Hỏi Bác Sĩ - Truyền máu là hình thức cung cấp lượng máu nhất định cho người mất máu do tai nạn, hoặc trong quá trình phẫu thuật. Bài viết sau sẽ giúp bạn biết được như thế nào là truyền máu an toàn.
Vì sao bắt buộc phải truyền cùng nhóm máu?
Câu hỏi bởi: Nguyễn Anh
Thưa bác sĩ.
Vì sao hiện nay các bệnh viện chỉ dùng máu nhóm nào truyền cho nhóm đó (kiểu A truyền A, B truyền B…) mà không thể truyền A cho AB hay các nhóm máu khác? Hiện tại, nhóm AB rất ít sao không thể truyền các nhóm máu khác mà nhất quyết phải là AB ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Nguyên tắc an toàn trong truyền máu tốt nhất là truyền cùng nhóm máu. Ví dụ nhóm máu O truyền cho người có nhóm máu O, nhóm máu A được truyền cho người có nhóm máu A, tương tự nhóm máu AB sẽ được truyền cho người có nhóm máu AB.
Khi không có máu cùng nhóm ta sẽ truyền khác nhóm theo sơ đồ truyền máu, tuy nhiên không quá 500ml. Vì hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu có khoảng 46 nhóm máu, trong đó nhóm máu A, B, O, AB và Rhesus là những nhóm máu chính, vì vậy nếu truyền khác nhóm máu có thể gây ra phản ứng liên kết các nguyên kháng thể nguy hiểm cho người nhận.
Thân mến.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Có nên tự truyền máu tại nhà?
Câu hỏi bởi: Phan Như Ngọc
Chào bác sĩ.
Vừa rồi tôi đưa con gái 12 tuổi đi khám sức khỏe, bác sĩ chẩn đoán cháu bị thiếu máu nên da xanh, nhợt nhạt. Gia đình tôi dự định mua máu về tự truyền cho cháu, xin hỏi bác sĩ có nên tự truyền máu tại nhà không?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Thiếu máu là sự giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm số lượng huyết sắc tố ở máu ngoại vi dẫn đến máu thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Thiếu máu khi nồng độ huyết sắc tố trong máu thấp hơn so với người cùng giới, cùng lứa tuổi.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thiếu máu, việc điều trị thiếu máu còn tùy thuộc vào nguyên nhân:
Do mất máu
Các bệnh lý về máu
Chế độ ăn uống (do dinh dưỡng, thiếu máu thiếu sắt, thiếu vitamin B12).
Do đó bạn cần xác định bé thiếu máu do bệnh lý nào, không phải bệnh lý thiếu máu nào cũng có chỉ định truyền máu, có những bệnh lý chỉ cần điều trị theo nguyên nhân (dùng thuốc) gây thiếu máu thì tình trạng thiếu máu của bé sẽ được cải thiện. Giả sử con bạn có chỉ định truyền máu, bạn cũng không nên truyền máu tại nhà, vì có những tai biến nguy hiểm khi truyền máu nếu không xử trí kịp thời thì hậu quả khó lường.
Bạn có thể tham khảo các tai biến truyền máu sau đây:
Sốc là tai biến nặng nhất trong truyền máu (bất đồng nhóm máu, phản ứng phản vệ, quá tải
Sốt do truyền máu
Các phản ứng dị ứng
Nhiễm trùng huyết
Tổn thương phổi cấp do truyền máu.
Nguyên nhân của các phản ứng này thường do các kháng thể có trong huyết tương của các chế phẩm được truyền chống lại bạch cầu của bệnh nhân. Với những tai biến trên chúng tôi khuyến cáo bạn không nên truyền máu cho bé tại nhà. Tốt nhất là bạn đưa bé đi khám, xác định nguyên nhân gây thiếu máu từ đó điều trị thiếu máu mới có hiệu quả.
Thân mến.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Truyền máu khi bị xuất huyết hệ tiêu hóa có thể vô sinh không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Năm nay cháu 28 tuổi, vừa rồi cháu phải nhập viện do xuất huyết hệ tiêu hóa và truyền 2 đơn vị máu. Sau khi ra viện cháu nghe nhiều người nói rằng truyền máu có thể vô sinh (70%) cháu lo lắng quá và muốn hỏi bác sĩ xem thế nào ạ.
Cảm ơn bác sĩ
Chào em.
Khi xuất huyết tiêu hóa gây mất nhiều máu thì đây là tình trạng mất máu cấp, lúc có chỉ định truyền máu thì bắt buộc phải truyền để đảm bảo tính mạng. Vấn đề truyền máu gây vô sinh không có chứng cứ khoa học vì vậy em có thể yên tâm về vấn đề này.
Thân mến.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Nhóm máu AB nên ưu tiên truyền nhóm máu nào?
Câu hỏi bởi: Hoàng Lan
Chào bác sĩ!
Con có nhóm máu AB, con nghe nói đây là nhóm máu rất hiếm, vậy nếu trường hợp con cần nhận máu mà bệnh viện không có nhóm máu AB mà chỉ có O, A, B thì tốt nhất nên ưu tiên truyền máu nào cho con ạ?
Con cảm ơn!
Chào em!
Nếu không có máu AB, em có thể được truyền máu O. Do máu của em thuộc máu chiếm tỷ lệ ít hơn các nhóm máu khác trong cộng đồng, vì vậy em nên tham gia hiến máu nhân đạo để tạo ngân hàng máu cho bản thân và những người khác thuộc nhóm máu giống em. Khi cần truyền máu em có thể cung cấp thẻ hiến máu nhân đạo để được hưởng chế độ ưu tiên.
Thân ái!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Vì sao nhóm máu O truyền được cho B?
Câu hỏi bởi: Phạm Kiều
Chào bác sĩ.
Thưa bác sĩ, tại sao nhóm máu O truyền được cho nhóm máu B? Vì sao nhóm máu O có 2 kháng thể ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn Kiều.
Câu hỏi của bạn hơi chuyên sâu rồi. Bác sĩ không biết bạn bao nhiêu tuổi và làm nghề gì để giải thích cho phù hợp đây!
Nói nôm na thế này: người ta đã nghiên cứu thấy nhóm máu O không có kháng nguyên A và B (trên bề mặt hồng cầu) nhưng lại có kháng thể a và b trong huyết tương (hay huyết thanh) và người ta tìm thấy như thế (giải thích vì sao nhóm máu O có 2 kháng thể).
Theo nguyên tắc truyền máu: truyền cùng nhóm máu (là tối ưu). Nếu truyền khác nhóm máu thì bảo đảm không cho kháng nguyên người cho gặp kháng thể người nhận tương ứng, phải truyền mỗi lần không quá 250ml và truyền thật chậm.
Như vậy bạn thắc mắc là khi truyền O (có kháng thể b và a) cho B (có kháng nguyên B) tại sao không xảy ra ngưng kết có phải không? Theo nguyên tắc trên thì người cho (là O) không có kháng nguyên thì đâu có tạo ngưng kết được. Còn kháng thể b của người cho (là nhóm O) khi vào máu người nhận (nhóm B) với liều rất nhỏ và truyền chậm (lý do như đã nói ở trên) sẽ bị pha loãng đi thì không đủ tạo ngưng kết với kháng nguyên B (nhóm B của người nhận).
Trên đây chỉ đề cập đến hệ nhóm máu ABO thôi nha bạn, còn nhiều hệ nhóm máu khác nữa. Vì vậy, trước truyền máu, các anh chị điều dưỡng luôn phải làm phản ứng chéo.
Chúc bạn vui và khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Vì sao bắt buộc phải truyền cùng nhóm máu?
Câu hỏi bởi: Nguyễn Anh
Thưa bác sĩ.
Vì sao hiện nay các bệnh viện chỉ dùng máu nhóm nào truyền cho nhóm đó (kiểu A truyền A, B truyền B…) mà không thể truyền A cho AB hay các nhóm máu khác? Hiện tại, nhóm AB rất ít sao không thể truyền các nhóm máu khác mà nhất quyết phải là AB ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Nguyên tắc an toàn trong truyền máu tốt nhất là truyền cùng nhóm máu. Ví dụ nhóm máu O truyền cho người có nhóm máu O, nhóm máu A được truyền cho người có nhóm máu A, tương tự nhóm máu AB sẽ được truyền cho người có nhóm máu AB.
Khi không có máu cùng nhóm ta sẽ truyền khác nhóm theo sơ đồ truyền máu, tuy nhiên không quá 500ml. Vì hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu có khoảng 46 nhóm máu, trong đó nhóm máu A, B, O, AB và Rhesus là những nhóm máu chính, vì vậy nếu truyền khác nhóm máu có thể gây ra phản ứng liên kết các nguyên kháng thể nguy hiểm cho người nhận.
Thân mến.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Có nên tự truyền máu tại nhà?
Câu hỏi bởi: Phan Như Ngọc
Chào bác sĩ.
Vừa rồi tôi đưa con gái 12 tuổi đi khám sức khỏe, bác sĩ chẩn đoán cháu bị thiếu máu nên da xanh, nhợt nhạt. Gia đình tôi dự định mua máu về tự truyền cho cháu, xin hỏi bác sĩ có nên tự truyền máu tại nhà không?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Thiếu máu là sự giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm số lượng huyết sắc tố ở máu ngoại vi dẫn đến máu thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Thiếu máu khi nồng độ huyết sắc tố trong máu thấp hơn so với người cùng giới, cùng lứa tuổi.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thiếu máu, việc điều trị thiếu máu còn tùy thuộc vào nguyên nhân:
Do mất máu
Các bệnh lý về máu
Chế độ ăn uống (do dinh dưỡng, thiếu máu thiếu sắt, thiếu vitamin B12).
Do đó bạn cần xác định bé thiếu máu do bệnh lý nào, không phải bệnh lý thiếu máu nào cũng có chỉ định truyền máu, có những bệnh lý chỉ cần điều trị theo nguyên nhân (dùng thuốc) gây thiếu máu thì tình trạng thiếu máu của bé sẽ được cải thiện. Giả sử con bạn có chỉ định truyền máu, bạn cũng không nên truyền máu tại nhà, vì có những tai biến nguy hiểm khi truyền máu nếu không xử trí kịp thời thì hậu quả khó lường.
Bạn có thể tham khảo các tai biến truyền máu sau đây:
Sốc là tai biến nặng nhất trong truyền máu (bất đồng nhóm máu, phản ứng phản vệ, quá tải
Sốt do truyền máu
Các phản ứng dị ứng
Nhiễm trùng huyết
Tổn thương phổi cấp do truyền máu.
Nguyên nhân của các phản ứng này thường do các kháng thể có trong huyết tương của các chế phẩm được truyền chống lại bạch cầu của bệnh nhân. Với những tai biến trên chúng tôi khuyến cáo bạn không nên truyền máu cho bé tại nhà. Tốt nhất là bạn đưa bé đi khám, xác định nguyên nhân gây thiếu máu từ đó điều trị thiếu máu mới có hiệu quả.
Thân mến.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Truyền máu khi bị xuất huyết hệ tiêu hóa có thể vô sinh không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Năm nay cháu 28 tuổi, vừa rồi cháu phải nhập viện do xuất huyết hệ tiêu hóa và truyền 2 đơn vị máu. Sau khi ra viện cháu nghe nhiều người nói rằng truyền máu có thể vô sinh (70%) cháu lo lắng quá và muốn hỏi bác sĩ xem thế nào ạ.
Cảm ơn bác sĩ
Chào em.
Khi xuất huyết tiêu hóa gây mất nhiều máu thì đây là tình trạng mất máu cấp, lúc có chỉ định truyền máu thì bắt buộc phải truyền để đảm bảo tính mạng. Vấn đề truyền máu gây vô sinh không có chứng cứ khoa học vì vậy em có thể yên tâm về vấn đề này.
Thân mến.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Nhóm máu AB nên ưu tiên truyền nhóm máu nào?
Câu hỏi bởi: Hoàng Lan
Chào bác sĩ!
Con có nhóm máu AB, con nghe nói đây là nhóm máu rất hiếm, vậy nếu trường hợp con cần nhận máu mà bệnh viện không có nhóm máu AB mà chỉ có O, A, B thì tốt nhất nên ưu tiên truyền máu nào cho con ạ?
Con cảm ơn!
Chào em!
Nếu không có máu AB, em có thể được truyền máu O. Do máu của em thuộc máu chiếm tỷ lệ ít hơn các nhóm máu khác trong cộng đồng, vì vậy em nên tham gia hiến máu nhân đạo để tạo ngân hàng máu cho bản thân và những người khác thuộc nhóm máu giống em. Khi cần truyền máu em có thể cung cấp thẻ hiến máu nhân đạo để được hưởng chế độ ưu tiên.
Thân ái!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Vì sao nhóm máu O truyền được cho B?
Câu hỏi bởi: Phạm Kiều
Chào bác sĩ.
Thưa bác sĩ, tại sao nhóm máu O truyền được cho nhóm máu B? Vì sao nhóm máu O có 2 kháng thể ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn Kiều.
Câu hỏi của bạn hơi chuyên sâu rồi. Bác sĩ không biết bạn bao nhiêu tuổi và làm nghề gì để giải thích cho phù hợp đây!
Nói nôm na thế này: người ta đã nghiên cứu thấy nhóm máu O không có kháng nguyên A và B (trên bề mặt hồng cầu) nhưng lại có kháng thể a và b trong huyết tương (hay huyết thanh) và người ta tìm thấy như thế (giải thích vì sao nhóm máu O có 2 kháng thể).
Theo nguyên tắc truyền máu: truyền cùng nhóm máu (là tối ưu). Nếu truyền khác nhóm máu thì bảo đảm không cho kháng nguyên người cho gặp kháng thể người nhận tương ứng, phải truyền mỗi lần không quá 250ml và truyền thật chậm.
Như vậy bạn thắc mắc là khi truyền O (có kháng thể b và a) cho B (có kháng nguyên B) tại sao không xảy ra ngưng kết có phải không? Theo nguyên tắc trên thì người cho (là O) không có kháng nguyên thì đâu có tạo ngưng kết được. Còn kháng thể b của người cho (là nhóm O) khi vào máu người nhận (nhóm B) với liều rất nhỏ và truyền chậm (lý do như đã nói ở trên) sẽ bị pha loãng đi thì không đủ tạo ngưng kết với kháng nguyên B (nhóm B của người nhận).
Trên đây chỉ đề cập đến hệ nhóm máu ABO thôi nha bạn, còn nhiều hệ nhóm máu khác nữa. Vì vậy, trước truyền máu, các anh chị điều dưỡng luôn phải làm phản ứng chéo.
Chúc bạn vui và khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Theo ViCare