Nên điều trị đông y với những bệnh nào? (Phần 2)


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Bên cạnh những bệnh có thể áp dụng đông y để chữa trị đã được giải đáp ở bài trước, vẫn còn nhiều trường hợp khác cũng có khả năng chữa trị bằng đông y. Tham khảo thêm về vấn đề này qua tuyển tập câu hỏi dưới đây.

Cách trị ra mồ hôi chân tay


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ ạ!

Xin hỏi bác sĩ cháu nhà tôi gần 8 tuổi bị ra mồ hôi chân tay, vậy làm sao để hết?

Xin cám ơn!

Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy


Chào bạn!

Ra mồ hôi chân tay nhiều có thể là 1 tình trạng bẩm sinh, và tăng lên vào tuổi dậy thì. Nguyên nhân gây bệnh được cho là do hoạt động quá mức của thần kinh giao cảm ở tủy sống (hệ thống kiểm soát hoạt động của tuyến mồ hôi), do yếu tố di truyền, lo nghĩ, sợ hãi…Y học hiện đại cho rằng lí do bệnh là do rối loạn hệ thống thần kinh thực vật.

Về chữa trị, các bác sĩ chuyên khoa Da liễu có nhiều cách, từ tạm thời như nội khoa, chạy máy điện di, đến tiêm thuốc botox tại chỗ, hay phương pháp chữa trị khỏi vĩnh viễn, rất hiệu quả là diệt hạch giao cảm ngực nội soi. Theo tôi, bạn nên đưa cháu đi khám tại các bệnh viện Nhi, hay Da liễu trung ương để có biện pháp chữa trị phù hợp cho cháu.

Bạn có thể tham khảo bài thuốc đông y để chữa trị bệnh đổ mồ hôi tay. Dùng thân, lá và rễ lá lốt rang vàng, hạ thổ, mỗi lần sắc khoảng 30 gam, uống trong 7 ngày liền, sau đó nghỉ 4-5 ngày rồi tiếp tục sử dụng bài thuốc thêm 1 tuần. Nếu cháu nhà bạn không uống được, bạn nấu nước lá lốt, cho thêm chút muối tinh, ngâm tay chân của cháu bạn trong nước lá lốt ấm, nên cho cháu bạn ngâm ít nhất một lần trong ngày. Ngoài ra bạn có thể cho cháu ăn những món có lá lốt như chả lá lốt, thịt rang lá lốt, các loại canh có cho lá lốt, rất dễ ăn, thơm ngon, lại có tác dụng chữa bệnh.

Chúc sức khỏe!

Thuốc nam có chữa được viêm mũi dị ứng?


Câu hỏi bởi: gà rừng 93

Em chào Bác sĩ! Em năm nay 21 tuổi. Đi khám Bác sĩ bảo em là bị viêm mũi dị ứng, em đã uống hết thuốc và cảm thấy đỡ. Hiện tại em đang uống thêm thuốc nam tên thuốc là tỷ viêm nang. Em thấy bảo điều trị trong vòng 6 tháng. Em mới uống được 2 tháng. Em hỏi Bác sĩ liệu uống 6 tháng thuốc nam đó liền liệu có được không? Và có ảnh hưởng gì không ạ? Em cảm ơn!

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào em.

Tỷ viêm nang là thuốc thảo dược được chỉ định dùng trong chữa trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng: sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, hắt hơi liên tục, nhức đầu, đau vùng xương mặt, vùng trán.Thành phần của viên thuốc gồm Tân di hoa, Thương nhĩ tử, Kim ngân hoa, Xuyên khung, Bồ công anh, Tế tân, Bạch chỉ, Mộc thông, Cam thảo. Đây đều là những vị thuốc được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền và chưa thấy có độc tính hay tác dụng phụ gì khi dùng lâu dài. Một nghiên cứu trên 50 bệnh nhân viêm mũi dị ứng, mỗi bệnh nhân uống. Tỷ viêm nang 02 viên x 3 lần/ ngày; uống trong 4 tuần liên tiếp cho mỗi đợt. Điều trị 03 đợt, mỗi đợt cách nhau 1 tháng cho thấy thuốc có khả năng cải thiện các biểu hiện cơ năng của viêm mũi xoang mạn như nghẹt mũi; sổ mũi; khịt đàm nhầy; nhức đầu; hôi miệng…

Tuy nhiên, tỷ viêm nang là thuốc dùng để chữa trị biểu hiện của viêm mũi dị ứng, chứ không phải thuốc chữa trị tận gốc lí do gây bệnh. Trong bài thuốc này có các vị Xuyên khung, Tế tân, Bạch chỉ là những vị thuốc có tính nóng nên việc uống thuốc liên tục có thể gây ra những biểu hiện nóng trong người, mụn nhọt, táo bón, do đó cháu nên dùng một tháng thì nghỉ một tuần rồi dùng tiếp, kết hợp với xịt mũi bằng thuốc xịt mũi Hoa Ngũ Sắc, đồng thời cũng nên đi khám để theo dõi tình trạng bệnh. Nếu em đã hết các biểu hiện của viêm mũi dị ứng như sổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu v.v…thì không cần tiếp tục uống thuốc.

Chúc em luôn khỏe!

Bệnh lang ben


Câu hỏi bởi: Phạm ngọc linh

Thưa bác sĩ.e tên là linh.23t.gt nam.e bị bệnh lang ben khoang 4,5năm rồi.e dùng đủ loại thuốc,bôi và uog nhug k dc.bs có thể giúp e dc vs k ạ.e xin cảm ơn !!

Bác sĩ Hà Văn Chấn


Chào em.

Theo thống kê từ Viện da liễu, số bệnh nhân nhiễm vi nấm ngoài da ở nước ta khá nhiều, xếp hàng thứ hai trong số bệnh da liễu, chỉ sau bệnh chàm (eczema). Một trong số những bệnh da do vi nấm hay gặp nhất là lang ben. Lang ben là một bệnh nhiễm nấm, không có triệu chứng và kéo dài dai dẳng. Bệnh lang ben có khắp nơi trên thế giới, nhiều nhất ở miền nhiệt đới. Bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 20 đến 35 tuổi. Điều kiện thuận lợi để phát bệnh là làn da nóng ẩm do khí hậu, hoạt động thể lực, mặc quần áo bít kín, tiết nhiều mồ hôi nhờn. Bệnh Cushing (một loại bệnh nội tiết), sự suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng cũng là những yếu tố làm bệnh dễ phát sinh. Chính vì mức độ phổ biến và sự phát triển nhanh chóng của bệnh gây mất thẩm mĩ và ảnh hưởng tới sức khỏe con người nên phòng và chữa bệnh là mối quan tâm của rất nhiều người. Hiện nay nhiều người còn thiếu thông tin, hiểu biết sai lầm về bệnh, cũng như rất hoang mang bởi trên thị trường có rất nhiều loại thuốc được quảng cáo chữa khỏi bệnh lang ben song thực tế thì “tiền mất mà tật vẫn mang”. Để giúp em có thêm thông tin về bệnh cũng phương pháp điều trị hiệu quả bệnh lang ben, chúng tôi đã trao đổi với một số chuyên gia, bác sĩ hàng đầu về Da liễu xung quanh vấn đề “làm thế nào để điều trị bệnh lang ben an toàn và hiệu quả?” Chữa bệnh lang ben như thế nào? Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa lang ben được nhiều người áp dụng. Song hiệu quả thu được không như mong đợi do mỗi phương pháp đều có những hạn chế nhất định. “Đối với các bệnh nhân mới mắc lang ben, bệnh chỉ biểu hiện ở một diện tích nhỏ, họ thường tìm đến những phương pháp chữa bệnh trong dân gian như chữa bằng nhựa chuối xanh, củ giềng, rau răm… Đây là những cách chữa bệnh đơn giản, chi phí thấp nhưng hiệu quả không cao do tác dụng của nhựa cây kém, rất khó có thể kiên trì điều trị bằng cách này trong khoảng thời gian dài. Hơn thế nữa, nhựa cây không diệt được virut mà chỉ làm giảm triệu chứng bệnh trên bề mặt. Ngoài ra, nhựa cây làm bào mòn da, khiến cho virut dễ dàng phát triển hơn, có thể khiến bệnh tình trầm trọng hơn.” Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Thanh, chuyên gia Da liễu Viện Da liễu Việt Nam chia sẻ. Ngoài ra, còn có phương pháp sử dụng Tây y, sử dụng thuốc bôi nhóm imidazol (ketoconazol, itraconazol, fluconazol…), nhóm allylamin (terbinafin) và kháng sinh chống nấm griseofulvin. : Đối với các bệnh nhân có bệnh lây lan sang diện rộng, bắt đầu ngứa rát thường tìm đến các loại thuốc bôi. Các loại thuốc này có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc bôi này do: Ketoconazol rất độc với gan, vì vậy, trước khi điều trị, cần làm các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan. Itraconazol, fluconazol ít độc với gan và hiệu quả hơn. Nhóm allylamin hấp thu rất tốt qua đường tiêu hóa, ít gây độc cho gan, những tác dụng phụ có thể gặp là gây rối loạn tiêu hóa, gây rối loạn vị giác. Griseofulvin là thuốc uống chống nấm rẻ nhất có hiệu quả với các loại nấm da, tuy nhiên, hiệu quả thực sự không bằng các thuốc nhóm imidazol và allylamin. Thuốc có thể làm tăng nhạy cảm ánh sáng của da, vì vậy, cần tránh nắng trong thời gian dùng thuốc. Thuốc chữa bệnh lang ben hiệu quả, an toàn nhất Như vậy, điều trị bệnh lang ben bằng phương pháp dân gian hoặc Tây y đều có những nhược điểm nhất định. Theo khảo sát gần đây nhất của Viện da liễu TW về lựa chọn phương pháp chữa bệnh lang ben, có trên 60% số lượng bệnh nhân được hỏi lựa chọn chữa trị lang ben bằng thuốc Đông y tại Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Thuốc Dân Tộc. Tìm hiểu kĩ hơn về bài thuốc này, Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa Da liễu Đông y Nguyễn Thị Ngọc Anh cho biết: Trước sự gia tăng nhanh về số lượng bệnh nhân mắc bệnh lang ben, nhằm giúp các bệnh nhân có được phương pháp chữa bệnh an toàn và hiệu quả, khắc phục nhược điểm của các phương pháp hiện đang sử dụng, Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Thuốc Dân Tộc đã tìm tòi nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng và ứng dụng thành công bài thuốc Thảo dược chữa lang ben, giúp cho rất nhiều bệnh nhân vượt qua nỗi ám ảnh mang tên lang ben đồng thời tìm lại cho mình sự tự tin và niềm vui trong cuộc sống. Bài thuốc bao gồm thuốc bôi ngoài, giải độc hoàn và Bình can hoàn như sau: THẢO MỘC ĐẶC TRỊ BỆNH HẮC LÀO/ LANG BEN ( Thuốc bôi) Thành phần: Đương quy, xuyên khung, hoàng kỳ, bạch truật, phục linh… Và một số thảo dược quý khác. Công dụng: Đặc trị bệnh hắc lào, lang ben, và các loại nấm. Sát trùng, diệt các vi khuẩn, nấm Giúp tiêu viêm, giảm ngứa, chống nhiễm trùng, triệt tiêu các ổ vi khuẩn dưới da, ngăn chặn vi khuẩn lây lan xung quanh. Tái tạo da và liền sẹo. Cách dùng: Vệ sinh vùng da bị bệnh, lau khô. Sau đó thoa một lớp mỏng lên vùng da bị bệnh. Ngày sử dụng 02 lần ( Sáng/ Tối) Trước khi dùng thuốc dùng một chút riềng giã nhỏ bôi lên vùng da để tăng hiệu quả tác dụng của thuốc. Không bôi thuốc lên các vết thương hở, các vùng da nhạy cảm như mắt, mồm. Kiêng kỵ: – Điều trị bệnh lang ben phải điều trị mọi người trong gia đình. Quần, áo, mùng, mền nên thay đổi thường xuyên. Giặt giũ đồ dùng cá nhân nên giặt bằng nước nóng. Không mặc quần áo ẩm ướt. – Không ăn đồ ăn cay nóng, uống rượu bia. – Để xa tầm tay trẻ em. THÀNH PHẦN GIẢI ĐỘC: ( Cao uống) Kim ngân hoa, bồ công anh, tang bạch bì… Và một số thảo dược quý khác. Tác dụng: Có tác dụng như một kháng sinh đông y, giúp mát gan, giải độc, thanh nhiệt, trị mề đay, mẩn ngứa, lang ben (hắc lào), chống dị ứng, điều hòa nội tiết ngăn ngừa bệnh. Cách dùng: Ngày uống 2 viên ( sáng/ tối). Sau ăn 30 phút, mỗi viên cao uống với 200 ml nước sôi 100°C. Uống khi nước còn ấm. Trẻ em dưới 15 tuổi, uống thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc. BÌNH CAN HOÀN: Thành phần: Phòng phong, xuyên khung, cúc tần, bách bộ, diệp hạ châu, ngải cứu, hồng hoa, xích đồng… Công dụng: Bổ gan, nhuận gan, thông mật, hoạt huyết, giải độc, hóa ứ… Đặc trị các bệnh mề đay, mẩn ngứa, lang ben, hắc lào các chứng viêm gan do virut, da vàng, nước tiểu vàng đậm, viêm túi mật. Liều dùng: Người lớn từ 1 – 2 viên sau các bữa ăn chính 30 phút, mỗi viên cao đen pha với 200ml nước sôi 100° C, uống thuốc khi còn ấm. Trẻ em dưới 15 tuổi theo sự chỉ định của thầy thuốc.

Chúc bạn vui vẻ và thành công.

Tôi bị viêm đa khớp dạng thấp phải làm thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Xin chào bác sĩ. Tôi bị viêm sưng khớp 2 đầu gối từ năm 16 tuổi, đến nay tôi đã 33 tuổi, hiện tại 2 khối sưng ở đầu gối phát triển chậm hơn thời kỳ đầu về kích thước nhưng rất hay đau nhức, cảm giác tê mỏi rất khó chịu, đôi khi nhói như bị kim đâm, sờ vào phía bên trong của đầu gối (phần cuối của đùi ngay ổ khớp gối phía trong) thấy có vài khối u nhỏ cỡ hạt bắp. Khi vận động mạnh hoặc bê vác vật nặng (thực ra là bồng con đi dạo bộ, con tôi hiện gần 4 tuổi) thì đôi lúc có cảm giác mất hết sức lực ở 2 chân từ đầu gối trở xuống, đầu choáng váng. Các xét nghiệm máu và sinh hóa đều bình thường ngoại trừ bạch cầu có tăng đôi chút. Xin bác sĩ giải đáp cho tôi về chế độ dinh dưỡng, thể thao và các loại thuốc có thể dùng được trong thời gian dài mà không tác động nhiều đến dạ dày hay gan, vì tôi đi khám thì các bác sĩ đều kê đơn kháng sinh mạnh với yêu cầu ăn thật no và kèm thuốc hỗ trợ chức năng gan, dạ dày. Tôi thấy tivi có giới thiệu thuốc Bách Xà, không biết tôi có thể uống thuốc đó trong thời gian dài không? Xin chân thành cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào bạn.

Những triệu chứng ở khớp như bạn mô tả trong thư đều là những biểu hiện của bệnh viêm khớp mạn tính dạng thấp. Bệnh gặp nhiều ở nữ hơn ở nam giới, lí do gây bệnh còn chưa rõ nhưng có liên quan nhiều đến yếu tố miễn dịch.

Viêm khớp dạng thấp thường xuất hiện viêm đau nhiều khớp, viêm khớp có tính chất đối xứng, sưng đau và hạn chế vận động, ít có nóng đỏ. Bệnh thường tiến triển từng đợt nặng dần, dẫn đến biến dạng khớp. Ngoài ra còn xuất hiện hạt nổi gờ trên mặt da, kích thước khoảng 5-20mm, cứng và dính vào nền xương, không đau, không thấy lỗ dò. Hay gặp ở đầu trên xương trụ gần khớp khuỷu, đầu trên xương chày gần gối, hoặc quanh các khớp khác. Xét nghiệm máu và sinh hóa thường không thấy gì đặc biệt, tuy nhiên nếu làm những xét nghiệm miễn dịch đặc hiệu có thể thấy sự biến đổi.

Theo Y học cổ truyền thì viêm khớp dạng thấp là một loại bệnh phong thấp thuộc phạm vi chứng Tỳ. Bệnh triệu chứng rõ khi thời tiết thay đổi hoặc khí trời ẩm ướt. Phong và thấp là hai yếu tố gây bệnh luôn đi kèm với bệnh viêm khớp mãn tính.

Tỳ Vị thuộc Thổ. Trong ngũ hành khí, Thổ khí là loại khí đối kháng với thấp khí. Nếu Tỳ Vị sung mãn sẽ giúp tiêu trừ thấp khí, tăng cường chuyển hóa và thúc đẩy khí huyết lưu thông. Khi “huyết hành, phong sẽ tự diệt”, những điểm ứ trệ khí huyết gây tê, đau cũng sẽ dần dần được giải tỏa. Do đó, ngoài việc bổ Can Thận, sơ phong tán thấp thì việc kiện Tỳ, bổ khí là khâu chủ đạo trong phép chữa bệnh thấp khớp.

Tỳ Vị là cơ quan thu nạp và chuyển hoá thức ăn, Tỳ lại “chủ tứ chi và cơ nhục” nên chế độ ăn uống và vận động hợp lý có liên quan mật thiết đến thịnh suy của Tỳ. Dù có uống thuốc hay không thì chế độ ăn uống và luyện tập thể lực luôn là yếu tố quyết định trong việc phòng ngừa và chữa trị viêm khớp. Chế độ ăn uống ngoài việc cung cấp đủ những nhóm thức ăn thiết yếu và vi chất cần thiết còn phải biết nhận dạng và kiêng cữ những thức ăn sinh phong, có phong để loại bỏ các tác nhân có khả năng kích hoạt quá trình viêm nhiễm

Thuốc chườm bên ngoài, trong những lúc thời tiết ẩm ướt, đau nhức gia tăng, người bệnh có thể dùng biện pháp chườm nóng bên ngoài để sức nóng và sức thuốc thấm qua da tăng cường tác dụng làm tan ứ huyết và giảm đau.

Một số biện pháp chườm nóng:

Dùng gừng tươi, lá ngũ trảo, lá ngải cứu tươi hoặc lá lốt rửa sạch, giả nát, có thể thêm vào một chút rượu. Xào nóng, bỏ vào túi vải, chườm nóng bên ngoài chỗ đau.

Dùng muối hột rang nóng bỏ vào túi vải, chườm nóng bên ngoài chỗ đau.

Ngâm nước gừng nóng: Cho một thìa canh bột gừng vào trong một chậu nước nóng hoặc bồn tắm nóng. Độ nóng vừa đủ. Ngâm vùng thân thể có khớp bị đau nhức 10 -15 phút mỗi lần. Chú ý không chườm nóng trong đợt viêm cấp khi khớp sưng, nóng, đỏ, đau. Ăn uống và tập luyện chế độ ăn uống.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt có tác động rất lớn đến việc phòng ngừa cũng như chữa trị bệnh thấp khớp. Yếu tố nào giúp ích cho Tỳ Vị vượng thịnh hoặc tăng cường khả năng giải độc của Can Thận sẽ có ảnh hưởng hỗ trợ chữa trị. Yếu tố nào làm suy yếu Vị khí sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với bệnh. Để được hấp thu và tiêu hóa, thức ăn, thức uống phải thông qua dạ dày nên có tác dụng trực tiếp đến khí hóa của Tỳ Vị. Những đồ ăn cay, ấm, dễ tiêu và việc ăn uống điều độ có thể phát huy Vị khí.

Trái lại, “Tỳ ố thấp”, những thức ăn hàn, lạnh đình tích khó tiêu, dễ sinh thấp khí sẽ làm trệ Tỳ. Ngoài ra, việc ăn nhiều thịt động vật dễ sinh ra nhiều chất cặn bã không được phân giải tốt, bám vào các tổ chức bị xơ hoá hoặc vôi hoá xung quanh khớp có thể làm bệnh nặng thêm.

Tránh những thức ăn có thể kích hoạt phản ứng viêm của cơ thể: do viêm khớp dạng thấp là bệnh do cơ chế tự miễn dịch. Thông thường cơ chế này rất khó thay đổi, nên chu kỳ viêm và uống thuốc chống viêm cứ tiếp tục phải tái diễn. Việc uống thuốc ức chế miễn dịch lâu dài sẽ làm giảm khả năng chống lại các vi trùng gây bệnh và có thể gây ra những phản ứng phụ nguy hại như xuất huyết tiêu hoá, loãng xương, phù. Do đó, một biện pháp quan trọng trong chữa bệnh thấp khớp là phải ngăn và kiểm soát các yếu tố nguy cơ dẫn đến phản ứng dây chuyền.

Khi chữa trị viêm khớp, các thầy thuốc Đông y thường khuyên bệnh nhân phải kiêng một số loại thức ăn được cho là có phong, hay sinh phong như thịt gà, bò, tôm, cá biển. Các loại rau xanh và ngũ cốc thô, các loại đậu, các loại hạt còn nguyên lớp vỏ lụa bên ngoài (ví dụ như gạo lứt) chứa rất nhiều chất xơ, sinh tố và khoáng chất có tính năng giải độc, chống béo phì và tăng cường sức đề kháng. Lớp vỏ ngoài của các loại ngũ cốc có nhiều sinh tố nhóm B được coi là có tính dương, ấm, có tác dụng hỗ trợ cho sự chuyển hóa ở dạ dày và tăng cường khí hóa Tỳ Vị, vận động thân thể.

Theo Đông y, Tỳ chủ về tay chân và chủ về sự lưu thông khí huyết. Khí của Tỳ Vị không thể phát huy nếu không thấy sự vận động. Nghiên cứu cũng cho thấy những người tập thể dục trên 60 phút mỗi tuần giảm đáng kể nguy cơ viêm khớp, những người tập trên 2,5 giờ mỗi tuần ngăn ngừa được nguy cơ viêm khớp.

Do đó,vận động, rèn luyện thân thể trong điều kiện sức khỏe cho phép là biện pháp trực tiếp và quan trọng để cải thiện sức khỏe trong bệnh thấp khớp. Tập những động tác căng giãn của Yoga hoặc đi bộ vài chục phút mỗi ngày sẽ làm các cơ và khớp linh hoạt, tăng cường sự lưu thông khí huyết để giúp phân tán và đào thải những cặn bã ra khỏi cơ thể.

Với thuốc Bách Xà mà bạn hỏi trong thư, đây là loại thuốc được bào chế có thành phần cao rắn hổ mang, cao xương dê kết hợp với một số vị thuốc y học cổ truyền có công dụng khu phong, trừ thấp, tán hàn. Dùng hỗ trợ chữa trị giảm đau mỏi khớp, thấp khớp. Thuốc thích hợp dùng cho những bệnh nhân bị viêm khớp, thấp khớp như bạn. Tuy nhiên, đây chỉ là thuốc hỗ trợ chữa trị, và kết quả còn phụ thuộc vào từng bệnh nhân. Vì thế tốt nhất bạn nên đi khám chuyên khoa xương khớp và Đông y để có hướng chữa trị tốt nhất.

Chúc bạn mau khỏi bệnh!

Chữa bệnh méo mồm bẩm sinh


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ. Em bị méo mồm bẩm sinh năm nay e 23t rồi ak.khi giao tiếp đặc biệt là cười miệng e bị méo e rất mất tự tin.bác sĩ cho e hỏi là có phương pháp điều trị bệnh cuả e k ak và chi phí hết bn ake xin chân thành cảm ơn

Chăm sóc khách hàng ViCare


Chào anh/chị,

Trước tiên, ViCare cảm ơn anh/chị đã quan tâm và sử dụng tính năng đặt câu hỏi trên trang Hỏi Bác Sĩ của ViCare. ViCare có nhận được câu hỏi của chị liên quan đến chữa bệnh méo miệng, nên ViCare đã liên hệ với cơ sở y tế liên quan để tìm câu trả lời.

Méo miệng thường bị do liệt dây thần kinh số 7 . Bệnh liệt dây thần kinh VII ngoại biên là bệnh rất phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi.

Phát hiện sớm và điều trị sớm đóng vai trò quan trọng cho kết quả điều trị. Nếu đến sớm: thời gian điều trị ngắn, phục hồi nhanh, không để lại di chứng. Hiện này phương pháp chữa trị tốt nhất đối với liệt VII ngoại biên là châm cứu và xoa bóp bấm huyệt vùng mặt. Anh/chị đã bị liệt mặt có lẽ cũng tương đối lâu, đây là giai đoạn di chứng khả năng phục hồi rất khó.

Anh/chị có thể giúp em áp dụng một số phương pháp tại nhà để tránh cho mặt chảy xệ thêm: Làm ấm mặt bằng chườm khăn ấm khoảng 15 phút mỗi ngày. Mát-xa mặt: đặt 3-4 ngón tay lên trên lông mày bên liệt, miết nhẹ từ từ lên trên đến chân tóc, miết ra vùng thái dương. Làm tương tự nhưng miết theo vòng tròn ở trên má, ở cằm và hướng ra phía tai. Xoa bóp có tác dụng giảm phù nề mặt bên liệt và giảm co cứng trong giai đoạn di chứng. Khi mát-xa mặt tránh nhíu mày, mím môi, nghiến hai hàm răng, dướn lông mày, cau mày, mím môi, huýt sáo hoặc nhăn cằm và đưa cằm nhô ra trước. Những động tác này khiến cơ mặt càng giãn ra và chảy xệ dẫn đến lệch mặt là điều không tránh khỏi. Ngoài ra khi ăn, nhai thức ăn bằng cả hai bên hàm, chú ý vệ sinh miệng sau khi ăn vì thức ăn dễ đọng lại ở miệng bên liệt. Ngoài ra anh/chị cũng có thể khám bệnh ở các phòng khám y học cổ truyền để được tư vấn.

Hi vọng thông tin trên sẽ giúp ích cho anh/chị.

Chúc anh/chị sức khỏe.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl