Hỏi Bác Sĩ - Dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu trong việc chữa trị chứng tăng hồng cầu. Cùng lắng nghe lời khuyên của chuyên gia dưới đây để lựa chọn cho mình một chế độ hợp lý nhất nhé.
Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh tăng hồng cầu vô căn?
Câu hỏi bởi: Nguyễn Sỹ Hoàng
Chào bác sĩ.
Tôi có người nhà được chẩn đoán bị bệnh tăng hồng cầu vô căn. Bác sĩ cho tôi hỏi nguyên nhân của bệnh này, cách chữa trị, bệnh có nguy hiểm không? Chế độ ăn uống và sinh hoạt thế nào cho phù hợp?
Xin chân thành cảm ơn bác sĩ.
Bạn Sỹ Hoàng thân mến.
Bệnh đa hồng cầu là một dạng bệnh tăng sinh tủy, tủy xương hoạt động quá mạnh, tạo ra quá nhiều tế bào máu, trong đó hồng cầu chiếm ưu thế làm cho máu cô đặc (tăng độ quánh) và có nguy cơ bị tắc nghẽn trong hệ tuần hoàn. Đó là một loại ung thư máu thuộc dòng hồng cầu, tiến triển chậm, là một trong những bệnh lý tăng sinh tủy ác tính không rõ căn nguyên. Bệnh đa hồng cầu thường gặp ở những người tăng huyết áp, béo phì, có bệnh động mạch vành, bệnh tiến triển chậm, nếu điều trị tốt bệnh nhân có thể sống bình thường trong nhiều năm.
Các biểu hiện thường gặp của bệnh là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nhìn mờ, chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa, bầm tím tự nhiên trên da, ngứa, ra nhiều mồ hôi, gầy sút, mặt và lòng bàn tay đỏ, đau nhức xương, gan lách to và các biểu hiện tắc mạch như đau cách hồi, nhồi máu não. Xét nghiệm máu ngoại vi có tăng số 3 dòng tế bào máu và lượng huyết sắc tố.
Có 2 phương pháp điều trị bệnh đa hồng cầu là: trích máu và dùng thuốc.
Trích máu: Trích máu định kỳ là liệu pháp quan trọng nhất trong xử trí đa hồng cầu, duy trì lượng hematocrit không vượt quá 45%, nhưng phương pháp điều trị này làm tăng nguy cơ thiếu sắt và có thể gây ra các rối loạn huyết động ở một số bệnh nhân. Ngoài ra, trích máu cũng kích thích tủy xương và quá trình sinh mẫu tiểu cầu, từ đó làm tăng số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi.
Thuốc: Hiện nay, có 3 loại thuốc chính được sử dụng để giảm số lượng hồng cầu trong máu là Hydroxyurea, Interferon-alfa và Anagrelide.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt: người bệnh cần nghỉ ngơi, ăn uống sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya, vận động quá mức, tập thể dục thường xuyên nhẹ nhàng, không gắng sức, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, không dùng rượu, bia, thuốc lá, ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước để hạn chế tình trạng cô đặc máu.
Thân mến.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Hơi gầy, lại bị bệnh hồng cầu nhỏ, MCV là 62, nên khắc phục thế nào?
Câu hỏi bởi: Trần Xuân
Thưa bác sĩ!
Em năm nay 21 tuổi, thể trạng gầy. Đi khám ở bệnh viện thì xét nghiệm máu cho thấy em bị hồng cầu nhỏ. Chính xác MCV của em là 62. Em từng bị sốt xuất huyết cách đây 4 năm. Theo bác sĩ tình hình đó có nguy hiểm hay không ạ và em phải khắc phục như thế nào? Bác sĩ khám cho em bảo chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng nhưng thực tế em ăn uống rất đầy đủ và nhiều.
Cảm ơn bác sĩ!
Chào bạn!
Bạn không cung cấp cho bác sĩ biết chiều cao và cân nặng của bạn để tính chỉ số BMI – là chỉ số khối cơ thể, BMI = cân nặng: (chiều cao (m) x chiều cao), cơ thể ở mức bình thường thì BMI nằm trong khoảng 19- 24.
Thêm vào đó, ngoài biểu hiện gầy, chỉ số MCV thấp, còn các chỉ số khác trong xét nghiệm máu thì sao, bạn có các biểu hiện khác như: hay mệt, chóng mặt, hụt hơi, lòng bàn tay đỏ hơn bình thường… hay không?
Sốt xuất huyết cách nay đã 2 năm rồi, cơ thể đã hồi phục lại, và không còn ảnh hưởng gì đâu bạn à. Có bệnh lý máu đó là bệnh thiếu máu đa hồng cầu nhỏ, bệnh này có thể là nguyên phát và cũng có thể là thứ phát. Bạn cần tái khám bác sĩ chuyên khoa Huyết học để có chẩn đoán rõ ràng hơn.
Còn về chế độ dinh dưỡng, bạn cần ăn uống cân đối (đủ 4 nhóm thực phẩm, tăng cường thêm sữa), xổ giun định kỳ và đúng, ngủ đủ giấc, sinh hoạt hợp lý và cần chơi 1 môn thể thao phù hợp… Có như thế bạn mới có 1 thân hình chuẩn được.
Chào bạn và chúc bạn luôn khỏe và yêu đời!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bệnh hồng cầu cao
Câu hỏi bởi: Tran thi thu tram
Thưa bác sĩ ba con đi xét nghiệm nhiều năm liền chỉ số hồng cầu cao 935 vượt mức quy định hơn nữa. Bây giờ ba con muốn điều trị sao?
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào cháu:
Ba của cháu bị bệnh đa hồng cầu
Bệnh đa hồng cầu là một căn bệnh ác tính của tế bào máu, gây nên bởi một tế bào bị thay đổi gen. Thông thường, ở người bình thường khi bước vào thời kì trưởng thành,trong 1m³ máu sẽ có khoảng 3,7-4 triệu tế bào hồng cầu và bệnh đa hồng cầu được xác định khi số lượng hồng cầu vượt quá ngưỡng 5 triệu hồng cầu. Khi đó máu sẽ bị cô đặc dẫn tới sự lưu thông bị trì trệ,thậm chí là bị tắc nghẽn trong hệ tuần hoàn. Bệnh rất hiếm gặp ở trẻ em,thường xảy ra với người trên 50 tuổi và,đặc biệt là tỉ lệ nam giới mắc bệnh lại cao hơn nữ giới.
Nguyên nhân gây bệnh đa hồng cầu
Đa hồng cầu có hai thể tăng hồng cầu: thể nguyên phát và thể thứ phát.
Thể nguyên phát: hiện nay,khoa học hiện đại vẫn chưa xác định được căn nguyên chính xác gây ra bệnh này.
Thể thứ phát: nguyên nhân dẫn tới chứng bệnh này là do Enrtyprotein ( hoocmon thiết yếu tạo ra hồng cầu từ mô dòng hồng cầu trong xương tủy) tăng bất thường với những người sống ở nơi cao,người nghiện thuốc lá, mắc các bệnh về tim mạch,bệnh phổi hay bệnh thận…
Triệu chứng bệnh đa hồng cầu.
Biểu hiện của bệnh
Thời kì đầu: chỉ đỏ da khi làm việc gắng sức,thể hiện rõ nhất là ở trên mặt và đầu các ngón tay,do đó,người mắc rất khó phát hiện ra bệnh.
Thời kì sau: bệnh biểu hiện rõ rệt hơn như:
– Da đỏ.
– Hay ngứa người sau khi tắm.
– Hay đau đầu,hoa mắt,chóng mặt,ù tai,buồn ngủ,nhìn mờ.
– Chảy máu cam,ra nhiều mồ hôi,đau nhức xương.
– Mất sức,sụt cân,loét hoặc xuất huyết tiêu hóa.
Để chẩn đoán chính xác về căn bệnh,người ta thường dùng phương pháp đếm hồng cầu trong máu.
Cách điều trị
Ngày nay,trích máu và dùng thuốc nhằm làm giảm số lượng hồng cầu trong máu vẫn là hai phương pháp chính để điều trị bệnh:
Rút máu: phương pháp này áp dụng với các bệnh nhân trẻ tuổi hoặc ở thể nhẹ. Tuy nhiên,rút máu sẽ làm tăng nguy cơ thiếu sắt,không kiểm soát được số lượng tiểu cầu và có thể gây ra một vài rối loạn huyết động ở một vài người.
Dùng thuốc: Khi liệu pháp rút máu không thể áp dụng,người ta sẽ sử dụng đến thuốc. Hiện nay,có 3 loại thuốc chính: Hydroxyurea,interferon và anagrelide. Các loại thuốc trên đều có những quy tắc sử dụng nhất định,có loại còn có tác dụng phụ trong quá trình sử dụng,do đó người bệnh cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Cách phòng bệnh đa hồng cầu
Duy trì thói quen sống lành mạnh là điều cần thiết đối với bệnh nhân như :tránh hút thuốc lá,ăn nhiều rau xanh,uống đủ nước để máu lưu thông dễ dàng, tránh làm việc quá sức…
Hiện nay,chưa có phương pháp nào phòng bệnh hiệu quả,có chăng chỉ là việc duy trì lối sống khỏe mạnh để máu không bị nghẽn mạch mà thôi.
Trên đây là những kiến thức căn bản về nguyên nhân, triệu chứng bệnh đa hồng cầu mà các bạn nên nắm qua, hi vọng nó sẽ giúp ích cho mọi người trong việc phát hiện và điều trị bệnh một cách có hiệu quả. Với cuộc sống ngày nay,tốt nhất cháu nên cho ba cháu khám sức khỏe định kì để sớm có các cách ứng phó với những căn bệnh tiềm ẩn trong cơ thể.
Chúc cháu và gia đình mạnh khỏe.
Hồng cầu tăng cao có nguy hiểm không?
Câu hỏi bởi: hoangmang
Chào bác sĩ!
Em năm nay 27 tuổi, giới tính nam. Em cao 1m68, nặng 73kg. Em có đi lấy máu xét nghiệm. Kết quả là hồng cầu em tăng khoảng hơn 7 T/L. Em nhờ bác sĩ giải đáp giùm em có nguy hiểm lắm không ạ? Và làm cách nào để giảm lượng hồng cầu xuống và nên ăn những loại thực phẩm nào để lượng hồng cầu giảm xuống? Em mong bác sĩ giúp em.
Em xin chân thành cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Khuyên em đi khám và kiểm tra lại. Ở người bình thường, thể trạng tốt, dinh dưỡng đầy đủ thì giá trị hồng cầu bình thường cũng không vượt quá 6 T/L. Trường hợp của em xét nghiệm thấy hồng cầu tăng cao trên 7 T/L, điều này có thể gây nguy hiểm vì những biến chứng tắc mạch do số lượng hồng cầu tăng làm tăng độ quánh của máu và có thể dẫn đến tắc mạch. Tắc mạch gây những biến chứng nguy hiểm tùy vào vị trí mạch bị tắc, như tắc mạch não gây nhồi máu não, ở tim gây nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim…
Khuyên em đi khám, kiểm tra lại xét nghiệm, có thể em mắc bệnh Đa hồng cầu, em cần được chữa trị sớm để tránh biến chứng của bệnh.
Thân mến!
Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh tăng hồng cầu vô căn?
Câu hỏi bởi: Nguyễn Sỹ Hoàng
Chào bác sĩ.
Tôi có người nhà được chẩn đoán bị bệnh tăng hồng cầu vô căn. Bác sĩ cho tôi hỏi nguyên nhân của bệnh này, cách chữa trị, bệnh có nguy hiểm không? Chế độ ăn uống và sinh hoạt thế nào cho phù hợp?
Xin chân thành cảm ơn bác sĩ.
Bạn Sỹ Hoàng thân mến.
Bệnh đa hồng cầu là một dạng bệnh tăng sinh tủy, tủy xương hoạt động quá mạnh, tạo ra quá nhiều tế bào máu, trong đó hồng cầu chiếm ưu thế làm cho máu cô đặc (tăng độ quánh) và có nguy cơ bị tắc nghẽn trong hệ tuần hoàn. Đó là một loại ung thư máu thuộc dòng hồng cầu, tiến triển chậm, là một trong những bệnh lý tăng sinh tủy ác tính không rõ căn nguyên. Bệnh đa hồng cầu thường gặp ở những người tăng huyết áp, béo phì, có bệnh động mạch vành, bệnh tiến triển chậm, nếu điều trị tốt bệnh nhân có thể sống bình thường trong nhiều năm.
Các biểu hiện thường gặp của bệnh là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nhìn mờ, chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa, bầm tím tự nhiên trên da, ngứa, ra nhiều mồ hôi, gầy sút, mặt và lòng bàn tay đỏ, đau nhức xương, gan lách to và các biểu hiện tắc mạch như đau cách hồi, nhồi máu não. Xét nghiệm máu ngoại vi có tăng số 3 dòng tế bào máu và lượng huyết sắc tố.
Có 2 phương pháp điều trị bệnh đa hồng cầu là: trích máu và dùng thuốc.
Trích máu: Trích máu định kỳ là liệu pháp quan trọng nhất trong xử trí đa hồng cầu, duy trì lượng hematocrit không vượt quá 45%, nhưng phương pháp điều trị này làm tăng nguy cơ thiếu sắt và có thể gây ra các rối loạn huyết động ở một số bệnh nhân. Ngoài ra, trích máu cũng kích thích tủy xương và quá trình sinh mẫu tiểu cầu, từ đó làm tăng số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi.
Thuốc: Hiện nay, có 3 loại thuốc chính được sử dụng để giảm số lượng hồng cầu trong máu là Hydroxyurea, Interferon-alfa và Anagrelide.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt: người bệnh cần nghỉ ngơi, ăn uống sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya, vận động quá mức, tập thể dục thường xuyên nhẹ nhàng, không gắng sức, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, không dùng rượu, bia, thuốc lá, ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước để hạn chế tình trạng cô đặc máu.
Thân mến.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Hơi gầy, lại bị bệnh hồng cầu nhỏ, MCV là 62, nên khắc phục thế nào?
Câu hỏi bởi: Trần Xuân
Thưa bác sĩ!
Em năm nay 21 tuổi, thể trạng gầy. Đi khám ở bệnh viện thì xét nghiệm máu cho thấy em bị hồng cầu nhỏ. Chính xác MCV của em là 62. Em từng bị sốt xuất huyết cách đây 4 năm. Theo bác sĩ tình hình đó có nguy hiểm hay không ạ và em phải khắc phục như thế nào? Bác sĩ khám cho em bảo chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng nhưng thực tế em ăn uống rất đầy đủ và nhiều.
Cảm ơn bác sĩ!
Chào bạn!
Bạn không cung cấp cho bác sĩ biết chiều cao và cân nặng của bạn để tính chỉ số BMI – là chỉ số khối cơ thể, BMI = cân nặng: (chiều cao (m) x chiều cao), cơ thể ở mức bình thường thì BMI nằm trong khoảng 19- 24.
Thêm vào đó, ngoài biểu hiện gầy, chỉ số MCV thấp, còn các chỉ số khác trong xét nghiệm máu thì sao, bạn có các biểu hiện khác như: hay mệt, chóng mặt, hụt hơi, lòng bàn tay đỏ hơn bình thường… hay không?
Sốt xuất huyết cách nay đã 2 năm rồi, cơ thể đã hồi phục lại, và không còn ảnh hưởng gì đâu bạn à. Có bệnh lý máu đó là bệnh thiếu máu đa hồng cầu nhỏ, bệnh này có thể là nguyên phát và cũng có thể là thứ phát. Bạn cần tái khám bác sĩ chuyên khoa Huyết học để có chẩn đoán rõ ràng hơn.
Còn về chế độ dinh dưỡng, bạn cần ăn uống cân đối (đủ 4 nhóm thực phẩm, tăng cường thêm sữa), xổ giun định kỳ và đúng, ngủ đủ giấc, sinh hoạt hợp lý và cần chơi 1 môn thể thao phù hợp… Có như thế bạn mới có 1 thân hình chuẩn được.
Chào bạn và chúc bạn luôn khỏe và yêu đời!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bệnh hồng cầu cao
Câu hỏi bởi: Tran thi thu tram
Thưa bác sĩ ba con đi xét nghiệm nhiều năm liền chỉ số hồng cầu cao 935 vượt mức quy định hơn nữa. Bây giờ ba con muốn điều trị sao?
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào cháu:
Ba của cháu bị bệnh đa hồng cầu
Bệnh đa hồng cầu là một căn bệnh ác tính của tế bào máu, gây nên bởi một tế bào bị thay đổi gen. Thông thường, ở người bình thường khi bước vào thời kì trưởng thành,trong 1m³ máu sẽ có khoảng 3,7-4 triệu tế bào hồng cầu và bệnh đa hồng cầu được xác định khi số lượng hồng cầu vượt quá ngưỡng 5 triệu hồng cầu. Khi đó máu sẽ bị cô đặc dẫn tới sự lưu thông bị trì trệ,thậm chí là bị tắc nghẽn trong hệ tuần hoàn. Bệnh rất hiếm gặp ở trẻ em,thường xảy ra với người trên 50 tuổi và,đặc biệt là tỉ lệ nam giới mắc bệnh lại cao hơn nữ giới.
Nguyên nhân gây bệnh đa hồng cầu
Đa hồng cầu có hai thể tăng hồng cầu: thể nguyên phát và thể thứ phát.
Thể nguyên phát: hiện nay,khoa học hiện đại vẫn chưa xác định được căn nguyên chính xác gây ra bệnh này.
Thể thứ phát: nguyên nhân dẫn tới chứng bệnh này là do Enrtyprotein ( hoocmon thiết yếu tạo ra hồng cầu từ mô dòng hồng cầu trong xương tủy) tăng bất thường với những người sống ở nơi cao,người nghiện thuốc lá, mắc các bệnh về tim mạch,bệnh phổi hay bệnh thận…
Triệu chứng bệnh đa hồng cầu.
Biểu hiện của bệnh
Thời kì đầu: chỉ đỏ da khi làm việc gắng sức,thể hiện rõ nhất là ở trên mặt và đầu các ngón tay,do đó,người mắc rất khó phát hiện ra bệnh.
Thời kì sau: bệnh biểu hiện rõ rệt hơn như:
– Da đỏ.
– Hay ngứa người sau khi tắm.
– Hay đau đầu,hoa mắt,chóng mặt,ù tai,buồn ngủ,nhìn mờ.
– Chảy máu cam,ra nhiều mồ hôi,đau nhức xương.
– Mất sức,sụt cân,loét hoặc xuất huyết tiêu hóa.
Để chẩn đoán chính xác về căn bệnh,người ta thường dùng phương pháp đếm hồng cầu trong máu.
Cách điều trị
Ngày nay,trích máu và dùng thuốc nhằm làm giảm số lượng hồng cầu trong máu vẫn là hai phương pháp chính để điều trị bệnh:
Rút máu: phương pháp này áp dụng với các bệnh nhân trẻ tuổi hoặc ở thể nhẹ. Tuy nhiên,rút máu sẽ làm tăng nguy cơ thiếu sắt,không kiểm soát được số lượng tiểu cầu và có thể gây ra một vài rối loạn huyết động ở một vài người.
Dùng thuốc: Khi liệu pháp rút máu không thể áp dụng,người ta sẽ sử dụng đến thuốc. Hiện nay,có 3 loại thuốc chính: Hydroxyurea,interferon và anagrelide. Các loại thuốc trên đều có những quy tắc sử dụng nhất định,có loại còn có tác dụng phụ trong quá trình sử dụng,do đó người bệnh cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Cách phòng bệnh đa hồng cầu
Duy trì thói quen sống lành mạnh là điều cần thiết đối với bệnh nhân như :tránh hút thuốc lá,ăn nhiều rau xanh,uống đủ nước để máu lưu thông dễ dàng, tránh làm việc quá sức…
Hiện nay,chưa có phương pháp nào phòng bệnh hiệu quả,có chăng chỉ là việc duy trì lối sống khỏe mạnh để máu không bị nghẽn mạch mà thôi.
Trên đây là những kiến thức căn bản về nguyên nhân, triệu chứng bệnh đa hồng cầu mà các bạn nên nắm qua, hi vọng nó sẽ giúp ích cho mọi người trong việc phát hiện và điều trị bệnh một cách có hiệu quả. Với cuộc sống ngày nay,tốt nhất cháu nên cho ba cháu khám sức khỏe định kì để sớm có các cách ứng phó với những căn bệnh tiềm ẩn trong cơ thể.
Chúc cháu và gia đình mạnh khỏe.
Hồng cầu tăng cao có nguy hiểm không?
Câu hỏi bởi: hoangmang
Chào bác sĩ!
Em năm nay 27 tuổi, giới tính nam. Em cao 1m68, nặng 73kg. Em có đi lấy máu xét nghiệm. Kết quả là hồng cầu em tăng khoảng hơn 7 T/L. Em nhờ bác sĩ giải đáp giùm em có nguy hiểm lắm không ạ? Và làm cách nào để giảm lượng hồng cầu xuống và nên ăn những loại thực phẩm nào để lượng hồng cầu giảm xuống? Em mong bác sĩ giúp em.
Em xin chân thành cảm ơn.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Khuyên em đi khám và kiểm tra lại. Ở người bình thường, thể trạng tốt, dinh dưỡng đầy đủ thì giá trị hồng cầu bình thường cũng không vượt quá 6 T/L. Trường hợp của em xét nghiệm thấy hồng cầu tăng cao trên 7 T/L, điều này có thể gây nguy hiểm vì những biến chứng tắc mạch do số lượng hồng cầu tăng làm tăng độ quánh của máu và có thể dẫn đến tắc mạch. Tắc mạch gây những biến chứng nguy hiểm tùy vào vị trí mạch bị tắc, như tắc mạch não gây nhồi máu não, ở tim gây nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim…
Khuyên em đi khám, kiểm tra lại xét nghiệm, có thể em mắc bệnh Đa hồng cầu, em cần được chữa trị sớm để tránh biến chứng của bệnh.
Thân mến!
Theo ViCare