Hỏi Bác Sĩ - Hiện nay, tiểu đường được xem là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận, số người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng thì tỷ lệ người tiểu đường có biến chứng thận (suy thận) càng lớn.
Cha cháu bị sỏi thận 7mm và thận đa nang có nguy hiểm không?
Câu hỏi bởi: hàn nhược thủy
Chào bác sĩ!
Cám ơn bác sĩ đã trả lời câu hỏi của cháu! Cháu còn mấy cái thắc mắc nữa là: Cha cháu đã đi khám lại ở một bệnh viện lớn ở thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cha cháu bị sỏi thận 7mm và thận đa nang (siêu âm) xét nghiệm nước tiểu là viêm thận mãn vậy có nguy hiểm quá không? Cháu nghe nói bệnh thận chữa bằng thuốc nam thì hay hơn thuốc tây, viêm thận mãn thì có trị bằng cách nào để khỏi hẳn?
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Nguyên nhân hình thành sỏi thận là do sự tăng quá mức nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho. Những chất này lắng đọng trong đài, bể thận và kết thành sỏi. Những viên nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Những viên lớn hơn có thể vẫn di chuyển được theo dòng nước tiểu nhưng gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu, hay mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản, gây viêm tắc niệu quản. Những viên có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên rất dễ làm tổn thương thận tạo nên những vết sẹo, dẫn đến suy thận. Có những viên sỏi nằm lại trong đài bể thận hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần, choán hết đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm huỷ hoại thận và các chức năng của cơ quan này.
Sỏi thận có tỷ lệ tái phát cao. Theo thống kê, hơn 50% số người từng bị sỏi thận sẽ bị tái phát trở lại. Vì vậy, bệnh nhân sau điều trị thường bị tái đi tái lại nhiều lần. Điều trị sỏi thận phải đạt 2 mục tiêu là hết sỏi và tránh tái phát. Có nhiều trường phái điều trị sỏi thận theo đông và tây y. Bạn hãy đưa người thân đến những bệnh viện trung ương (Bạch Mai, Việt Đức) để được điều trị chuyên khoa và tư vấn cụ thể.
Chúc bạn và gia đình sống khỏe!
Bị u nang thận có dẫn đến suy thận không? Trẻ bị u nang thận cần phải có chế độ ăn như thế nào?
Câu hỏi bởi: hieuhoang
Chào bác sĩ!
Tôi muốn biết bị u nang thận có dẫn đến suy thận không? Về chế độ ăn cho trẻ bị u nang thận có cần phải kiêng gì không?
Cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
U nang thận là một túi tròn chứa chất lỏng, hình thành trong nhu mô thận. U nang thận có thể được kết hợp với những rối loạn nghiêm trọng khác, nhưng thường u nang thận ở thể đơn giản không phải là tổ chức ung thư, ít khi gây ra biến chứng nguy hiểm, thường không cần chữa trị.
Như vậy bạn cần phân định rõ con của mình là loại u nang đơn giản hay kết hợp với một hoặc nhiều rối loạn khác, từ đó mới có biện pháp chữa trị và dự phòng phù hợp, hoặc khối u nang quá lớn ảnh hưởng đến chức năng của thận cần phải có can thiệp hoặc chữa trị. Tuy nhiên u nang thận ở trẻ em bạn cần cho bé đi siêu âm định kỳ hoặc chụp cắt lớp nếu thấy cần thiết, để xem u có phát triển hoặc gây ra các biến chứng để can thiệp kịp thời.
U nang thận thường không có biến chứng suy thận và không có chế độ ăn kiêng dành riêng cho người u nang thận.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Bị viêm cầu thận mãn tính dẫn đến suy thận độ 2 chữa Đông y được không?
Câu hỏi bởi: 962329962
Chào bác sĩ.
Bác sĩ ơi làm ơn cho cháu hỏi: Cháu bị viêm cầu thận mãn tính dẫn đến suy thận độ 2 không phù không có biểu hiện gì cả và bây giờ đi khám chỉ số Creatinin là 185.5, Ure là 5.4, Cháu có đi khám Đông y thì kể tình trạng bệnh cho bác sĩ và bác sĩ bảo là bảo dùng thuốc Đông y được bác sĩ cho cháu hỏi nếu chữa bằng Đông y thì có nhiều hy vọng không ạ? Cháu năm nay 26 tuổi và đang rất lo lắng. Mong bác sĩ giúp đỡ.
Xin cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Người bình thường có 2 thận ở 2 bên, mỗi thận được cấu tạo bởi khoảng 1 triệu đơn vị chức năng của thận (các Nephron). Trong bệnh suy thận mãn tính, có sự tổn thương không hồi phục của các Nephron, làm giảm mức lọc cầu thận. Mức độ suy thận càng nặng thì số lượng các nephron bị tổn thương không hồi phục càng nhiều. Do đó, khi đã có suy thận thì không có bất kì một phương pháp chữa trị nào (cho dù là Tây y hay Đông y) để có thể chữa trị khỏi suy thận và trả thận về trạng thái bình thường được mà việc chữa trị để suy thận không nặng thêm hoặc tiến triển chậm đi và cũng để chữa trị các biến chứng của suy thận.
Các thuốc Đông y cơ chế tác dụng và hiệu quả không rõ ràng và các loại thảo dược không được kiểm soát và đảm bảo chặt chẽ về chất lượng (nấm mốc phát triển, nhiễm các kim loại nặng,…) nên không ít tình huống đã bị bệnh nặng thêm khi sử dụng các thuốc này. Vì vậy, bạn không nên dùng Đông y để chữa trị suy thận mà bạn nên chữa trị theo Y học hiện đại, có cơ sở khoa học rõ ràng và có hiệu quả rõ rệt, các thuốc sử dụng đều được kiểm định rất nghiêm ngặt về chất lượng.
Chúc bạn khỏe!
Cháu bị viêm bể thận vậy có được cho con bú không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ. Cháu mới sinh em bé được một tháng. Cháu bị viêm bể thận vậy cháu có được cho con bú không. Và có lây sang con của cháu không. Hiện cháu đang cho con bú nhưng không biết con có bị lây bệnh của mẹ không. Bác sĩ cho cháu hỏi bệnh của cháu có chữa được không và chữa trị trong bao lâu thì khỏi. Cháu chữa trị bằng thuốc bắc cho bé bú có tác động gì không. Mấy ngày trước cháu bị đau ở vùng lưng đau quặn lại và cảm thấy không thở được. Vậy có phải bệnh của cháu nặng hơn rồi không. Mong bác sĩ tư vấn giùm cháu. Cháu rất lo lắng về bệnh của cháu. Cháu chỉ biết nhìn con mà rơi nước mắt.
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào cháu.
Viêm đài bể thận là một loại bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), thường bắt đầu ở niệu đạo hoặc bàng quang và đi lên thận. Bệnh cần được chữa trị và có thể chữa trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên nếu không chữa trị đúng cách, bệnh nhiễm trùng thận có thể dẫn đến suy thận, lây lan đến máu và gây ra nhiễm trùng đe dọa tính mạng.
Điều trị viêm đài bể thận thường bao gồm thuốc kháng sinh và thường phải nhập viện. Viêm bể thận không phải là bệnh lây qua sữa mẹ, bệnh cũng không làm tác động đến chất lượng sữa, do đó nếu không phải dùng những thuốc kháng sinh có chống chỉ định cho phụ nữ cho con bú, thì cháu hoàn toàn có thể cho em bé bú bình thường.
Viêm thận bể thận không thể chữa trị khỏi bằng thuốc bắc, ngoài ra một số loại thuốc bắc có thể tác động đến mùi vị của sữa mẹ, khiến em bé không chịu bú mẹ. Không thể đánh giá được tiến triển bệnh của cháu nếu chỉ dựa vào những biểu hiện như đau quặn vùng lưng và không thở được. Do đó thay vì chỉ biết nhìn con mà rơi nước mắt thì cháu nên mạnh dạn đi khám chuyên khoa tiết niệu, các bác sĩ sẽ kiểm tra và cho cháu làm những xét nghiệm cần thiết, từ đó mới có thể đánh giá được tình trạng bệnh và chữa trị triệt để cho cháu.
Chúc cháu và gia đình luôn vui và khỏe mạnh.
Đi tiểu có lẫn máu không rõ nguyên nhân là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: MiMi
Thưa bác sĩ!
Hôm qua tôi có đi tiểu ra lẫn máu, máu chỉ lẫn trong nước tiểu chứ không hòa đặc thành màu hồng, tôi không bị đau rát hay buốt khi đi tiểu mà chỉ tự nhiên thấy máu vậy thôi. Vậy mong bác sĩ hãy đưa ra lời khuyên cho tôi.
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Đi tiểu có lẫn máu là hiện tượng do nhiều lí do khác nhau. Nếu kèm theo đau hoặc tiểu nhiều lần, có thể chỉ đơn giản là nhiễm trùng đường tiết niệu khởi nguồn từ thận hoặc từ bàng quang. Nếu đau ở vùng xương mu, ở hai bên hố chậu hoặc vùng thắt lưng thì có thể do bị sỏi tiết niệu như ở bàng quang, niệu quản hoặc thận. Tiểu ra máu cũng có thể do viêm thận mạn tính, xuất phát từ lí do nhiễm trùng đường tiết niệu không được chữa trị, sỏi đường tiết niệu, do các chất độc hoặc dùng một số thuốc kéo dài. Viêm thận mạn tính có thể dẫn đến suy thận.
Tiểu ra máu đôi khi còn là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm hơn như ung thư bàng quang (thường xuất hiện đột ngột và không kèm theo đau), ung thư thận hoặc ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới, đặc biệt với những người trên 50 tuổi. Trường hợp của bạn, tiểu ra máu xuất hiện đột ngột, không kèm theo đau. Bạn cần tiếp tục theo dõi. Nếu xuất hiện lặp lại thì bạn cần đi khám để sàng lọc các bệnh lý kể trên.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Cha cháu bị sỏi thận 7mm và thận đa nang có nguy hiểm không?
Câu hỏi bởi: hàn nhược thủy
Chào bác sĩ!
Cám ơn bác sĩ đã trả lời câu hỏi của cháu! Cháu còn mấy cái thắc mắc nữa là: Cha cháu đã đi khám lại ở một bệnh viện lớn ở thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cha cháu bị sỏi thận 7mm và thận đa nang (siêu âm) xét nghiệm nước tiểu là viêm thận mãn vậy có nguy hiểm quá không? Cháu nghe nói bệnh thận chữa bằng thuốc nam thì hay hơn thuốc tây, viêm thận mãn thì có trị bằng cách nào để khỏi hẳn?
Cháu cảm ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Nguyên nhân hình thành sỏi thận là do sự tăng quá mức nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho. Những chất này lắng đọng trong đài, bể thận và kết thành sỏi. Những viên nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Những viên lớn hơn có thể vẫn di chuyển được theo dòng nước tiểu nhưng gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu, hay mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản, gây viêm tắc niệu quản. Những viên có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên rất dễ làm tổn thương thận tạo nên những vết sẹo, dẫn đến suy thận. Có những viên sỏi nằm lại trong đài bể thận hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần, choán hết đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm huỷ hoại thận và các chức năng của cơ quan này.
Sỏi thận có tỷ lệ tái phát cao. Theo thống kê, hơn 50% số người từng bị sỏi thận sẽ bị tái phát trở lại. Vì vậy, bệnh nhân sau điều trị thường bị tái đi tái lại nhiều lần. Điều trị sỏi thận phải đạt 2 mục tiêu là hết sỏi và tránh tái phát. Có nhiều trường phái điều trị sỏi thận theo đông và tây y. Bạn hãy đưa người thân đến những bệnh viện trung ương (Bạch Mai, Việt Đức) để được điều trị chuyên khoa và tư vấn cụ thể.
Chúc bạn và gia đình sống khỏe!
Bị u nang thận có dẫn đến suy thận không? Trẻ bị u nang thận cần phải có chế độ ăn như thế nào?
Câu hỏi bởi: hieuhoang
Chào bác sĩ!
Tôi muốn biết bị u nang thận có dẫn đến suy thận không? Về chế độ ăn cho trẻ bị u nang thận có cần phải kiêng gì không?
Cảm ơn bác sĩ nhiều!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
U nang thận là một túi tròn chứa chất lỏng, hình thành trong nhu mô thận. U nang thận có thể được kết hợp với những rối loạn nghiêm trọng khác, nhưng thường u nang thận ở thể đơn giản không phải là tổ chức ung thư, ít khi gây ra biến chứng nguy hiểm, thường không cần chữa trị.
Như vậy bạn cần phân định rõ con của mình là loại u nang đơn giản hay kết hợp với một hoặc nhiều rối loạn khác, từ đó mới có biện pháp chữa trị và dự phòng phù hợp, hoặc khối u nang quá lớn ảnh hưởng đến chức năng của thận cần phải có can thiệp hoặc chữa trị. Tuy nhiên u nang thận ở trẻ em bạn cần cho bé đi siêu âm định kỳ hoặc chụp cắt lớp nếu thấy cần thiết, để xem u có phát triển hoặc gây ra các biến chứng để can thiệp kịp thời.
U nang thận thường không có biến chứng suy thận và không có chế độ ăn kiêng dành riêng cho người u nang thận.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!
Bị viêm cầu thận mãn tính dẫn đến suy thận độ 2 chữa Đông y được không?
Câu hỏi bởi: 962329962
Chào bác sĩ.
Bác sĩ ơi làm ơn cho cháu hỏi: Cháu bị viêm cầu thận mãn tính dẫn đến suy thận độ 2 không phù không có biểu hiện gì cả và bây giờ đi khám chỉ số Creatinin là 185.5, Ure là 5.4, Cháu có đi khám Đông y thì kể tình trạng bệnh cho bác sĩ và bác sĩ bảo là bảo dùng thuốc Đông y được bác sĩ cho cháu hỏi nếu chữa bằng Đông y thì có nhiều hy vọng không ạ? Cháu năm nay 26 tuổi và đang rất lo lắng. Mong bác sĩ giúp đỡ.
Xin cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Văn An
Chào bạn!
Người bình thường có 2 thận ở 2 bên, mỗi thận được cấu tạo bởi khoảng 1 triệu đơn vị chức năng của thận (các Nephron). Trong bệnh suy thận mãn tính, có sự tổn thương không hồi phục của các Nephron, làm giảm mức lọc cầu thận. Mức độ suy thận càng nặng thì số lượng các nephron bị tổn thương không hồi phục càng nhiều. Do đó, khi đã có suy thận thì không có bất kì một phương pháp chữa trị nào (cho dù là Tây y hay Đông y) để có thể chữa trị khỏi suy thận và trả thận về trạng thái bình thường được mà việc chữa trị để suy thận không nặng thêm hoặc tiến triển chậm đi và cũng để chữa trị các biến chứng của suy thận.
Các thuốc Đông y cơ chế tác dụng và hiệu quả không rõ ràng và các loại thảo dược không được kiểm soát và đảm bảo chặt chẽ về chất lượng (nấm mốc phát triển, nhiễm các kim loại nặng,…) nên không ít tình huống đã bị bệnh nặng thêm khi sử dụng các thuốc này. Vì vậy, bạn không nên dùng Đông y để chữa trị suy thận mà bạn nên chữa trị theo Y học hiện đại, có cơ sở khoa học rõ ràng và có hiệu quả rõ rệt, các thuốc sử dụng đều được kiểm định rất nghiêm ngặt về chất lượng.
Chúc bạn khỏe!
Cháu bị viêm bể thận vậy có được cho con bú không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ. Cháu mới sinh em bé được một tháng. Cháu bị viêm bể thận vậy cháu có được cho con bú không. Và có lây sang con của cháu không. Hiện cháu đang cho con bú nhưng không biết con có bị lây bệnh của mẹ không. Bác sĩ cho cháu hỏi bệnh của cháu có chữa được không và chữa trị trong bao lâu thì khỏi. Cháu chữa trị bằng thuốc bắc cho bé bú có tác động gì không. Mấy ngày trước cháu bị đau ở vùng lưng đau quặn lại và cảm thấy không thở được. Vậy có phải bệnh của cháu nặng hơn rồi không. Mong bác sĩ tư vấn giùm cháu. Cháu rất lo lắng về bệnh của cháu. Cháu chỉ biết nhìn con mà rơi nước mắt.
Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú
Chào cháu.
Viêm đài bể thận là một loại bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), thường bắt đầu ở niệu đạo hoặc bàng quang và đi lên thận. Bệnh cần được chữa trị và có thể chữa trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên nếu không chữa trị đúng cách, bệnh nhiễm trùng thận có thể dẫn đến suy thận, lây lan đến máu và gây ra nhiễm trùng đe dọa tính mạng.
Điều trị viêm đài bể thận thường bao gồm thuốc kháng sinh và thường phải nhập viện. Viêm bể thận không phải là bệnh lây qua sữa mẹ, bệnh cũng không làm tác động đến chất lượng sữa, do đó nếu không phải dùng những thuốc kháng sinh có chống chỉ định cho phụ nữ cho con bú, thì cháu hoàn toàn có thể cho em bé bú bình thường.
Viêm thận bể thận không thể chữa trị khỏi bằng thuốc bắc, ngoài ra một số loại thuốc bắc có thể tác động đến mùi vị của sữa mẹ, khiến em bé không chịu bú mẹ. Không thể đánh giá được tiến triển bệnh của cháu nếu chỉ dựa vào những biểu hiện như đau quặn vùng lưng và không thở được. Do đó thay vì chỉ biết nhìn con mà rơi nước mắt thì cháu nên mạnh dạn đi khám chuyên khoa tiết niệu, các bác sĩ sẽ kiểm tra và cho cháu làm những xét nghiệm cần thiết, từ đó mới có thể đánh giá được tình trạng bệnh và chữa trị triệt để cho cháu.
Chúc cháu và gia đình luôn vui và khỏe mạnh.
Đi tiểu có lẫn máu không rõ nguyên nhân là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: MiMi
Thưa bác sĩ!
Hôm qua tôi có đi tiểu ra lẫn máu, máu chỉ lẫn trong nước tiểu chứ không hòa đặc thành màu hồng, tôi không bị đau rát hay buốt khi đi tiểu mà chỉ tự nhiên thấy máu vậy thôi. Vậy mong bác sĩ hãy đưa ra lời khuyên cho tôi.
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Đi tiểu có lẫn máu là hiện tượng do nhiều lí do khác nhau. Nếu kèm theo đau hoặc tiểu nhiều lần, có thể chỉ đơn giản là nhiễm trùng đường tiết niệu khởi nguồn từ thận hoặc từ bàng quang. Nếu đau ở vùng xương mu, ở hai bên hố chậu hoặc vùng thắt lưng thì có thể do bị sỏi tiết niệu như ở bàng quang, niệu quản hoặc thận. Tiểu ra máu cũng có thể do viêm thận mạn tính, xuất phát từ lí do nhiễm trùng đường tiết niệu không được chữa trị, sỏi đường tiết niệu, do các chất độc hoặc dùng một số thuốc kéo dài. Viêm thận mạn tính có thể dẫn đến suy thận.
Tiểu ra máu đôi khi còn là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm hơn như ung thư bàng quang (thường xuất hiện đột ngột và không kèm theo đau), ung thư thận hoặc ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới, đặc biệt với những người trên 50 tuổi. Trường hợp của bạn, tiểu ra máu xuất hiện đột ngột, không kèm theo đau. Bạn cần tiếp tục theo dõi. Nếu xuất hiện lặp lại thì bạn cần đi khám để sàng lọc các bệnh lý kể trên.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Theo ViCare