Thuốc Tân Dược –
Máu lọc qua thận để tạo nước tiểu qua 2 cơ chế chính: cầu thận lọc máu để tạo dịch lọc và ống thận tái hấp thu dịch lọc, phần còn lại của dịch lọc sau khi qua ống thận tạo thành nước tiểu. Như vậy các thuốc lợi tiểu hoặc làm tăng quá trình lọc máu ở cầu thận hoặc làm giảm tái hấp thu dịch lọc ở các ống thận.
1. Tác dụng thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu là những thuốc có tác dụng làm tăng thải trừ muối Na và nước, giúp tăng bài tiết nước tiểu và chất cặn bã có trong thành phần của nước tiểu. Ngoài tác dụng ức chế tái hấp thu Na+, thuốc lợi tiểu còn ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự bài xuất một số chất điện giải khác như K+, Cl-, HCO3-, acid uric …Thuốc lợi tiểu thường dùng để chữa phù, thải trừ một số chất độc trong cơ thể hoặc điều trị tăng huyết áp, suy tim.
2. Phân loại thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu gồm các nhóm sau:
Lợi tiểu thẩm thấu:Làm giảm tái hấp thu thụ động nước và Na+ ở ống gần và quai Henle.
Nhóm ức chế CA (Carbonic anhydrase):Ức chế CA ở ống gần nên thiếu H+ để tái hấp thu Na+.
Nhóm Thiazid: Ức chế tái hấp thu Na+ và Cl- ở ống xa, tăng bài tiết K+ vào nước tiểu. Gồm
Hydrothiazid, Clothalidon, Metolazon, Indapamid …
Nhóm lợi tiểu quai: Ức chế tái hấp thu Na+, K+ và Cl- ở quai Henle, tăng bài tiết K+, H+ vào
nước tiểu.
Nhóm lợi tiểu giữ Kali: Nhóm này giữ K+ nên tăng đào thải Na+ dẫn đến tăng đào thải H2O.
Nhóm Xanthin: Nhóm này làm tăng khối lượng máu đến thận, tăng sức lọc cầu thận.
Ức chế hormon kháng lợi niệu (ADH: antidiuretic hormon): Nhóm này gây đái tháo nhạt.
Vài loại thuốc lợi tiểu có thể làm tăng acid uric trong máu và do đó làm tăng nguy cơ bị bệnh Gút (bệnh thống phong). Vài loại thuốc lợi tiểu gây tăng đường trong máu, do đó có thể làm nặng tình trạng tiểu đường.
Máu lọc qua thận để tạo nước tiểu qua 2 cơ chế chính: cầu thận lọc máu để tạo dịch lọc và ống thận tái hấp thu dịch lọc, phần còn lại của dịch lọc sau khi qua ống thận tạo thành nước tiểu. Như vậy các thuốc lợi tiểu hoặc làm tăng quá trình lọc máu ở cầu thận hoặc làm giảm tái hấp thu dịch lọc ở các ống thận.
1. Tác dụng thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu là những thuốc có tác dụng làm tăng thải trừ muối Na và nước, giúp tăng bài tiết nước tiểu và chất cặn bã có trong thành phần của nước tiểu. Ngoài tác dụng ức chế tái hấp thu Na+, thuốc lợi tiểu còn ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự bài xuất một số chất điện giải khác như K+, Cl-, HCO3-, acid uric …Thuốc lợi tiểu thường dùng để chữa phù, thải trừ một số chất độc trong cơ thể hoặc điều trị tăng huyết áp, suy tim.
2. Phân loại thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu gồm các nhóm sau:
Lợi tiểu thẩm thấu:Làm giảm tái hấp thu thụ động nước và Na+ ở ống gần và quai Henle.
Nhóm ức chế CA (Carbonic anhydrase):Ức chế CA ở ống gần nên thiếu H+ để tái hấp thu Na+.
Nhóm Thiazid: Ức chế tái hấp thu Na+ và Cl- ở ống xa, tăng bài tiết K+ vào nước tiểu. Gồm
Hydrothiazid, Clothalidon, Metolazon, Indapamid …
Nhóm lợi tiểu quai: Ức chế tái hấp thu Na+, K+ và Cl- ở quai Henle, tăng bài tiết K+, H+ vào
nước tiểu.
Nhóm lợi tiểu giữ Kali: Nhóm này giữ K+ nên tăng đào thải Na+ dẫn đến tăng đào thải H2O.
Nhóm Xanthin: Nhóm này làm tăng khối lượng máu đến thận, tăng sức lọc cầu thận.
Ức chế hormon kháng lợi niệu (ADH: antidiuretic hormon): Nhóm này gây đái tháo nhạt.
- Một số lưu ý khi dùng thuốc lợi tiểu:
- Để có tác dụng lợi tiểu thận phải tăng cường hoạt động. Vì vậy cần thận trọng khi chức năng thận giảm.
- Đa số các thuốc lợi tiểu làm mất K+ máu, vì vậy cần bù K+ khi dùng kéo dài.
- Thuốc lợi tiểu kích thích phản xạ đi tiểu. Vì vậy nên dùng vào buổi sáng để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Lợi tiểu là nhóm thuốc ưu tiên hàng đầu trong điều trị tăng huyết áp.
- Tác dụng phụ
Vài loại thuốc lợi tiểu có thể làm tăng acid uric trong máu và do đó làm tăng nguy cơ bị bệnh Gút (bệnh thống phong). Vài loại thuốc lợi tiểu gây tăng đường trong máu, do đó có thể làm nặng tình trạng tiểu đường.