Nhiệt miệng đã có cách điều trị dứt điểm


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Nhiệt miệng là một căn bệnh khá phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Những chia sẻ của bác sỹ dưới đây sẽ giúp cho bạn có thêm kiến thức để điều trị dứt điểm căn bệnh này.

Chữa bệnh nhiệt miệng


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Tôi năm nay 33 tuổi là nam giới. Tôi bị nhiệt miệng quanh năm. Xin hỏi bác sĩ lí do và dùng thuốc gì để khỏi bệnh? Mong bác sĩ giải đáp giùm!

Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú


Chào bạn.

Nhiệt miệng là tên gọi dân gian chỉ tình trạng viêm loét niêm mạc miệng do nhiều lí do khác nhau gây ra. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu, đau đớn, tác động đến cuộc sống hàng ngày

Nguyên nhân:

Có nhiều yếu tố khiến bệnh dễ phát như áp lực tinh thần, công việc căng thẳng, stress khiến cho chức năng miễn dịch bị suy giảm; các rối loạn nội tiết; dị ứng với thuốc hoặc thực phẩm… trong đó suy giảm miễn dịch được xem là lí do quan trọng dẫn đến nhiệt miệng

Thiếu hụt các chất như sắt, axít folic, vitamin C, B2, PP, B12

Do nhiễm khuẩn như nhiễm vi rút herpes, vi rút varicella-zoster, cytomegalovirus (CMV), Streptococcus sanguis, Helicobacter pylori,..

Một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà:

Uống bột sắn dây ngày 2 lần sẽ giúp giảm đau rát và mau khỏi trong tình huống bị bệnh nhiệt miệng độ nhẹ

Bổ sung vitamin C, vitamin PP, vitamin B2 và vitamin A cũng rất tốt vì giúp cơ thể tái tạo niêm mạc nên chóng khỏi bệnh

Ăn nhiều rau cải xanh hoặc cải bắp, uống nước cam, chanh

Uống nước rau má hoặc râu ngô hằng ngày thay cho nước lọc và phải uống đủ 1,5 – 2 lít/ngày

Đặc biệt kiêng nước đá lạnh

Khi ăn xong súc miệng, ngậm nước muối ấm pha loãng

Uống nhiều nước hơn bình thường

Hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu… nên ăn nhạt. Các loại thịt nên ăn là cá nước ngọt, ba ba, vịt, ngan… hạn chế ăn thịt chó, các loại mắm

Thông thường với những tình huống nhẹ, áp dụng những biện pháp trên bệnh sẽ khỏi. Tuy nhiên với những tình huống lở loét tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không khỏi có kèm theo các biểu hiện toàn thân khác như mệt mỏi, sút cân… thì cần đi khám để các bác sĩ chỉ định thuốc chữa trị phù hợp, nếu cần có thể phải sinh thiết làm xét nghiệm tế bào học để chẩn đoán.

Chúc bạn mau khỏe!

Điệu trị nhiệt miệng như thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Bác sĩ cho em hỏi, em hay bị nhiệt miệng thì chữa trị như thế nào ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Chào bạn!

Nhiệt miệng là từ để chỉ vết loét nhỏ ở mặt trong má, cạnh lưỡi hoặc dưới lưỡi gây đau rát khi ăn phải muối mắm. Người ta gọi là bệnh áp-tơ. Bệnh thường xảy ra ở người hay bị lo lắng, stress, mất ngủ, thức khuya, chế độ ăn uống thiếu rau quả và hay gặp ở người hay di chuyển tàu, xe, máy bay (do công tác).

Bạn cần thay đổi chế độ ăn uống như bổ sung rau quả, ngủ sớm và đủ giấc, giảm stress, giảm di chuyển nếu có thể. Uống các thuốc sau 5 ngày: Vitamin C 500mg ngày 2 viên, Vitamin PP 500mg 2 viên/ngày. Bôi vết loét tại chổ bằng thuốc mỡ Sachol trong vài ngày.

Chúc bạn mau khỏi bệnh!

Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn

Thuốc trị nhiệt miệng, sưng amidan


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ.

Bác sĩ cho cháu hỏi: cháu bị nhiệt miệng, mụn mọc rất nhiều rất đau, đau quá sưng hết amidan lên khiến cháu không ăn uống được gì. Có thuốc nào chữa trị đặc hiệu không bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân


Chào cháu.

Nhiệt miệng là tên gọi theo dân gian, đây là bệnh viêm loét niêm mạc miệng do nhiều lí do khác nhau gây ra. Viêm loét niêm mạc miệng tuy không phải là một bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn trong việc ăn uống và vệ sinh răng. Bệnh có thể tránh khỏi nếu biết phòng ngừa, ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách. Có rất nhiều lí do dẫn đến nhiệt miệng:

Áp lực tinh thần lớn, công việc căng thẳng stress khiến cho chức năng miễn dịch bị suy giảm; các rối loạn bài tiết bên trong, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt; dị ứng với thuốc hoặc thực phẩm…

Suy giảm chức năng khử độc của gan, các chất độc (kim loại nặng như Asen, chì… ) tích tụ lại ở niêm mạc đường tiêu hóa (chủ yếu là niêm mạc miệng ) khi lượng chất độc đủ lớn tạo nên ổ hoại tử rồi vỡ ra tạo thành vết loét miệng. Nhiễm khuẩn: Do mất cân bằng sinh học của tạp khuẩn trong miệng bao gồm: các vi khuẩn ái khí, kỵ khí và nấm cộng sinh.

Yếu tố nội tiết: Thể hiện khá rõ ở phụ nữ dễ bị áp-tơ (nhiệt miệng) trong thời kỳ sau đẻ, thời kỳ mãn kinh hoặc trong khi mang thai.

Một số yếu tố nguy cơ: thiếu hụt các chất tạo máu như axít folic, vitamin B12.

Bất thường miễn dịch.

Nhiễm khuẩn do virus: herpes simplex virus (HSV), human herpesvirus (HHV), varicella-zoster virus (VZV), cytomegalovirus (CMV), Streptococcus sanguis, Helicobacter pylori,..

Bệnh có nhiều liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, bệnh mang tính chất tự miễn. Biểu hiện của bệnh là: trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1-2 mm, đốm trắng to dần hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần, có khi tới 10 mm làm tác động nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp. Nếu không thấy biến chứng vết loét tự lành sau 10-15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.

Trong tình huống viêm loét niêm mạc miệng tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không khỏi có kèm theo các biểu hiện toàn thân khác như mệt mỏi, sút cân, biếng ăn, có những biến chứng tại chỗ như sưng thành một đám cứng không thấy giới hạn, chảy máu cháu nên đi khám chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt, sinh thiết làm xét nghiệm tế bào học để chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời.

Để chữa trị, cháu bổ sung vitamin C liều cao, vitamin B2, vitamin A cũng rất tốt vì giúp cơ thể tái tạo niêm mạc nên chóng khỏi bệnh. vệ sinh răng miệng, giảm đau, tăng cường sức đề kháng. Ăn nhiều rau cải xanh hoặc cải bắp, uống nước cam, chanh. Khi ăn xong, súc miệng nước muối sinh lý 0,9%. Uống nhiều nước, uống ít nhất 1,5 lít/ngày. Hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu…

Chúc cháu mau khỏi bệnh!

Chữa nhiệt miệng và lưỡi thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Thưa bác sĩ! Tôi bị nhiệt miệng và lưỡi. Tôi đã uống thuốc nửa tháng nay mà chưa khỏi. Xin bác sĩ giải đáp giúp tôi điều trị thế nào ạ?

Xin cám ơn!

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân


Chào bạn!

Theo như biểu hiện bạn chia sẻ: nhiệt miệng và lưỡi hay còn gọi là viêm loét vùng niêm mạc miệng. Đây là một bệnh lành tính, thuộc về răng miệng, thường xuyên gặp. Thông thường bệnh xuất hiện do sức đề kháng của cơ thể giảm hoặc do chế độ ăn uống không hợp lý. Tuy nhiên, viêm loét niêm mạc miệng còn do nhiều lí do gây nên: do nhiễm khuẩn; virus; hay do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó; hoặc khi cơ thể thiếu vitamin làm cho sức đề kháng niêm mạc miệng giảm và dẫn đến tổn thương; ở những người bị stress nặng và liên tục mức độ lở miệng cũng xảy ra nhiều hơn.

Ngoài ra, viêm loét niêm mạc miệng cũng có thể xảy ra ở các người bị các bệnh lý khác như tiểu đường, xơ gan, nhiễm nấm Candida… Bệnh tưởng chừng như nhẹ và vô hại song nhiều khi kéo dài, hay tái phát và chữa trị cũng đôi lúc gặp nhiều khó khăn. Bạn nên đi khám, xét nghiệm để tìm ra lí do gây bệnh và chữa trị kịp thời. Để ngăn ngừa chứng lở miệng bạn nên tránh các thức ăn gây kích thích, cay nóng như tiêu, ớt… Cần bổ sung thêm các loại vitamin nhóm B, PP và vitamin C hàng ngày, để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra bạn nên chú ý việc vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng nước muối hàng ngày. Khi đánh răng tránh làm tổn thương niêm mạc miệng do chà sát quá mạnh.

Chúc bạn mau khỏi bệnh!

Bệnh nhiệt miệng chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Tôi là Thu ở Hà Nội, năm nay 40 tuổi. Cứ khoảng 10-20 ngày tôi lại bị nhiệt miệng một lần có khi đến 5 – 6 ngày mới khỏi. Mỗi lần bị nhiệt đều rất đau, ăn uống khó khăn. Vậy tôi nên chữa trị thế nào?

Cảm ơn bác sĩ!

Chào bạn!

Nhiệt miệng là từ để chỉ vết loét nhỏ ở mặt trong má, cạnh lưỡi hoặc dưới lưỡi gây đau rát khi ăn phải muối mắm. Người ta gọi là bệnh áp-tơ. Bệnh thường xảy ra ở người hay bị lo lắng, stress, mất ngủ, thức khuya, chế độ ăn uống thiếu rau quả và hay gặp ở người hay di chuyển tàu, xe, máy bay (do công tác),… Bệnh thường kéo dài 1-2 tuần, sau đó khỏi không để lại dấu vết. Nhưng một thời giam sau lại xuất hiện vết loét trở lại.

Bạn cần thay đổi chế độ ăn uống như bổ sung thêm rau quả, ngủ sớm và đủ giấc, giảm stress, giảm đi chuyển xa. Uống các thuốc sau 5 ngày: Vitamin C 500mg ngày 2 viên, Vitamin PP 500mg 2 viên/ngày. Bôi vết loét tại chổ bằng thuốc mỡ Sachol trong vài ngày.

Chúc bạn mau khỏi bệnh!

Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn

Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl