Hỏi Bác Sĩ - Nhiệt miệng gây cảm giác đau đớn và khó chịu khi há miệng, khi nuốt thức ăn. Những phương pháp tới từ các bác sỹ chuyên khoa dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết các vẫn đề này.
Thường xuyên bị nhiệt miệng, chữa như thế nào?
Câu hỏi bởi: sangDoan
Chào bác sĩ.
Em năm nay 15 tuổi, hay bị nhiệt miêng. Em bị bệnh này đã nhiều năm rồi. Tuần nào cũng vậy. Nó có tác động gì không bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào cháu.
Hiện tượng mà cháu gọi là nhiệt miệng là do một loại vi rút có tên là Herpes. Đặc điểm của bệnh là gây viêm lợi miệng và viêm niêm mạc miệng, khó chịu ở vùng niêm mạc miệng 1-2 ngày, sau đó xuất hiện các mụn nước, đau và loét. Bệnh thường lành tính, chỉ kéo dài khoảng 2 tuần rồi tự lành, không để lại một vết sẹo nào cả. Nhiệt miệng không gây hại cho tính mạng của cháu, tuy nhiên phần nào cũng gây cản trở mọi sinh hoạt hàng ngày của cháu như gây đau nhức…..
Để ngăn ngừa chứng nhiệt miệng, cháu nên :
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhất là các Vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Nên ăn nhiều rau, trái cây, uống đủ nước, tránh tình trạng cơ thể bị thiếu gây ra bệnh và làm cho bệnh nặng thêm.
Hạn chế ăn các đồ quá chua, cay, mặn hoặc quá nóng vì có thể gây kích thích trực tiếp ổ loét, làm đau nặng hơn.
Khi bị nhiệt cháu có thể dùng ống hút để ăn uống để tránh thức ăn, đồ uống đụng vào ổ loét ở phần miệng trước.
Nên dùng bàn chải mềm đánh răng hạn chế gây chấn thương khi đang bị nhiệt miệng.
Chúc sức khỏe!
Nam 21 tuổi thường xuyên bị nhiệt miệng
Câu hỏi bởi: Hiệp
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 21 tuổi, là nam giới. Cháu thường xuyên bị nhiệt miệng. Uống bột sắn dây và ăn lá diếp cá cũng không thấy tiến triển gì. Bác sĩ tư vấn giúp cháu với ạ.
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ
Chào cháu!
Bệnh nhiệt miệng là một bệnh viêm loét niêm mạc miệng do nhiều lí do gây ra. Đây không phải là một bệnh nặng nhưng nó gây khó chịu, đau đớn trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng. Nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng: do áp lực tinh thần, stress, dị ứng thuốc hoặc thực phẩm; do suy giảm chức năng khử độc của gan (các chất độc tích tụ lại ở đường tiêu hóa và chủ yếu ở niêm mạc miệng khi đã đủ lớn tạo nên ổ hoại tử rồi vỡ ra thành vết loét miệng; do nhiễm khuẩn các vi rút (Herpes Simplex Virus, Varicella Zoster Virus…); do các bệnh vể răng miệng (sâu răng, viêm quanh răng…); do nội tiết (nhất là ở chị em phụ nữ)…
Bệnh nhiệt miệng triệu chứng là trong niêm mạc miệng có 1 hoặc nhiều đốm nhỏ màu trắng với kích thước từ 1-2 mm, đốm này to dần hơi mọng nước sau vài ngày vỡ ra để lại vết loét. Khi vết loét to có thể tới 10 mm làm cho đau nhiều tác động đến ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Nếu không có biến chứng vết loét miệng sẽ tự lành sau khoảng 10-15 ngày và sẽ lại tái diễn. Bệnh nhiệt miệng có thể tránh được nếu biết phòng ngừa, thực hiện chế độ ăn uống và nghỉ ngơi đúng. Điều trị bệnh nhiệt miệng: khi bị viêm loét nhẹ thì chỉ cần uống giảm đau, kháng sinh, bổ sung vitamin nhóm B (nhất là B2 và PP), chế độ ăn uống đầy đủ vitamin và khoáng chất là bệnh sẽ khỏi trong vòng 10 ngày. Tuy nhiên, những tình huống nặng nhiễm trùng nặng gây áp xe vùng miệng, viêm tấy lan toả…thì phải chữa trị theo kháng sinh đồ.
Một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà:
– Uống bột sắn dây 2 lần/ngày sẽ giúp giảm đau rát và mau khỏi bệnh khi bị nhẹ.
– Uống nước rau má, râu ngô hàng ngày với số lượng nhiều (khoảng 1,5-2 lít/ngày)
– Chế độ ăn nhiều rau xanh (rau cải các loại), uống nước cam, nước chanh, nước trà xanh.
– Bổ sung thêm vitamin B2, C, A giúp cho nhanh tái tạo lại niêm mạc miệng bị tổn thương.
– Hạn chế ăn các chất kích thích, gia vị cay, nóng…
– Dùng Gel bôi trị nhiệt miệng (sachol gel…)
Trường hợp của cháu, bệnh nhiệt miệng tái diễn nhiều lần có thể do các lí do như căng thẳng thần kinh (stress), do virus… hoặc là bị bệnh với mức độ nặng. Cháu nên đi khám để chẩn đoán chính xác lí do (có thể loại trừ được lí do) và có phác đồ chữa trị hiệu quả.
Chúc cháu mạnh khoẻ!
Bị nhiệt miệng lâu năm, phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em năm nay 25 tuổi. Em bị nhiệt miệng quanh năm. Cứ lên một hai cái nốt nhiệt miệng xong tự lành rồi lại lên tiếp. Em bị như vậy cũng đã nhiều năm nay, uống kháng sinh nhiều cũng chẳng lành. Em đã đến bác sĩ, nhưng bác sĩ nói là không có thuốc chữa trị. Như vậy có đúng không ạ? Em lo lắm, ăn uống lại khó khăn nữa. Mong chuyên gia giúp đỡ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ
Chào em!
Viêm loét miệng (nhiệt miệng) là loại bệnh thường gặp, hầu như ai cũng đã từng bị bệnh này. Viêm loét làm cho miệng lưỡi đau đớn, rất khó chịu, đôi khi còn gây sốt. Thông thường bệnh tự khỏi trong vòng vài ba ngày đến vài tuần, nhưng sau một thời gian có thể lại tái phát. Trước kia, người ta hay quan niệm rằng căn bệnh này do ăn đồ nóng (ớt, gia vị…) gây ra nhưng y học ngày nay cho thấy không hoàn toàn như vậy. Bệnh nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân như vi rút, nấm, thiếu vi chất dinh dưỡng (sắt, kẽm…), bệnh răng miệng (sâu răng, viêm lợi) hoặc do một số thành phần hoá học có trong kem đánh răng… Cũng có giả thuyết cho rằng bệnh do vi rút Streptococcus gây nên hoặc khi bị sang chấn về tình cảm/stress hoặc có thể là hậu quả của các bệnh khác như Lupus ban đỏ hệ thống, viêm ruột Crohn và Behnet.
Phòng ngừa và chữa trị:
Bệnh viêm loét miệng do nấm, vi khuẩn, thiếu vi chất dinh dưỡng hay do sâu răng hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Cần vệ sinh răng miệng tốt, ăn nhiều rau xanh, trái cây để phòng tránh thiếu vitamin, hạn chế hút thuốc lá, thuốc lào, uống rượu bia và ăn các thực phẩm quá cay, nóng… Nên thực hiện một chế độ sinh hoạt hợp lý: ngủ đủ thời gian (7-8 giờ/ngày), tránh thức khuya, tinh thần thoải mái, tránh stress…
Một số trường hợp viêm loét do vi rút thì bệnh sẽ tự khỏi chỉ cần chữa trị biểu hiện (giảm đau, giảm viêm…). Nếu do các hoá chất có trong kem đánh răng thì chỉ cần thay đổi thuốc đánh răng là được (nên dùng loại kem không có phụ gia Sodium lauril sulfate).
Để điều trị căn bệnh này có thể sử dụng các liệu pháp sau:
Tạo màng ngăn: Do các vết loét trong miệng thường xuyên bị chìm trong nước bọt và dịch thức ăn nên rất lâu lành. Do đó sử dụng phối hợp các loại thuốc Sunfamethoxazon, Trimethoprim (Biseptol), Serathiopeptit, hoạt chất tạo màng ngăn bôi trực tiếp lên vết loét mỗi lần cách nhau từ 6-8 giờ.
Trường hợp lở loét nặng có thể sử dụng các chế phẩm Corticosteroid có chứa Hydrocortisone Acetonide Hemisuccinate hoặc Triamcinolone giúp giảm sưng nhưng cần lưu ý các tác dụng phụ của thuốc.
Đông y cũng có các bài thuốc hiệu quả và rất dễ thực hiện:
Ngậm nước chè tươi, rau dấp cá, húng chanh… là các chất chát, có tác dụng kháng khuẩn, kháng vi rút, làm săn da, khử mùi hôi giúp các vết loét mau lành.
Khế tươi giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Nước khế chua giúp thanh nhiệt, giảm đau.
Lá rau ngót rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với một ít mật ong và bôi trực tiếp vào chỗ sưng đau, lở loét 2-3 lần/ngày. Lá rau ngót có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.
Trường hợp bệnh tái phát quá thường xuyên, em nên đi khám bác sĩ để xét nghiệm cụ thể tìm nguyên nhân gây bệnh và có phác đồ chữa trị hiệu quả.
Chúc em mau khỏi!
Nhiệt miệng nhiều năm chữa như thế nào?
Câu hỏi bởi: Khổ Sở Với Bệnh
Thưa bác sĩ.
Con 20 tuổi, là nữ, cao 1m57, nặng 51kg. Con bị nhiệt miệng từ nhỏ đến giờ, chữa trị nhiều nơi nhưng không khỏi. Thuốc nào cũng chỉ có tác dụng lần đầu tiên, lần sau là lại nhờn thuốc. Con đi khám ở Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, bác sĩ nói bệnh này y học chưa tìm ra lí do nên cũng có nhiều người bị. Con càng dùng thuốc thì càng bị loét và đau nhiều hơn. Con đi chữa bên Đông y các cách dân gian cũng không thuyên giảm. 5 năm trở lại đây là lúc tình trạng bệnh nặng nhất, bây giờ miệng con rất nhiều vết lở loét và rất đau đớn làm con bỏ hết mọi sinh hoạt hằng ngày, không làm được gì. Mong bác sĩ giúp con!
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu.
Theo thông tin mô tả, có thể cháu bị Áp-tơ niêm mạc miệng (Recurrent Aphthous Stomatitis). Áp-tơ niêm mạc miệng là bệnh thường gặp, lí do chưa rõ, bệnh thường tự giới hạn. Loét Áp-tơ không rõ lí do, thường xảy ra ở miệng hầu, ít gặp hơn ở đường tiêu hoá, hậu môn sinh dục, đặc trưng bởi loét đau, bờ rõ, nền trắng, viền đỏ. Có các loại Áp-tơ sau:
1. Áp-tơ niêm mạc miệng thể nhỏ (RAS minor): là dạng thường gặp, chiếm tỷ lệ 80%. Tổn thương loét nông, riêng biệt, đau, đường kính từ 3mm đến dưới 1cm. Số lượng tổn thương từ 1- 5. Vị trí ở môi, má và nền miệng. Tổn thương lành trong vòng 7-10 ngày, không để lại sẹo.
2. Áp-tơ niêm mạc miệng thể lớn (RAS major): là dạng ít gặp hơn. Tổn thương là những vết loét 1- 3cm đường kính, sâu, bờ nổi cao, có thể tập trung thành nhóm. Tổn thương có thể kéo dài tới 6 tuần, khi lành để lại sẹo, có thể gây co kéo miệng hầu. Vị trí tổn thương thường gặp ở môi, hàm ếch mềm, họng.
3. Áp-tơ niêm mạc miệng dạng Herpes (Herpetiform RAS): đây là dạng ít nhất, đường kính tổn thương 1- 3mm. Tổn thương có xu hướng tập trung thành đám; đám tổn thương có thể nhỏ khu trú hoặc diện tổn thương rộng. Điều trị tại chỗ như sau:
Làm sạch răng và mô lợi Bôi Vaselin để che chở vết loét đỡ cọ xát Có thể bôi dung dịch hỗn hợp Bicarbonat, Salicylat, Borat Na mỗi phần bằng nhau lên vết loét hoặc bôi thuốc dạng gel như: Sachol gel, kháng sinh và Corticoid.
4. Corticoid (Triamcinolone acetonide, 0rrepaste, Mouthpaste): dạng kem có tính kháng viêm, giảm đau, bám dính tốt, tạo một lớp bao phủ trên bề mặt, có tác dụng tốt kháng viêm, giảm loét, hạn chế sang thương lan rộng. Kem không bị trôi đi trong môi trường miệng mà vẫn có tác dụng giảm loét, hiệu quả trị liệu tốt, đặc biệt với các vết loét nghi ngờ do áp-tơ, lí do do thay đổi yếu tố miễn dịch.
5. Toàn thân: khi áp-tơ đau nhiều, dai dẳng, tổn thương lớn có thể dùng một đợt các loại thuốc sau:
Corticoid đường toàn thân Colchicin 0,6 mg, 3lần/ngày Cimetidin 200mg 2- 4lần/ngày Acnotin 20mg/ngày Mertronidazol 500mg/ngày Kháng sinh uống có thể cần nếu có nhiễm trùng thứ phát.
Cháu nên tới bác sĩ da liễu khám thực tế để chữa trị tốt hơn.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Thường xuyên bị nhiệt miệng, chữa như thế nào?
Câu hỏi bởi: sangDoan
Chào bác sĩ.
Em năm nay 15 tuổi, hay bị nhiệt miêng. Em bị bệnh này đã nhiều năm rồi. Tuần nào cũng vậy. Nó có tác động gì không bác sĩ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy
Chào cháu.
Hiện tượng mà cháu gọi là nhiệt miệng là do một loại vi rút có tên là Herpes. Đặc điểm của bệnh là gây viêm lợi miệng và viêm niêm mạc miệng, khó chịu ở vùng niêm mạc miệng 1-2 ngày, sau đó xuất hiện các mụn nước, đau và loét. Bệnh thường lành tính, chỉ kéo dài khoảng 2 tuần rồi tự lành, không để lại một vết sẹo nào cả. Nhiệt miệng không gây hại cho tính mạng của cháu, tuy nhiên phần nào cũng gây cản trở mọi sinh hoạt hàng ngày của cháu như gây đau nhức…..
Để ngăn ngừa chứng nhiệt miệng, cháu nên :
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhất là các Vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Nên ăn nhiều rau, trái cây, uống đủ nước, tránh tình trạng cơ thể bị thiếu gây ra bệnh và làm cho bệnh nặng thêm.
Hạn chế ăn các đồ quá chua, cay, mặn hoặc quá nóng vì có thể gây kích thích trực tiếp ổ loét, làm đau nặng hơn.
Khi bị nhiệt cháu có thể dùng ống hút để ăn uống để tránh thức ăn, đồ uống đụng vào ổ loét ở phần miệng trước.
Nên dùng bàn chải mềm đánh răng hạn chế gây chấn thương khi đang bị nhiệt miệng.
Chúc sức khỏe!
Nam 21 tuổi thường xuyên bị nhiệt miệng
Câu hỏi bởi: Hiệp
Chào bác sĩ!
Cháu năm nay 21 tuổi, là nam giới. Cháu thường xuyên bị nhiệt miệng. Uống bột sắn dây và ăn lá diếp cá cũng không thấy tiến triển gì. Bác sĩ tư vấn giúp cháu với ạ.
Cháu xin cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ
Chào cháu!
Bệnh nhiệt miệng là một bệnh viêm loét niêm mạc miệng do nhiều lí do gây ra. Đây không phải là một bệnh nặng nhưng nó gây khó chịu, đau đớn trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng. Nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng: do áp lực tinh thần, stress, dị ứng thuốc hoặc thực phẩm; do suy giảm chức năng khử độc của gan (các chất độc tích tụ lại ở đường tiêu hóa và chủ yếu ở niêm mạc miệng khi đã đủ lớn tạo nên ổ hoại tử rồi vỡ ra thành vết loét miệng; do nhiễm khuẩn các vi rút (Herpes Simplex Virus, Varicella Zoster Virus…); do các bệnh vể răng miệng (sâu răng, viêm quanh răng…); do nội tiết (nhất là ở chị em phụ nữ)…
Bệnh nhiệt miệng triệu chứng là trong niêm mạc miệng có 1 hoặc nhiều đốm nhỏ màu trắng với kích thước từ 1-2 mm, đốm này to dần hơi mọng nước sau vài ngày vỡ ra để lại vết loét. Khi vết loét to có thể tới 10 mm làm cho đau nhiều tác động đến ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Nếu không có biến chứng vết loét miệng sẽ tự lành sau khoảng 10-15 ngày và sẽ lại tái diễn. Bệnh nhiệt miệng có thể tránh được nếu biết phòng ngừa, thực hiện chế độ ăn uống và nghỉ ngơi đúng. Điều trị bệnh nhiệt miệng: khi bị viêm loét nhẹ thì chỉ cần uống giảm đau, kháng sinh, bổ sung vitamin nhóm B (nhất là B2 và PP), chế độ ăn uống đầy đủ vitamin và khoáng chất là bệnh sẽ khỏi trong vòng 10 ngày. Tuy nhiên, những tình huống nặng nhiễm trùng nặng gây áp xe vùng miệng, viêm tấy lan toả…thì phải chữa trị theo kháng sinh đồ.
Một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà:
– Uống bột sắn dây 2 lần/ngày sẽ giúp giảm đau rát và mau khỏi bệnh khi bị nhẹ.
– Uống nước rau má, râu ngô hàng ngày với số lượng nhiều (khoảng 1,5-2 lít/ngày)
– Chế độ ăn nhiều rau xanh (rau cải các loại), uống nước cam, nước chanh, nước trà xanh.
– Bổ sung thêm vitamin B2, C, A giúp cho nhanh tái tạo lại niêm mạc miệng bị tổn thương.
– Hạn chế ăn các chất kích thích, gia vị cay, nóng…
– Dùng Gel bôi trị nhiệt miệng (sachol gel…)
Trường hợp của cháu, bệnh nhiệt miệng tái diễn nhiều lần có thể do các lí do như căng thẳng thần kinh (stress), do virus… hoặc là bị bệnh với mức độ nặng. Cháu nên đi khám để chẩn đoán chính xác lí do (có thể loại trừ được lí do) và có phác đồ chữa trị hiệu quả.
Chúc cháu mạnh khoẻ!
Bị nhiệt miệng lâu năm, phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Em năm nay 25 tuổi. Em bị nhiệt miệng quanh năm. Cứ lên một hai cái nốt nhiệt miệng xong tự lành rồi lại lên tiếp. Em bị như vậy cũng đã nhiều năm nay, uống kháng sinh nhiều cũng chẳng lành. Em đã đến bác sĩ, nhưng bác sĩ nói là không có thuốc chữa trị. Như vậy có đúng không ạ? Em lo lắm, ăn uống lại khó khăn nữa. Mong chuyên gia giúp đỡ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ
Chào em!
Viêm loét miệng (nhiệt miệng) là loại bệnh thường gặp, hầu như ai cũng đã từng bị bệnh này. Viêm loét làm cho miệng lưỡi đau đớn, rất khó chịu, đôi khi còn gây sốt. Thông thường bệnh tự khỏi trong vòng vài ba ngày đến vài tuần, nhưng sau một thời gian có thể lại tái phát. Trước kia, người ta hay quan niệm rằng căn bệnh này do ăn đồ nóng (ớt, gia vị…) gây ra nhưng y học ngày nay cho thấy không hoàn toàn như vậy. Bệnh nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân như vi rút, nấm, thiếu vi chất dinh dưỡng (sắt, kẽm…), bệnh răng miệng (sâu răng, viêm lợi) hoặc do một số thành phần hoá học có trong kem đánh răng… Cũng có giả thuyết cho rằng bệnh do vi rút Streptococcus gây nên hoặc khi bị sang chấn về tình cảm/stress hoặc có thể là hậu quả của các bệnh khác như Lupus ban đỏ hệ thống, viêm ruột Crohn và Behnet.
Phòng ngừa và chữa trị:
Bệnh viêm loét miệng do nấm, vi khuẩn, thiếu vi chất dinh dưỡng hay do sâu răng hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Cần vệ sinh răng miệng tốt, ăn nhiều rau xanh, trái cây để phòng tránh thiếu vitamin, hạn chế hút thuốc lá, thuốc lào, uống rượu bia và ăn các thực phẩm quá cay, nóng… Nên thực hiện một chế độ sinh hoạt hợp lý: ngủ đủ thời gian (7-8 giờ/ngày), tránh thức khuya, tinh thần thoải mái, tránh stress…
Một số trường hợp viêm loét do vi rút thì bệnh sẽ tự khỏi chỉ cần chữa trị biểu hiện (giảm đau, giảm viêm…). Nếu do các hoá chất có trong kem đánh răng thì chỉ cần thay đổi thuốc đánh răng là được (nên dùng loại kem không có phụ gia Sodium lauril sulfate).
Để điều trị căn bệnh này có thể sử dụng các liệu pháp sau:
Tạo màng ngăn: Do các vết loét trong miệng thường xuyên bị chìm trong nước bọt và dịch thức ăn nên rất lâu lành. Do đó sử dụng phối hợp các loại thuốc Sunfamethoxazon, Trimethoprim (Biseptol), Serathiopeptit, hoạt chất tạo màng ngăn bôi trực tiếp lên vết loét mỗi lần cách nhau từ 6-8 giờ.
Trường hợp lở loét nặng có thể sử dụng các chế phẩm Corticosteroid có chứa Hydrocortisone Acetonide Hemisuccinate hoặc Triamcinolone giúp giảm sưng nhưng cần lưu ý các tác dụng phụ của thuốc.
Đông y cũng có các bài thuốc hiệu quả và rất dễ thực hiện:
Ngậm nước chè tươi, rau dấp cá, húng chanh… là các chất chát, có tác dụng kháng khuẩn, kháng vi rút, làm săn da, khử mùi hôi giúp các vết loét mau lành.
Khế tươi giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Nước khế chua giúp thanh nhiệt, giảm đau.
Lá rau ngót rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với một ít mật ong và bôi trực tiếp vào chỗ sưng đau, lở loét 2-3 lần/ngày. Lá rau ngót có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.
Trường hợp bệnh tái phát quá thường xuyên, em nên đi khám bác sĩ để xét nghiệm cụ thể tìm nguyên nhân gây bệnh và có phác đồ chữa trị hiệu quả.
Chúc em mau khỏi!
Nhiệt miệng nhiều năm chữa như thế nào?
Câu hỏi bởi: Khổ Sở Với Bệnh
Thưa bác sĩ.
Con 20 tuổi, là nữ, cao 1m57, nặng 51kg. Con bị nhiệt miệng từ nhỏ đến giờ, chữa trị nhiều nơi nhưng không khỏi. Thuốc nào cũng chỉ có tác dụng lần đầu tiên, lần sau là lại nhờn thuốc. Con đi khám ở Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, bác sĩ nói bệnh này y học chưa tìm ra lí do nên cũng có nhiều người bị. Con càng dùng thuốc thì càng bị loét và đau nhiều hơn. Con đi chữa bên Đông y các cách dân gian cũng không thuyên giảm. 5 năm trở lại đây là lúc tình trạng bệnh nặng nhất, bây giờ miệng con rất nhiều vết lở loét và rất đau đớn làm con bỏ hết mọi sinh hoạt hằng ngày, không làm được gì. Mong bác sĩ giúp con!
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào cháu.
Theo thông tin mô tả, có thể cháu bị Áp-tơ niêm mạc miệng (Recurrent Aphthous Stomatitis). Áp-tơ niêm mạc miệng là bệnh thường gặp, lí do chưa rõ, bệnh thường tự giới hạn. Loét Áp-tơ không rõ lí do, thường xảy ra ở miệng hầu, ít gặp hơn ở đường tiêu hoá, hậu môn sinh dục, đặc trưng bởi loét đau, bờ rõ, nền trắng, viền đỏ. Có các loại Áp-tơ sau:
1. Áp-tơ niêm mạc miệng thể nhỏ (RAS minor): là dạng thường gặp, chiếm tỷ lệ 80%. Tổn thương loét nông, riêng biệt, đau, đường kính từ 3mm đến dưới 1cm. Số lượng tổn thương từ 1- 5. Vị trí ở môi, má và nền miệng. Tổn thương lành trong vòng 7-10 ngày, không để lại sẹo.
2. Áp-tơ niêm mạc miệng thể lớn (RAS major): là dạng ít gặp hơn. Tổn thương là những vết loét 1- 3cm đường kính, sâu, bờ nổi cao, có thể tập trung thành nhóm. Tổn thương có thể kéo dài tới 6 tuần, khi lành để lại sẹo, có thể gây co kéo miệng hầu. Vị trí tổn thương thường gặp ở môi, hàm ếch mềm, họng.
3. Áp-tơ niêm mạc miệng dạng Herpes (Herpetiform RAS): đây là dạng ít nhất, đường kính tổn thương 1- 3mm. Tổn thương có xu hướng tập trung thành đám; đám tổn thương có thể nhỏ khu trú hoặc diện tổn thương rộng. Điều trị tại chỗ như sau:
Làm sạch răng và mô lợi Bôi Vaselin để che chở vết loét đỡ cọ xát Có thể bôi dung dịch hỗn hợp Bicarbonat, Salicylat, Borat Na mỗi phần bằng nhau lên vết loét hoặc bôi thuốc dạng gel như: Sachol gel, kháng sinh và Corticoid.
4. Corticoid (Triamcinolone acetonide, 0rrepaste, Mouthpaste): dạng kem có tính kháng viêm, giảm đau, bám dính tốt, tạo một lớp bao phủ trên bề mặt, có tác dụng tốt kháng viêm, giảm loét, hạn chế sang thương lan rộng. Kem không bị trôi đi trong môi trường miệng mà vẫn có tác dụng giảm loét, hiệu quả trị liệu tốt, đặc biệt với các vết loét nghi ngờ do áp-tơ, lí do do thay đổi yếu tố miễn dịch.
5. Toàn thân: khi áp-tơ đau nhiều, dai dẳng, tổn thương lớn có thể dùng một đợt các loại thuốc sau:
Corticoid đường toàn thân Colchicin 0,6 mg, 3lần/ngày Cimetidin 200mg 2- 4lần/ngày Acnotin 20mg/ngày Mertronidazol 500mg/ngày Kháng sinh uống có thể cần nếu có nhiễm trùng thứ phát.
Cháu nên tới bác sĩ da liễu khám thực tế để chữa trị tốt hơn.
Chúc cháu mạnh khỏe!
Theo ViCare