Hỏi Bác Sĩ - Một trong những phương pháp giúp hạ huyết áp ở những người cao tuổi là dùng các loại thuốc. Vậy, làm cách nào để sử dụng chúng một cách an toàn và hiệu quả nhất?
Uống thuốc hạ huyết áp bị nặng nề, máu chảy lên đầu nóng rát, chóng mặt hàm răng bị mỏi là biểu hiện bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Mẹ tôi năm nay 54 tuổi bị tăng huyết áp và đái tháo đường nhẹ. Ngày nào mẹ cũng uống thuốc huyết áp vào buổi sáng và uống thuốc nam để hạ đường. Hôm nay lúc 4 giờ sáng khi đang ngủ tự nhiên đầu mẹ bị nặng nề, cảm giác máu chảy lên đầu nóng rát. Sau đó là chóng mặt và hàm răng bị mỏi. Bác sĩ cho hỏi hiện tượng của mẹ là bệnh gì? Có phải đột quỵ không? Mẹ tôi nên đi khám như thế nào và phòng tránh tái phát ra sao? Mong bác sĩ chỉ cho tôi.
Tôi cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn.
Nguy cơ đột quỵ trên bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường là rất cao nếu chỉ số huyết áp và đường huyết không được kiểm soát tốt. Bạn nên đưa mẹ bạn đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Để chẩn đoán được đột quỵ nhất định phải khám bệnh nhân và chụp CTScan hoặc MRI sọ não. Đồng thời mẹ bạn cần xét nghiệm đường huyết và kiểm tra huyết áp thường xuyên để có hướng can thiệp chữa trị hiệu quả.
Chúc bạn sức khỏe!
Thuốc hạ huyết áp cho bệnh nhân tiểu đường và phụ nữ mang thai?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cho tôi hỏi thuốc trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường kèm với cao huyết áp thì lựa chọn đầu là nhóm thuốc trị cao huyết áp nào? Cũng trường hợp như vậy nhưng bệnh nhân là phụ nữ mang thai thì sao?
Xin cảm ơn.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) có tăng huyết áp (THA) là đã có biến chứng. Vì vậy, ngoài việc chữa trị ĐTĐ tích cực theo đơn của bác sĩ chuyên khoa Nội tiết, thì bệnh nhân cần chữa trị tích cực tăng huyết áp đưa huyết áp về dưới mức bình thường cao. Điều trị THA cần chữa trị suốt đời. Những thuốc ức chế men chuyển được lựa chọn hàng đầu cho chữa trị tăng huyết áp ở người đái tháo đường. Đây là những thuốc chữa trị tăng huyết áp tốt, ít gây những tác dụng phụ trầm trọng, không gây rối loạn mỡ máu hay đường máu khi dùng kéo dài. Một số thuốc ức chế men chuyển hay dùng như Enalapril, Priadopril, Captopril, Benazepril. Bệnh nhân ĐTĐ có tăng huyết áp cần chữa trị theo đơn và tuân thủ lịch khám định kỳ của bác sĩ.
Phụ nữ có thai mà kèm theo tăng huyết áp thì phải rất thận trọng. Thai phụ phải đi khám chuyên khoa Sản tại bệnh viện để có phác đồ chữa trị thích hợp. Tăng huyết áp thai nghén có thể gặp ở các trường hợp sau:
Tiền sản giật hoặc sản giật: là tình trạng tăng huyết áp có kèm theo protein niệu, phù: phải đi bệnh viện chữa trị ngay, rất nguy hiểm đến tính mạng cho sản phụ và thai nhi.
Tăng huyết áp mãn tính: là tình huống tăng huyết áp trước tuần 20 của thai kỳ.
Tăng huyết áp mãn tính: do hậu quả của tiền sản giật hay sản giật.
Tăng huyết áp muộn, thoáng qua: là tăng huyết áp không liên quan tới protein niệu và không tác động đến hệ thần kinh trung ương. THA sẽ trở lại bình thường một thời gian ngắn sau đẻ.
Nếu có chỉ định chữa trị của bác sĩ Sản khoa thì bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ theo đơn thuốc. Nên bắt đầu chữa trị khi huyết áp tâm trương >100mmHg. Nhóm thuốc nên lựa chọn hàng đầu chữa trị tăng huyết áp ở phụ nữ có thai là Methyldopa, thứ đến là Hydralazin có thể được dùng thay thế. Methyldopa là thuốc ảnh hưởng lên hệ giao cảm trung ương. Đây không phải là thuốc lựa chọn ưu tiên cho chữa trị THA nhưng vì ít tác động đến thai nhi nên sản phụ dùng được. Hydralzin là nhóm thuốc giảm huyết áp mạnh. Khi dùng nếu có biểu hiện giống lupus ban đỏ phải dừng ngay.
Xin nhắc lại một lần nữa: tăng huyết áp ở người mang thai là tác động đến hai mạng người nên phải đi khám chuyên khoa Sản tại bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa chữa trị, không được tùy tiện dùng bất cứ loại thuốc nào.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Bị cao huyết áp và bị tức ngực do đau mạch vành có thể dùng thuốc cùng nhau không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu chào bác sĩ ạ.
Bố cháu đang bị cao huyết áp và bị tức ngực do đau mạch vành. Bố cháu đã dùng thuốc do bác sĩ kê nhưng chưa khỏi. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi 2 bệnh này có tác động gì nhau không và dùng cùng lúc 2 loại thuốc có sao không ạ?
Cháu cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Tăng huyết áp và bệnh mạch vành là hai bệnh lí của hệ thống tim mạch có liên quan mật thiết với nhau. Bệnh mạch vành hay còn gọi là bệnh động mạch vành, có thể gây tăng huyết áp. Và tăng huyết áp lại góp phần vào sự dày lên của thành mạch máu, có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng xơ vữa động mạch (sự tích tụ cholesterol trong các mạch máu). Thiếu máu cơ tim xảy ra khi lượng máu cung cấp đến cơ tim bị giảm do động mạch vành bị tắc nghẽn.
Bệnh nhân bị động mạch vành có tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp cao và ngược lại, tăng huyết áp là nguy cơ của bệnh động mạch vành. Sử dụng thuốc hạ huyết áp và giảm khối lượng công việc của tim kết hợp với các loại thuốc cải thiện lưu lượng máu với chế độ ăn ít muối, có thể giúp kiểm soát huyết áp cho bệnh nhân bệnh mạch vành.
Hai bệnh này có thể chữa trị đồng thời tuy nhiên có nhiều loai thuốc chữa trị tăng huyết áp với các tác dụng phụ khác nhau, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ tim mạch để chọn được loại thuốc phù hợp và việc chữa trị tăng huyết áp cần phải chữa trị suốt đời. Nếu hiện tại bố bạn đang dùng thuốc theo đơn của bác sĩ Tim mạch thì có thể yên tâm tuân thủ chữa trị.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Cơ thể mất cân bằng, huyết áp rối loạn có thể uống An não đường?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Mẹ tôi năm nay 50 tuổi. Buổi sáng ngủ dậy mẹ tôi thường mất cân bằng, khó đi lại, cơ thể lâng lâng không biết gì phải nằm nghỉ cả buổi sáng mới trở lại bình thường 1 chút. Tôi có đưa mẹ đi khám ở bệnh viện Hữu Nghị đa khoa tỉnh Nghệ An (xét nghiệm máu, nước tiểu, điện tim, chụp đầu) nhưng bác sĩ nói mọi thứ đều bình thường chỉ có huyết áp cao. Mấy hôm qua mẹ tôi có mệt hơn, tôi có mua thuốc An não đường cho mẹ uống. Mẹ tôi uống 2 ngày thấy khỏe hơn nhưng đo huyết áp lại thì chỉ còn 110. Tôi muốn hỏi bác sĩ là mẹ tôi bị bệnh gì? Uống thuốc An não đường có tác động gì không? Khi bị huyết áp cao làm gì để hạ huyết áp xuống bình thường được?
Tôi xin cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Lê Hữu Lợi
Chào bạn!
Như biểu hiện bạn mô tả thì rất có thể mẹ bạn bị rối loạn tuần hoàn não do tăng huyết áp. Bạn không cho chúng tôi biết trị số huyết áp của mẹ bạn khi cao là bao nhiêu nên chưa giải đáp cho bạn cách chữa trị huyết áp được. Tuy nhiên, người mắc bệnh cao huyết áp cần phải được theo dõi huyết áp thường xuyên và có phương án chữa trị thuốc hạ huyết áp cũng như cải thiện chế độ ăn uống sinh hoạt nhằm ngăn ngừa các biến chứng xảy ra như: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… Thuốc An não đường là loại đông dược để hỗ trợ chữa trị chứ không phải là thuốc chữa trị chính và không thay thế được thuốc chữa trị, bạn cần đưa mẹ khám định kỳ để được chữa trị theo phác đồ chuẩn của các bác sĩ chuyên khoa Tim mạch.
Chúc mẹ bạn mau khỏe!
Uống thuốc hạ huyết áp bị nặng nề, máu chảy lên đầu nóng rát, chóng mặt hàm răng bị mỏi là biểu hiện bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Mẹ tôi năm nay 54 tuổi bị tăng huyết áp và đái tháo đường nhẹ. Ngày nào mẹ cũng uống thuốc huyết áp vào buổi sáng và uống thuốc nam để hạ đường. Hôm nay lúc 4 giờ sáng khi đang ngủ tự nhiên đầu mẹ bị nặng nề, cảm giác máu chảy lên đầu nóng rát. Sau đó là chóng mặt và hàm răng bị mỏi. Bác sĩ cho hỏi hiện tượng của mẹ là bệnh gì? Có phải đột quỵ không? Mẹ tôi nên đi khám như thế nào và phòng tránh tái phát ra sao? Mong bác sĩ chỉ cho tôi.
Tôi cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào bạn.
Nguy cơ đột quỵ trên bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường là rất cao nếu chỉ số huyết áp và đường huyết không được kiểm soát tốt. Bạn nên đưa mẹ bạn đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Để chẩn đoán được đột quỵ nhất định phải khám bệnh nhân và chụp CTScan hoặc MRI sọ não. Đồng thời mẹ bạn cần xét nghiệm đường huyết và kiểm tra huyết áp thường xuyên để có hướng can thiệp chữa trị hiệu quả.
Chúc bạn sức khỏe!
Thuốc hạ huyết áp cho bệnh nhân tiểu đường và phụ nữ mang thai?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Cho tôi hỏi thuốc trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường kèm với cao huyết áp thì lựa chọn đầu là nhóm thuốc trị cao huyết áp nào? Cũng trường hợp như vậy nhưng bệnh nhân là phụ nữ mang thai thì sao?
Xin cảm ơn.
Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai
Chào bạn.
Bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) có tăng huyết áp (THA) là đã có biến chứng. Vì vậy, ngoài việc chữa trị ĐTĐ tích cực theo đơn của bác sĩ chuyên khoa Nội tiết, thì bệnh nhân cần chữa trị tích cực tăng huyết áp đưa huyết áp về dưới mức bình thường cao. Điều trị THA cần chữa trị suốt đời. Những thuốc ức chế men chuyển được lựa chọn hàng đầu cho chữa trị tăng huyết áp ở người đái tháo đường. Đây là những thuốc chữa trị tăng huyết áp tốt, ít gây những tác dụng phụ trầm trọng, không gây rối loạn mỡ máu hay đường máu khi dùng kéo dài. Một số thuốc ức chế men chuyển hay dùng như Enalapril, Priadopril, Captopril, Benazepril. Bệnh nhân ĐTĐ có tăng huyết áp cần chữa trị theo đơn và tuân thủ lịch khám định kỳ của bác sĩ.
Phụ nữ có thai mà kèm theo tăng huyết áp thì phải rất thận trọng. Thai phụ phải đi khám chuyên khoa Sản tại bệnh viện để có phác đồ chữa trị thích hợp. Tăng huyết áp thai nghén có thể gặp ở các trường hợp sau:
Tiền sản giật hoặc sản giật: là tình trạng tăng huyết áp có kèm theo protein niệu, phù: phải đi bệnh viện chữa trị ngay, rất nguy hiểm đến tính mạng cho sản phụ và thai nhi.
Tăng huyết áp mãn tính: là tình huống tăng huyết áp trước tuần 20 của thai kỳ.
Tăng huyết áp mãn tính: do hậu quả của tiền sản giật hay sản giật.
Tăng huyết áp muộn, thoáng qua: là tăng huyết áp không liên quan tới protein niệu và không tác động đến hệ thần kinh trung ương. THA sẽ trở lại bình thường một thời gian ngắn sau đẻ.
Nếu có chỉ định chữa trị của bác sĩ Sản khoa thì bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ theo đơn thuốc. Nên bắt đầu chữa trị khi huyết áp tâm trương >100mmHg. Nhóm thuốc nên lựa chọn hàng đầu chữa trị tăng huyết áp ở phụ nữ có thai là Methyldopa, thứ đến là Hydralazin có thể được dùng thay thế. Methyldopa là thuốc ảnh hưởng lên hệ giao cảm trung ương. Đây không phải là thuốc lựa chọn ưu tiên cho chữa trị THA nhưng vì ít tác động đến thai nhi nên sản phụ dùng được. Hydralzin là nhóm thuốc giảm huyết áp mạnh. Khi dùng nếu có biểu hiện giống lupus ban đỏ phải dừng ngay.
Xin nhắc lại một lần nữa: tăng huyết áp ở người mang thai là tác động đến hai mạng người nên phải đi khám chuyên khoa Sản tại bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa chữa trị, không được tùy tiện dùng bất cứ loại thuốc nào.
Chúc bạn mạnh khỏe.
Bị cao huyết áp và bị tức ngực do đau mạch vành có thể dùng thuốc cùng nhau không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Cháu chào bác sĩ ạ.
Bố cháu đang bị cao huyết áp và bị tức ngực do đau mạch vành. Bố cháu đã dùng thuốc do bác sĩ kê nhưng chưa khỏi. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi 2 bệnh này có tác động gì nhau không và dùng cùng lúc 2 loại thuốc có sao không ạ?
Cháu cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Tăng huyết áp và bệnh mạch vành là hai bệnh lí của hệ thống tim mạch có liên quan mật thiết với nhau. Bệnh mạch vành hay còn gọi là bệnh động mạch vành, có thể gây tăng huyết áp. Và tăng huyết áp lại góp phần vào sự dày lên của thành mạch máu, có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng xơ vữa động mạch (sự tích tụ cholesterol trong các mạch máu). Thiếu máu cơ tim xảy ra khi lượng máu cung cấp đến cơ tim bị giảm do động mạch vành bị tắc nghẽn.
Bệnh nhân bị động mạch vành có tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp cao và ngược lại, tăng huyết áp là nguy cơ của bệnh động mạch vành. Sử dụng thuốc hạ huyết áp và giảm khối lượng công việc của tim kết hợp với các loại thuốc cải thiện lưu lượng máu với chế độ ăn ít muối, có thể giúp kiểm soát huyết áp cho bệnh nhân bệnh mạch vành.
Hai bệnh này có thể chữa trị đồng thời tuy nhiên có nhiều loai thuốc chữa trị tăng huyết áp với các tác dụng phụ khác nhau, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ tim mạch để chọn được loại thuốc phù hợp và việc chữa trị tăng huyết áp cần phải chữa trị suốt đời. Nếu hiện tại bố bạn đang dùng thuốc theo đơn của bác sĩ Tim mạch thì có thể yên tâm tuân thủ chữa trị.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Cơ thể mất cân bằng, huyết áp rối loạn có thể uống An não đường?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Mẹ tôi năm nay 50 tuổi. Buổi sáng ngủ dậy mẹ tôi thường mất cân bằng, khó đi lại, cơ thể lâng lâng không biết gì phải nằm nghỉ cả buổi sáng mới trở lại bình thường 1 chút. Tôi có đưa mẹ đi khám ở bệnh viện Hữu Nghị đa khoa tỉnh Nghệ An (xét nghiệm máu, nước tiểu, điện tim, chụp đầu) nhưng bác sĩ nói mọi thứ đều bình thường chỉ có huyết áp cao. Mấy hôm qua mẹ tôi có mệt hơn, tôi có mua thuốc An não đường cho mẹ uống. Mẹ tôi uống 2 ngày thấy khỏe hơn nhưng đo huyết áp lại thì chỉ còn 110. Tôi muốn hỏi bác sĩ là mẹ tôi bị bệnh gì? Uống thuốc An não đường có tác động gì không? Khi bị huyết áp cao làm gì để hạ huyết áp xuống bình thường được?
Tôi xin cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Lê Hữu Lợi
Chào bạn!
Như biểu hiện bạn mô tả thì rất có thể mẹ bạn bị rối loạn tuần hoàn não do tăng huyết áp. Bạn không cho chúng tôi biết trị số huyết áp của mẹ bạn khi cao là bao nhiêu nên chưa giải đáp cho bạn cách chữa trị huyết áp được. Tuy nhiên, người mắc bệnh cao huyết áp cần phải được theo dõi huyết áp thường xuyên và có phương án chữa trị thuốc hạ huyết áp cũng như cải thiện chế độ ăn uống sinh hoạt nhằm ngăn ngừa các biến chứng xảy ra như: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… Thuốc An não đường là loại đông dược để hỗ trợ chữa trị chứ không phải là thuốc chữa trị chính và không thay thế được thuốc chữa trị, bạn cần đưa mẹ khám định kỳ để được chữa trị theo phác đồ chuẩn của các bác sĩ chuyên khoa Tim mạch.
Chúc mẹ bạn mau khỏe!
Theo ViCare