Quai bị là bệnh truyền nhiễm do virus quai bị (virus thuộc nhóm Paramyxo) gây ra, làm sưng đau các tuyến mang tai (các tuyến nước bọt nằm giữa tai và hàm). Virus này có thể ảnh hưởng đến tinh hoàn, buồng trứng, tuyến tụy, vú, não và màng não.
Bệnh quai bị có lây nhiễm không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Cháu em bị quai bị nằm viện 1 tuần thì được ra viện lúc ấy mặt bé không sưng tăng lên, đang trong giai đoạn xẹp xuống, bác sĩ ở viện nói không phải dùng thuốc kháng sinh nữa, thời gian bé nằm viện em không tiếp xúc với bé mà em chỉ có tiếp xúc với bé từ ngày bé ra viện tới nay là 14 ngày rồi. Vì sức đề kháng không được tốt nên em vẫn luôn lo lắng bị lây bé. Vì nghe nói bênh quai bị ủ bệnh khá dài. Hiện tại em không có biểu sưng hay đau họng, nuốt nước bọt vẫn bình thường, ăn cũng bình thường.
Em cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Quai bị do virus gây nên và rất dễ lây qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt bệnh nhân. Thời kì lây truyền mạnh nhất là 2 ngày trước khi có sưng tuyến mang tai và 5 ngày sau khi xuất hiện biểu hiện này, khi bệnh bắt đầu lui thì không thấy khả năng lây truyền nữa. Virus quai bị có thể phân lập được tù tuyến mang tai từ 7 ngày trước và kéo dài đến ngày thứ 9 sau khi tuyến mang tai bắt đầu sưng. Như vậy bạn không thấy khả năng bị lây bệnh quai bị từ bé. Thời kì ủ bệnh thường kéo dài từ 16 đến 18 ngày nhưng cũng có khi thay đổi từ 12 đến 25 ngày sau khi tiếp xúc nguồn lây. Sau 25 ngày kể từ khi tiếp xúc với bé mà bạn không bị thì chắc chắn không bị bệnh quai bị do lây từ bé.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Chế độ ăn cho người bị quai bị?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Em chào bác sĩ.
Em bị quai bị, hôm qua đã 7 ngày và bị sưng 2 bên mang tai (lúc đầu chỉ sưng 1 bên nhưng sau 4 ngày sưng 2 bên). Em có đi khám bác sĩ và được kê đơn thuốc 7 ngày, em uống được 2 hôm nhưng chưa bớt sưng, em rất lo lắng. Từ hôm bệnh đến giờ em có tắm rất hay nhưng bằng nước lạnh, có tác động gì không ạ? Bác sĩ cho em lời khuyên với ạ, em có cần ăn uống gì không? Em bị sốt cao trước ngày bệnh thôi ạ, chứ từ ngày bị sưng mang tai em không bị sốt lần nào.
Em cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Em bị bệnh quai bị, mới dùng thuốc được 2 ngày, biểu hiện sưng tuyến nước bọt chưa thấy giảm, em cứ yên tâm dùng thuốc, tuyến nước bọt sẽ giảm sưng trong thời gian tới (sau 7 – 10 ngày thì có thể hết sưng). Em không nên tắm nước lạnh, nên tắm với nước ấm và nên tắm nhanh. Em nên nghỉ ngơi trong thời gian chữa trị, ăn uống với các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
Chúc em sớm khỏi bệnh.
Tại sao vẫn bị quai bị dù đã phòng ngừa?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Con trai của tôi được 21 tháng. Cháu bị sốt và sưng 1 bên tai trái, đi bệnh viện khám, bác sĩ kết luận cháu bị quai bị. Cho tôi hỏi trước đây cháu đã tiêm phòng quai bị rồi mà sao vẫn bị và sau này cháu có bị vô sinh không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ
Chào bạn.
Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch do virus quai bị gây sưng đau tuyến nước bọt. Ngoài ra, nó còn có thể gây viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tụy và một số cơ quan khác của cơ thể. Để phòng bệnh cho con, bạn đã tiêm cho cháu một mũi vắc-xin quai bị (như vậy là cháu đã có miễn dịch với bệnh này rồi). Tuy nhiên, hiệu quả phòng bệnh sau khi tiêm vắc-xin còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kỹ thuật tiêm, chất lượng thuốc (bảo quản trong dây chuyền lạnh…) và khả năng bảo vệ của các vắc-xin khác nhau thì cũng khác nhau. Ví dụ con bạn tiêm vắc-xin phòng bệnh Sởi – Quai bị – Rubella sau liều đầu tiên khả năng bảo vệ trẻ chống lại các bệnh này đạt từ 90 – 95%. Như vậy, có thể con bạn là một trong những trẻ “không may” nằm trong tỷ lệ 5 – 10% còn lại.
Tuy nhiên, hiện giờ cháu đã được chuẩn đoán là bị bệnh quai bị. Vì vậy, bạn cần quan tâm tới các biểu hiện cũng như các biến chứng (nếu có) của con để xử trí kịp thời. Hiện tại, bệnh chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu (chỉ chữa trị biểu hiện) nên cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm vắc-xin phòng bệnh.
Diễn biến của bệnh: Trẻ khó chịu 1 – 2 ngày trước khi xuất hiện các biểu hiện. Trẻ sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức xương khớp, ăn ngủ kém. Biểu hiện đầu tiên là đau, xuất hiện ở quanh ống tai ngoài, sau lan ra xung quanh gây khó nói, khó nuốt, khó há miệng. Sau đó tuyến mang tai sưng to lan ra vùng trước tai, mỏm chũm, lan xuống dưới hàm và làm mất rãnh dưới hàm. Tuyến sưng to làm đẩy vành tai ra ngoài và lên trên và làm biến dạng khuôn mặt. Da vùng sưng có màu sắc bình thường, không nóng đỏ, có tính đàn hồi và thường sưng cả hai bên. Để giảm đau bạn có thể cho con nằm trên giường với 1 chai nước nóng bọc trong khăn áp vào bên má đau. Sau 1 tuần, tuyến mang tai giảm đau và nhỏ dần và các biểu hiện lui dần rồi khỏi hẳn.
Các biến chứng:
Viêm tinh hoàn: thường gặp ở tuổi dậy thì, hiếm gặp ở trẻ dưới 2 tuổi và người trên 40 tuổi. Biểu hiện này có khi xuất hiện đơn độc không kèm với viêm tuyến mang tai. Bệnh xuất hiện sau khi viêm tuyến mang tai 1 – 2 tuần, thấy bệnh nhân sốt trở lại, nhức đầu, nôn. Bệnh nhân đau ở tinh hoàn sắp bị sưng, rồi tinh hoàn sưng to (gấp 3 – 4 lần bình thường), đau nhức, da bìu đỏ. Hay gặp bệnh nhân chỉ sưng 1 bên tinh hoàn. Bệnh tiến triển khoảng 4 – 5 ngày thì hết sốt nhưng tinh hoàn sưng lâu hơn, không tụ mủ. Sau khoảng 2 tuần thì tinh hoàn hết sưng và phải sau 2 tháng mới đánh giá được tinh hoàn có bị teo hay không. Nếu bệnh nhân bị teo 1 bên tinh hoàn thì không tác động gì nhưng nếu teo cả 2 bên thì có khả năng bị vô sinh. Để hạn chế biến chứng teo tinh hoàn, khi này bạn nên cho con mặc quần lót chật để treo tinh hoàn, chườm nóng. Hạn chế tối đa vận động của cháu. Điều trị biểu hiện như nếu sốt dùng hạ sốt, đau dùng giảm đau…
Viêm não, màng não: có thể triệu chứng bằng dấu hiệu nôn vọt, nhức đầu bạn cần cho con đi khám bệnh viện ngay để được chuẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Bệnh quai bị nếu tiến triển bình thường nên chữa trị tại nhà, chỉ đến bệnh viện khi có biến chứng. Giai đoạn này, bạn nên cho con nghỉ ngơi tại giường với chế độ ăn đầy đủ, giàu chất dinh dưỡng và vitamin, nâng cao thể trạng cho trẻ.
Chúc mau khỏi bệnh!
Quai bị có ảnh hưởng khi đang mang thai
Câu hỏi bởi: My
Chào Bác sĩ!
Em là nữ năm nay 28 tuổi đang có bầu. Xin hỏi Bác sĩ bị quai bị có tác động sau này tới em bé không?
Cảm ơn Bác sĩ ạ!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào em,
Quai bị là bệnh viêm tuyến mang tai do virus paramyxovirus gây nên. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên. Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai.
Bệnh quai bị tuy lành tính nhưng có khả năng gây biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới và có thể dẫn đến vô sinh.Các tuyến nước bọt khác, tụy và hệ thần kinh trung ương cũng có thể bị tổn thương.
Bệnh quai bị ở phụ nữ có thai: Những phụ nữ bị quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc đẻ con dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu. Bệnh quai bị có thể gây tác động đến thai nhi nhưng không phải tất cả các tình huống đều bị. Do đó nếu phụ nữ đang mang thai mà bị quai bị thì cần đi khám chuyên khoa sản để các Bác sĩ theo dõi chặt chẽ sự phát triển của thai nhi và có hướng chữa trị kịp thời.
Chúc bạn và em bé luôn khỏe mạnh!
Khi bị quai bị có được tắm không?
Câu hỏi bởi: Thu Phuong
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ em bị quai bị. Em xem bài viết trên thấy bác sĩ hướng dẫn là nên uống nước chanh, nước cam để bổ sung vitamin C, trong khi đó em đọc những bài viết trên các trang web thì họ nói không nên ăn đồ chua làm tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn là xưng to hơn? Khi bị quai bị có được tắm rửa không bác sĩ? Bố mẹ em cấm không cho em tắm ạ.
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Em có thể tắm, nên tắm nhanh trong thời gian ngắn và không nên tắm lạnh. Em có thể uống nước chanh, nước cam vắt để cung cấp Vitamin C. Kiêng đồ chua; như kiêng ăn cóc, me, xấu… vì kích thích làm tăng tiết nước bọt.
Chúc em mạnh khỏe!
Bệnh quai bị có lây nhiễm không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Cháu em bị quai bị nằm viện 1 tuần thì được ra viện lúc ấy mặt bé không sưng tăng lên, đang trong giai đoạn xẹp xuống, bác sĩ ở viện nói không phải dùng thuốc kháng sinh nữa, thời gian bé nằm viện em không tiếp xúc với bé mà em chỉ có tiếp xúc với bé từ ngày bé ra viện tới nay là 14 ngày rồi. Vì sức đề kháng không được tốt nên em vẫn luôn lo lắng bị lây bé. Vì nghe nói bênh quai bị ủ bệnh khá dài. Hiện tại em không có biểu sưng hay đau họng, nuốt nước bọt vẫn bình thường, ăn cũng bình thường.
Em cảm ơn!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Quai bị do virus gây nên và rất dễ lây qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt bệnh nhân. Thời kì lây truyền mạnh nhất là 2 ngày trước khi có sưng tuyến mang tai và 5 ngày sau khi xuất hiện biểu hiện này, khi bệnh bắt đầu lui thì không thấy khả năng lây truyền nữa. Virus quai bị có thể phân lập được tù tuyến mang tai từ 7 ngày trước và kéo dài đến ngày thứ 9 sau khi tuyến mang tai bắt đầu sưng. Như vậy bạn không thấy khả năng bị lây bệnh quai bị từ bé. Thời kì ủ bệnh thường kéo dài từ 16 đến 18 ngày nhưng cũng có khi thay đổi từ 12 đến 25 ngày sau khi tiếp xúc nguồn lây. Sau 25 ngày kể từ khi tiếp xúc với bé mà bạn không bị thì chắc chắn không bị bệnh quai bị do lây từ bé.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Chế độ ăn cho người bị quai bị?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Em chào bác sĩ.
Em bị quai bị, hôm qua đã 7 ngày và bị sưng 2 bên mang tai (lúc đầu chỉ sưng 1 bên nhưng sau 4 ngày sưng 2 bên). Em có đi khám bác sĩ và được kê đơn thuốc 7 ngày, em uống được 2 hôm nhưng chưa bớt sưng, em rất lo lắng. Từ hôm bệnh đến giờ em có tắm rất hay nhưng bằng nước lạnh, có tác động gì không ạ? Bác sĩ cho em lời khuyên với ạ, em có cần ăn uống gì không? Em bị sốt cao trước ngày bệnh thôi ạ, chứ từ ngày bị sưng mang tai em không bị sốt lần nào.
Em cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Em bị bệnh quai bị, mới dùng thuốc được 2 ngày, biểu hiện sưng tuyến nước bọt chưa thấy giảm, em cứ yên tâm dùng thuốc, tuyến nước bọt sẽ giảm sưng trong thời gian tới (sau 7 – 10 ngày thì có thể hết sưng). Em không nên tắm nước lạnh, nên tắm với nước ấm và nên tắm nhanh. Em nên nghỉ ngơi trong thời gian chữa trị, ăn uống với các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
Chúc em sớm khỏi bệnh.
Tại sao vẫn bị quai bị dù đã phòng ngừa?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Con trai của tôi được 21 tháng. Cháu bị sốt và sưng 1 bên tai trái, đi bệnh viện khám, bác sĩ kết luận cháu bị quai bị. Cho tôi hỏi trước đây cháu đã tiêm phòng quai bị rồi mà sao vẫn bị và sau này cháu có bị vô sinh không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ
Chào bạn.
Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch do virus quai bị gây sưng đau tuyến nước bọt. Ngoài ra, nó còn có thể gây viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tụy và một số cơ quan khác của cơ thể. Để phòng bệnh cho con, bạn đã tiêm cho cháu một mũi vắc-xin quai bị (như vậy là cháu đã có miễn dịch với bệnh này rồi). Tuy nhiên, hiệu quả phòng bệnh sau khi tiêm vắc-xin còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kỹ thuật tiêm, chất lượng thuốc (bảo quản trong dây chuyền lạnh…) và khả năng bảo vệ của các vắc-xin khác nhau thì cũng khác nhau. Ví dụ con bạn tiêm vắc-xin phòng bệnh Sởi – Quai bị – Rubella sau liều đầu tiên khả năng bảo vệ trẻ chống lại các bệnh này đạt từ 90 – 95%. Như vậy, có thể con bạn là một trong những trẻ “không may” nằm trong tỷ lệ 5 – 10% còn lại.
Tuy nhiên, hiện giờ cháu đã được chuẩn đoán là bị bệnh quai bị. Vì vậy, bạn cần quan tâm tới các biểu hiện cũng như các biến chứng (nếu có) của con để xử trí kịp thời. Hiện tại, bệnh chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu (chỉ chữa trị biểu hiện) nên cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm vắc-xin phòng bệnh.
Diễn biến của bệnh: Trẻ khó chịu 1 – 2 ngày trước khi xuất hiện các biểu hiện. Trẻ sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức xương khớp, ăn ngủ kém. Biểu hiện đầu tiên là đau, xuất hiện ở quanh ống tai ngoài, sau lan ra xung quanh gây khó nói, khó nuốt, khó há miệng. Sau đó tuyến mang tai sưng to lan ra vùng trước tai, mỏm chũm, lan xuống dưới hàm và làm mất rãnh dưới hàm. Tuyến sưng to làm đẩy vành tai ra ngoài và lên trên và làm biến dạng khuôn mặt. Da vùng sưng có màu sắc bình thường, không nóng đỏ, có tính đàn hồi và thường sưng cả hai bên. Để giảm đau bạn có thể cho con nằm trên giường với 1 chai nước nóng bọc trong khăn áp vào bên má đau. Sau 1 tuần, tuyến mang tai giảm đau và nhỏ dần và các biểu hiện lui dần rồi khỏi hẳn.
Các biến chứng:
Viêm tinh hoàn: thường gặp ở tuổi dậy thì, hiếm gặp ở trẻ dưới 2 tuổi và người trên 40 tuổi. Biểu hiện này có khi xuất hiện đơn độc không kèm với viêm tuyến mang tai. Bệnh xuất hiện sau khi viêm tuyến mang tai 1 – 2 tuần, thấy bệnh nhân sốt trở lại, nhức đầu, nôn. Bệnh nhân đau ở tinh hoàn sắp bị sưng, rồi tinh hoàn sưng to (gấp 3 – 4 lần bình thường), đau nhức, da bìu đỏ. Hay gặp bệnh nhân chỉ sưng 1 bên tinh hoàn. Bệnh tiến triển khoảng 4 – 5 ngày thì hết sốt nhưng tinh hoàn sưng lâu hơn, không tụ mủ. Sau khoảng 2 tuần thì tinh hoàn hết sưng và phải sau 2 tháng mới đánh giá được tinh hoàn có bị teo hay không. Nếu bệnh nhân bị teo 1 bên tinh hoàn thì không tác động gì nhưng nếu teo cả 2 bên thì có khả năng bị vô sinh. Để hạn chế biến chứng teo tinh hoàn, khi này bạn nên cho con mặc quần lót chật để treo tinh hoàn, chườm nóng. Hạn chế tối đa vận động của cháu. Điều trị biểu hiện như nếu sốt dùng hạ sốt, đau dùng giảm đau…
Viêm não, màng não: có thể triệu chứng bằng dấu hiệu nôn vọt, nhức đầu bạn cần cho con đi khám bệnh viện ngay để được chuẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Bệnh quai bị nếu tiến triển bình thường nên chữa trị tại nhà, chỉ đến bệnh viện khi có biến chứng. Giai đoạn này, bạn nên cho con nghỉ ngơi tại giường với chế độ ăn đầy đủ, giàu chất dinh dưỡng và vitamin, nâng cao thể trạng cho trẻ.
Chúc mau khỏi bệnh!
Quai bị có ảnh hưởng khi đang mang thai
Câu hỏi bởi: My
Chào Bác sĩ!
Em là nữ năm nay 28 tuổi đang có bầu. Xin hỏi Bác sĩ bị quai bị có tác động sau này tới em bé không?
Cảm ơn Bác sĩ ạ!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào em,
Quai bị là bệnh viêm tuyến mang tai do virus paramyxovirus gây nên. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên. Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai.
Bệnh quai bị tuy lành tính nhưng có khả năng gây biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới và có thể dẫn đến vô sinh.Các tuyến nước bọt khác, tụy và hệ thần kinh trung ương cũng có thể bị tổn thương.
Bệnh quai bị ở phụ nữ có thai: Những phụ nữ bị quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc đẻ con dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu. Bệnh quai bị có thể gây tác động đến thai nhi nhưng không phải tất cả các tình huống đều bị. Do đó nếu phụ nữ đang mang thai mà bị quai bị thì cần đi khám chuyên khoa sản để các Bác sĩ theo dõi chặt chẽ sự phát triển của thai nhi và có hướng chữa trị kịp thời.
Chúc bạn và em bé luôn khỏe mạnh!
Khi bị quai bị có được tắm không?
Câu hỏi bởi: Thu Phuong
Chào bác sĩ!
Thưa bác sĩ em bị quai bị. Em xem bài viết trên thấy bác sĩ hướng dẫn là nên uống nước chanh, nước cam để bổ sung vitamin C, trong khi đó em đọc những bài viết trên các trang web thì họ nói không nên ăn đồ chua làm tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn là xưng to hơn? Khi bị quai bị có được tắm rửa không bác sĩ? Bố mẹ em cấm không cho em tắm ạ.
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Em có thể tắm, nên tắm nhanh trong thời gian ngắn và không nên tắm lạnh. Em có thể uống nước chanh, nước cam vắt để cung cấp Vitamin C. Kiêng đồ chua; như kiêng ăn cóc, me, xấu… vì kích thích làm tăng tiết nước bọt.
Chúc em mạnh khỏe!
Theo ViCare