Cách sử dụng nhóm thuốc an thần Benzodiazepin – Thông tin thuốc


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Thuốc Tân Dược -
Loading…

hoanghai

15 Tháng Năm, 2016
Thuốc Tân dược, Thuốc Thần Kinh

9,287 Lượt xem


Là nhóm lựa chọn hàng đầu để chống lo âu, an thần và gây ngủ. Thuốc nhóm này có ưu điểm đưa giấc ngủ đến nhanh, làm giảm số lần thức giấc, giảm ưu tư lo lắng hoặc khó đi vào giấc ngủ, ít gây lệ thuộc thuốc và tương đối an toàn.




Nhóm này có tác dụng làm quên ký ức gần hơn là ký ức xa. Liều cao gây ức chế trung tâm hô hấp và vận mạch.

Các thụ thể của BZD có ở nhiều vùng trên não như đồi thị, hệ viền, vỏ não. Các thụ thể này là một phần phức hợp “GABAA-kênh Cl-“. Khi BZD gắn vào thụ thể làm tăng số lần mở kênh Cl- nên làm thuận lợi cho tác động ức chế của GABA.

Thuốc hấp thu gần như hoàn toàn qua hệ tiêu hóa. Được chuyển hóa bởi nhiều hệ men gan thành chất chuyển hóa vẫn còn tác dụng rồi lại bị chuyển hóa tiếp với tốc độ chậm hơn. Vì vậy, tác dụng của BZD ít liên quan đến thời gian bán thải. Các BZD có 4 nhóm tác dụng chính:

Nhóm thuốc an thần, giảm lo âu:

  • Nhóm này gồm Alprazolam, Clorazepam, Diazepam, Bromazepam …
Nhóm gây ngủ:

  • Thuốc làm giảm thời gian tiềm tàng, tăng thời gian giấc ngủ nghịch thường. Khác với barbiturat, nhóm này không có tác dụng gây mê khi dùng liều cao. Nhóm này gồm:
  • Nitrazepam (Mogadon): chỉ định khi mất ngủ cuối giấc.
  • Flunitrazepam (Rohypnol): chỉ định khi thao thức về đêm.
  • Triazolam (halcion): chỉ định khi mất ngủ đầu giấc.
Nhóm chống co giật:

  • Nhóm này gồm Clorazepam, Lorazepam, Nitrazepam, Diazepam …
Nhóm giãn cơ:

  • Nhóm này gồm Diazepam, Tetrazepam …


Không dùng các thuốc nhóm BZD trong các trường hợp:


  • Suy hô hấp, nhược cơ: do tác dụng ức chế thần kinh và giãn cơ.
  • Suy gan: Theo các thầy thuốc Việt Nam do thuốc chuyển hóa tạo các chất có tác dụng kéo dài, có thể tăng độc tính hoặc gây độc gan ở người suy chức năng gan.
  • Những trường hợp đang cần sự tỉnh táo: lái xe, vận hành máy móc …
  • Flumazenil là chất đối kháng tại thụ thể của BZD, làm đảo ngược các tác động của BZD trên thần kinh trung ương nên thường được dùng để chữa quá liều BZD.


Nguồn theo Y tế Việt Nam









Có thể bạn quan tâm












Ciprofloxacin là thuốc được biết đến với nhiều tên biệt dược như: Cipicin, Ciplox,Ciprofloxacin… có …




 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl