Hỏi Bác Sĩ - Trẻ em rất dễ mắc phải hiện tượng sâu răng gây ảnh hưởng đến nhiều hoạt động của các bé. Là phụ huynh, chúng ta cần chủ động tìm hiểu kỹ về vấn đề này.
Trẻ 31 tháng bị sâu răng
Câu hỏi bởi: Trần Thị Thanh Tuyền
Thưa bs, bé của em dược 31 thang bị sâu răng, đau nhức, có chua dược ko ah, cảm ơn bs!
Bác sĩ Phạm Thanh Tú
Chào bạn
Sâu răng là bệnh khá phổ biến ở việt nam nhất là trẻ em .
Cháu được 31 tháng bị sâu , đau nhức bạn nên cho con đến Bs khám nếu bị sâu thì chỉ cần vệ sinh và hàn lại . Răng của cháu bị đau nhức có thể bị cả phần tủy răng và phải điều trị tủy sau đó Hàn lại thi cháu vẫn ăn uống bình thường .
Bạn cần tư vấn thêm gọi hotline 0987333386
Tham khảo web http://nhakhoanucuoihanoi.vn/
Thân ái.
Làm thế nào để tránh sâu răng cho trẻ?
Câu hỏi bởi: cogajkieuky
Chào bác sĩ!
Con gái cháu năm nay 8 tuổi, bé bị sâu 2 chiếc răng, cháu đã đưa bé đi khám và hàn răng nhưng vẫn không yên tâm. Cháu cũng hạn chế cho bé ăn đồ ngọt và đánh răng hàng ngày. Xin bác sĩ cho biết làm cách nào để tránh bị sâu răng?
Cháu cám ơn ạ!
Bác sĩ Trần Thị Hồng Thanh
Chào cháu!
Sâu răng là sự tiêu huỷ cấu trúc vôi hoá vô cơ (tinh thể canxi) của men răng và ngà răng, tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng mà lí do là do vi khuẩn. Khi lỗ sâu mới hình thành hầu như không gây khó chịu nên thường không phát hiện ra. Khi xuất hiện những tổn thương có thể nhìn thấy bằng mắt thường, cảm giác khó chịu, thì đa phần răng đã sâu vào tủy răng gây viêm tuỷ, nặng hơn là viêm quanh cuống răng. Ngoài ra, còn gây những cản trở về giao tiếp như hơi thở hôi, men răng ngả màu,… Vì vậy, cần có những hiểu biết để phòng ngừa và chữa trị sớm.
Nguyên nhân gây ra sâu răng là do vi khuẩn có sẵn trong miệng, chủ yếu là Streptococcus Mutans, khi có thức ăn dính lên mặt răng đặc biệt là đường và tinh bột, sau vài giờ các vi khuẩn sẽ phân hủy thức ăn tạo nên axit ăn mòn men răng tạo thành lỗ sâu. Quá trình từ răng mới sâu đến khi hình thành lỗ sâu phải trải qua một thời gian, nhanh hay chậm phụ thuộc vào cấu trúc của men răng, vệ sinh răng và mức độ vi khuẩn nhiều hay ít. Các lỗ sâu của răng cần được phát hiện sớm, sau đó làm sạch ngà mủn và hàn lại. Nếu răng sâu không được chữa trị sớm và đúng kỹ thuật, diễn biến tiếp theo là viêm tủy răng, viêm quanh cuống (chóp) răng, áp xe quanh cuống răng.
Cách phòng chống sâu răng:
Chải răng ngay sau bữa ăn, chải răng đúng phương pháp với kem đánh răng có Fluor.
Làm sạch vùng tiếp xúc giữa các răng và kẽ răng bằng chỉ nha khoa.
Thực hiện chế độ ăn nhiều rau quả, các chất có xơ và hạn chế ăn vặt, uống nhiều nước.
Sử dụng dung dịch súc miệng có tác dụng diệt khuẩn, tiêu hủy mảng bám và giảm viêm lợi.
Khám răng định kì 6 tháng/lần để phát hiện sớm điều trị sâu răng kịp thời.
Chúc cháu sức khỏe!
Trẻ 5 tuổi, bị sâu răng, phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Thanh Huyền
Chào bác sĩ.
Con trai em 5 tuổi, bị sâu răng hàm dưới. Em đã cho cháu đi hàn răng 1 lần rồi, nhưng do lỗ sâu răng cũng nhỏ nên bác sĩ hàn luôn. Giờ miếng hàn bị bong, em cho cháu đi hàn lại, nhưng sau đó đêm nào bé cũng khóc kêu đau răng. Bác sĩ bảo:
1 là diệt tuỷ,
2 là uống kháng sinh giảm đau,
3 là cậy vết hàn ra.
Bé nhà em không chịu được đau e rằng diệt tuỷ sẽ gặp khó khăn, với lại em lo ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này nên em có cho bé uống giảm đau. Nhưng như thế thì ngày nào cũng phải uống thuốc sao?
Cảm ơn bác sĩ.
Bạn Huyền thân mến.
Răng của bé như vậy là đã bị viêm tủy, bắt buộc phải lấy tủy răng rồi sau đó mới trám lại được. Việc lấy tủy là để tránh ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này vì nếu không lấy tủy sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, xì mủ bên dưới chân răng sữa, làm ảnh hưởng đến mầm răng bên dưới. Vì vậy nếu không muốn ảnh hưởng răng vĩnh viễn thì bắt buộc phải lấy tủy.
Về việc bé bị đau như vậy, thông thường thì cậy miếng trám ra là bé hết đau ngay, tuy nhiên bé đang bị hoảng sợ cộng thêm việc răng đang nhạy cảm, chỉ cần đụng nhẹ mũi khoan vào răng để khui miếng trám ra cũng có thể làm bé đau nhức nên bác sĩ mới khuyên bạn cho bé uống thuốc. Mục đích của việc uống thuốc là để giảm tình trạng viêm tủy nhờ đó làm giảm cơn đau răng của bé. Việc uống thuốc thông thường chỉ kéo dài 5 – 7 ngày là bé hầu như hết đau, sau đó thì ta có thể khui miếng trám và lấy tủy dễ dàng hơn.
Chúc bạn và bé khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Trẻ bú bình sẽ bị sâu răng có đúng không?
Câu hỏi bởi: Minh Nguyet
Chào bác sĩ.
Con tôi được 2 tuổi, lúc bé 6 tháng thì bị mất sữa, từ đó tôi nuôi bé bằng sữa bột. Tôi nghe nói trẻ bú bình sẽ bị sâu răng, xin hỏi bác sĩ có đúng không, làm sao để phòng bệnh này?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Rất nhiều cha mẹ thắc mắc không rõ tại sao răng trẻ còn nhỏ mà đã bị sâu. Tuy nhiên ít người biết rằng nguyên nhân gây sâu răng của con là do bú bình. Nguyên nhân sâu răng thường do trẻ có thói quen bú sữa, ăn và ngậm trong miệng những chất lỏng có chứa nhiều đường như nước trái cây, nước ngọt trong khi ngủ.
Bệnh sâu răng do vi khuẩn gây ra, ở trẻ em bú bình rất có thể vi khuẩn gây sâu răng có ở trong bình, núm vú giả nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ, sẽ tạo cho vi khuẩn phát triển. Để phòng bệnh: không tập cho bé có thói quen bú bình và ngậm bình sữa trong lúc ngủ nhất là ban đêm, tập bé uống bằng ly càng sớm càng tốt, sau khi uống sữa hoặc nước trái cây nên cho bé uống ít nước lọc hoặc dùng gạc vệ sinh răng miệng.
Chúc bạn và bé khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Phải làm sao khi trẻ bị sâu răng quá sớm?
Câu hỏi bởi: Duyên
Thưa bác sĩ.
Bé nhà tôi hiện giờ 12 tháng, nặng 10,5kg, đã biết đi chập chững. Bé mọc răng lúc 9 tháng, hiện đã được 6 cái.
Hàng ngày tôi vệ sinh răng miệng cho bé 2 lần bằng nước muối hột pha loãng, dùng gạc quấn vào ngón tay vệ sinh 3 mặt răng, nướu và lưỡi. Vậy mà hiện giờ răng bé bị xiết (siết?) ăn 4 cái trên, 2 cái dưới mới nhú một nửa cũng có vệt đen của xiết.
Bữa ăn của bé rất đa dạng các loại rau củ và trái cây, thường là bí đỏ, khoai lang, khoai tây, bó xôi, bông cải, cá hồi, cá chẽm, xoài, táo, nho, sữa chua,… Tại sao bé lại bị hư răng quá sớm như vậy?
Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi cách phòng ngừa siết cho những chiếc răng sữa mọc sau này của bé. Bé bị hư răng sớm vậy có ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn không?
Tôi là người rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe răng miệng vậy mà răng con tôi lại không được chắc khỏe như các bé khác, tôi rất lo và buồn khi nhìn hàm răng của con.
Mong bác sĩ sớm giúp tôi có câu trả lời. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều!
Mến chào bạn Duyên.
Trường hợp của bé được gọi là sâu răng. Sở dĩ, răng sữa của bé dễ bị sâu răng hơn răng vĩnh viễn là do tính chất của răng sữa là ít khoáng, nhưng lại dễ mất chất khoáng hơn và khi có sâu răng thì tốc độ sâu cũng nhanh hơn răng vĩnh viễn.
Nguyên nhân thường do vệ sinh răng miệng không tốt, bé ngậm và bú bình trước và trong khi nằm ngủ, chất đường trong sữa không thể loại bỏ. Khi răng sữa đã sâu thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn.
Bạn nên cho bé đến bệnh viện Răng – Hàm – Mặt để khám, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể hơn, tránh tình trạng răng sâu nhiều phải nhổ sớm trong khi bé chưa đến tuổi thay răng, sẽ làm cho răng vĩnh viễn mọc không tốt, di lệch, ảnh hưởng đến chức năng nhai, phát âm,…
Để hạn chế, trước khi đi ngủ bạn nên vệ sinh răng miệng cho bé, hạn chế cho trẻ bú bình, các loại nước và thức ăn ngọt,… Khi bé lớn hơn hướng dẫn cho bé nên đánh răng, làm sạch răng trước khi đi ngủ bạn nhé!
Thân mến!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Trẻ 31 tháng bị sâu răng
Câu hỏi bởi: Trần Thị Thanh Tuyền
Thưa bs, bé của em dược 31 thang bị sâu răng, đau nhức, có chua dược ko ah, cảm ơn bs!
Bác sĩ Phạm Thanh Tú
Chào bạn
Sâu răng là bệnh khá phổ biến ở việt nam nhất là trẻ em .
Cháu được 31 tháng bị sâu , đau nhức bạn nên cho con đến Bs khám nếu bị sâu thì chỉ cần vệ sinh và hàn lại . Răng của cháu bị đau nhức có thể bị cả phần tủy răng và phải điều trị tủy sau đó Hàn lại thi cháu vẫn ăn uống bình thường .
Bạn cần tư vấn thêm gọi hotline 0987333386
Tham khảo web http://nhakhoanucuoihanoi.vn/
Thân ái.
Làm thế nào để tránh sâu răng cho trẻ?
Câu hỏi bởi: cogajkieuky
Chào bác sĩ!
Con gái cháu năm nay 8 tuổi, bé bị sâu 2 chiếc răng, cháu đã đưa bé đi khám và hàn răng nhưng vẫn không yên tâm. Cháu cũng hạn chế cho bé ăn đồ ngọt và đánh răng hàng ngày. Xin bác sĩ cho biết làm cách nào để tránh bị sâu răng?
Cháu cám ơn ạ!
Bác sĩ Trần Thị Hồng Thanh
Chào cháu!
Sâu răng là sự tiêu huỷ cấu trúc vôi hoá vô cơ (tinh thể canxi) của men răng và ngà răng, tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng mà lí do là do vi khuẩn. Khi lỗ sâu mới hình thành hầu như không gây khó chịu nên thường không phát hiện ra. Khi xuất hiện những tổn thương có thể nhìn thấy bằng mắt thường, cảm giác khó chịu, thì đa phần răng đã sâu vào tủy răng gây viêm tuỷ, nặng hơn là viêm quanh cuống răng. Ngoài ra, còn gây những cản trở về giao tiếp như hơi thở hôi, men răng ngả màu,… Vì vậy, cần có những hiểu biết để phòng ngừa và chữa trị sớm.
Nguyên nhân gây ra sâu răng là do vi khuẩn có sẵn trong miệng, chủ yếu là Streptococcus Mutans, khi có thức ăn dính lên mặt răng đặc biệt là đường và tinh bột, sau vài giờ các vi khuẩn sẽ phân hủy thức ăn tạo nên axit ăn mòn men răng tạo thành lỗ sâu. Quá trình từ răng mới sâu đến khi hình thành lỗ sâu phải trải qua một thời gian, nhanh hay chậm phụ thuộc vào cấu trúc của men răng, vệ sinh răng và mức độ vi khuẩn nhiều hay ít. Các lỗ sâu của răng cần được phát hiện sớm, sau đó làm sạch ngà mủn và hàn lại. Nếu răng sâu không được chữa trị sớm và đúng kỹ thuật, diễn biến tiếp theo là viêm tủy răng, viêm quanh cuống (chóp) răng, áp xe quanh cuống răng.
Cách phòng chống sâu răng:
Chải răng ngay sau bữa ăn, chải răng đúng phương pháp với kem đánh răng có Fluor.
Làm sạch vùng tiếp xúc giữa các răng và kẽ răng bằng chỉ nha khoa.
Thực hiện chế độ ăn nhiều rau quả, các chất có xơ và hạn chế ăn vặt, uống nhiều nước.
Sử dụng dung dịch súc miệng có tác dụng diệt khuẩn, tiêu hủy mảng bám và giảm viêm lợi.
Khám răng định kì 6 tháng/lần để phát hiện sớm điều trị sâu răng kịp thời.
Chúc cháu sức khỏe!
Trẻ 5 tuổi, bị sâu răng, phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Thanh Huyền
Chào bác sĩ.
Con trai em 5 tuổi, bị sâu răng hàm dưới. Em đã cho cháu đi hàn răng 1 lần rồi, nhưng do lỗ sâu răng cũng nhỏ nên bác sĩ hàn luôn. Giờ miếng hàn bị bong, em cho cháu đi hàn lại, nhưng sau đó đêm nào bé cũng khóc kêu đau răng. Bác sĩ bảo:
1 là diệt tuỷ,
2 là uống kháng sinh giảm đau,
3 là cậy vết hàn ra.
Bé nhà em không chịu được đau e rằng diệt tuỷ sẽ gặp khó khăn, với lại em lo ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này nên em có cho bé uống giảm đau. Nhưng như thế thì ngày nào cũng phải uống thuốc sao?
Cảm ơn bác sĩ.
Bạn Huyền thân mến.
Răng của bé như vậy là đã bị viêm tủy, bắt buộc phải lấy tủy răng rồi sau đó mới trám lại được. Việc lấy tủy là để tránh ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này vì nếu không lấy tủy sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, xì mủ bên dưới chân răng sữa, làm ảnh hưởng đến mầm răng bên dưới. Vì vậy nếu không muốn ảnh hưởng răng vĩnh viễn thì bắt buộc phải lấy tủy.
Về việc bé bị đau như vậy, thông thường thì cậy miếng trám ra là bé hết đau ngay, tuy nhiên bé đang bị hoảng sợ cộng thêm việc răng đang nhạy cảm, chỉ cần đụng nhẹ mũi khoan vào răng để khui miếng trám ra cũng có thể làm bé đau nhức nên bác sĩ mới khuyên bạn cho bé uống thuốc. Mục đích của việc uống thuốc là để giảm tình trạng viêm tủy nhờ đó làm giảm cơn đau răng của bé. Việc uống thuốc thông thường chỉ kéo dài 5 – 7 ngày là bé hầu như hết đau, sau đó thì ta có thể khui miếng trám và lấy tủy dễ dàng hơn.
Chúc bạn và bé khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Trẻ bú bình sẽ bị sâu răng có đúng không?
Câu hỏi bởi: Minh Nguyet
Chào bác sĩ.
Con tôi được 2 tuổi, lúc bé 6 tháng thì bị mất sữa, từ đó tôi nuôi bé bằng sữa bột. Tôi nghe nói trẻ bú bình sẽ bị sâu răng, xin hỏi bác sĩ có đúng không, làm sao để phòng bệnh này?
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn.
Rất nhiều cha mẹ thắc mắc không rõ tại sao răng trẻ còn nhỏ mà đã bị sâu. Tuy nhiên ít người biết rằng nguyên nhân gây sâu răng của con là do bú bình. Nguyên nhân sâu răng thường do trẻ có thói quen bú sữa, ăn và ngậm trong miệng những chất lỏng có chứa nhiều đường như nước trái cây, nước ngọt trong khi ngủ.
Bệnh sâu răng do vi khuẩn gây ra, ở trẻ em bú bình rất có thể vi khuẩn gây sâu răng có ở trong bình, núm vú giả nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ, sẽ tạo cho vi khuẩn phát triển. Để phòng bệnh: không tập cho bé có thói quen bú bình và ngậm bình sữa trong lúc ngủ nhất là ban đêm, tập bé uống bằng ly càng sớm càng tốt, sau khi uống sữa hoặc nước trái cây nên cho bé uống ít nước lọc hoặc dùng gạc vệ sinh răng miệng.
Chúc bạn và bé khỏe.
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Phải làm sao khi trẻ bị sâu răng quá sớm?
Câu hỏi bởi: Duyên
Thưa bác sĩ.
Bé nhà tôi hiện giờ 12 tháng, nặng 10,5kg, đã biết đi chập chững. Bé mọc răng lúc 9 tháng, hiện đã được 6 cái.
Hàng ngày tôi vệ sinh răng miệng cho bé 2 lần bằng nước muối hột pha loãng, dùng gạc quấn vào ngón tay vệ sinh 3 mặt răng, nướu và lưỡi. Vậy mà hiện giờ răng bé bị xiết (siết?) ăn 4 cái trên, 2 cái dưới mới nhú một nửa cũng có vệt đen của xiết.
Bữa ăn của bé rất đa dạng các loại rau củ và trái cây, thường là bí đỏ, khoai lang, khoai tây, bó xôi, bông cải, cá hồi, cá chẽm, xoài, táo, nho, sữa chua,… Tại sao bé lại bị hư răng quá sớm như vậy?
Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi cách phòng ngừa siết cho những chiếc răng sữa mọc sau này của bé. Bé bị hư răng sớm vậy có ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn không?
Tôi là người rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe răng miệng vậy mà răng con tôi lại không được chắc khỏe như các bé khác, tôi rất lo và buồn khi nhìn hàm răng của con.
Mong bác sĩ sớm giúp tôi có câu trả lời. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều!
Mến chào bạn Duyên.
Trường hợp của bé được gọi là sâu răng. Sở dĩ, răng sữa của bé dễ bị sâu răng hơn răng vĩnh viễn là do tính chất của răng sữa là ít khoáng, nhưng lại dễ mất chất khoáng hơn và khi có sâu răng thì tốc độ sâu cũng nhanh hơn răng vĩnh viễn.
Nguyên nhân thường do vệ sinh răng miệng không tốt, bé ngậm và bú bình trước và trong khi nằm ngủ, chất đường trong sữa không thể loại bỏ. Khi răng sữa đã sâu thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn.
Bạn nên cho bé đến bệnh viện Răng – Hàm – Mặt để khám, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể hơn, tránh tình trạng răng sâu nhiều phải nhổ sớm trong khi bé chưa đến tuổi thay răng, sẽ làm cho răng vĩnh viễn mọc không tốt, di lệch, ảnh hưởng đến chức năng nhai, phát âm,…
Để hạn chế, trước khi đi ngủ bạn nên vệ sinh răng miệng cho bé, hạn chế cho trẻ bú bình, các loại nước và thức ăn ngọt,… Khi bé lớn hơn hướng dẫn cho bé nên đánh răng, làm sạch răng trước khi đi ngủ bạn nhé!
Thân mến!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Theo ViCare