăn chứa protein dễ gây dị ứng, gây ngứa), nó sẽ bài tiết qua sữa, vì con bạn mới được 3 tháng tuổi đang trong thời gian bú sữa mẹ hoàn toàn có nguy cơ cao gây dị ứng, ngứa. Bạn nên bổ sung cho bé nước, nước hoa quả, vitamin C để giúp bé nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Nhỏ thuốc mũi hoặc mắt cho bé bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt mũi chuyên dùng khoảng 3-4 lần/ngày. Nếu bé có dấu hiệu sốt, viêm long đường hô hấp thì cần đưa bé đi khám bác sĩ, tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc. Nếu bé có dấu hiệu bệnh tiến triển nặng, hãy đưa bé đến viện kịp thời để phòng biến chứng nguy hiểm cho bé.
Chúc hai mẹ con vui, khỏe!
Trẻ 7 tuổi đã tiêm phòng đầy đủ bị sốt nhẹ và xuất hiện 2 ban đỏ trên má có phải bệnh sởi
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin chào bác sĩ!
Tôi đang rất hoang mang muốn xin giải đáp bác sĩ. Con trai tôi năm nay 7 tuổi, đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng sởi. Nay cháu đang bị sốt nhẹ và xuất hiện 2 ban đỏ trên 2 má. Vậy cháu có triệu chứng của bệnh sởi không? Tôi có nên đưa cháu đi xét nghiệm không?
Xin trân trọng cảm ơn!
Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương
Chào bạn.
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi rút sởi gây nên. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, hay xảy ra vào mùa đông xuân, có thể xuất hiện ở người lớn do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm đầy đủ. Bệnh có các triệu chứng như sau (thể điển hình):
Giai đoạn ủ bệnh: 7- 21 ngày.
Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long): 2-4 ngày. Người bệnh sốt cao, viêm long đường hô hấp và viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể thấy hạt Koplik là các hạt nhỏ có kích thước 0,5-1 mm màu trắng/xám có quầng ban đỏ nổi gồ trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên).
Giai đoạn toàn phát: kéo dài 2-5 ngày. Thường sau sốt cao 3-4 ngày người bệnh bắt đầu phát ban, ban hồng dát sẩn, ban xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gang ban chân. Khi mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần.
Giai đoạn hồi phục: Ban nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vẩy phấn sẫm màu, để lại vết lằn da hổ và biến mất theo thứ tự xuất hiện. Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi.
Qua mô tả của bạn: cháu đã tiêm phòng đủ 2 mũi vắc xin phòng sởi thì về cơ bản đã đáp ứng đủ liều tiêm vắc xin sởi. Thông thường sau khi tiêm 2 mũi sởi đúng lịch thì khả năng bảo vệ được đạt tới khoảng 90-95%, cho nên vẫn có một số rất ít trẻ dù đã tiêm vẫn mắc sởi. Nhưng cũng có rất nhiều bệnh gây sốt phát ban ngoài sởi. Bạn nên đưa cháu đi đến cơ sở y tế để có thể khám và chẩn đoán thêm.
Chúc cháu mau khỏe.
Bé không tăng cân, đêm ngủ vặn mình, sốt cao có phải bị sởi?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con em 13 tháng tuổi nhưng chỉ nặng được 9 kg, bé ăn được mỗi ngày 3 bát cháo,1 hũ sữa chua và uống khoảng 400ml sữa. Mỗi bữa ăn em đều bổ sung chất béo cho bé nhưng bé vẫn không tăng cân. Chế độ ăn uống cũng rất đa dạng và đủ bốn nhóm chất. Tối bé ngủ không được ngon giấc, hay vặn mình, khó chịu. Trong 1 tháng mà bé bị phát ban 2 lần, mỗi lần như vậy là bé bị sốt 38°C. Em đang rất lo lắng không biết con em có phải bị sởi không và làm sao để cho bé tăng cân và ngủ ngon giấc.
Em cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sáng
Xin chào bạn!
Chúng tôi xin giải đáp cho bạn như sau:
Như bạn kể thì con 13 tháng tuổi, nặng được 9 kg thì bé đã được ăn bổ sung thêm mỗi ngày 3 bát cháo, 1 hũ sữa chua và uống khoảng 400ml sữa. Mỗi bữa ăn bạn đều bổ sung chất béo cho bé nhưng bé vẫn không tăng cân. Chế độ ăn uống cũng rất đa dạng và đủ bốn nhóm chất. Tối bé ngủ không được ngon giấc, hay vặn mình, khó chịu. Trong 1 tháng mà bé bị phát ban 2 lần, mỗi lần như vậy là bé bị sốt >38°C. Bạn rất lo lắng không biết con em có phải bị sởi không và làm sao để cho bé tăng cân và ngủ ngon giấc?
Về chế độ ăn mà bạn đã bổ sung cháu như vậy là có thể đáp ứng được nhu cầu cơ thể của bé; ngoài ra, bạn cũng nên cho cháu uống thêm vitamin D và canxi để phòng chống còi xương, giúp cháu ngủ ngon giấc. Đối chiếu với biểu đồ tăng trưởng thì con của bạn vẫn ở kênh A nghĩa là phát triển bình thường vì vậy bạn không nên quá lo lắng về thể trạng của bé. Tuy không được khám bệnh trực tiếp cho cháu nhưng chúng tôi có thể dự đoán cháu bị sốt phát ban nhưng không phải bị sởi vì nếu mắc sởi bệnh thường không tái phát. Có nhiều người nhầm lẫn sởi với sốt phát ban, do vậy chưa có cách chăm sóc kịp thời khi trẻ mắc bệnh.
Chúng tôi xin giải đáp cho bạn về một số đặc điểm đẻ bạn phân biệt 2 loại bệnh này.
Về biểu hiện bệnh sởi và sốt phát ban: Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên. Virus này có tính lây truyền cao nên dễ gây thành dịch. Sởi truyền từ trẻ này sang trẻ khác qua đường hô hấp trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua những giọt nước bọt do người bệnh thải ra khi ho hoặc hắt hơi. Bệnh rất dễ lây truyền ở những nơi tập trung nhiều trẻ em đặc biệt là ở các cơ sở y tế và trường học. Những trẻ không được tiêm phòng vắc xin hoặc tiêm phòng không đầy đủ là những đối tượng rất dễ mắc bệnh. Giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát của sốt phát ban và bệnh sởi (trung bình khoảng 1 tuần) thường có triệu chứng khá giống nhau, thể hiện qua các biểu hiện như sốt nhẹ hoặc sốt cao 39 – 40 độ C, sốt liên tục. Xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ vì sốt cao, nhức mỏi cơ bắp, trẻ biếng ăn, nôn, tiêu chảy. Trong khi đó, sốt phát ban thông thường (Bệnh Rubella hay còn gọi là bệnh sởi Đức) do vi rút Rubella gây ra – đây là bệnh sốt phát ban lành tính không nguy hiểm. Sau khi giảm sốt, trẻ sẽ bị phát ban, nhức đầu, sưng hạch kéo dài từ 1 – 7 ngày. Những nốt ban màu hồng mịn, bắt đầu từ mặt và nhanh chóng lan xuống thân, sau đó xuống cánh tay và chân trước trước khi biến mất. Ban tồn tại trong khoảng thời gian từ 1-5 ngày, nhưng thường gặp nhất là 3 ngày. Sau khi ban bay đi thường không để lại dấu tích trên bề mặt da.
Dấu hiệu phát ban do sởi: Lúc đầu ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan dần ra mặt, xuống ngực bụng và toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da. Đặc điểm ban sởi là dạng ban dạng sẩn, nổi lên bề mặt da, khi bay sẽ để lại những vết thâm tại nốt ban. Ngoài ra, trẻ bị sởi còn có biểu hiện đi kèm là chảy nước mũi, ho, viêm kết mạc mắt.
Về biến chứng của sởi và sốt phát ban. Sốt phát ban do nhóm siêu vi khuẩn thông thường hầu hết là bệnh lành tính. Trẻ bị sốt phát ban nếu được chăm sóc đúng cách, hợp lý thì bệnh sẽ tự khỏi sau 5 – 7 ngày mà không gây nên bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cho trẻ. Sởi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nếu trẻ bệnh không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, đặc biệt là những trẻ có sức đề kháng yếu như sinh non, suy dinh dưỡng… Biến chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc sởi là do sự nhân lên của vi rút hoặc do bội nhiễm vi khuẩn gây ra các bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm thanh quản, phế quản, khí quản và viêm não.
Về phòng bệnh: cách phòng bệnh sốt phát ban: Tiêm chủng cho trẻ em vắc xin ngừa 3 bệnh Rubella, sởi, quai bị được áp dụng: mũi thứ 1 tiêm khi trẻ 12 tháng tuổi; mũi thứ 2 tiêm trong độ tuổi từ 4-6 tuổi. Cách phòng bệnh sởi: Phòng bệnh cách cho trẻ tiêm phòng vắc xin sởi khi đủ 9 tháng tuổi. Và tiêm mũi thứ 2 khi trẻ được 18 tháng tuổi để đảm bảo đủ liều lượng, nồng độ kháng thể giúp trẻ miễn dịch tốt với loại virus sởi.
Chúc cháu hay ăn, chóng lớn.
“Nội dung do Vụ Sức khỏe Bà mẹ, trẻ em – Bộ Y tế kiểm duyệt”
Bé sốt cao xong hạ sốt nhưng da mẩn đỏ có phải bị sởi?
Câu hỏi bởi: Lê Ba
Chào bác sĩ!
Bé gái nhà cháu được 6,5 tháng được 7,3 kg bị sốt khoảng 3 ngày (chỉ sốt thôi), ban đầu là sốt nhẹ dùng thuốc thì hạ nhưng nhanh chóng sốt trở lại và sốt cao nhất là ngày thứ 2. Đến ngày thứ 4 thì bé hạ sốt mà khắp người bé nổi lên những nốt đỏ gồ trên da. Bé hay quấy khóc, bé bú ít, 6 tháng đầu bú mẹ hoàn toàn, từ tháng thứ 6 do phải đi làm nên có cho bé bú bình (sữa Enfamil 2). Xin hỏi bác sĩ đó có phải là bị bị sởi không và chữa trị như thế nào?
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sáng
Chào bạn!
Tuy không được khám bệnh trực tiếp cho cháu nhưng chúng tôi có thể dự đoán cháu bị sốt phát ban nhưng không phải bị sởi. Có nhiều người nhầm lẫn sởi với sốt phát ban, do vậy chưa có cách chăm sóc kịp thời khi trẻ mắc bệnh. Chúng tôi xin giải đáp cho bạn về một số đặc điểm đẻ bạn phân biệt 2 loại bệnh này.
Về biểu hiện bệnh sởi và sốt phát ban, sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên. Virus này có tính lây truyền cao nên dễ gây thành dịch. Sởi truyền từ trẻ này sang trẻ khác qua đường hô hấp trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua những giọt nước bọt do người bệnh thải ra khi ho hoặc hắt hơi. Bệnh rất dễ lây truyền ở những nơi tập trung nhiều trẻ em. Ví dụ ở các cơ sở y tế và trường học. Những trẻ không được tiêm phòng vắc xin hoặc tiêm phòng không đầy đủ là những đối tượng rất dễ mắc bệnh. Giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát của sốt phát ban và bệnh sởi (trung bình khoảng 1 tuần) thường có triệu chứng khá giống nhau, thể hiện qua các biểu hiện như sốt nhẹ hoặc sốt cao 39-40 độ C, sốt liên tục. Xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ vì sốt cao, nhức mỏi cơ bắp, trẻ biếng ăn, nôn, tiêu chảy.
Sốt phát ban thông thường (Bệnh Rubella hay còn gọi là bệnh sởi Đức, do vi rút Rubella gây ra). Đây là bệnh sốt phát ban lành tính. Sau khi giảm sốt, trẻ sẽ bị phát ban, nhức đầu, sưng hạch kéo dài từ 1-7 ngày. Những nốt ban màu hồng mịn, bắt đầu từ mặt và nhanh chóng lan xuống thân, sau đó xuống cánh tay và chân trước trước khi biến mất. Ban tồn tại từ 1-5 ngày, nhưng thường gặp nhất là 3 ngày. Sau khi ban bay đi thường không để lại dấu tích trên bề mặt da.
Phát ban do sởi: Lúc đầu ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, xuống ngực bụng và toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da. Đặc điểm ban sởi là dạng ban dạng sẩn, nổi lên bề mặt da, khi bay sẽ để lại những vết thâm tại nốt ban. Ngoài ra, trẻ bị sởi còn có biểu hiện đi kèm là chảy nước mũi, ho, viêm kết mạc mắt. Về biến chứng của sởi và sốt phát ban: Sốt phát ban do nhóm siêu vi khuẩn thông thường hầu hết là bệnh lành tính. Trẻ bị sốt phát ban nếu được chăm sóc đúng cách, hợp lý thì bệnh sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày mà không gây nên bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cho trẻ.
Sởi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nếu trẻ bệnh không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, đặc biệt là những trẻ có sức đề kháng yếu như sinh non, suy dinh dưỡng… Biến chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc sởi là do sự nhân lên của vi rút hoặc do bội nhiễm vi khuẩn gây ra các bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm thanh quản, phế quản, khí quản và viêm não.
Cách phòng bệnh sốt phát ban: tiêm chủng cho trẻ em vắc xin ngừa 3 bệnh Rubella, sởi, quai bị được áp dụng: Mũi thứ 1 tiêm khi trẻ 12 tháng tuổi; mũi thứ 2 tiêm trong độ tuổi từ 4-6 tuổi. Cách phòng bệnh sởi: phòng bệnh cách cho trẻ tiêm phòng vắc xin sởi khi đủ 9 tháng tuổi. Và tiêm mũi thứ 2 khi trẻ được 18 tháng tuổi để đảm bảo đủ liều lượng, nồng độ kháng thể giúp trẻ miễn dịch tốt với loại virus sởi.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Trẻ 3 tháng tuổi bị lên sởi phải làm sao?
Câu hỏi bởi: 1649544302
Chào bác sĩ.
Con em năm nay được hơn 3 tháng bị lên sởi. Em không biết đã ăn thịt gà. Xin hỏi bác sĩ con em có bị làm sao không?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn!
Sởi là bệnh theo mùa, thường gặp ở trẻ em và là bệnh lành tính. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc đúng cách, trẻ có thể bị biến chứng dẫn đến tử vong. Bệnh sởi thường gặp nhất vào mùa xuân, khi nhiệt độ và độ ẩm không khí cao, vi khuẩn dễ sinh sôi và phát triển. Những trẻ có nguy cơ mắc sởi cao là những trẻ có thể trạng yếu, trẻ sinh non, không được tiêm phòng vắc-xin phòng ngừa đầy đủ. Bình thường, trẻ dưới 9 tháng tuổi ít mắc bệnh sởi do giai đoạn này trẻ đang được bú sữa mẹ, trong sữa mẹ có miễn dịch truyền sang cho trẻ. Nhưng với những người mẹ chưa có miễn dịch hoặc miễn dịch kém, trẻ cũng không được nhận miễn dịch từ mẹ, trong khi đó, nguy cơ lây nhiễm virus sởi rất cao khi mà trong cộng đồng dịch sởi đang xảy ra. Vì thế, trẻ dưới 9 tháng (chưa đến tuổi tiêm vắc-xin phòng sởi) vẫn bị sởi là chuyện không có gì là cá biệt.
Bạn không nên ăn thịt gà (một trong những loại thức ăn chứa protein dễ gây dị ứng, gây ngứa), nó sẽ bài tiết qua sữa, vì con bạn mới được 3 tháng tuổi đang trong thời gian bú sữa mẹ hoàn toàn có nguy cơ cao gây dị ứng, ngứa. Bạn nên bổ sung cho bé nước, nước hoa quả, vitamin C để giúp bé nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Nhỏ thuốc mũi hoặc mắt cho bé bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt mũi chuyên dùng khoảng 3-4 lần/ngày. Nếu bé có dấu hiệu sốt, viêm long đường hô hấp thì cần đưa bé đi khám bác sĩ, tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc. Nếu bé có dấu hiệu bệnh tiến triển nặng, hãy đưa bé đến viện kịp thời để phòng biến chứng nguy hiểm cho bé.
Chúc hai mẹ con vui, khỏe!
Trẻ 7 tuổi đã tiêm phòng đầy đủ bị sốt nhẹ và xuất hiện 2 ban đỏ trên má có phải bệnh sởi
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Xin chào bác sĩ!
Tôi đang rất hoang mang muốn xin giải đáp bác sĩ. Con trai tôi năm nay 7 tuổi, đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng sởi. Nay cháu đang bị sốt nhẹ và xuất hiện 2 ban đỏ trên 2 má. Vậy cháu có triệu chứng của bệnh sởi không? Tôi có nên đưa cháu đi xét nghiệm không?
Xin trân trọng cảm ơn!
Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương
Chào bạn.
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi rút sởi gây nên. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, hay xảy ra vào mùa đông xuân, có thể xuất hiện ở người lớn do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm đầy đủ. Bệnh có các triệu chứng như sau (thể điển hình):
Giai đoạn ủ bệnh: 7- 21 ngày.
Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long): 2-4 ngày. Người bệnh sốt cao, viêm long đường hô hấp và viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể thấy hạt Koplik là các hạt nhỏ có kích thước 0,5-1 mm màu trắng/xám có quầng ban đỏ nổi gồ trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên).
Giai đoạn toàn phát: kéo dài 2-5 ngày. Thường sau sốt cao 3-4 ngày người bệnh bắt đầu phát ban, ban hồng dát sẩn, ban xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gang ban chân. Khi mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần.
Giai đoạn hồi phục: Ban nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vẩy phấn sẫm màu, để lại vết lằn da hổ và biến mất theo thứ tự xuất hiện. Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi.
Qua mô tả của bạn: cháu đã tiêm phòng đủ 2 mũi vắc xin phòng sởi thì về cơ bản đã đáp ứng đủ liều tiêm vắc xin sởi. Thông thường sau khi tiêm 2 mũi sởi đúng lịch thì khả năng bảo vệ được đạt tới khoảng 90-95%, cho nên vẫn có một số rất ít trẻ dù đã tiêm vẫn mắc sởi. Nhưng cũng có rất nhiều bệnh gây sốt phát ban ngoài sởi. Bạn nên đưa cháu đi đến cơ sở y tế để có thể khám và chẩn đoán thêm.
Chúc cháu mau khỏe.
Bé không tăng cân, đêm ngủ vặn mình, sốt cao có phải bị sởi?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con em 13 tháng tuổi nhưng chỉ nặng được 9 kg, bé ăn được mỗi ngày 3 bát cháo,1 hũ sữa chua và uống khoảng 400ml sữa. Mỗi bữa ăn em đều bổ sung chất béo cho bé nhưng bé vẫn không tăng cân. Chế độ ăn uống cũng rất đa dạng và đủ bốn nhóm chất. Tối bé ngủ không được ngon giấc, hay vặn mình, khó chịu. Trong 1 tháng mà bé bị phát ban 2 lần, mỗi lần như vậy là bé bị sốt 38°C. Em đang rất lo lắng không biết con em có phải bị sởi không và làm sao để cho bé tăng cân và ngủ ngon giấc.
Em cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sáng
Xin chào bạn!
Chúng tôi xin giải đáp cho bạn như sau:
Như bạn kể thì con 13 tháng tuổi, nặng được 9 kg thì bé đã được ăn bổ sung thêm mỗi ngày 3 bát cháo, 1 hũ sữa chua và uống khoảng 400ml sữa. Mỗi bữa ăn bạn đều bổ sung chất béo cho bé nhưng bé vẫn không tăng cân. Chế độ ăn uống cũng rất đa dạng và đủ bốn nhóm chất. Tối bé ngủ không được ngon giấc, hay vặn mình, khó chịu. Trong 1 tháng mà bé bị phát ban 2 lần, mỗi lần như vậy là bé bị sốt >38°C. Bạn rất lo lắng không biết con em có phải bị sởi không và làm sao để cho bé tăng cân và ngủ ngon giấc?
Về chế độ ăn mà bạn đã bổ sung cháu như vậy là có thể đáp ứng được nhu cầu cơ thể của bé; ngoài ra, bạn cũng nên cho cháu uống thêm vitamin D và canxi để phòng chống còi xương, giúp cháu ngủ ngon giấc. Đối chiếu với biểu đồ tăng trưởng thì con của bạn vẫn ở kênh A nghĩa là phát triển bình thường vì vậy bạn không nên quá lo lắng về thể trạng của bé. Tuy không được khám bệnh trực tiếp cho cháu nhưng chúng tôi có thể dự đoán cháu bị sốt phát ban nhưng không phải bị sởi vì nếu mắc sởi bệnh thường không tái phát. Có nhiều người nhầm lẫn sởi với sốt phát ban, do vậy chưa có cách chăm sóc kịp thời khi trẻ mắc bệnh.
Chúng tôi xin giải đáp cho bạn về một số đặc điểm đẻ bạn phân biệt 2 loại bệnh này.
Về biểu hiện bệnh sởi và sốt phát ban: Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên. Virus này có tính lây truyền cao nên dễ gây thành dịch. Sởi truyền từ trẻ này sang trẻ khác qua đường hô hấp trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua những giọt nước bọt do người bệnh thải ra khi ho hoặc hắt hơi. Bệnh rất dễ lây truyền ở những nơi tập trung nhiều trẻ em đặc biệt là ở các cơ sở y tế và trường học. Những trẻ không được tiêm phòng vắc xin hoặc tiêm phòng không đầy đủ là những đối tượng rất dễ mắc bệnh. Giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát của sốt phát ban và bệnh sởi (trung bình khoảng 1 tuần) thường có triệu chứng khá giống nhau, thể hiện qua các biểu hiện như sốt nhẹ hoặc sốt cao 39 – 40 độ C, sốt liên tục. Xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ vì sốt cao, nhức mỏi cơ bắp, trẻ biếng ăn, nôn, tiêu chảy. Trong khi đó, sốt phát ban thông thường (Bệnh Rubella hay còn gọi là bệnh sởi Đức) do vi rút Rubella gây ra – đây là bệnh sốt phát ban lành tính không nguy hiểm. Sau khi giảm sốt, trẻ sẽ bị phát ban, nhức đầu, sưng hạch kéo dài từ 1 – 7 ngày. Những nốt ban màu hồng mịn, bắt đầu từ mặt và nhanh chóng lan xuống thân, sau đó xuống cánh tay và chân trước trước khi biến mất. Ban tồn tại trong khoảng thời gian từ 1-5 ngày, nhưng thường gặp nhất là 3 ngày. Sau khi ban bay đi thường không để lại dấu tích trên bề mặt da.
Dấu hiệu phát ban do sởi: Lúc đầu ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan dần ra mặt, xuống ngực bụng và toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da. Đặc điểm ban sởi là dạng ban dạng sẩn, nổi lên bề mặt da, khi bay sẽ để lại những vết thâm tại nốt ban. Ngoài ra, trẻ bị sởi còn có biểu hiện đi kèm là chảy nước mũi, ho, viêm kết mạc mắt.
Về biến chứng của sởi và sốt phát ban. Sốt phát ban do nhóm siêu vi khuẩn thông thường hầu hết là bệnh lành tính. Trẻ bị sốt phát ban nếu được chăm sóc đúng cách, hợp lý thì bệnh sẽ tự khỏi sau 5 – 7 ngày mà không gây nên bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cho trẻ. Sởi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nếu trẻ bệnh không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, đặc biệt là những trẻ có sức đề kháng yếu như sinh non, suy dinh dưỡng… Biến chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc sởi là do sự nhân lên của vi rút hoặc do bội nhiễm vi khuẩn gây ra các bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm thanh quản, phế quản, khí quản và viêm não.
Về phòng bệnh: cách phòng bệnh sốt phát ban: Tiêm chủng cho trẻ em vắc xin ngừa 3 bệnh Rubella, sởi, quai bị được áp dụng: mũi thứ 1 tiêm khi trẻ 12 tháng tuổi; mũi thứ 2 tiêm trong độ tuổi từ 4-6 tuổi. Cách phòng bệnh sởi: Phòng bệnh cách cho trẻ tiêm phòng vắc xin sởi khi đủ 9 tháng tuổi. Và tiêm mũi thứ 2 khi trẻ được 18 tháng tuổi để đảm bảo đủ liều lượng, nồng độ kháng thể giúp trẻ miễn dịch tốt với loại virus sởi.
Chúc cháu hay ăn, chóng lớn.
“Nội dung do Vụ Sức khỏe Bà mẹ, trẻ em – Bộ Y tế kiểm duyệt”
Bé sốt cao xong hạ sốt nhưng da mẩn đỏ có phải bị sởi?
Câu hỏi bởi: Lê Ba
Chào bác sĩ!
Bé gái nhà cháu được 6,5 tháng được 7,3 kg bị sốt khoảng 3 ngày (chỉ sốt thôi), ban đầu là sốt nhẹ dùng thuốc thì hạ nhưng nhanh chóng sốt trở lại và sốt cao nhất là ngày thứ 2. Đến ngày thứ 4 thì bé hạ sốt mà khắp người bé nổi lên những nốt đỏ gồ trên da. Bé hay quấy khóc, bé bú ít, 6 tháng đầu bú mẹ hoàn toàn, từ tháng thứ 6 do phải đi làm nên có cho bé bú bình (sữa Enfamil 2). Xin hỏi bác sĩ đó có phải là bị bị sởi không và chữa trị như thế nào?
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Sáng
Chào bạn!
Tuy không được khám bệnh trực tiếp cho cháu nhưng chúng tôi có thể dự đoán cháu bị sốt phát ban nhưng không phải bị sởi. Có nhiều người nhầm lẫn sởi với sốt phát ban, do vậy chưa có cách chăm sóc kịp thời khi trẻ mắc bệnh. Chúng tôi xin giải đáp cho bạn về một số đặc điểm đẻ bạn phân biệt 2 loại bệnh này.
Về biểu hiện bệnh sởi và sốt phát ban, sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên. Virus này có tính lây truyền cao nên dễ gây thành dịch. Sởi truyền từ trẻ này sang trẻ khác qua đường hô hấp trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua những giọt nước bọt do người bệnh thải ra khi ho hoặc hắt hơi. Bệnh rất dễ lây truyền ở những nơi tập trung nhiều trẻ em. Ví dụ ở các cơ sở y tế và trường học. Những trẻ không được tiêm phòng vắc xin hoặc tiêm phòng không đầy đủ là những đối tượng rất dễ mắc bệnh. Giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát của sốt phát ban và bệnh sởi (trung bình khoảng 1 tuần) thường có triệu chứng khá giống nhau, thể hiện qua các biểu hiện như sốt nhẹ hoặc sốt cao 39-40 độ C, sốt liên tục. Xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ vì sốt cao, nhức mỏi cơ bắp, trẻ biếng ăn, nôn, tiêu chảy.
Sốt phát ban thông thường (Bệnh Rubella hay còn gọi là bệnh sởi Đức, do vi rút Rubella gây ra). Đây là bệnh sốt phát ban lành tính. Sau khi giảm sốt, trẻ sẽ bị phát ban, nhức đầu, sưng hạch kéo dài từ 1-7 ngày. Những nốt ban màu hồng mịn, bắt đầu từ mặt và nhanh chóng lan xuống thân, sau đó xuống cánh tay và chân trước trước khi biến mất. Ban tồn tại từ 1-5 ngày, nhưng thường gặp nhất là 3 ngày. Sau khi ban bay đi thường không để lại dấu tích trên bề mặt da.
Phát ban do sởi: Lúc đầu ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, xuống ngực bụng và toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da. Đặc điểm ban sởi là dạng ban dạng sẩn, nổi lên bề mặt da, khi bay sẽ để lại những vết thâm tại nốt ban. Ngoài ra, trẻ bị sởi còn có biểu hiện đi kèm là chảy nước mũi, ho, viêm kết mạc mắt. Về biến chứng của sởi và sốt phát ban: Sốt phát ban do nhóm siêu vi khuẩn thông thường hầu hết là bệnh lành tính. Trẻ bị sốt phát ban nếu được chăm sóc đúng cách, hợp lý thì bệnh sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày mà không gây nên bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cho trẻ.
Sởi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nếu trẻ bệnh không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, đặc biệt là những trẻ có sức đề kháng yếu như sinh non, suy dinh dưỡng… Biến chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc sởi là do sự nhân lên của vi rút hoặc do bội nhiễm vi khuẩn gây ra các bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm thanh quản, phế quản, khí quản và viêm não.
Cách phòng bệnh sốt phát ban: tiêm chủng cho trẻ em vắc xin ngừa 3 bệnh Rubella, sởi, quai bị được áp dụng: Mũi thứ 1 tiêm khi trẻ 12 tháng tuổi; mũi thứ 2 tiêm trong độ tuổi từ 4-6 tuổi. Cách phòng bệnh sởi: phòng bệnh cách cho trẻ tiêm phòng vắc xin sởi khi đủ 9 tháng tuổi. Và tiêm mũi thứ 2 khi trẻ được 18 tháng tuổi để đảm bảo đủ liều lượng, nồng độ kháng thể giúp trẻ miễn dịch tốt với loại virus sởi.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Theo ViCare