BV Nhi đồng 1 TPHCM vừa làm thủ tục xuất viện cho bệnh nhi Nguyễn Minh Huy, 19 tháng tuổi, sống ở tỉnh Cà Mau. Do gia đình quá kiêng cữ, bệnh nhi bị các thương tổn ngoài da rất nghiêm trọng…
Suy dinh dưỡng nặng vì quá kiêng
Trước khi nhập viện, bệnh nhi Huy đã bị bệnh ở da kéo dài cả tháng. Lúc đầu, chỉ là những nổi nốt đỏ, sau đó những tổn thương này chảy nước vàng ở bụng, cổ, lưng, mông và các nếp gấp da, rồi đóng thành vảy khô. Nghĩ là do con ăn những thức ăn ngọt, thức ăn gây dị ứng ngoài da nên gia đình cho con ăn kiêng. Huy phải ăn cháo trắng cả tháng trời.
Thay vì vệ sinh da sạch sẽ, bé Huy lại được cha mẹ kiêng cữ tắm, suốt ngày ủ kín trong phòng để tránh gió, tránh nước. Đến khi bế con thấy nhẹ tênh, sốt cao… gia đình mới đưa con vào BV Nhi đồng 1, lúc này bé bị suy dinh dưỡng nặng, chỉ còn 7kg. Toàn thân Huy nổi rất nhiều nốt mủ, lác đác vài chỗ có vết nứt; miệng, mũi cũng bị loét.
Các bác sỹ xác định bé Huy bị nhiễm trùng máu vi trùng tụ cầu do biến chứng của nhiễm trùng ở da. Trong thời gian một tháng, vừa tiêm thuốc kháng sinh, vệ sinh da, điều chỉnh dinh dưỡng…, các bác sỹ mới khống chế được tình trạng nhiễm trùng, tổn thương ở da. Bé Huy vừa được xuất viện nhưng phải tiếp tục tái khám để phục hồi.
Bé Mạnh Quỳnh (Vị Xuyên, Hà Giang) cũng phải nhập viện khi mới được 20 ngày vì chứng vàng da do gia đình kiêng cữ. Mẹ bé Quỳnh cho biết, do những ngày vừa qua trời lạnh nên sau khi đưa hai mẹ con về nhà, đã xếp chỗ cho mẹ con Quỳnh ở trong buồng để tránh gió lạnh. Vì thường xuyên ở trong phòng tối nên chị đã không biết da của em bé đã chuyển sang màu vàng ệch. Rất may, một người chị họ đang học trường y về thăm, khi bế em bé ra ngoài phòng khách đã phát hiện chứng vàng da, vội đưa bệnh nhi đến viện kịp thời.
Trẻ dễ biến chứng toàn thân
Theo BS Hải Thoa, BV Nhi đồng 1, một số những kiêng cữ sai lầm các bậc cha mẹ cần tránh sau đây:
Tránh kiêng ăn: Một số cha mẹ nghĩ rằng phải kiêng ăn mới tốt cho sức khoẻ của trẻ bị bệnh. Nhiều trường hợp chỉ cho trẻ ăn cháo trắng, kiêng cữ canh, rau, trái cây. Điều này làm cho trẻ thiếu năng lượng và các dưỡng chất để hồi phục bệnh. Trong khi đó, nhu cầu dinh dưỡng trẻ bệnh lại cao để bù năng lượng mất và tiếp tục cho sự phát triển.
Khi bệnh trẻ thường chán ăn, bỏ bữa dẫn đến sụt cân, có thể bị suy dinh dưỡng. Cha mẹ cần giúp trẻ thấy dễ chịu, thoải mái, ăn được nhiều hơn bằng cách cho ăn thành nhiều bữa, thức ăn nấu lỏng, chế biến hợp khẩu vị. Trẻ nên duy trì bú mẹ hay uống sữa ngoài, vì đây là thức ăn cần thiết cho giai đoạn tăng trưởng thể chất lẫn trí não. Sau ốm, phải tăng cường các thức ăn có nhiều đạm như thịt, cá, trứng, sữa và các thực phẩm giàu vitamin như các loại trái cây, nước ép hoa quả để phòng tránh suy dinh dưỡng.
Tránh cữ nước, tránh gió: Ủ kín, cho trẻ ở trong phòng tối sẽ gây nhiều khó khăn trong chăm sóc và ảnh hưởng xấu đến trẻ. Trong môi trường thiếu ánh sáng sẽ khó nhìn rõ những bất thường mới ở da trẻ như vàng da, mụn mủ da. Ủ kín trẻ có thể gây ứ đọng mủ ở da, nguy cơ nhiễm trùng rất cao.
Riêng với bệnh vàng da, theo BS Đức Trí, BV Nhi đồng 1, có khoảng 25 – 50% trẻ sơ sinh có biểu hiện. Vì sau khi sinh, các hồng cầu thai nhi bị hủy để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị hủy sẽ phóng thích vào máu một lượng lớn chất có sắc tố vàng, được gọi là bilirubin làm cho trẻ vàng da. Nếu trẻ vàng da sinh lý (trẻ có biểu hiện vàng da nhẹ ở mặt, ngực sau từ 3-5 ngày sau sinh) trẻ vẫn bú tốt thì chỉ cần cho bé bú mẹ, tắm nắng và tiếp tục theo dõi diễn tiến vàng da cho đến ít nhất 7 – 10 ngày sau sinh. Nhưng nếu trẻ ủ kín trong buồng tối sẽ khó phát hiện được tình trạng trẻ vàng da xuất hiện dưới rốn, vàng đến cổ tay, cổ chân, lòng bàn tay, bàn chân…
Ở những trẻ vàng da nặng này thì lượng bilirubin trong máu cao sẽ thấm vào não, làm cho trẻ hôn mê, co giật, có thể tử vong hay để lại di chứng về tâm thần, vận động vĩnh viễn. Ngoài ra, thói quen đắp lá không đúng, phun lá…đôi khi còn khiến trẻ bị bệnh về da tăng thêm nguy cơ nhiễm trùng; thậm chí còn gây biến chứng nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.
Dân trí.
Suy dinh dưỡng nặng vì quá kiêng
Trước khi nhập viện, bệnh nhi Huy đã bị bệnh ở da kéo dài cả tháng. Lúc đầu, chỉ là những nổi nốt đỏ, sau đó những tổn thương này chảy nước vàng ở bụng, cổ, lưng, mông và các nếp gấp da, rồi đóng thành vảy khô. Nghĩ là do con ăn những thức ăn ngọt, thức ăn gây dị ứng ngoài da nên gia đình cho con ăn kiêng. Huy phải ăn cháo trắng cả tháng trời.
Thay vì vệ sinh da sạch sẽ, bé Huy lại được cha mẹ kiêng cữ tắm, suốt ngày ủ kín trong phòng để tránh gió, tránh nước. Đến khi bế con thấy nhẹ tênh, sốt cao… gia đình mới đưa con vào BV Nhi đồng 1, lúc này bé bị suy dinh dưỡng nặng, chỉ còn 7kg. Toàn thân Huy nổi rất nhiều nốt mủ, lác đác vài chỗ có vết nứt; miệng, mũi cũng bị loét.
Các bác sỹ xác định bé Huy bị nhiễm trùng máu vi trùng tụ cầu do biến chứng của nhiễm trùng ở da. Trong thời gian một tháng, vừa tiêm thuốc kháng sinh, vệ sinh da, điều chỉnh dinh dưỡng…, các bác sỹ mới khống chế được tình trạng nhiễm trùng, tổn thương ở da. Bé Huy vừa được xuất viện nhưng phải tiếp tục tái khám để phục hồi.
Bé Mạnh Quỳnh (Vị Xuyên, Hà Giang) cũng phải nhập viện khi mới được 20 ngày vì chứng vàng da do gia đình kiêng cữ. Mẹ bé Quỳnh cho biết, do những ngày vừa qua trời lạnh nên sau khi đưa hai mẹ con về nhà, đã xếp chỗ cho mẹ con Quỳnh ở trong buồng để tránh gió lạnh. Vì thường xuyên ở trong phòng tối nên chị đã không biết da của em bé đã chuyển sang màu vàng ệch. Rất may, một người chị họ đang học trường y về thăm, khi bế em bé ra ngoài phòng khách đã phát hiện chứng vàng da, vội đưa bệnh nhi đến viện kịp thời.
Trẻ dễ biến chứng toàn thân
Theo BS Hải Thoa, BV Nhi đồng 1, một số những kiêng cữ sai lầm các bậc cha mẹ cần tránh sau đây:
Tránh kiêng ăn: Một số cha mẹ nghĩ rằng phải kiêng ăn mới tốt cho sức khoẻ của trẻ bị bệnh. Nhiều trường hợp chỉ cho trẻ ăn cháo trắng, kiêng cữ canh, rau, trái cây. Điều này làm cho trẻ thiếu năng lượng và các dưỡng chất để hồi phục bệnh. Trong khi đó, nhu cầu dinh dưỡng trẻ bệnh lại cao để bù năng lượng mất và tiếp tục cho sự phát triển.
Khi bệnh trẻ thường chán ăn, bỏ bữa dẫn đến sụt cân, có thể bị suy dinh dưỡng. Cha mẹ cần giúp trẻ thấy dễ chịu, thoải mái, ăn được nhiều hơn bằng cách cho ăn thành nhiều bữa, thức ăn nấu lỏng, chế biến hợp khẩu vị. Trẻ nên duy trì bú mẹ hay uống sữa ngoài, vì đây là thức ăn cần thiết cho giai đoạn tăng trưởng thể chất lẫn trí não. Sau ốm, phải tăng cường các thức ăn có nhiều đạm như thịt, cá, trứng, sữa và các thực phẩm giàu vitamin như các loại trái cây, nước ép hoa quả để phòng tránh suy dinh dưỡng.
Tránh cữ nước, tránh gió: Ủ kín, cho trẻ ở trong phòng tối sẽ gây nhiều khó khăn trong chăm sóc và ảnh hưởng xấu đến trẻ. Trong môi trường thiếu ánh sáng sẽ khó nhìn rõ những bất thường mới ở da trẻ như vàng da, mụn mủ da. Ủ kín trẻ có thể gây ứ đọng mủ ở da, nguy cơ nhiễm trùng rất cao.
Riêng với bệnh vàng da, theo BS Đức Trí, BV Nhi đồng 1, có khoảng 25 – 50% trẻ sơ sinh có biểu hiện. Vì sau khi sinh, các hồng cầu thai nhi bị hủy để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị hủy sẽ phóng thích vào máu một lượng lớn chất có sắc tố vàng, được gọi là bilirubin làm cho trẻ vàng da. Nếu trẻ vàng da sinh lý (trẻ có biểu hiện vàng da nhẹ ở mặt, ngực sau từ 3-5 ngày sau sinh) trẻ vẫn bú tốt thì chỉ cần cho bé bú mẹ, tắm nắng và tiếp tục theo dõi diễn tiến vàng da cho đến ít nhất 7 – 10 ngày sau sinh. Nhưng nếu trẻ ủ kín trong buồng tối sẽ khó phát hiện được tình trạng trẻ vàng da xuất hiện dưới rốn, vàng đến cổ tay, cổ chân, lòng bàn tay, bàn chân…
Ở những trẻ vàng da nặng này thì lượng bilirubin trong máu cao sẽ thấm vào não, làm cho trẻ hôn mê, co giật, có thể tử vong hay để lại di chứng về tâm thần, vận động vĩnh viễn. Ngoài ra, thói quen đắp lá không đúng, phun lá…đôi khi còn khiến trẻ bị bệnh về da tăng thêm nguy cơ nhiễm trùng; thậm chí còn gây biến chứng nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.
Dân trí.
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,570
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,120
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,534