Hỏi Bác Sĩ - Làm thế nào để chữa các vết chai sạn ở da? Vì sao chúng lại xuất hiện? Bài viết sau sẽ giải đáp rõ cho bạn về điều này.
Da bị chai sạn lan rộng, không ngứa
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ, vùng da em chai sạn, ngày càng mở rộng, không ngứa, nhưng theo em từ 3,4 năm nay, khiến em rất mặc cảm. Cho em hỏi em bị gì ạ? Em từng đi đốt mục cóc, nhưng không khỏi. ( điều trị 2 tháng )
Chân thành cảm ơn
Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân
Chào em,
Em không nên mặc cảm. Mụn cóc nếu còn em đốt lại cho hết và bôi thêm thuốc chống sẹo… Hiện nay trình độ phẫu thuật thẩm mỹ ở Việt nam đã rất cao, vậy nên em cứ yên tâm điều trị đến khi hỏi hẳn. Chả có gì phải mặc cảm cả , ở tay chứ có phải ở mặt đâu.
Chúc em sức khoẻ và sớm khỏi bệnh nhé.
Bị sần da nổi cục li ti là bệnh gì? Chữa trị như thế nào?
Câu hỏi bởi: Ngân
Bác sĩ cho em hỏi em đã sử dụng 1 loại kem duy nhất được 3 năm đến hiện nay lâu lâu 1 tháng hoặc 2, 3 tháng lại bị sần da nổi những cục li ti, trước đây khi mới bị thì ngứa nhưng bây giờ thì hết ngứa. Bác sĩ cho em hỏi tình trạng này là gì và chỉ cho em cách xử lý được không ạ?
Cám ơn bác sĩ nhiều.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Biểu hiện như bạn mô tả là bị viêm da dị ứng. Dị ứng có thể là do chính kem mỹ phẩm đang sử dụng mặc dù trước đây không bị dị ứng. Trước mắt bạn cần dừng sử dụng mỹ phẩm đang dùng, bôi thuốc kháng viêm Flucina. Nếu triệu chứng trên da giảm và khỏi thì có thể dùng thử lại mỹ phẩm cũ hoặc loại mới, nếu không bị dị ứng thì mới tiếp tục sử dụng. Nếu không có tiến triển thì đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để có toa thuốc chữa trị hữu hiệu.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Sần da mặt do sử dụng kem có chất phụ thuộc.
Câu hỏi bởi: LâmQuyên
Chào bác sĩ.
Bác sĩ ơi cháu bị sần da mặt do sử dụng kem, có chất phụ thuộc, giờ cháu bị ngứa và sần. Giờ cháu phải làm sao cho hết mà tiết kiệm tiền được ạ?
Cháu cẩm ơn.
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em.
Hiện tại em cũng như bao người khác bị tai họa dùng mỹ phẩm trôi nổi có nhiều chất độc hại cho da ví dụ như kem trộn. Việc đã lỡ rồi bây giờ phải xử lý hậu quả, trước tiên là không nên dùng kem không rõ nguồn gốc và nên sử dụng một số loại kem phục hồi cho da. Để hạn chế tốn kém em nên dùng thường xuyên dầu dừa bôi mặt ít nhất 1 lần vào buổi tối liên tục vài tháng. Hạn chế rửa mặt bằng xà phòng hay các chất có độ tẩy rửa mạnh. Ăn uống các loại thực phẩm chứa nhiều sinh tố A,C, E. Nếu có điều kiện sáng bôi collagen, tối dưỡng ẩm bằng Juvi9 da sẽ hồi phục nhanh.
Chúc em khỏe mạnh.
Da bị sần, nổi mụn đỏ sau khi dùng kem dưỡng
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Em chào bác sĩ.
Em sử dụng loại kem dưỡng dành cho cơ thể có nguồn gốc thương hiệu rõ ràng. Nhưng khi thoa kem được 24h thì trên bề mặt da cánh tay nơi tiếp xúc được ánh nắng bắt đầu bị sần da rồi dần nổi mụn đỏ. Còn vùng da phía dưới cánh tay. Nơi ít tiếp xúc được với nắng hay ở chân, trên cơ thể đều không có dấu hiệu gì! Xin cho em biết vùng da em bị dị ứng là lí do như thế nào và phương pháp điều trị ạ.
Em xin cám ơn.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Hiện tượng dị ứng thường xảy ra trên một cơ địa dị ứng, dị nguyên có thể là bất cứ thứ gì (thực phẩm, hóa chất, thuốc,…), ngay cả với những vật dụng, đồ dùng sinh hoạt thông thường cũng có thể là dị nguyên (sữa tắm, dầu gội đầu, hóa mỹ phẩm,…).
Trường hợp của em, có sử dụng kem dưỡng nhưng không rõ loại gì nhưng với thương hiệu rõ ràng thì có thể tạm yên tâm về chất lượng. Tuy nhiên, ngay cả với sản phẩm đảm bảo thì không đồng nghĩa với sẽ không gây nguy cơ dị ứng vì dị ứng phụ thuộc nhiều vào cơ địa. Bên cạnh đó, với một số sản phẩm dưỡng da, thuốc bôi chữa trị,… thì có cách sử dụng đặc thù riêng như tăng khả năng kích ứng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, biến đổi hoặc chuyển hóa dưới ánh nắng mặt trời, hơi nóng,… Điều này có thể lý giải phần nào tình trạng của em (dị ứng vùng bôi có tiếp xúc với ánh nắng).
Do vậy, trước hết em nên lưu ý sử dụng theo đúng chỉ định, hướng dẫn ghi trên bao bì hoặc tờ hướng dẫn của sản phẩm. Tuy nhiên, với những sản phẩm sử dụng chữa trị mụn, rối loạn bệnh lý da hoặc có nguy cơ gây kích ứng, dị ứng thì cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Da liễu.
Chúc em sức khoẻ!
Da khô, sần sùi phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Da em rất khô và sần sùi, lại nổi những nốt mụn li ti nhưng dày cả mặt. Vậy bác sĩ có cách nào giúp da em hết mụn và tươi tắn, mịn màng được không ạ? Em đang là sinh viên nên ít có điều kiện chăm sóc da.
Em xin chân thành cảm ơn ạ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào em!
Khi da em bị mụn và khô, em có thể áp dụng các bí quyết dưới đây nhé:
Rửa mặt thường xuyên bằng nước sạch,không nên rửa mặt bằng nước nóng sẽ làm phá hỏng kết cấu của làn da, làm làn da bị khô, thậm chí là bị ngứa, dễ gây bong tróc. Có thể dùng các loại sữa rửa mặt không có chất tẩy rửa, chất kích thích. Thường xuyên mát-xa da mặt nhằm tăng sự đàn hồi và bài tiết cho da.
Sử dụng nước hoa hồng là bước đệm vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc da khô bị mụn. Nước hoa hồng tạo sự cân bằng cho da, làm sạch da, thông thoáng lỗ chân lông nên vì thế ngăn ngừa sự hình thành mụn. Lựa chọn kem dưỡng da, em nên chọn những loại kem dưỡng da tự nhiên có bổ sung nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C, E.
Tập thể dục và vận động thường xuyên để kích thích sự hoạt động và bài tiết của các tuyến mồ hôi và tuyến nội tiết dưới da.
Luôn giữ tinh thần vui vẻ, tránh ức chế hay căng thẳng .
Ăn nhiều hoa quả và các loại rau củ có chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi, táo, rau cải… Tránh ăn quá nhiều đồ ăn cay, nóng hay có nhiều dầu mỡ.
Uống đủ nước tốt cho sức khỏe, làn da. Nên uống 2 lít/ngày để phòng tránh tình trạng da bị thiếu nước. Ngoài ra, em có thể uống bổ sung các loại nước hoa quả và nên tránh các loại đồ uống như cà phê, đồ uống có gas, bởi chúng là những loại đồ uống không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn gây nên tình trạng khử nước và tạo môi trường thuận lợi cho mụn “hoạt động”
Ngủ điều độ, đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc (8 giờ/ngày).
Tránh làm việc và hoạt động trong môi trường ô nhiễm. Tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.
Không dùng tay bóp, nặn mụn hay sờ lên da mặt thường xuyên vì có thể gây nhiễm trùng da thứ phát sẽ hình thành các vết sẹo, tác động đến thẩm mỹ.
Em không nên tự ý uống thuốc. Nếu áp dụng các biện pháp trên không đỡ, em nên đi khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Da liễu.
Chúc em vui, khỏe!
Da bị chai sạn lan rộng, không ngứa
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ, vùng da em chai sạn, ngày càng mở rộng, không ngứa, nhưng theo em từ 3,4 năm nay, khiến em rất mặc cảm. Cho em hỏi em bị gì ạ? Em từng đi đốt mục cóc, nhưng không khỏi. ( điều trị 2 tháng )
Chân thành cảm ơn
Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân
Chào em,
Em không nên mặc cảm. Mụn cóc nếu còn em đốt lại cho hết và bôi thêm thuốc chống sẹo… Hiện nay trình độ phẫu thuật thẩm mỹ ở Việt nam đã rất cao, vậy nên em cứ yên tâm điều trị đến khi hỏi hẳn. Chả có gì phải mặc cảm cả , ở tay chứ có phải ở mặt đâu.
Chúc em sức khoẻ và sớm khỏi bệnh nhé.
Bị sần da nổi cục li ti là bệnh gì? Chữa trị như thế nào?
Câu hỏi bởi: Ngân
Bác sĩ cho em hỏi em đã sử dụng 1 loại kem duy nhất được 3 năm đến hiện nay lâu lâu 1 tháng hoặc 2, 3 tháng lại bị sần da nổi những cục li ti, trước đây khi mới bị thì ngứa nhưng bây giờ thì hết ngứa. Bác sĩ cho em hỏi tình trạng này là gì và chỉ cho em cách xử lý được không ạ?
Cám ơn bác sĩ nhiều.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Biểu hiện như bạn mô tả là bị viêm da dị ứng. Dị ứng có thể là do chính kem mỹ phẩm đang sử dụng mặc dù trước đây không bị dị ứng. Trước mắt bạn cần dừng sử dụng mỹ phẩm đang dùng, bôi thuốc kháng viêm Flucina. Nếu triệu chứng trên da giảm và khỏi thì có thể dùng thử lại mỹ phẩm cũ hoặc loại mới, nếu không bị dị ứng thì mới tiếp tục sử dụng. Nếu không có tiến triển thì đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để có toa thuốc chữa trị hữu hiệu.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Sần da mặt do sử dụng kem có chất phụ thuộc.
Câu hỏi bởi: LâmQuyên
Chào bác sĩ.
Bác sĩ ơi cháu bị sần da mặt do sử dụng kem, có chất phụ thuộc, giờ cháu bị ngứa và sần. Giờ cháu phải làm sao cho hết mà tiết kiệm tiền được ạ?
Cháu cẩm ơn.
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em.
Hiện tại em cũng như bao người khác bị tai họa dùng mỹ phẩm trôi nổi có nhiều chất độc hại cho da ví dụ như kem trộn. Việc đã lỡ rồi bây giờ phải xử lý hậu quả, trước tiên là không nên dùng kem không rõ nguồn gốc và nên sử dụng một số loại kem phục hồi cho da. Để hạn chế tốn kém em nên dùng thường xuyên dầu dừa bôi mặt ít nhất 1 lần vào buổi tối liên tục vài tháng. Hạn chế rửa mặt bằng xà phòng hay các chất có độ tẩy rửa mạnh. Ăn uống các loại thực phẩm chứa nhiều sinh tố A,C, E. Nếu có điều kiện sáng bôi collagen, tối dưỡng ẩm bằng Juvi9 da sẽ hồi phục nhanh.
Chúc em khỏe mạnh.
Da bị sần, nổi mụn đỏ sau khi dùng kem dưỡng
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Em chào bác sĩ.
Em sử dụng loại kem dưỡng dành cho cơ thể có nguồn gốc thương hiệu rõ ràng. Nhưng khi thoa kem được 24h thì trên bề mặt da cánh tay nơi tiếp xúc được ánh nắng bắt đầu bị sần da rồi dần nổi mụn đỏ. Còn vùng da phía dưới cánh tay. Nơi ít tiếp xúc được với nắng hay ở chân, trên cơ thể đều không có dấu hiệu gì! Xin cho em biết vùng da em bị dị ứng là lí do như thế nào và phương pháp điều trị ạ.
Em xin cám ơn.
Bác sĩ Đinh Văn Tài
Chào em!
Hiện tượng dị ứng thường xảy ra trên một cơ địa dị ứng, dị nguyên có thể là bất cứ thứ gì (thực phẩm, hóa chất, thuốc,…), ngay cả với những vật dụng, đồ dùng sinh hoạt thông thường cũng có thể là dị nguyên (sữa tắm, dầu gội đầu, hóa mỹ phẩm,…).
Trường hợp của em, có sử dụng kem dưỡng nhưng không rõ loại gì nhưng với thương hiệu rõ ràng thì có thể tạm yên tâm về chất lượng. Tuy nhiên, ngay cả với sản phẩm đảm bảo thì không đồng nghĩa với sẽ không gây nguy cơ dị ứng vì dị ứng phụ thuộc nhiều vào cơ địa. Bên cạnh đó, với một số sản phẩm dưỡng da, thuốc bôi chữa trị,… thì có cách sử dụng đặc thù riêng như tăng khả năng kích ứng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, biến đổi hoặc chuyển hóa dưới ánh nắng mặt trời, hơi nóng,… Điều này có thể lý giải phần nào tình trạng của em (dị ứng vùng bôi có tiếp xúc với ánh nắng).
Do vậy, trước hết em nên lưu ý sử dụng theo đúng chỉ định, hướng dẫn ghi trên bao bì hoặc tờ hướng dẫn của sản phẩm. Tuy nhiên, với những sản phẩm sử dụng chữa trị mụn, rối loạn bệnh lý da hoặc có nguy cơ gây kích ứng, dị ứng thì cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Da liễu.
Chúc em sức khoẻ!
Da khô, sần sùi phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Da em rất khô và sần sùi, lại nổi những nốt mụn li ti nhưng dày cả mặt. Vậy bác sĩ có cách nào giúp da em hết mụn và tươi tắn, mịn màng được không ạ? Em đang là sinh viên nên ít có điều kiện chăm sóc da.
Em xin chân thành cảm ơn ạ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân
Chào em!
Khi da em bị mụn và khô, em có thể áp dụng các bí quyết dưới đây nhé:
Rửa mặt thường xuyên bằng nước sạch,không nên rửa mặt bằng nước nóng sẽ làm phá hỏng kết cấu của làn da, làm làn da bị khô, thậm chí là bị ngứa, dễ gây bong tróc. Có thể dùng các loại sữa rửa mặt không có chất tẩy rửa, chất kích thích. Thường xuyên mát-xa da mặt nhằm tăng sự đàn hồi và bài tiết cho da.
Sử dụng nước hoa hồng là bước đệm vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc da khô bị mụn. Nước hoa hồng tạo sự cân bằng cho da, làm sạch da, thông thoáng lỗ chân lông nên vì thế ngăn ngừa sự hình thành mụn. Lựa chọn kem dưỡng da, em nên chọn những loại kem dưỡng da tự nhiên có bổ sung nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C, E.
Tập thể dục và vận động thường xuyên để kích thích sự hoạt động và bài tiết của các tuyến mồ hôi và tuyến nội tiết dưới da.
Luôn giữ tinh thần vui vẻ, tránh ức chế hay căng thẳng .
Ăn nhiều hoa quả và các loại rau củ có chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi, táo, rau cải… Tránh ăn quá nhiều đồ ăn cay, nóng hay có nhiều dầu mỡ.
Uống đủ nước tốt cho sức khỏe, làn da. Nên uống 2 lít/ngày để phòng tránh tình trạng da bị thiếu nước. Ngoài ra, em có thể uống bổ sung các loại nước hoa quả và nên tránh các loại đồ uống như cà phê, đồ uống có gas, bởi chúng là những loại đồ uống không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn gây nên tình trạng khử nước và tạo môi trường thuận lợi cho mụn “hoạt động”
Ngủ điều độ, đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc (8 giờ/ngày).
Tránh làm việc và hoạt động trong môi trường ô nhiễm. Tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.
Không dùng tay bóp, nặn mụn hay sờ lên da mặt thường xuyên vì có thể gây nhiễm trùng da thứ phát sẽ hình thành các vết sẹo, tác động đến thẩm mỹ.
Em không nên tự ý uống thuốc. Nếu áp dụng các biện pháp trên không đỡ, em nên đi khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Da liễu.
Chúc em vui, khỏe!
Theo ViCare