Các món ăn từ nhộng tằm có chứa nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, nó cũng là tác nhân gây ra dị ứng ở nhiều trường hợp mà chúng ta nên lưu ý tới.
Bị dị ứng khi ăn nhộng tằm.
Câu hỏi bởi: vũ văn giang
Cháu chào bác sĩ.
Cháu 22 tuổi là nam giới. Sau khi ăn nhộng tằm cháu bị mẩn ngứa toàn thân cộng với đau bụng dữ dội. Bác sĩ giải đáp cho cháu cách điều trị với.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
Mặc dù rất giàu dinh dưỡng nhưng nhộng tằm cũng rất hay gây ra ngộ độc, thậm chí tử vong do chất đạm bị phân hủy. Nhộng tằm rất giàu đạm, các vitamin A, B1, B2, PP, C… và các chất khoáng như canxi, phốt pho… So với các loại thịt, cá thường dùng, giá trị dinh dưỡng của nó không thua kém. Hàm lượng protit trong bột nhộng tằm cao tới 73,5%, gồm nhiều a-xít amin quan trọng. Những người có cơ địa dị ứng càng cần thận trọng với loại thức ăn này, tốt nhất là không ăn, đề phòng dị ứng với nhộng tằm và chất bảo quản natri sunfit. Với tình huống của bạn, bạn nên tránh không ăn nhộng tằm và với cả những thức ăn có hàm lượng đạm cao dễ bị dị ứng. Hiện tai bạn đang bị dị ứng mạnh, bạn nên vào viện để chữa trị để đề phòng biến chứng nguy hiểm.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Dị ứng với châu chấu, nhộng nên chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: ngọc minh
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 24 tuổi, cháu bị dị ứng với các loại thực phẩm như châu chấu, nhộng. Bố cháu cũng bị vậy, liệu có phải do gen di truyền không bác sĩ? Bệnh của cháu có chữa khỏi không bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào cháu.
Y học hiện đại cho rằng những người có cơ địa dị ứng dễ bị dị ứng với một số loại thực phẩm như châu chấu, nhộng côn trùng, bệnh này mang tính chất gia đình không phải do di truyền. Côn trùng được coi là một loại thức ăn giàu dinh dưỡng do chứa nhiều protein, chất béo và chất khoáng. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, côn trùng có hàm lượng đạm cao (ví dụ: 100g châu chấu có tới 24,3g protein, 100g nhộng cung cấp 13g protein), giàu canxi và vi khoáng (100g châu chấu cung cấp 210mg canxi, cao gấp gần 10 lần so với thịt gà, thịt lợn). Những món này được cho là ngon, bổ. Tuy nhiên, không ít tình huống ăn xong bị ngứa, dị ứng, thậm chí là ngộ độc.
Ngộ độc vì côn trùng thì có nhiều lí do. Có thể do côn trùng có chứa một số chất gây dị ứng. Điều này dễ nhận thấy nhất là nhộng, một món ăn bổ dưỡng nhưng không ít người ăn xong bị dị ứng. Nguyên nhân do cơ địa của từng người, có những người cơ địa không hợp với một chất nào đó có trong nhộng nên bị dị ứng. Có thể do côn trùng bắt ngoài tự nhiên, không phải là côn trùng sạch. Trên thân của nhiều loại côn trùng có chứa các loại nấm độc, giun tròn, bọ chét, rận, ve… Vì thế, khi sử dụng làm thức ăn, nếu không khắc phục sạch sẽ có thể dẫn đến ngộ độc, thậm chí có thể bị tử vong, bởi độc tố không bị phá hủy bởi nhiệt độ và không mất đi khi sơ chế, vệ sinh, tẩy rửa.
Để chữa khỏi bệnh dị ứng này tốt nhất là tránh các loại thực phẩm có dấu hiệu và biểu hiện đã gây dị ứng cho cháu. Trường hợp dị ứng nhẹ, uống thuốc kháng Histamin theo đơn của bác sĩ, để chữa trị biểu hiện, tình huống nặng phải được xử trí cấp cứu kịp thời tránh các biến chứng nặng gây tử vong.
Chúc cháu sức khỏe!
Chữa trị dị ứng khi ăn nhộng
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 16 tuổi, mỗi lần tôi ăn nhộng của ong, kiến, tằm… là tôi lại bị ngứa toàn thân. Xin hỏi bác sĩ có cách nào chữa được không?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào cháu.
Các món ăn từ nhộng (ong, kiến, tằm,…) có giá trị dinh dưỡng rất cao nhưng phải rất chú ý về vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng tránh dị ứng và ngộ độc. Khi chọn mua thực phẩm, phải đảm bảo nhộng tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng, không bị ngâm hóa chất bảo vệ,… Cháu bị ngứa toàn thân sau khi ăn nhộng, như vậy là cháu bị dị ứng với các món ăn từ nhộng. Những lần ăn các món này trước đây, khi bị ngứa thì bao lâu cháu khỏi? Ngứa có kèm theo biểu hiện khác không? Cháu có phải uống thuốc gì không?…
Dị ứng là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch cơ thể cháu đối với các món nhộng (bị coi là có hại đối với cơ thể). Biểu hiện của dị ứng thức ăn là nổi mề đay, phát ban từng vùng hoặc khắp người gây ngứa, người nôn nao khó chịu, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát cùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở… xuất hiện sau khi ăn phải những thực phẩm gây dị ứng (với cháu là các món từ nhộng).
Khi bị nổi mẩn ngứa toàn thân sau khi ăn nhộng, làm theo các hướng dẫn sau :
Cháu cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng da bị dị ứng, không được gãi hay chà xát mạnh để tránh làm da xây xát, chảy nước, nhiễm trùng.
Nếu chỉ bị ngứa toàn thân mà không kèm theo biểu hiện khác, cháu có thể dùng thuốc chống dị ứng (Chlopheniramin 2mg x 2-4 viên/ngày hoặc Claritine 10mg x 1 viên/ngày), bổ sung Vitamin C, Axit folic.
Sau khi đã bị dị ứng, cháu không nên ăn các món ăn từ nhộng nữa, nên ăn nhiều rau xanh và quả tươi, uống đủ nước mỗi ngày, không uống rượu bia, không hút thuốc lá.
Tập thể dục hoặc chơi một môn thể thao phù hợp với sức khỏe và sở thích của bản thân, sinh hoạt điều độ, cùng với chế độ ăn cân bằng, đủ dinh dưỡng sẽ góp phần nâng cao thể trạng toàn thân.
Chúc cháu khỏe!
Dị ứng do ăn thức ăn nhiều đạm
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa Bác sĩ. Em tên Đạt, năm nay em 25 tuổi. Ở chân em xuất hiện 1 chấm đen giống như dấu phỏng, đường kính bán đầu khoảng 1 inch. Khi em ăn những thực phẩm có đạm nhiều như thịt bò, trứng, cá, tôm, mực…. thì chấm đen đó đỏ lên và thâm hơn, sưng nhẹ và ngứa nữa. Khoảng 4 ngày thì hết sưng và ngứa nhưng bắt đầu lột da ngay chấm đen đó. Vết đen đó ngày càng lớn dần. Bác sĩ giải đáp giúp em ạ? Em cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào em. Những dấu hiệu mà em mô tả trong thư là biểu hiện của sẩn ngứa. Đây là một phản ứng dạng dị ứng của da với những triệu chứng nổi bật như:
– Tổn thương ban đầu là những nốt màu đỏ hoặc sẫm màu nổi trên bề mặt da, thường gặp ở mặt duỗi cánh tay, cẳng chân, cổ, thắt lưng, bụng, sau đó có thể lan ra toàn thân.
– Ngứa là biểu hiện nổi bật và gây khó chịu nhất.
– Màu sắc của nốt sẩn ngứa dần chuyển sang nâu hoặc đen do sự cọ sát kích thích khi gãi.
Sẩn ngứa là bệnh tự phát, chưa rõ lí do nhưng có thể liên quan đến bệnh chàm, cơ địa dị ứng, bệnh lichen (xơ cứng bì) mạn tính. Tuy nhiên, cần phân biệt các biểu hiện ngứa gặp trong nhiều bệnh nhiễm trùng và bệnh nội khoa khác, như ngứa do nhiễm ký sinh trùng da (ghẻ, nhiễm giun sán); do suy thận mạn, nhược giáp, viêm gan v.v… Diễn tiến của sẩn ngứa thường không đáp ứng với chữa trị và tồn tại trong nhiều năm. Việc chữa trị thành công tùy thuộc vào sự chấm dứt cơn ngứa ở tổn thương.
Điều trị sẩn ngứa:
– Sử dụng thuốc corticoid bôi tại chỗ, có thể bôi 2 lần/ngày trong nhiều tuần.
– Các thuốc kháng histamin uống có tác dụng chống dị ứng, giảm ngứa.
– Liệu pháp ánh sáng (PUVA), liệu pháp lạnh (ni tơ lỏng), cắt bỏ tổn thương được xem xét trong những tình huống nặng.
Do đó em nên đi khám chuyên khoa da liễu để xác định rõ tình trạng bệnh và có biện pháp chữa trị thích hợp. Chúc em mau lành bệnh!
Bị dị ứng khi ăn nhộng tằm.
Câu hỏi bởi: vũ văn giang
Cháu chào bác sĩ.
Cháu 22 tuổi là nam giới. Sau khi ăn nhộng tằm cháu bị mẩn ngứa toàn thân cộng với đau bụng dữ dội. Bác sĩ giải đáp cho cháu cách điều trị với.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn.
Mặc dù rất giàu dinh dưỡng nhưng nhộng tằm cũng rất hay gây ra ngộ độc, thậm chí tử vong do chất đạm bị phân hủy. Nhộng tằm rất giàu đạm, các vitamin A, B1, B2, PP, C… và các chất khoáng như canxi, phốt pho… So với các loại thịt, cá thường dùng, giá trị dinh dưỡng của nó không thua kém. Hàm lượng protit trong bột nhộng tằm cao tới 73,5%, gồm nhiều a-xít amin quan trọng. Những người có cơ địa dị ứng càng cần thận trọng với loại thức ăn này, tốt nhất là không ăn, đề phòng dị ứng với nhộng tằm và chất bảo quản natri sunfit. Với tình huống của bạn, bạn nên tránh không ăn nhộng tằm và với cả những thức ăn có hàm lượng đạm cao dễ bị dị ứng. Hiện tai bạn đang bị dị ứng mạnh, bạn nên vào viện để chữa trị để đề phòng biến chứng nguy hiểm.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Dị ứng với châu chấu, nhộng nên chữa thế nào?
Câu hỏi bởi: ngọc minh
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 24 tuổi, cháu bị dị ứng với các loại thực phẩm như châu chấu, nhộng. Bố cháu cũng bị vậy, liệu có phải do gen di truyền không bác sĩ? Bệnh của cháu có chữa khỏi không bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào cháu.
Y học hiện đại cho rằng những người có cơ địa dị ứng dễ bị dị ứng với một số loại thực phẩm như châu chấu, nhộng côn trùng, bệnh này mang tính chất gia đình không phải do di truyền. Côn trùng được coi là một loại thức ăn giàu dinh dưỡng do chứa nhiều protein, chất béo và chất khoáng. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, côn trùng có hàm lượng đạm cao (ví dụ: 100g châu chấu có tới 24,3g protein, 100g nhộng cung cấp 13g protein), giàu canxi và vi khoáng (100g châu chấu cung cấp 210mg canxi, cao gấp gần 10 lần so với thịt gà, thịt lợn). Những món này được cho là ngon, bổ. Tuy nhiên, không ít tình huống ăn xong bị ngứa, dị ứng, thậm chí là ngộ độc.
Ngộ độc vì côn trùng thì có nhiều lí do. Có thể do côn trùng có chứa một số chất gây dị ứng. Điều này dễ nhận thấy nhất là nhộng, một món ăn bổ dưỡng nhưng không ít người ăn xong bị dị ứng. Nguyên nhân do cơ địa của từng người, có những người cơ địa không hợp với một chất nào đó có trong nhộng nên bị dị ứng. Có thể do côn trùng bắt ngoài tự nhiên, không phải là côn trùng sạch. Trên thân của nhiều loại côn trùng có chứa các loại nấm độc, giun tròn, bọ chét, rận, ve… Vì thế, khi sử dụng làm thức ăn, nếu không khắc phục sạch sẽ có thể dẫn đến ngộ độc, thậm chí có thể bị tử vong, bởi độc tố không bị phá hủy bởi nhiệt độ và không mất đi khi sơ chế, vệ sinh, tẩy rửa.
Để chữa khỏi bệnh dị ứng này tốt nhất là tránh các loại thực phẩm có dấu hiệu và biểu hiện đã gây dị ứng cho cháu. Trường hợp dị ứng nhẹ, uống thuốc kháng Histamin theo đơn của bác sĩ, để chữa trị biểu hiện, tình huống nặng phải được xử trí cấp cứu kịp thời tránh các biến chứng nặng gây tử vong.
Chúc cháu sức khỏe!
Chữa trị dị ứng khi ăn nhộng
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 16 tuổi, mỗi lần tôi ăn nhộng của ong, kiến, tằm… là tôi lại bị ngứa toàn thân. Xin hỏi bác sĩ có cách nào chữa được không?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào cháu.
Các món ăn từ nhộng (ong, kiến, tằm,…) có giá trị dinh dưỡng rất cao nhưng phải rất chú ý về vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng tránh dị ứng và ngộ độc. Khi chọn mua thực phẩm, phải đảm bảo nhộng tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng, không bị ngâm hóa chất bảo vệ,… Cháu bị ngứa toàn thân sau khi ăn nhộng, như vậy là cháu bị dị ứng với các món ăn từ nhộng. Những lần ăn các món này trước đây, khi bị ngứa thì bao lâu cháu khỏi? Ngứa có kèm theo biểu hiện khác không? Cháu có phải uống thuốc gì không?…
Dị ứng là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch cơ thể cháu đối với các món nhộng (bị coi là có hại đối với cơ thể). Biểu hiện của dị ứng thức ăn là nổi mề đay, phát ban từng vùng hoặc khắp người gây ngứa, người nôn nao khó chịu, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát cùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở… xuất hiện sau khi ăn phải những thực phẩm gây dị ứng (với cháu là các món từ nhộng).
Khi bị nổi mẩn ngứa toàn thân sau khi ăn nhộng, làm theo các hướng dẫn sau :
Cháu cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng da bị dị ứng, không được gãi hay chà xát mạnh để tránh làm da xây xát, chảy nước, nhiễm trùng.
Nếu chỉ bị ngứa toàn thân mà không kèm theo biểu hiện khác, cháu có thể dùng thuốc chống dị ứng (Chlopheniramin 2mg x 2-4 viên/ngày hoặc Claritine 10mg x 1 viên/ngày), bổ sung Vitamin C, Axit folic.
Sau khi đã bị dị ứng, cháu không nên ăn các món ăn từ nhộng nữa, nên ăn nhiều rau xanh và quả tươi, uống đủ nước mỗi ngày, không uống rượu bia, không hút thuốc lá.
Tập thể dục hoặc chơi một môn thể thao phù hợp với sức khỏe và sở thích của bản thân, sinh hoạt điều độ, cùng với chế độ ăn cân bằng, đủ dinh dưỡng sẽ góp phần nâng cao thể trạng toàn thân.
Chúc cháu khỏe!
Dị ứng do ăn thức ăn nhiều đạm
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa Bác sĩ. Em tên Đạt, năm nay em 25 tuổi. Ở chân em xuất hiện 1 chấm đen giống như dấu phỏng, đường kính bán đầu khoảng 1 inch. Khi em ăn những thực phẩm có đạm nhiều như thịt bò, trứng, cá, tôm, mực…. thì chấm đen đó đỏ lên và thâm hơn, sưng nhẹ và ngứa nữa. Khoảng 4 ngày thì hết sưng và ngứa nhưng bắt đầu lột da ngay chấm đen đó. Vết đen đó ngày càng lớn dần. Bác sĩ giải đáp giúp em ạ? Em cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào em. Những dấu hiệu mà em mô tả trong thư là biểu hiện của sẩn ngứa. Đây là một phản ứng dạng dị ứng của da với những triệu chứng nổi bật như:
– Tổn thương ban đầu là những nốt màu đỏ hoặc sẫm màu nổi trên bề mặt da, thường gặp ở mặt duỗi cánh tay, cẳng chân, cổ, thắt lưng, bụng, sau đó có thể lan ra toàn thân.
– Ngứa là biểu hiện nổi bật và gây khó chịu nhất.
– Màu sắc của nốt sẩn ngứa dần chuyển sang nâu hoặc đen do sự cọ sát kích thích khi gãi.
Sẩn ngứa là bệnh tự phát, chưa rõ lí do nhưng có thể liên quan đến bệnh chàm, cơ địa dị ứng, bệnh lichen (xơ cứng bì) mạn tính. Tuy nhiên, cần phân biệt các biểu hiện ngứa gặp trong nhiều bệnh nhiễm trùng và bệnh nội khoa khác, như ngứa do nhiễm ký sinh trùng da (ghẻ, nhiễm giun sán); do suy thận mạn, nhược giáp, viêm gan v.v… Diễn tiến của sẩn ngứa thường không đáp ứng với chữa trị và tồn tại trong nhiều năm. Việc chữa trị thành công tùy thuộc vào sự chấm dứt cơn ngứa ở tổn thương.
Điều trị sẩn ngứa:
– Sử dụng thuốc corticoid bôi tại chỗ, có thể bôi 2 lần/ngày trong nhiều tuần.
– Các thuốc kháng histamin uống có tác dụng chống dị ứng, giảm ngứa.
– Liệu pháp ánh sáng (PUVA), liệu pháp lạnh (ni tơ lỏng), cắt bỏ tổn thương được xem xét trong những tình huống nặng.
Do đó em nên đi khám chuyên khoa da liễu để xác định rõ tình trạng bệnh và có biện pháp chữa trị thích hợp. Chúc em mau lành bệnh!
Theo ViCare