Có rất nhiều loại vắc xin phòng bệnh do vi khuẩn não mô cầu (Neisseria meningitidis) gây ra. Các vắc xin này chủ yếu khác nhau ở thành phần kháng nguyên dùng để gây miễn dịch. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn biết nhiều hơn về các loại vắc xin.
Hướng dẫn tiêm vacxin viêm não mô cầu
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ,
Tiêm vắc xin viêm màng não mô cầu có giới hạn độ tuổi không? Liệu có trường hợp nào không nên tiêm vắc xin bệnh không? Có phải người dân chỉ nên tiêm khi được chỉ định?
Xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái
Chào bạn,
Có nhiều loại vắc xin phòng não mô cầu. Đa số các vắc xin có khả năng phòng các type A, C, W135 và Y. Ở Việt Nam não mô cầu gây bệnh chủ yếu vẫn thuộc 2 type A và C nên sử dụng các vắc xin này còn hợp lí. Tuy nhiên ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á dịch não mô cầu do type B gây ra. Cần căn cứ theo type não mô cầu gây bệnh phổ biến ở từng khu vực để lựa chọn vắc xin cho phù hợp.Giới hạn độ tuổi phụ thuộc vào các đặc điểm tính an toàn và hiệu quả của từng loại vắc xin. Ví dụ như vắc xin Menveo (phòng các type A, C, Y, W135) ở Mỹ có thể tiêm cho trẻ từ 2 tuổi. Vắc xin Meningo (phòng các type A, C) hiện có ở một số cơ sở dịch vụ tiêm chủng trong nước được chỉ định cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, nhưng cũng có thể dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên nếu có nguy cơ tiếp xúc với người bệnh. Nhìn chung các vắc xin này không có chống chỉ định gì tuyệt đối, ngoại trừ các cơ địa hay có phản ứng dị ứng, quá mẫn với các vắc xin.
Thân ái!
Lịch tiêm phòng cho trẻ từ 4 tháng tuổi trở đi?
Câu hỏi bởi: ngựa con
Chào bác sĩ! Hiện nay con cháu được 5 tháng và đã hoàn thành 3 mũi tiêm 5 trong1 từ 5 tháng. Cho cháu hỏi là bây gìơ cháu phải tiêm những mũi gì và tiêm phòng quốc gia hay dịch vụ ạ. Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào cháu.
Với em bé nhà cháu hiện đã được 4 tháng thì còn cần tiêm những loại vắc xin như sau:
Tuổi Loại vắc xin Lịch tiêm chủng nhắc lại cho trẻ dưới 15 tuổi 2-6 tháng
-Bạch hầu-Ho gà-Uốn ván-Bại liệt mũi 1,2,3: Phòng bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt.
-Viêm gan B mũi 2,3,4: Phòng bệnh viêm gan B( nếu tiêm vắc xin phối hợp)
-Hib mũi 1,2,3 : Phòng bệnh Viêm mũi họng,Viêm phế quản quản phổi và viêm màng não mủ do vi khuẩn Heamophilus influenzea
-Vắc xin Rota virut: Phòng bệnh tiêu chảy do Rota virut
-Phòng bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt : Nếu trẻ được tiểm đầy đủ các mũi cơ bản trong năm đầu, nhắc lại 1 mũi khi 16-18 tháng và vào độ tuổi đi học ( 5-13 tuổi )có thể nhắc lại lần 2
-Phòng viêm gan B và viêm phế quản phổi do Hib : nếu trẻ đã tiêm đầy đủ các mũi trong năm đầu, nhắc lại 1 mũi khi 16-18 tháng
6-11 tháng -Cúm mũi 1,2: phòng bệnh cúm Nếu trẻ đã tiêm chủng 2 mũi cơ bản (với trẻ dưới 8 tuổi), sau đó mỗi năm tiêm nhắc lại 1 lần 12-15 tháng
-Viêm não Nhật Bản B: Phòng bệnh viêm màng não do virut Viêm não Nhật Bản B
-Thuỷ đậu: Phòng bệnh thuỷ đậu
-Sởi, Quai bị, Rubella 1 : Phòng bệnh Sởi, Quai bị và Rubella( Sởi Đức)
-Viêm gan A mũi 1: Phòng bệnh viêm gan A
-Phòng bệnh viêm màng não do virut viêm não Nhật Bản B: Nếu trẻ đã tiêm đủ 3 mũi cơ bản, sau đó 3 năm nhắc lại 1 lần( tốt nhất là trước mùa hè)
-Phòng bệnh thuỷ đậu: Nên tiêm nhắc lại mũi 2 sau mũi 1 ít nhất là 6 tuần.
-Phòng bệnh Sởi, Quai bị, Rubella: Nếu trẻ tiêm mũi 1 lúc 9 tháng tuổi, cần nhắc lại mũi 2 sau đó 6-12 tháng và mũi 3 sau đó 4 năm.Nếu trẻ tiêm mũi 1 khi trẻ trên 12 tháng, chỉ cần nhắc lại mũi 2 sau 4 năm
16-23 tháng
-Bạch hầu-Ho gà-Uốn ván-Bại liệt mũi 4
-Hib mũi 4
-Viêm gan B mũi 4 -Viêm gan A mũi 2
Viêm gan A: Tiêm mũi 2 sau mũi 1 từ 6-12 tháng trên 24 tháng
-Meningo A+C: Phòng bệnh viêm màng não mủ do vi khuẩn não mô cầu typ A, typ C
-Viêm não Nhật Bản mũi 3
-Pneumo 23: Phòng bệnh viêm mũi họng, viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu ( 23 typ gây bệnh)
-Thương hàn: Phòng bệnh thương hàn.
-Tả: Phòng bệnh tả
-Phòng bệnh viêm màng não mô cầu A+C: Sau mũi tiêm đầu tiên, 3-5 năm sau tiêm nhắc lại 1 lần.
-Phòng bệnh viêm phổi, viêm màng não do phế cầu: Sau mũi tiêm đầu tiên, 3-5 năm sau nhắc lại một lần( với những trường hợp nguy cơ cao)
-Phòng bệnh thương hàn: Sau mũi tiêm đầu tiên, cứ 3 năm nhắc lại 1 lần (nếu sống trong vùng dịch lưu hành).
-Phòng bệnh tả: Sau 2 liều cơ bản, hàng năm nhắc lại 1 lần (Nếu sống trong vùng dịch lưu hành)
trên 9 tuổi -Vắc xin phòng bệnh do Human Papilloma Virus (HPV): Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung và sùi mão gà ở bộ phận sinh dục.
Trong số này trừ vắc xin phòng ung thư cổ tử cung, những vắc xin còn lại đều có cả trong chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm dịch vụ, với những tên gọi khác nhau. Do đó cháu có thể chọn loại vắc xin phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình cũng như thuận lợi cho việc đưa bé đi tiêm.
Chúc hai mẹ con luôn khỏe!
Tư vấn tiêm chủng cho bé 5 tháng tuổi
Câu hỏi bởi: Sơ sinh
Xin chào bác sĩ!
Tôi mới sinh bé được 5 tháng 1 tuần tuổi. Cháu đã được tiêm vắc xin 5 trong 1 (đã tiêm 3 lần). Xin hỏi bác sĩ:
Vắc xin 5 trong 1 tiêm ngừa cho những bệnh nào?
Tôi muốn cho cháu tiêm hoặc uống vắc xin tiêu chảy có còn kịp không? Vì theo như tôi được biết (ở Bệnh viện Nhi Đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh) vắc xin tiêu chảy được tiêm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, nhưng khi tôi hỏi tại Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thì người ta bảo vắc xin này được cho uống trẻ dưới 5 tháng tuổi, trên 5 tháng uống không được. Sao lại có sự khác biệt ở đây, xin bác sĩ giải đáp giùm.
Ngoài chương trình Tiêm chủng mở rộng của quốc gia, thì trẻ cần được tiêm những loại vắc xin nào nữa và thời gian tiêm như thế nào? Mong bác sĩ giải đáp giúp.
Chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào bạn.
Vắc xin 5 trong 1 là vắc xin được tiêm cho trẻ trong chương trình Tiêm chủng mở rộng để phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B.
Còn về vắc xin phòng tiêu chảy cho trẻ em hiện nay là vắc xin phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus. Thống kê cho thấy trẻ mắc bệnh tiêu chảy do Rotavirus ít nhất1 lần trong 5 năm đầu đời. Tại Việt Nam, đa số các ca tiêu chảy do Rotavirus rơi vào lứa tuổi từ 3 – 17 tháng. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu của các trường hợp nhập viện và có thể gây tử vong ở trẻ. Với khả năng phát tán của một lượng lớn Rotavirus và khả năng tồn tại trong môi trường đến 21 ngày thì việc giữ vệ sinh, ăn sạch, uống sạch cũng khó mà hạn chế khả năng lây nhiễm của vi rút Rota.
Để chủ động phòng bệnh an toàn, hiệu quả là sử dụng vắc xin phòng ngừa. Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo nên chủng ngừa cho tất cả trẻ nhỏ để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus được cho trẻ uống từ 6 tuần tuổi trở đi, uống 2 lần cách nhau ít nhất là 1 tháng và nên uống trước 6 tháng tuổi. Điều quan trọng là phải bảo vệ trẻ càng sớm càng tốt trước khi trẻ bước vào thời kỳ nhiễm Rotavirus nguy hiểm là từ 6 tháng đến 2 tuổi. Vì vậy nên cho trẻ uống sớm vào lúc 6 tuần tuổi và tốt nhất là nên hoàn tất việc uống vắc xin trước 6 tháng tuổi. Vậy con bạn hơn 5 tháng nếu muốn uống vắc xin thì bạn nên cho cháu đi uống ngay để vắc xin phát huy tối đa tác dụng.
Ngoài 8 loại vắc xin được sử dụng cho trẻ trong chương trình Tiêm chủng mở rộng (lao, viêm gan B, bạch hầu, ho gà, bại liệt, uốn ván, sởi, Hib), bạn còn có thể lựa chọn thêm những loại vắc xin dịch vụ như sau:
Vắc xin ngừa bệnh Sởi – Quai bị – Rubella: Từ 12 tháng-6 tuổi: 2 liều cách nhau 3-5 năm. Từ 6 tuổi: 1 liều.
Vắc xin ngừa bệnh thủy đậu: Từ 12 tháng 2 liều cách nhau tối thiểu 1-2 tháng hoặc 1 liều tùy loại thuốc
Vắc xin ngừa bệnh Viêm não Nhật bản: 02 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần, mũi 03 cách 12 tháng và những mũi sau mỗi 03 năm
Vắc xin ngừa Viêm gan siêu vi A: 02 mũi tiêm cách nhau 06 tháng
Vắc xin ngừa cúm mùa: 02 mũi tiêm đầu cách nhau 1 tháng và lập lại mỗi năm một lần. Có loại tiêm cho trẻ từ 6-36 tháng.
Vắc xin ngừa viêm màng não mô cầu A-C: từ 2 tuổi 1 liều. Nhắc lại các mũi tiêm mỗi 03 năm nếu có dịch.
Vắc xin ngừa bệnh thương hàn: từ 2 tuổi tiêm 1 liều. Sau đó nhắc các mũi tiêm mỗi 03 năm nếu có nguy cơ cao.
Viêm màng não mủ do Hib: Tùy theo loại vắc xin có thể tiêm 2-6 tháng tuổi: 3 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng. 6-12 tháng tuổi: 2 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng hoặc từ 12 tháng – 5 tuổi: 1 liều.
Viêm phổi, viêm màng não do phế cầu: Từ 2 tuổi 1 liều. Nhắc lại mỗi 3 năm nếu có nguy cơ mắc bệnh cao.
Ngừa ung thư cổ từ cung do HPV: Từ 9-26 tuổi liều 1, liều 2 cách liều đầu 2 tháng, liều 3 cách liều đầu 6 tháng hoặc từ 10-25 tuổi liều 1, liều 2 cách liều đầu 1 tháng, liều 3 cách liều đầu 6 tháng.
Trên đây là các loại vắc xin cho trẻ ngoài chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia mà bạn có thể cân nhắc đi đến cơ sở y tế để được hướng dẫn tiêm thích hợp.
Chúc vui vẻ.
Tác dụng của các loại vacxin viêm não mô cầu
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ,
Vậy thưa bác sĩ, có mấy loại vắc xin viêm màng não mô cầu và công dụng của những loại này khác nhau như thế nào? Vắc xin bệnh viêm màng não mô cầu có phải vắc xin cho bệnh viêm màng não nói chung không?
Xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái
Chào bạn,
Có rất nhiều loại vắc xin phòng bệnh do vi khuẩn não mô cầu (Neisseria meningitidis) gây ra. Các vắc xin này chủ yếu khác nhau ở thành phần kháng nguyên dùng để gây miễn dịch. Ví dụ như vắc xin Menveo ở Mỹ phòng được não mô cầu các type A, C, Y và W135, còn vắc xin Meningo đang sử dụng ở Việt Nam của chúng ta phòng được các type A và C. Vắc xin Trumenba thì chỉ phòng được não mô cầu type B. Cần căn cứ theo type não mô cầu gây bệnh phổ biến ở từng khu vực để lựa chọn vắc xin cho phù hợp. Vắc xin phòng bệnh do não mô cầu chỉ phòng được bệnh viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu gây ra. Bệnh viêm màng não ở Việt Nam thường do các vi khuẩn khác gây nên, chẳng hạn như Haemophilus influenza ở trẻ em, liên cầu lợn (Streptococcus suis) và phế cầu (Streptococcus pneumoniae) ở người lớn. Do vậy có thể khẳng định vắc xin phòng bệnh do não mô cầu không phải là vắc xin phòng được các bệnh viêm màng não nói chung.
Thân ái!
Cách phòng tránh viêm não mô cầu
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ,
Vậy theo bác sĩ, làm thế nào để phòng tránh bệnh viêm màng não mô cầu?
Xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái
Chào bạn,
Phòng tránh chủ động dựa vào vắc xin. Khi bệnh xảy ra cần cách li người bệnh trong vòng ít nhất 24 giờ sau khi đã điều trị thuốc kháng sinh đặc hiệu. Biện pháp cách li áp dụng để phòng ngừa bệnh lây truyền đường hô hấp qua trung gian các giọt nhỏ chất xuất tiết từ đường hô hấp. Những người tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc kéo dài với người bệnh sẽ được chỉ định uống thuốc kháng sinh phòng bệnh.
Thân ái!
Hướng dẫn tiêm vacxin viêm não mô cầu
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ,
Tiêm vắc xin viêm màng não mô cầu có giới hạn độ tuổi không? Liệu có trường hợp nào không nên tiêm vắc xin bệnh không? Có phải người dân chỉ nên tiêm khi được chỉ định?
Xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái
Chào bạn,
Có nhiều loại vắc xin phòng não mô cầu. Đa số các vắc xin có khả năng phòng các type A, C, W135 và Y. Ở Việt Nam não mô cầu gây bệnh chủ yếu vẫn thuộc 2 type A và C nên sử dụng các vắc xin này còn hợp lí. Tuy nhiên ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á dịch não mô cầu do type B gây ra. Cần căn cứ theo type não mô cầu gây bệnh phổ biến ở từng khu vực để lựa chọn vắc xin cho phù hợp.Giới hạn độ tuổi phụ thuộc vào các đặc điểm tính an toàn và hiệu quả của từng loại vắc xin. Ví dụ như vắc xin Menveo (phòng các type A, C, Y, W135) ở Mỹ có thể tiêm cho trẻ từ 2 tuổi. Vắc xin Meningo (phòng các type A, C) hiện có ở một số cơ sở dịch vụ tiêm chủng trong nước được chỉ định cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, nhưng cũng có thể dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên nếu có nguy cơ tiếp xúc với người bệnh. Nhìn chung các vắc xin này không có chống chỉ định gì tuyệt đối, ngoại trừ các cơ địa hay có phản ứng dị ứng, quá mẫn với các vắc xin.
Thân ái!
Lịch tiêm phòng cho trẻ từ 4 tháng tuổi trở đi?
Câu hỏi bởi: ngựa con
Chào bác sĩ! Hiện nay con cháu được 5 tháng và đã hoàn thành 3 mũi tiêm 5 trong1 từ 5 tháng. Cho cháu hỏi là bây gìơ cháu phải tiêm những mũi gì và tiêm phòng quốc gia hay dịch vụ ạ. Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào cháu.
Với em bé nhà cháu hiện đã được 4 tháng thì còn cần tiêm những loại vắc xin như sau:
Tuổi Loại vắc xin Lịch tiêm chủng nhắc lại cho trẻ dưới 15 tuổi 2-6 tháng
-Bạch hầu-Ho gà-Uốn ván-Bại liệt mũi 1,2,3: Phòng bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt.
-Viêm gan B mũi 2,3,4: Phòng bệnh viêm gan B( nếu tiêm vắc xin phối hợp)
-Hib mũi 1,2,3 : Phòng bệnh Viêm mũi họng,Viêm phế quản quản phổi và viêm màng não mủ do vi khuẩn Heamophilus influenzea
-Vắc xin Rota virut: Phòng bệnh tiêu chảy do Rota virut
-Phòng bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt : Nếu trẻ được tiểm đầy đủ các mũi cơ bản trong năm đầu, nhắc lại 1 mũi khi 16-18 tháng và vào độ tuổi đi học ( 5-13 tuổi )có thể nhắc lại lần 2
-Phòng viêm gan B và viêm phế quản phổi do Hib : nếu trẻ đã tiêm đầy đủ các mũi trong năm đầu, nhắc lại 1 mũi khi 16-18 tháng
6-11 tháng -Cúm mũi 1,2: phòng bệnh cúm Nếu trẻ đã tiêm chủng 2 mũi cơ bản (với trẻ dưới 8 tuổi), sau đó mỗi năm tiêm nhắc lại 1 lần 12-15 tháng
-Viêm não Nhật Bản B: Phòng bệnh viêm màng não do virut Viêm não Nhật Bản B
-Thuỷ đậu: Phòng bệnh thuỷ đậu
-Sởi, Quai bị, Rubella 1 : Phòng bệnh Sởi, Quai bị và Rubella( Sởi Đức)
-Viêm gan A mũi 1: Phòng bệnh viêm gan A
-Phòng bệnh viêm màng não do virut viêm não Nhật Bản B: Nếu trẻ đã tiêm đủ 3 mũi cơ bản, sau đó 3 năm nhắc lại 1 lần( tốt nhất là trước mùa hè)
-Phòng bệnh thuỷ đậu: Nên tiêm nhắc lại mũi 2 sau mũi 1 ít nhất là 6 tuần.
-Phòng bệnh Sởi, Quai bị, Rubella: Nếu trẻ tiêm mũi 1 lúc 9 tháng tuổi, cần nhắc lại mũi 2 sau đó 6-12 tháng và mũi 3 sau đó 4 năm.Nếu trẻ tiêm mũi 1 khi trẻ trên 12 tháng, chỉ cần nhắc lại mũi 2 sau 4 năm
16-23 tháng
-Bạch hầu-Ho gà-Uốn ván-Bại liệt mũi 4
-Hib mũi 4
-Viêm gan B mũi 4 -Viêm gan A mũi 2
Viêm gan A: Tiêm mũi 2 sau mũi 1 từ 6-12 tháng trên 24 tháng
-Meningo A+C: Phòng bệnh viêm màng não mủ do vi khuẩn não mô cầu typ A, typ C
-Viêm não Nhật Bản mũi 3
-Pneumo 23: Phòng bệnh viêm mũi họng, viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu ( 23 typ gây bệnh)
-Thương hàn: Phòng bệnh thương hàn.
-Tả: Phòng bệnh tả
-Phòng bệnh viêm màng não mô cầu A+C: Sau mũi tiêm đầu tiên, 3-5 năm sau tiêm nhắc lại 1 lần.
-Phòng bệnh viêm phổi, viêm màng não do phế cầu: Sau mũi tiêm đầu tiên, 3-5 năm sau nhắc lại một lần( với những trường hợp nguy cơ cao)
-Phòng bệnh thương hàn: Sau mũi tiêm đầu tiên, cứ 3 năm nhắc lại 1 lần (nếu sống trong vùng dịch lưu hành).
-Phòng bệnh tả: Sau 2 liều cơ bản, hàng năm nhắc lại 1 lần (Nếu sống trong vùng dịch lưu hành)
trên 9 tuổi -Vắc xin phòng bệnh do Human Papilloma Virus (HPV): Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung và sùi mão gà ở bộ phận sinh dục.
Trong số này trừ vắc xin phòng ung thư cổ tử cung, những vắc xin còn lại đều có cả trong chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm dịch vụ, với những tên gọi khác nhau. Do đó cháu có thể chọn loại vắc xin phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình cũng như thuận lợi cho việc đưa bé đi tiêm.
Chúc hai mẹ con luôn khỏe!
Tư vấn tiêm chủng cho bé 5 tháng tuổi
Câu hỏi bởi: Sơ sinh
Xin chào bác sĩ!
Tôi mới sinh bé được 5 tháng 1 tuần tuổi. Cháu đã được tiêm vắc xin 5 trong 1 (đã tiêm 3 lần). Xin hỏi bác sĩ:
Vắc xin 5 trong 1 tiêm ngừa cho những bệnh nào?
Tôi muốn cho cháu tiêm hoặc uống vắc xin tiêu chảy có còn kịp không? Vì theo như tôi được biết (ở Bệnh viện Nhi Đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh) vắc xin tiêu chảy được tiêm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, nhưng khi tôi hỏi tại Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thì người ta bảo vắc xin này được cho uống trẻ dưới 5 tháng tuổi, trên 5 tháng uống không được. Sao lại có sự khác biệt ở đây, xin bác sĩ giải đáp giùm.
Ngoài chương trình Tiêm chủng mở rộng của quốc gia, thì trẻ cần được tiêm những loại vắc xin nào nữa và thời gian tiêm như thế nào? Mong bác sĩ giải đáp giúp.
Chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Mai Hương
Chào bạn.
Vắc xin 5 trong 1 là vắc xin được tiêm cho trẻ trong chương trình Tiêm chủng mở rộng để phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B.
Còn về vắc xin phòng tiêu chảy cho trẻ em hiện nay là vắc xin phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus. Thống kê cho thấy trẻ mắc bệnh tiêu chảy do Rotavirus ít nhất1 lần trong 5 năm đầu đời. Tại Việt Nam, đa số các ca tiêu chảy do Rotavirus rơi vào lứa tuổi từ 3 – 17 tháng. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu của các trường hợp nhập viện và có thể gây tử vong ở trẻ. Với khả năng phát tán của một lượng lớn Rotavirus và khả năng tồn tại trong môi trường đến 21 ngày thì việc giữ vệ sinh, ăn sạch, uống sạch cũng khó mà hạn chế khả năng lây nhiễm của vi rút Rota.
Để chủ động phòng bệnh an toàn, hiệu quả là sử dụng vắc xin phòng ngừa. Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo nên chủng ngừa cho tất cả trẻ nhỏ để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus được cho trẻ uống từ 6 tuần tuổi trở đi, uống 2 lần cách nhau ít nhất là 1 tháng và nên uống trước 6 tháng tuổi. Điều quan trọng là phải bảo vệ trẻ càng sớm càng tốt trước khi trẻ bước vào thời kỳ nhiễm Rotavirus nguy hiểm là từ 6 tháng đến 2 tuổi. Vì vậy nên cho trẻ uống sớm vào lúc 6 tuần tuổi và tốt nhất là nên hoàn tất việc uống vắc xin trước 6 tháng tuổi. Vậy con bạn hơn 5 tháng nếu muốn uống vắc xin thì bạn nên cho cháu đi uống ngay để vắc xin phát huy tối đa tác dụng.
Ngoài 8 loại vắc xin được sử dụng cho trẻ trong chương trình Tiêm chủng mở rộng (lao, viêm gan B, bạch hầu, ho gà, bại liệt, uốn ván, sởi, Hib), bạn còn có thể lựa chọn thêm những loại vắc xin dịch vụ như sau:
Vắc xin ngừa bệnh Sởi – Quai bị – Rubella: Từ 12 tháng-6 tuổi: 2 liều cách nhau 3-5 năm. Từ 6 tuổi: 1 liều.
Vắc xin ngừa bệnh thủy đậu: Từ 12 tháng 2 liều cách nhau tối thiểu 1-2 tháng hoặc 1 liều tùy loại thuốc
Vắc xin ngừa bệnh Viêm não Nhật bản: 02 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần, mũi 03 cách 12 tháng và những mũi sau mỗi 03 năm
Vắc xin ngừa Viêm gan siêu vi A: 02 mũi tiêm cách nhau 06 tháng
Vắc xin ngừa cúm mùa: 02 mũi tiêm đầu cách nhau 1 tháng và lập lại mỗi năm một lần. Có loại tiêm cho trẻ từ 6-36 tháng.
Vắc xin ngừa viêm màng não mô cầu A-C: từ 2 tuổi 1 liều. Nhắc lại các mũi tiêm mỗi 03 năm nếu có dịch.
Vắc xin ngừa bệnh thương hàn: từ 2 tuổi tiêm 1 liều. Sau đó nhắc các mũi tiêm mỗi 03 năm nếu có nguy cơ cao.
Viêm màng não mủ do Hib: Tùy theo loại vắc xin có thể tiêm 2-6 tháng tuổi: 3 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng. 6-12 tháng tuổi: 2 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng hoặc từ 12 tháng – 5 tuổi: 1 liều.
Viêm phổi, viêm màng não do phế cầu: Từ 2 tuổi 1 liều. Nhắc lại mỗi 3 năm nếu có nguy cơ mắc bệnh cao.
Ngừa ung thư cổ từ cung do HPV: Từ 9-26 tuổi liều 1, liều 2 cách liều đầu 2 tháng, liều 3 cách liều đầu 6 tháng hoặc từ 10-25 tuổi liều 1, liều 2 cách liều đầu 1 tháng, liều 3 cách liều đầu 6 tháng.
Trên đây là các loại vắc xin cho trẻ ngoài chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia mà bạn có thể cân nhắc đi đến cơ sở y tế để được hướng dẫn tiêm thích hợp.
Chúc vui vẻ.
Tác dụng của các loại vacxin viêm não mô cầu
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ,
Vậy thưa bác sĩ, có mấy loại vắc xin viêm màng não mô cầu và công dụng của những loại này khác nhau như thế nào? Vắc xin bệnh viêm màng não mô cầu có phải vắc xin cho bệnh viêm màng não nói chung không?
Xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái
Chào bạn,
Có rất nhiều loại vắc xin phòng bệnh do vi khuẩn não mô cầu (Neisseria meningitidis) gây ra. Các vắc xin này chủ yếu khác nhau ở thành phần kháng nguyên dùng để gây miễn dịch. Ví dụ như vắc xin Menveo ở Mỹ phòng được não mô cầu các type A, C, Y và W135, còn vắc xin Meningo đang sử dụng ở Việt Nam của chúng ta phòng được các type A và C. Vắc xin Trumenba thì chỉ phòng được não mô cầu type B. Cần căn cứ theo type não mô cầu gây bệnh phổ biến ở từng khu vực để lựa chọn vắc xin cho phù hợp. Vắc xin phòng bệnh do não mô cầu chỉ phòng được bệnh viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu gây ra. Bệnh viêm màng não ở Việt Nam thường do các vi khuẩn khác gây nên, chẳng hạn như Haemophilus influenza ở trẻ em, liên cầu lợn (Streptococcus suis) và phế cầu (Streptococcus pneumoniae) ở người lớn. Do vậy có thể khẳng định vắc xin phòng bệnh do não mô cầu không phải là vắc xin phòng được các bệnh viêm màng não nói chung.
Thân ái!
Cách phòng tránh viêm não mô cầu
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ,
Vậy theo bác sĩ, làm thế nào để phòng tránh bệnh viêm màng não mô cầu?
Xin cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái
Chào bạn,
Phòng tránh chủ động dựa vào vắc xin. Khi bệnh xảy ra cần cách li người bệnh trong vòng ít nhất 24 giờ sau khi đã điều trị thuốc kháng sinh đặc hiệu. Biện pháp cách li áp dụng để phòng ngừa bệnh lây truyền đường hô hấp qua trung gian các giọt nhỏ chất xuất tiết từ đường hô hấp. Những người tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc kéo dài với người bệnh sẽ được chỉ định uống thuốc kháng sinh phòng bệnh.
Thân ái!
Theo ViCare