Tuổi nào cũng có nguy cơ mắc dị ứng, nhưng riêng trẻ nhỏ thì dễ bị dị ứng từ đường tiêu hoá do cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện…
Do vậy các bậc cha mẹ cần chú ý phòng ngừa cho trẻ.
Mẫn cán quá mức
Hệ miễn dịch của bé còn quá non nớt nên mẹ cần giúp bé làm quen dần với bụi bặm cuộc đời.
Ảnh: Hồng Thái
Dị ứng là phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân “lạ” từ bên ngoài – thường được gọi là kháng nguyên. Bình thường trong cơ thể luôn có các thành phần bảo vệ gọi là kháng thể. Khi có kháng nguyên xâm nhập, lập tức các kháng thể sẽ chống lại ngay để bảo vệ cơ thể. Sự phản ứng quá mức giữa kháng nguyên và kháng thể sẽ tạo ra dị ứng.
Các kháng nguyên ở đây có thể là: thực phẩm, thuốc, phấn hoa, bụi bặm, các loại nọc độc côn trùng… hay đôi khi chỉ đơn giản là sự thay đổi đột ngột nhiệt độ môi trường. Kháng nguyên có thể tiếp xúc với cơ thể qua nhiều đường: da, đường hô hấp hoặc tiêu hoá. Đặc biệt, sự xâm nhập qua đường tiêu hoá thực sự là mối hiểm nguy do diện tích tiếp xúc của niêm mạc đường tiêu hoá lớn hơn. Trẻ nhỏ dễ bị dị ứng từ đường tiêu hoá còn do lần đầu trong đời tiếp xúc với các loại thức ăn khác nhau, cũng chính là lần đầu tiếp xúc với các kháng nguyên.
Biểu hiện của dị ứng rất đa dạng, với nhiều mức độ. Thông thường là biểu hiện ngoài da như nổi mẩn ngứa, đỏ da, nổi mề đay, hoặc chàm, viêm da cơ địa. Hoặc có thể là đột ngột sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, ho khan liên hồi, khò khè, khó thở. Biểu hiện ở đường tiêu hoá thường gặp nhưng triệu chứng không điển hình và dễ bị bỏ qua là: nôn mửa, đi phân lỏng, hoặc nặng hơn là nôn ra máu, dạng nặng nhất của dị ứng là sốc phản vệ: người bị dị ứng có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời!
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy dị ứng từ đường tiêu hoá ở trẻ nhỏ càng dễ xảy ra nếu trẻ không được bú mẹ trong những tháng đầu đời. Sữa bò là tác nhân gây dị ứng thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Trẻ thường hay bị dị ứng với đạm của sữa bò các biểu hiện thường gặp là: nổi mẩn đỏ quanh miệng và môi, có những trẻ sữa rớt ra đến đâu nổi mẩn đỏ đến đó, một số trẻ biểu hiện bằng tiêu chảy hoặc nôn. Trong trường hợp này tốt nhất chỉ cho trẻ bú mẹ, nếu mẹ không có sữa phải chuyển sang uống sữa đậu nành, hoặc sữa đạm thuỷ phân một phần.
Trẻ bị dị ứng thường có tính chất gia đình. Nếu cha hoặc mẹ có tiền sử dị ứng thì con có 25 – 30% khả năng bị bệnh này, và con số trên sẽ tăng lên 50 – 80% nếu cả cha lẫn mẹ đều có tiền sử dị ứng. Thế nhưng, nếu cha mẹ không dị ứng thì con vẫn có 15% khả năng mắc dị ứng.
Phòng ngừa dị ứng cách nào?
Nếu trẻ thuộc cơ địa dị ứng (dị ứng có tính chất gia đình) thì việc phòng ngừa rất khó khăn, tuy nhiên một số trường hợp cũng có thể phòng được bằng cách:
– Lúc mang thai, bà mẹ nên có chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, không được hút thuốc, không uống rượu bia.
– Ngay sau khi sinh, con phải được bú mẹ sớm và tiếp tục bú mẹ ít nhất trong sáu tháng đầu.
– Thức ăn bổ sung chỉ nên cho ăn khi bé đã sáu tháng tuổi, lúc này đường tiêu hoá của bé đã tương đối hoàn chỉnh và sẵn sàng tiếp nhận các dạng thức ăn mới ngoài sữa. Tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới; với các chất đạm có nguồn gốc từ thuỷ sản như tôm, cua, cá... chỉ cho ăn khi trẻ đã bảy tháng tuổi, bắt đầu ăn ít một, sau đó mới tăng dần. Trẻ cần được sống trong môi trường trong lành, ít bụi bặm, không khói than, khói thuốc.
– Nếu vì lý do nào đó mà trẻ không được bú mẹ hoặc cần bổ sung thêm sữa ngoài sữa mẹ mà có biểu hiện dị ứng thì nên chuyển uống sữa đậu nành hoặc sữa giảm dị ứng (ký hiệu là H.A – hypoallergenic – có tác dụng giảm dị ứng do đạm trong sữa đã được thuỷ phân thành các axít amin, nói cách khác là các chất đạm đã được cắt nhỏ ra – đạm càng lớn càng dễ gây dị ứng).
Ngoài ra, sữa được bổ sung probiotic (các vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hoá) như sữa chua cũng góp phần làm giảm dị ứng ở trẻ, vì bổ sung probiotic trong chế độ ăn của trẻ đã được chứng minh là một trong những phương pháp phòng ngừa dị ứng hiệu quả.
AloBacsi.
Do vậy các bậc cha mẹ cần chú ý phòng ngừa cho trẻ.
Mẫn cán quá mức
Hệ miễn dịch của bé còn quá non nớt nên mẹ cần giúp bé làm quen dần với bụi bặm cuộc đời.
Ảnh: Hồng Thái
Dị ứng là phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân “lạ” từ bên ngoài – thường được gọi là kháng nguyên. Bình thường trong cơ thể luôn có các thành phần bảo vệ gọi là kháng thể. Khi có kháng nguyên xâm nhập, lập tức các kháng thể sẽ chống lại ngay để bảo vệ cơ thể. Sự phản ứng quá mức giữa kháng nguyên và kháng thể sẽ tạo ra dị ứng.
Các kháng nguyên ở đây có thể là: thực phẩm, thuốc, phấn hoa, bụi bặm, các loại nọc độc côn trùng… hay đôi khi chỉ đơn giản là sự thay đổi đột ngột nhiệt độ môi trường. Kháng nguyên có thể tiếp xúc với cơ thể qua nhiều đường: da, đường hô hấp hoặc tiêu hoá. Đặc biệt, sự xâm nhập qua đường tiêu hoá thực sự là mối hiểm nguy do diện tích tiếp xúc của niêm mạc đường tiêu hoá lớn hơn. Trẻ nhỏ dễ bị dị ứng từ đường tiêu hoá còn do lần đầu trong đời tiếp xúc với các loại thức ăn khác nhau, cũng chính là lần đầu tiếp xúc với các kháng nguyên.
Biểu hiện của dị ứng rất đa dạng, với nhiều mức độ. Thông thường là biểu hiện ngoài da như nổi mẩn ngứa, đỏ da, nổi mề đay, hoặc chàm, viêm da cơ địa. Hoặc có thể là đột ngột sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, ho khan liên hồi, khò khè, khó thở. Biểu hiện ở đường tiêu hoá thường gặp nhưng triệu chứng không điển hình và dễ bị bỏ qua là: nôn mửa, đi phân lỏng, hoặc nặng hơn là nôn ra máu, dạng nặng nhất của dị ứng là sốc phản vệ: người bị dị ứng có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời!
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy dị ứng từ đường tiêu hoá ở trẻ nhỏ càng dễ xảy ra nếu trẻ không được bú mẹ trong những tháng đầu đời. Sữa bò là tác nhân gây dị ứng thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Trẻ thường hay bị dị ứng với đạm của sữa bò các biểu hiện thường gặp là: nổi mẩn đỏ quanh miệng và môi, có những trẻ sữa rớt ra đến đâu nổi mẩn đỏ đến đó, một số trẻ biểu hiện bằng tiêu chảy hoặc nôn. Trong trường hợp này tốt nhất chỉ cho trẻ bú mẹ, nếu mẹ không có sữa phải chuyển sang uống sữa đậu nành, hoặc sữa đạm thuỷ phân một phần.
Trẻ bị dị ứng thường có tính chất gia đình. Nếu cha hoặc mẹ có tiền sử dị ứng thì con có 25 – 30% khả năng bị bệnh này, và con số trên sẽ tăng lên 50 – 80% nếu cả cha lẫn mẹ đều có tiền sử dị ứng. Thế nhưng, nếu cha mẹ không dị ứng thì con vẫn có 15% khả năng mắc dị ứng.
Phòng ngừa dị ứng cách nào?
Nếu trẻ thuộc cơ địa dị ứng (dị ứng có tính chất gia đình) thì việc phòng ngừa rất khó khăn, tuy nhiên một số trường hợp cũng có thể phòng được bằng cách:
– Lúc mang thai, bà mẹ nên có chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, không được hút thuốc, không uống rượu bia.
– Ngay sau khi sinh, con phải được bú mẹ sớm và tiếp tục bú mẹ ít nhất trong sáu tháng đầu.
– Thức ăn bổ sung chỉ nên cho ăn khi bé đã sáu tháng tuổi, lúc này đường tiêu hoá của bé đã tương đối hoàn chỉnh và sẵn sàng tiếp nhận các dạng thức ăn mới ngoài sữa. Tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới; với các chất đạm có nguồn gốc từ thuỷ sản như tôm, cua, cá... chỉ cho ăn khi trẻ đã bảy tháng tuổi, bắt đầu ăn ít một, sau đó mới tăng dần. Trẻ cần được sống trong môi trường trong lành, ít bụi bặm, không khói than, khói thuốc.
– Nếu vì lý do nào đó mà trẻ không được bú mẹ hoặc cần bổ sung thêm sữa ngoài sữa mẹ mà có biểu hiện dị ứng thì nên chuyển uống sữa đậu nành hoặc sữa giảm dị ứng (ký hiệu là H.A – hypoallergenic – có tác dụng giảm dị ứng do đạm trong sữa đã được thuỷ phân thành các axít amin, nói cách khác là các chất đạm đã được cắt nhỏ ra – đạm càng lớn càng dễ gây dị ứng).
Ngoài ra, sữa được bổ sung probiotic (các vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hoá) như sữa chua cũng góp phần làm giảm dị ứng ở trẻ, vì bổ sung probiotic trong chế độ ăn của trẻ đã được chứng minh là một trong những phương pháp phòng ngừa dị ứng hiệu quả.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,570
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,120
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,534