Những lưu ý cần biết trước khi bổ sung vitamin C cho bé


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Vitamin C là một chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển sức khoẻ toàn diện của trẻ em. Vậy, bạn đã biết cách bổ sung loại dưỡng chất này cho bé nhà mình hiệu quả chưa?

Bé 9 tuổi, đau đầu và chảy máu cam không rõ nguyên nhân, phải làm sao?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Con gái tôi năm nay cháu 9 tuổi, dạo gần đây cháu hay kêu đau đầu và chảy máu cam không rõ nguyên nhân. Gia đình tôi rất lo lắng, xin bác sĩ giải đáp giúp.

Cám ơn bác sĩ!

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Trẻ từ 8-14 tuổi là tuổi hình thành phát triển xoang và phát triển hốc mũi. Vì thế cho nên có thể thấy hiện tượng trẻ hay kêu đau đầu, kèm theo chảy máu cam, đồng thời không có có triệu chứng khác kèm theo, nên nhiều khi bố mẹ cho là bé giả vờ. Tuy nhiên triệu chứng như trên không phải là xuất hiện ở tất cả mọi trẻ ở giai đoạn này.

Bạn cần cho bé uống vitamin C để tăng cường sức bền thành mạch, chuẩn bị sẵn bông sạch để nút mũi khi trẻ chảy máu cam nhiều. Cho bé dùng thuốc giảm đau khi bé kêu đau đầu nhiều. Hoặc bạn cho bé đi khám nội soi mũi, chụp xoang để an tâm trong việc chăm sóc trẻ.

Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe.

Chảy máu cam


Câu hỏi bởi: Đài Trang

Thưa bác sĩ con tôi năm nay 4 tuổi.lâu lâu cháu bị Chảy máu cam, không biết cháu có bị làm sao không bác sĩ

Bác sĩ Trần Quang Thuyên


Chào bạn,
Chảy máu cam có nhiều nguyên nhân.
– Nếu bạn ở miền Bắc, có thể do thời tiết khô hanh dẫn tới tạo điều kiện để chảy máu cam. Bạn cần nhỏ mũi thường xuyên cho bé.
– Do cơ địa, thành mạch mỏng do di truyền. Trường hợp này thì bạn có thể cho cháu uống bổ sung vitamin C
– Có thể do cháu có dị tật trong mũi, bạn nên đưa cháu đi khám để có hướng điều trị cụ thể nhé.
Thân ái

Bé 2 tuổi có vết bầm xanh không rõ nguyên nhân là bị gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Xin hỏi bác sĩ bé trai 2 tuổi, trên cơ thể thỉnh thoảng có nổi vết bầm xanh. Xin hỏi có phải bé đang thiếu chất gì đó không? Và cách chữa trị như thế nào?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương


Chào bạn!

Bé 2 tuổi thỉnh thoảng nổi nốt bầm xanh, có ranh giới tương đối rõ, diện tích khoảng 1- 2 cm, hơi đau, màu sắc nhạt, các nốt này ở rải rác bất kỳ trên cơ thể, chứ không phải chỉ khu trú ở vùng hay va chạm như mặt trước cẳng chân, khủy tay… vết xanh này tồn tại khoảng 10-15 ngày tự mất, rồi lại có chỗ khác thì đây là hiện tượng xuất huyết dưới da.

Xuất huyết dưới da ở trẻ dưới 2 tuổi có nhiều lí do: Bệnh về máu, bệnh tiểu cầu, bệnh mạch máu ngoại vi, giảm sức bền mao mạch…. Trước mắt bạn nên tăng cường cho cháu ăn các thức ăn có nhiều vitamin C để tăng cường sức bền mao mạch, hoặc uống vitamin C, (chú ý không nên cho trẻ uống quá 0,5g/ngày), nếu các vết bầm xanh này xuất hiện nhiều, kèm theo chảy máu kéo dài khi bị đứt tay, chảy máu chân răng, chảy máu cam… thì bạn nên cho bé đi khám bệnh tại các bệnh viện để khám chẩn đoán loại trừ các bệnh về máu, bệnh tiểu cầu…

Chúc bạn nuôi con khỏe mạnh!

Bé 3 tuổi bị rôm sảy thì làm sao


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ ạ!

Tôi muốn hỏi bé 3 tuổi bị rôm sảy, mẩn ngứa khắp người thì nên uống thuốc gì hiệu quả nhất và nhanh nhất cho bé được?

Xin cám ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào bạn!

Rôm sảy (prickly heat, miliaria) hình thành do các ống tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn khiến mồ hôi bị ứ đọng dưới da. Rôm sảy chủ yếu hay gặp ở trẻ nhỏ sống ở vùng khí hậu nhiệt đới. Việc đẩy lùi các biểu hiện bệnh theo nguyên tắc là làm mát da và chống tiết mồ hôi. Giảm tiết mồ hôi qua việc làm mát da như điều hoà làm mát, quạt thông khí, mặc quần áo thoáng mát và hạn chế vận động. Khi da được làm mát thì rôm sảy sẽ biến mất nhanh chóng do vậy nếu rôm sảy nhẹ thì không cần phải chữa trị. Đối với tình huống bạn hỏi với bé 2 tuổi, nếu mức độ rôm sảy khắp người nhưng mật độ rải rác thì trước mắt áp dụng biện pháp trên. Tuy nhiên, nếu tình trạng nặng hơn thì có thể dùng thêm các loại thuốc bôi: thuốc bôi có kháng sinh, có corticoid,… nNhưng cần phải theo chỉ định của bác sĩ vì có thể gây biến chứng da, dị ứng.

Nhìn chung, việc chữa trị rôm sảy không thể nóng vội mà phải theo nguyên tắc nhất định, gồm:

Cho bé chơi, nằm ở nơi thoáng mát, thông gió, tránh nơi nóng bức, đông người. Nên mặc cho bé quần áo bằng loại vải sợi, mỏng, rộng thoáng, thấm mồ hôi, không dùng các loại sợi tổng hợp, sợi nilon. Tắm thường xuyên cho bé giúp cho cơ thể mát, da sạch sẽ, các lỗ chân lông không bị bịt kín. Tắm bằng thuốc tím pha loãng, sữa tắm loại chuyên dụng cho bé. Có thể dùng một kinh nghiệm dân gian về nước tắm như: mướp đắng, rau má, sài đất, vỏ dưa hấu, lá đào, lá dâu,… Giữ cho da khô, chống viêm có thể xoa phấn rôm, nhưng phải xoa ngay sau khi tắm, không xoa khi mồ hôi đang tiết nhiều vì sẽ làm bịt kín lỗ chân lông gây viêm nhiễm da. Bên cạnh đó cần bổ sung thêm vitamin C cho bé như uống nước cam, hoặc vitamin C tổng hợp,… Cho bé uống đủ nước, có thể uống các nước mát, giải nhiệt như nước sắn dây, nước đỗ đen, sài đất,…

Chúc bé nhanh khỏi.

Trẻ bị bệnh chàm nên dùng loại dưỡng ẩm nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Con em cháu được 4 tuổi, em có đưa cháu đi khám tại bệnh viện Da liễu Quận 3, bác sĩ chẩn đoán cháu bị chàm, bác sĩ cho em hỏi, da của chồng em, vẽ gì lên da cũng nổi lên như đường giun đi. Vậy chồng em có phải bị mề đay không bác sĩ? Bác sĩ cho em hỏi bố của cháu bị như vậy có phải di truyền cho cháu từ bố của cháu không? Xin bác sĩ giải đáp! Bác sĩ cho em hỏi cháu bị chàm nặng, mụn lên từng mảng dầy, có nước trắng, da cháu khô khiến cháu ngứa, khó chịu. Bác sĩ cho em hỏi cháu có thể dùng loại dưỡng ẩm nào tốt cho da bé đang bị chàm. Xin bác sĩ nói rõ tên loại dưỡng ẩm đó. Xin bác sĩ giải đáp giúp em!

Chân thành cảm ơn bác sĩ nhiều!

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân


Chào bạn!

Chàm còn gọi là viêm da thể tạng hay viêm da cơ địa, là một bệnh da thường gặp ở trẻ em. Bệnh có thể xuất hiện ở các nhóm tuổi khác nhau, gây ngứa nhiều, hay tái phát, tác động đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Bệnh có thể khởi phát sớm lúc đứa bé mới 2-3 tháng tuổi. Bệnh chàm có thể gây ra các mảng ngứa, đỏ, khô trên da trẻ nhỏ, đặc biệt là ở những chỗ da không thông thoáng như bẹn, khuỷu tay, chân… Trẻ thường phải chà xát lên giường, đệm hay các đồ vật khác vì ngứa, ngủ không ngon giấc. Da trẻ có thể nhiễm trùng do chà xát và cào gãi. Nếu bị chàm thể tạng trong khoảng vài năm, thương tổn sẽ trở nên dày và sậm màu hơn các vùng da còn lại, gây ngứa liên tục.

Nguyên nhân gây chàm là do sự tương tác giữa yếu tố di truyền và môi trường sống. Một số yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh: gia đình có người thân bị hen, viêm mũi dị ứng; những vùng bị ô nhiễm môi trường; những sứ sở lạnh…

Chàm thường trải qua 3 giai đoạn: cấp tính, bán cấp, mãn tính. Chàm dễ bị tái phát nên việc chữa trị và theo dõi rất quan trọng, đặc biệt là không được tự ý uống thuốc uống. Bạn nên đưa con đến các trung tâm Da liễu hoặc các bệnh viện Da liễu khám và chữa trị theo liệu trình của bác sĩ chuyên khoa và khám lại đúng lịch theo chỉ định của bác sĩ.

Như bạn mô tả, thì da của chồng bạn có triệu chứng là khô, chứ không phải bị mề đay.

Trong quá trình chữa trị, vai trò của chăm sóc da đúng cách và sử dụng các sản phẩm làm mềm, giữ ẩm là rất quan trọng vừa có tác dụng hỗ trợ chữa trị, vừa giúp duy trì da ở trạng thái tối ưu nhất.

Để ngừa bệnh chàm, tắm rửa hàng ngày cho bé, nên giới hạn thời gian tắm trong khoảng 5-10 phút (vì nhiều hơn sẽ làm cho da khô). Không nên tắm nước nóng vì sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da; dùng nước hơi âm ấm thì tốt hơn. Giữ cho da luôn sạch, có thể bôi các chất làm ẩm da, làm dịu da khiến da bớt viêm và bớt rát về mùa khô như: Aderma-Exomega cream (là chất được chiết xuất từ yến mạch, acid béo omega, vitamin E, glycerin…). Bạn thoa ngày 2 lần cho bé sau khi đã rửa sạch da. Chỉ nên dùng xà phòng dịu nhẹ, không thấy hương liệu hoặc dùng các chất làm sạch thay thế xà phòng mà có tính giữ ẩm. Ngay cả quần áo của bé, bạn cũng cần dùng loại xà phòng có chất tẩy rửa không quá mạnh. Nên chọn quần áo vải sợi mềm mặc cho bé. Tránh dùng len hoặc các loại vải sần sùi có thể gây kích ứng da bé. Loại bỏ các chất dễ gây dị ứng trong nhà. Cho bé uống nhiều nước để duy trì độ ẩm cho làn da. Cần tránh ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, hải sản… Bổ sung thêm vitamin C cho bé mỗi ngày, tăng sức đề kháng cho bé. Nên giữ móng tay ngắn và không sắc nhọn. Điều này giúp bé hạn chế gãi nhiều làm tổn thương da. Giữ nhiệt độ và độ ẩm dễ chịu nhất cho bé. Tránh trường hợp không khí quá khô, nóng làm bệnh nhân đổ mồ hôi và tỏa nhiệt nhiều, đây là yếu tố khởi phát chu kỳ gãi hoặc ngứa.

Chúc gia đình bạn sức khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl