Hỏi Bác Sĩ - Cao huyết áp là một bệnh lý thường gặp ở những người cao tuổi và có thể dùng thuốc để hỗ trợ điều trị. Những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lưu ý khi sử dụng loại thuốc này.
Thuốc medrol cho người cao huyết áp tim mạch
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sỹ, mẹ em năm nay 78 tuổi vừa mổ tắc lệ đạo đặt silicon được 2 ngày, bệnh viện mắt cho uống thuốc Medrol 2 viên vào buổi sáng và tatanol 1 viên (3 lần) /ngày, cephalexin 1 vièn/3 lần/ ngày.
Sau khi uống được 2 ngày thì huyết áp mẹ em tăng và đã đi khám bệnh viện đa khoa bưu điện nhưng bác sỹ nói do thuốc Medrol làm tăng huyết áp cộng với đang bị vết mổ hành nên uống thuốc cao huyết áp để giảm.
Em có đọc trên mạng nếu bênh nhân dị ứng với thuốc medrol sẽ phải ngưng và đổi sang thuốc khác. Bác sỹ tù vấn giùm em xem thuốc nào thay cho thuốc medrol mà dành cho người cao huyết áp ạ.
cám ơn bác sỹ
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Tôi xin trao đổi với bạn một vấn để thực tế như sau: Thuốc Medrol là prednisolon được methyl hóa
(Methylprednisolon) Do methyl hóa prednisolon, tác dụng corticoid chuyển hóa muối đã được loại trừ, vì vậy có rất ít nguy cơ giữ Na+, và gây phù, tăng huyết áp. Tác dụng chống viêm của methylprednisolon tăng 20% so với tác dụng của prednisolon thường; 4 mg methylprednisolon có hiệu lực bằng 20 mg hydrocortison.Như vậy: Những tác dụng không mong muốn thường xảy ra nhiều nhất khi dùng methylprednisolon liều cao và dài ngày gây phù, tăng huyết áp.
Xem :
Đối chiếu với trường hợp của mẹ ban. Mới dùng thuốc được 2 ngày thì nguyên nhân cao huyết áp ở đây không phải là do uống thuốc mà là sự trùng hợp. Vì vậy bác sĩ không cắt thuốc Medrol mà cho thêm thuốc hạ huyết áp là hợp lý, tuy nhiện việc giải thích là do dùng thuốc medrol gây nên tăng huyết áp ở trường hợp mẹ của bạn là không hợp lý.
Bạn vẫn nên phải cho mẹ dùng Medrol là thuốc rất cần thiết sau mổ mắt đặt Silicon. Thuốc medrol ít khi có tình trạng dị ứng, thuốc có tác dụng phụ là tăng giữ nước và cao huyết áp chỉ khi dùng liều cao dài ngày.
Chúc bệnh nhân mau lành bệnh
Bị bệnh cao huyết áp, dùng thuốc đều đặn mà vẫn đau đầu
Câu hỏi bởi: Minh Hiền
Chào bác sĩ.
Mẹ cháu năm nay 41 tuổi, bị bệnh cao huyết áp, huyết áp khoảng 180mmHg. 4 năm nay dùng thuốc tây đều đặn mà mẹ cháu thường đau đầu. Vậy có thể gây biến chứng gì không ạ? Và có phương thuốc dân gian nào để trị không ạ?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào cháu.
Trước tiên cháu cần biết: Huyết áp cao là tình trạng huyết áp tối đa lớn hơn 140mmHg và huyết áp tối thiểu lớn hơn hoặc bằng 90mmHg. Bệnh diễn biến không rõ ràng và biểu hiện bên ngoài thường rất mơ hồ khiến nhiều người bệnh mà không biết mình bị cao huyết áp. Bệnh tiến triển thầm lặng, dễ dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều chỉnh lối sống kịp thời.
Các biến chứng thường gặp của cao huyết áp là:
1. Các biến chứng tim mạch:
Cao huyết áp lâu ngày làm hư lớp nội mạc gây xơ vữa động mạch và làm hẹp mạch vành gây đau ngực do thiếu máu cơ tim, nặng có thể gây nhồi máu cơ tim. Cao huyết áp làm cơ tim phì đại (cơ tim dày lên).
Bệnh cao huyết áp có thể gây suy tim.
2. Các biến chứng về não:
Xuất huyết não: Khi huyết áp lên quá cao, mạch máu não không chịu nổi áp lực cao có thể bị vỡ, lúc đó bệnh nhân bị xuất huyết não, gây liệt nửa người, liệt hoàn toàn, nặng thì có thể tử vong (biểu hiện của bệnh nhân tùy vùng xuất huyết lớn hay nhỏ và tùy vị trí vùng xuất huyết).
Nhũn não: Cao huyết áp làm hẹp mạch máu nuôi não (tương tự hư mạch vành), nếu mảng xơ vữa bị nứt, vỡ, làm hình thành cục máu đông, làm tắc mạch máu não gây chết 1 vùng não (còn gọi là nhũn não).
Thiếu máu não: Cao huyết áp làm hẹp động mạch cảnh, động mạch não, làm máu bơm lên não không đủ khiến bệnh nhân thấy đau đầu chóng mặt, hoa mắt, có khi bất tỉnh.
3. Các biến chứng về thận: Gây suy thận.
4. Các biến chứng về mắt: Gây xuất huyết võng mạc, phù đĩa thị giác làm giảm thị lực, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.
5. Các biến chứng về mạch máu:
Cao huyết áp làm động mạch chủ phình to, có thể bóc tách và vỡ thành động mạch chủ dẫn đến chết người.
Cao huyết áp làm hẹp động mạch chậu, động mạch đùi, động mạch chân. Khi động mạch chi dưới bị hẹp nhiều, bệnh nhân đi một đoạn đường thì đau chân, phải đứng lại nghỉ (đau cách hồi).
Bệnh cao huyết áp của mẹ cháu có chỉ số huyết áp tâm thu tương đối cao (180mmHg). Đây là ranh giới giữa cao huyết áp độ II và độ III, mẹ cháu vẫn thường xuyên dùng thuốc hạ huyết áp và thường xuyên bị đau đầu. Như vậy bệnh tăng huyết áp của mẹ cháu rất dễ bị các biến chứng như trên.
Để đề phòng các biến chứng, việc đầu tiên là phải kiểm soát được huyết áp, phải đưa được chỉ số huyết áp về dưới 180mmHg. Mẹ cháu cần phải uống thuốc thường xuyên, kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, nên ăn nhạt, tập thể dục đều đặn. Nếu có tăng mỡ máu phải uống thuốc hạ mỡ máu. Nên dùng cần tây tươi rửa thật sạch, giã nát rồi ép lấy nước, chế thêm một chút mật ong, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 40ml. Cải cúc: Nên dùng làm rau ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước cốt. Có thể uống trà Giảo cổ lam hàng ngày. Nếu làm như vậy mà huyết áp của mẹ cháu không xuống, cháu cần đưa mẹ đi khám lại bác sĩ để phát hiện và điều trị kịp thời tăng huyết áp kháng trị.
Chúc gia đình cháu mạnh khỏe!
Bị cao huyết áp và bị tức ngực do đau mạch vành có thể dùng thuốc cùng nhau không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu chào bác sĩ ạ.
Bố cháu đang bị cao huyết áp và bị tức ngực do đau mạch vành. Bố cháu đã dùng thuốc do bác sĩ kê nhưng chưa khỏi. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi 2 bệnh này có tác động gì nhau không và dùng cùng lúc 2 loại thuốc có sao không ạ?
Cháu cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Tăng huyết áp và bệnh mạch vành là hai bệnh lí của hệ thống tim mạch có liên quan mật thiết với nhau. Bệnh mạch vành hay còn gọi là bệnh động mạch vành, có thể gây tăng huyết áp. Và tăng huyết áp lại góp phần vào sự dày lên của thành mạch máu, có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng xơ vữa động mạch (sự tích tụ cholesterol trong các mạch máu). Thiếu máu cơ tim xảy ra khi lượng máu cung cấp đến cơ tim bị giảm do động mạch vành bị tắc nghẽn.
Bệnh nhân bị động mạch vành có tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp cao và ngược lại, tăng huyết áp là nguy cơ của bệnh động mạch vành. Sử dụng thuốc hạ huyết áp và giảm khối lượng công việc của tim kết hợp với các loại thuốc cải thiện lưu lượng máu với chế độ ăn ít muối, có thể giúp kiểm soát huyết áp cho bệnh nhân bệnh mạch vành.
Hai bệnh này có thể chữa trị đồng thời tuy nhiên có nhiều loai thuốc chữa trị tăng huyết áp với các tác dụng phụ khác nhau, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ tim mạch để chọn được loại thuốc phù hợp và việc chữa trị tăng huyết áp cần phải chữa trị suốt đời. Nếu hiện tại bố bạn đang dùng thuốc theo đơn của bác sĩ Tim mạch thì có thể yên tâm tuân thủ chữa trị.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bệnh huyết áp cao phải chữa bằng thuốc nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Ba mẹ cháu hiện nay 46 và 40 tuổi mà bị chứng huyết áp cao, thường hay tăng khoảng hơn 200. Ba cháu thì ngoài bị huyết áp cao thì còn được chẩn đoán là yếu tim và suy thận nữa. Mẹ cháu thì rất hay mệt, và bị xỉu. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi có cách nào chữa trị hết bệnh tăng huyết áp này không và các loại thuốc nào thật hiệu quả ạ?
Cháu xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Cả ba mẹ cháu đều còn trẻ tuổi và đã bị tăng huyết áp, trị số huyết áp tối đa tăng trên 220 mmHg có thể gây nguy hiểm tính mạng. Nhất thiết ba mẹ cháu cần được đi khám, dùng thuốc đều đặc để kiểm soát huyết áp. Có nhiều lí do gây nên tăng huyết áp như vữa xơ động mạch, suy thận, rối loạn hoóc-môn..v.v. Tăng huyết áp kéo dài có thể dẫn đến biến chứng suy tim. Về chữa trị huyết áp cần tìm lí do gây tăng huyết áp để chữa trị (chữa trị rối loạn lipid máu, chữa trị đái tháo đường, chữa trị suy thận,…)
Ba cháu có suy thận, suy thận và tăng huyết áp có mối liên quan với nhau: tăng huyết áp kéo dài gây nên suy thận và suy thận gây nên biến chứng tăng huyết áp do đó phải chữa trị tốt huyết áp để hạn chế suy thận và chữa trị suy thận để tránh tăng huyết áp. Mẹ cháu có tăng huyết áp và hay bị ngất, điều đó cho thấy sức khỏe tim mạch của mẹ cháu không tốt, có thể đã có biến chứng suy tim do tăng huyết áp, mẹ cháu cần được khám và chữa trị. Về chữa trị huyết áp cháu cần đưa ba mẹ đi khám, theo dõi sức khỏe thường xuyên và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Điều trị tăng huyết cần điều chỉnh lối sống (không uống rượu bia, không hút thuốc lá,…), thay đổi chế độ ăn, ăn nhạt giảm muối, giảm protien trong bệnh suy thận. Tăng huyết áp thường phải uống thuốc kéo dài và không được bỏ thuốc, loại thuốc nào hiệu quả còn phụ thuộc đáp ứng của người bệnh, nhưng sẽ thất bại trong chữa trị và nguy hiểm tới tính mạng khi bỏ thuốc. Ba cháu có trị số huyết áp rất cao, rất nguy hiểm, có thể xảy ra tai biến đột quỵ chảy máu não nếu không kiểm soát huyết áp tốt. Bởi vậy ba, mẹ cháu cần được khám, chữa trị, không tự ý dùng thuốc hay bỏ thuốc.
Chúc cháu và gia đình mạnh khỏe!
Thuốc medrol cho người cao huyết áp tim mạch
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sỹ, mẹ em năm nay 78 tuổi vừa mổ tắc lệ đạo đặt silicon được 2 ngày, bệnh viện mắt cho uống thuốc Medrol 2 viên vào buổi sáng và tatanol 1 viên (3 lần) /ngày, cephalexin 1 vièn/3 lần/ ngày.
Sau khi uống được 2 ngày thì huyết áp mẹ em tăng và đã đi khám bệnh viện đa khoa bưu điện nhưng bác sỹ nói do thuốc Medrol làm tăng huyết áp cộng với đang bị vết mổ hành nên uống thuốc cao huyết áp để giảm.
Em có đọc trên mạng nếu bênh nhân dị ứng với thuốc medrol sẽ phải ngưng và đổi sang thuốc khác. Bác sỹ tù vấn giùm em xem thuốc nào thay cho thuốc medrol mà dành cho người cao huyết áp ạ.
cám ơn bác sỹ
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Tôi xin trao đổi với bạn một vấn để thực tế như sau: Thuốc Medrol là prednisolon được methyl hóa
(Methylprednisolon) Do methyl hóa prednisolon, tác dụng corticoid chuyển hóa muối đã được loại trừ, vì vậy có rất ít nguy cơ giữ Na+, và gây phù, tăng huyết áp. Tác dụng chống viêm của methylprednisolon tăng 20% so với tác dụng của prednisolon thường; 4 mg methylprednisolon có hiệu lực bằng 20 mg hydrocortison.Như vậy: Những tác dụng không mong muốn thường xảy ra nhiều nhất khi dùng methylprednisolon liều cao và dài ngày gây phù, tăng huyết áp.
Xem :
Công dụng, tác dụng của thuốc Medrol #15956
Đơn thuốc Medrol , trong đó có thành phần, tác dụng, cách dùng, liều dùng tác dụng phụ và khuyến cáo, số đăng ký của nhà sản xuất hoặc các bác sĩ, dược sĩ. #15956
www.suckhoenhi.vn
Bạn vẫn nên phải cho mẹ dùng Medrol là thuốc rất cần thiết sau mổ mắt đặt Silicon. Thuốc medrol ít khi có tình trạng dị ứng, thuốc có tác dụng phụ là tăng giữ nước và cao huyết áp chỉ khi dùng liều cao dài ngày.
Chúc bệnh nhân mau lành bệnh
Bị bệnh cao huyết áp, dùng thuốc đều đặn mà vẫn đau đầu
Câu hỏi bởi: Minh Hiền
Chào bác sĩ.
Mẹ cháu năm nay 41 tuổi, bị bệnh cao huyết áp, huyết áp khoảng 180mmHg. 4 năm nay dùng thuốc tây đều đặn mà mẹ cháu thường đau đầu. Vậy có thể gây biến chứng gì không ạ? Và có phương thuốc dân gian nào để trị không ạ?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào cháu.
Trước tiên cháu cần biết: Huyết áp cao là tình trạng huyết áp tối đa lớn hơn 140mmHg và huyết áp tối thiểu lớn hơn hoặc bằng 90mmHg. Bệnh diễn biến không rõ ràng và biểu hiện bên ngoài thường rất mơ hồ khiến nhiều người bệnh mà không biết mình bị cao huyết áp. Bệnh tiến triển thầm lặng, dễ dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều chỉnh lối sống kịp thời.
Các biến chứng thường gặp của cao huyết áp là:
1. Các biến chứng tim mạch:
Cao huyết áp lâu ngày làm hư lớp nội mạc gây xơ vữa động mạch và làm hẹp mạch vành gây đau ngực do thiếu máu cơ tim, nặng có thể gây nhồi máu cơ tim. Cao huyết áp làm cơ tim phì đại (cơ tim dày lên).
Bệnh cao huyết áp có thể gây suy tim.
2. Các biến chứng về não:
Xuất huyết não: Khi huyết áp lên quá cao, mạch máu não không chịu nổi áp lực cao có thể bị vỡ, lúc đó bệnh nhân bị xuất huyết não, gây liệt nửa người, liệt hoàn toàn, nặng thì có thể tử vong (biểu hiện của bệnh nhân tùy vùng xuất huyết lớn hay nhỏ và tùy vị trí vùng xuất huyết).
Nhũn não: Cao huyết áp làm hẹp mạch máu nuôi não (tương tự hư mạch vành), nếu mảng xơ vữa bị nứt, vỡ, làm hình thành cục máu đông, làm tắc mạch máu não gây chết 1 vùng não (còn gọi là nhũn não).
Thiếu máu não: Cao huyết áp làm hẹp động mạch cảnh, động mạch não, làm máu bơm lên não không đủ khiến bệnh nhân thấy đau đầu chóng mặt, hoa mắt, có khi bất tỉnh.
3. Các biến chứng về thận: Gây suy thận.
4. Các biến chứng về mắt: Gây xuất huyết võng mạc, phù đĩa thị giác làm giảm thị lực, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.
5. Các biến chứng về mạch máu:
Cao huyết áp làm động mạch chủ phình to, có thể bóc tách và vỡ thành động mạch chủ dẫn đến chết người.
Cao huyết áp làm hẹp động mạch chậu, động mạch đùi, động mạch chân. Khi động mạch chi dưới bị hẹp nhiều, bệnh nhân đi một đoạn đường thì đau chân, phải đứng lại nghỉ (đau cách hồi).
Bệnh cao huyết áp của mẹ cháu có chỉ số huyết áp tâm thu tương đối cao (180mmHg). Đây là ranh giới giữa cao huyết áp độ II và độ III, mẹ cháu vẫn thường xuyên dùng thuốc hạ huyết áp và thường xuyên bị đau đầu. Như vậy bệnh tăng huyết áp của mẹ cháu rất dễ bị các biến chứng như trên.
Để đề phòng các biến chứng, việc đầu tiên là phải kiểm soát được huyết áp, phải đưa được chỉ số huyết áp về dưới 180mmHg. Mẹ cháu cần phải uống thuốc thường xuyên, kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, nên ăn nhạt, tập thể dục đều đặn. Nếu có tăng mỡ máu phải uống thuốc hạ mỡ máu. Nên dùng cần tây tươi rửa thật sạch, giã nát rồi ép lấy nước, chế thêm một chút mật ong, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 40ml. Cải cúc: Nên dùng làm rau ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước cốt. Có thể uống trà Giảo cổ lam hàng ngày. Nếu làm như vậy mà huyết áp của mẹ cháu không xuống, cháu cần đưa mẹ đi khám lại bác sĩ để phát hiện và điều trị kịp thời tăng huyết áp kháng trị.
Chúc gia đình cháu mạnh khỏe!
Bị cao huyết áp và bị tức ngực do đau mạch vành có thể dùng thuốc cùng nhau không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu chào bác sĩ ạ.
Bố cháu đang bị cao huyết áp và bị tức ngực do đau mạch vành. Bố cháu đã dùng thuốc do bác sĩ kê nhưng chưa khỏi. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi 2 bệnh này có tác động gì nhau không và dùng cùng lúc 2 loại thuốc có sao không ạ?
Cháu cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Tăng huyết áp và bệnh mạch vành là hai bệnh lí của hệ thống tim mạch có liên quan mật thiết với nhau. Bệnh mạch vành hay còn gọi là bệnh động mạch vành, có thể gây tăng huyết áp. Và tăng huyết áp lại góp phần vào sự dày lên của thành mạch máu, có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng xơ vữa động mạch (sự tích tụ cholesterol trong các mạch máu). Thiếu máu cơ tim xảy ra khi lượng máu cung cấp đến cơ tim bị giảm do động mạch vành bị tắc nghẽn.
Bệnh nhân bị động mạch vành có tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp cao và ngược lại, tăng huyết áp là nguy cơ của bệnh động mạch vành. Sử dụng thuốc hạ huyết áp và giảm khối lượng công việc của tim kết hợp với các loại thuốc cải thiện lưu lượng máu với chế độ ăn ít muối, có thể giúp kiểm soát huyết áp cho bệnh nhân bệnh mạch vành.
Hai bệnh này có thể chữa trị đồng thời tuy nhiên có nhiều loai thuốc chữa trị tăng huyết áp với các tác dụng phụ khác nhau, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ tim mạch để chọn được loại thuốc phù hợp và việc chữa trị tăng huyết áp cần phải chữa trị suốt đời. Nếu hiện tại bố bạn đang dùng thuốc theo đơn của bác sĩ Tim mạch thì có thể yên tâm tuân thủ chữa trị.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bệnh huyết áp cao phải chữa bằng thuốc nào?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Ba mẹ cháu hiện nay 46 và 40 tuổi mà bị chứng huyết áp cao, thường hay tăng khoảng hơn 200. Ba cháu thì ngoài bị huyết áp cao thì còn được chẩn đoán là yếu tim và suy thận nữa. Mẹ cháu thì rất hay mệt, và bị xỉu. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi có cách nào chữa trị hết bệnh tăng huyết áp này không và các loại thuốc nào thật hiệu quả ạ?
Cháu xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào cháu!
Cả ba mẹ cháu đều còn trẻ tuổi và đã bị tăng huyết áp, trị số huyết áp tối đa tăng trên 220 mmHg có thể gây nguy hiểm tính mạng. Nhất thiết ba mẹ cháu cần được đi khám, dùng thuốc đều đặc để kiểm soát huyết áp. Có nhiều lí do gây nên tăng huyết áp như vữa xơ động mạch, suy thận, rối loạn hoóc-môn..v.v. Tăng huyết áp kéo dài có thể dẫn đến biến chứng suy tim. Về chữa trị huyết áp cần tìm lí do gây tăng huyết áp để chữa trị (chữa trị rối loạn lipid máu, chữa trị đái tháo đường, chữa trị suy thận,…)
Ba cháu có suy thận, suy thận và tăng huyết áp có mối liên quan với nhau: tăng huyết áp kéo dài gây nên suy thận và suy thận gây nên biến chứng tăng huyết áp do đó phải chữa trị tốt huyết áp để hạn chế suy thận và chữa trị suy thận để tránh tăng huyết áp. Mẹ cháu có tăng huyết áp và hay bị ngất, điều đó cho thấy sức khỏe tim mạch của mẹ cháu không tốt, có thể đã có biến chứng suy tim do tăng huyết áp, mẹ cháu cần được khám và chữa trị. Về chữa trị huyết áp cháu cần đưa ba mẹ đi khám, theo dõi sức khỏe thường xuyên và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Điều trị tăng huyết cần điều chỉnh lối sống (không uống rượu bia, không hút thuốc lá,…), thay đổi chế độ ăn, ăn nhạt giảm muối, giảm protien trong bệnh suy thận. Tăng huyết áp thường phải uống thuốc kéo dài và không được bỏ thuốc, loại thuốc nào hiệu quả còn phụ thuộc đáp ứng của người bệnh, nhưng sẽ thất bại trong chữa trị và nguy hiểm tới tính mạng khi bỏ thuốc. Ba cháu có trị số huyết áp rất cao, rất nguy hiểm, có thể xảy ra tai biến đột quỵ chảy máu não nếu không kiểm soát huyết áp tốt. Bởi vậy ba, mẹ cháu cần được khám, chữa trị, không tự ý dùng thuốc hay bỏ thuốc.
Chúc cháu và gia đình mạnh khỏe!
Theo ViCare