Chữa sỏi thận bằng thơm (dứa): Có hiệu quả hay không?


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Trong dân gian từ lâu đã lưu truyền về việc quả dứa dại có công dụng chữa bệnh thần kỳ trong đó có bệnh sỏi thận. Vậy dùng quả dứa để loại bỏ sỏi thận có hiệu quả không? Một số giải đáp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về cách dùng dứa để trị sỏi thận.

Mắc sỏi thận có thể uống thuốc dứa kết hợp với phèn chua không?


Câu hỏi bởi: Mei

Chào bác sĩ.

Người thân của tôi năm nay 53 tuổi, là nữ giới. Người thân của tôi bị sỏi thận bà có nghe mọi người mách bài thuốc dứa kết hợp với phèn chua. Nhưng người thân của tôi bị đau dạ dày. Vậy xin hỏi bác sĩ có thể áp dụng bài thuốc đó được không ?

Tôi xin cảm ơn.

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Phèn chua là một khoáng chất được sử dụng rộng rãi trong nhân dân, ngoài tác dụng làm trong nước nó còn được dùng làm thuốc cả trong đông và tây y. Trong đông y phèn chua được dùng chữa các bệnh sau:

Hắc lào.

Chốc đầu.

Hôi nách.

Rắn cắn.

Viêm dạ dày, ruột (do có tác dụng diệt trùng, giải độc) …

Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều biện pháp chữa trị sỏi thận hiệu quả, phụ thuộc vào kích thước sỏi cũng như những biến chứng mà sỏi thận gây ra. Tôi khuyên bạn nên đưa người nhà đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa, làm các xét nghiệm cần thiết và nghe giải đáp của bác sĩ trước khi quyết định phương pháp chữa trị.

Chúc bạn và gia đình sống khỏe!

Lá và thơm nướng với đường phèn có trị được sỏi thận?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Con tên là Công, năm nay 25 tuổi. Con bị sỏi thận ở đài dưới, kích thước khoảng 8mm. Con đã chữa trị bằng kim tiền thảo 3 năm rồi mà không hết, nó cứ xuống rồi lại lên (5- 10mm), rất khó chịu. Bác sĩ cho con hỏi là con phải chữa trị như thế nào để hết hẳn viên sỏi này? Con đang uống kim tiềm thảo viên kết hợp với lá và thơm nướng với đường phèn. Không biết cách này có hiệu quả không?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Sỏi thận là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi được tạo ra do nhiều lí do và thường do sự phối hợp của nhiều lí do như: uống ít nước, ăn uống nhiều Canxi, rối loạn chuyển hóa, di truyền… 80%- 90% sỏi được cấu tạo bởi Canxi, phối hợp với Oxalat, Phosphat.

Để chữa dứt điểm bệnh này cần kết hợp nhiều phương pháp: uống thuốc, chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Trường hợp trái thơm nướng với phèn chua (chứ không phải đường phèn) trong dân gian có sử dụng. Một trái thơm nướng chỉ dùng khoảng 5 gam phèn chua, dùng trong ba lần. Tuy nhiên, cách chữa trị này chỉ được ghi nhận theo kinh nghiệm dân gian, chưa được kiểm chứng và thống kê kết quả nên chúng tôi không thể trả lời được có hiệu quả hay không. Hơn nữa, nếu dùng nhiều và lâu ngày có thể gây khó chịu cho dạ dày vì độ chua của thơm. Do vậy bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng.

Trong bệnh sỏi thận, chế độ ăn uống và các loại thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng.

Với sỏi Calcium Oxalate, nên giảm thiểu tiêu thụ món ăn có nhiều Oxalate như Chocolat, Caffeine, các loại hạt, hạt tiêu đen, rau Spinach, dâu, các loại đậu; đồng thời nên bớt muối, đường. Nên tiêu thụ chuối, gạo đỏ, bắp, cám, dứa, chanh cam. Bệnh nhân loãng xương cần bổ sung calci nên dùng loại Calcium Citrate. Với sỏi Uric axít, nên hạn chế tiêu thụ đạm động vật có nhiều Purine/axít Uric như thịt bò, gà, gan và thực vật như nấm, các loại đậu, rượu bia, rượu vang để giảm Uric axít. Với sỏi Cystine, hạn chế ăn cá vì có nhiều Methionine. Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể. Với những người bị sỏi thận, các chuyên gia y tế khuyên nên uống ít nhất 3 lít nước mỗi ngày. Điều này sẽ giúp thải lọc những viên sỏi nhỏ hoặc các chất dư thừa trong thận mà có thể hình thành sỏi.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Điều trị và phòng ngừa sỏi thận cho bệnh nhân sỏi thận


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ!

Chồng tôi năm nay 34 tuổi, là giáo viên dạy thể dục. Tháng 2-2014 đã mổ sỏi thận bằng phương pháp lấy sỏi qua da. Tháng 8-2014 chồng tôi đi khám lại tại bệnh viện tỉnh thì có sỏi 11-14mm ở cả 2 thận, không ứ nước. Tháng 11-2011 lại đi kiểm tra lại, thận phải có sỏi 15 mmm, ứ nước độ I, thận trái có sỏi 16 mm, ứ nước độ II, niệu quản phải có sỏi 15mm, bệnh viện yêu cầu tuần sau lên tán. Trước đó 4 tuần chồng có bị sốt, đau bụng, nhức mỏi cơ thể rất nhiều.

Xin bác sĩ cho tôi hỏi:

1. Hiện tượng sốt, đau bụng của chồng tôi có phải là do viên sỏi ở niệu quản gây ra không?

2. Thận trái ứ nước độ II như vậy sau khi tán có phục hồi được không? Phục hồi khoảng bao nhiêu %?

3. Sau khi tán xong, tôi định phòng ngừa sỏi cho chồng tôi bằng cách uống kim tiền thảo dạng viên hàng ngày, uống nước ngò om + nước dừa, khóm + phèn chua được không? Uống nhiều có ảnh ưởng gì đến thận hay không?

Tôi đang rất lo lắng về bệnh của chồng tôi. Nói thật với bác sĩ là mấy đêm rồi tôi không thể ngủ được, tôi nghe nói là thận bị hư sẽ chạy thận suốt đời. Xin bác sĩ trả lời nhanh cho tôi được hiểu và phương pháp phòng ngừa sỏi cho chồng tôi.

Tôi cảm ơn bác sĩ rất nhiều.

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Hiện tượng sốt, đau bụng, nhức mỏi cơ thể của chồng bạn có thể là do chồng bạn bị viêm đường tiết niệu ngược dòng do sỏi đường tiết niệu gây cản trở dòng chảy của nước tiểu, lâu dần nước tiểu bị nhiễm vi sinh vật gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Hiện tượng thận ứ nước của chồng bạn có thể là do sỏi thận gây tắc nghẽn niệu quản làm cho nước tiểu sẽ ứ lại trên chỗ tắc; trong khi thận vẫn tiếp tục lọc ra nước tiểu mà niệu quản bị tắc, không xuống được bàng quang nên thận bị ứ nước, giãn to. Niệu quản bị hẹp do vết sẹo mổ lấy sỏi thận trước đó cũng gây tắc nghẽn làm thận ứ nước. Do vậy sau khi tán sỏi thì khả năng phục hồi thận là có thể. Khả năng phục hồi là bao nhiêu phần trăm thì chưa thể khẳng định được vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và sức khỏe của người bệnh.

Bạn có thể cho chồng uống kim tiền thảo hàng ngày. Kim tiền thảo không có tác dụng rõ ràng với sỏi có cấu trúc Oxalat Canxi mà hiệu quả rõ hơn với sỏi có cấu trúc Urate. Vì vậy người bệnh cần được chẩn đoán, chẳng hạn qua phân tích nước tiểu để biết đã vướng loại sỏi nào, trước khi quyết định dùng kim tiền thảo. Bạn cũng có thể cho chồng uống nước ngò om + nước dừa, khóm + phèn chua. Tuy nhiên, không nên uống cùng một thời điểm cả hai loại nước này. Chồng bạn nên uống đủ nước (khoảng 2 lít mỗi ngày) uống quá ít hoặc quá nhiều đều không tốt và phải duy trì thói quen đi tiểu ngay mỗi khi mắc tiểu.

Chúc chồng bạn chóng khỏe!

Sỏi thận thì sử dụng thuốc gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ ạ!

Bệnh sạn (sỏi) thận thì sử dụng loại thuốc nào hiệu quả và có lợi cho sức khỏe?

Xin cám ơn!

Bác sĩ Trần Thị Bích Lan


Chào bạn!

Rất nhiều bệnh nhân bị sỏi thận, bệnh có liên quan nhiều đến chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống, bệnh có ở từng vùng miền…Vì vậy, để điều tri sỏi thận có nhiều phương pháp kết hợp: thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt, kết hợp một số thảo dược như kim tiền thảo, bài thạch, hạt chuối, dứa, uống nhiều nước mỗi ngày, tập thể dục đều đặn… như vậy sẽ phòng được sỏi phát triển và không có hại cho sức khỏe.

Chúc bạn mau chóng hết sỏi!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl