Hỏi Bác Sĩ -
Suy giảm trí nhớ là hiện tượng mà chúng ta khó tập trung ghi nhớ một vấn đề gì đó lâu, dần dần có thể dẫn đến những vấn đề thần kinh nguy hiểm khác. Cùng theo dõi bài viết sau để biết bác sĩ nói gì xung quanh bệnh lý này ở những trường hợp trên 25 tuổi nhé.
Mất tập trung, suy giảm trí nhớ và sức khỏe là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Trang
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 28 tuổi, sống ở Hà Nội, giới tính nữ, đã kết hôn và có 1 con 10 tháng tuổi. Tôi là nhân viên văn phòng, sử dụng máy vi tính cả ngày. Công việc có lúc bận lúc rảnh. Lúc bận thì khá căng thẳng. Khoảng 3 năm trở lại đây tôi bị suy giảm trí nhớ, khả năng tập trung, phản ứng giao tiếp và sức khỏe. Trong đó 2 năm đầu, cứ vào buổi sáng thì hay bị đau nhức cơ và vùng trước đầu, đặc biệt là vùng trán. Thi thoảng thiếu tập trung, hay quên.
Khi gặp việc căng thẳng thì dễ bị “đơ”, kiểu như không hiểu người đối diện đang nói gì hoặc tự nhiên không phản ứng kịp với sự việc xảy ra, bao gồm cả giao tiếp. Thi thoảng lại suy nghĩ nhiều không kiểm soát được, phải nói thành tiếng để đầu óc không tập trung suy nghĩ lan man nữa.
Tôi nhạy cảm hơn trước, dễ khóc, tâm trạng u uất dễ bùng phát khi có ảnh hưởng làm nhớ lại 1 số chuyện buồn trước đây, có khi phải nghe nhạc sàn và đi ngủ thì mới thấy dễ chịu trở lại. 1 năm trở lại đây, nhất là sau khi đẻ con thì tôi cảm thấy dấu hiệu trầm trọng hơn hẳn. 3 tháng đầu sau sinh sút cân 1kg/tháng mà đi khám không tìm ra lí do vì các chỉ số khám tổng quát sức khỏe vẫn tốt, trừ việc nhiễm siêu vi viêm gan B (người lành nhiễm vi-rút) đã phát hiện 6 năm trước.
Khi con được 6 tháng thì tôi bắt đầu đi làm, từ đó cứ chiều tối thứ 2 hàng tuần lại bị chóng mặt nôn mửa, không thể ăn uống, biểu hiện giống rối loạn tiêu hóa và trúng gió, đánh gió chỉ giảm đi chút ít, ngủ 1 giấc đến hôm sau lại khỏe như bình thường. Giờ con tôi 10 tháng, 4 tuần nay không còn trúng gió như thế nữa nhưng mức độ mất tập trung và hay quên tăng nhiều.
Có khi bất chợt quên tên 1 ai đó quen, bị chỉ trích hay phê bình thì dễ uất ức. Thỉnh thoảng có thể nhớ lẫn lộn kiểu nhớ người này làm việc của người kia nhưng sự thực không phải vậy. Có khi chỉ cần xem 1 bộ phim buồn khơi lại chuyện buồn thì tự dưng buồn não nề và khóc như mưa ngay được, cảm xúc khó kiềm chế. Công việc và cuộc sống của tôi bị tác động nhiều. Tôi chưa biết nên đi khám ở đâu và nên làm gì bây giờ ạ? Xin bác sĩ giải đáp giúp tôi.
Xin chân thành cảm ơn.
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Qua trình bày của cháu bác thấy cháu có một số biểu hiện sau đây:
– Kém tập trung, suy giảm trí nhớ
– Đau đầu vùng trán và đau nhức cơ
– Giảm khả năng giao tiếp
– Suy nghĩ miên man
– Tâm trạng u uất
– Dễ bùng phát khi nhớ lại chuyện buồn cũ
– Dễ khóc
– Sút cân
– Dễ bị cảm động và cảm xúc khó kiềm chế
– Chóng mặt, nôn vào chiều tối thứ 2 hàng tuần, hiện tại đã hết.
Môi trường làm việc của cháu là trên máy tính cả ngày, công việc có lúc bận khá căng thẳng. Năm nay cháu 28 tuổi, như vậy công việc của cháu đã kéo dài tối thiểu là 5 – 6 năm trở lên với công việc như trên rồi đúng không. Với thời gian 5 – 6 năm công việc văn phòng khá áp lực như vậy đã tạo cho cháu về mặt tâm lý khá căng thẳng. Chưa kể tới các áp lực khác trong cuộc sống hàng ngày như con cái, công việc gia đình, kinh tế…
Chính do áp lực đó đã làm tâm lý cháu hết sức căng thẳng và đã tạo lên các biểu hiện đang tồn tại ở cháu liên tục khoảng 3 năm nay. Bác thấy các biểu hiện ở cháu cũng triệu chứng của các biểu hiện trong rối loạn trầm cảm. Rối loạn trần cảm là bệnh của rối loạn cảm xúc, lí do phát bệnh chủ yếu do sang chấn tâm lý gây căng thẳng tâm lý gây lên.
Rối loạn trầm cảm có 3 biểu hiện chính và 9 biểu hiện phụ, người bệnh chỉ cần có 2/3 biểu hiện chính và 2/9 biểu hiện phụ. 4 biểu hiện này tồn tại từ 2 tuần trở lên là đủ tiêu chuẩn chẩn đoán là bị rối loạn trần cảm. Rối loạn trầm cảm do chuyên khoa tâm thần khám và chữa trị, nếu chữa trị sớm và tích cực bệnh có tỷ lệ khỏi rất cao, người bệnh lại trở lại sức khoẻ bình thường và làm việc tốt. Cháu gia đình ở Hà Nội, vậy cháu hãy tới Viện sức khoẻ Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai để khám xác định cụ thể là bệnh gì và có hướng để chữa trị ngay nhé.
Chúc cháu mau khỏi bệnh.
Suy giảm trí nhớ, đau đầu, đánh trống ngực, hồi hộp là bệnh gì?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Tôi 32 tuổi bị mất ngủ gần 10 năm rồi có đêm ngủ được 2-4 tiếng có hôm thức trắng. Có các biểu hiện như: Suy giảm trí nhớ, đau đầu, đánh trống ngực, hồi hộp, đôi khi tự dưng thấy buồn mà không có lí do… cũng đã đi bệnh viện khám và bác sĩ có cho đơn thuốc có Sidozol, Paracetan, Hoạt huyết dưỡng não, Sedusen. Về uống được 3 tuần nhưng không có hiệu quả. Xin hỏi bác sĩ tôi bị mắc bệnh gì, chữa trị bằng phương pháp nào là tốt nhất.
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Nguyên nhân gây mất ngủ rất nhiều, có thể phân ra 2 nhóm lí do chính như sau:
Mất ngủ do sinh hoạt, do hút thuốc lá, uống nhiều cà phê, do ăn nhiều nặng bụng trong đêm, ăn nhiều chất kích thích…
Do rối loạn lịch thức ngủ trong ngày, như lịch làm việc thay đổi bất thường, làm việc theo ca không thường xuyên, do thay đổi múi giờ chênh lệch như khi đi du lịch đến các vùng có mức chênh lệch múi giờ từ 6-24 giờ.
Do căng thẳng lo âu nhiều trong học tập, làm việc, trong cuộc sống hàng ngày.
Do phân bổ giờ giấc ngủ không hợp lý, ngủ ngày quá nhiều.
Ngoài ra, theo sự phát triển tâm sinh lý ở mỗi người, chu kỳ thức ngủ sẽ thay đổi dần theo tuổi tác. Ở người cao tuổi, thời gian ngủ sẽ ít dần, có khuynh hướng ngủ muộn hơn và thức dậy sớm hơn.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là chất lượng của giấc ngủ, sau khi ngủ dậy phải cảm thấy tinh thần sảng khoái, phấn chấn, thích làm việc.
Mất ngủ do lí do thực thể, do uống thuốc để chữa trị bệnh: như các thuốc chữa trị đau đầu Migrain có chứa cafein, thuốc chống viêm như Corticoide, thuốc lợi tiểu v.v…
Do bệnh lý: các bệnh lý gây mất ngủ như đau đầu do viêm xoang, do tăng huyết áp, đau do viêm loét dạ dày tá tràng, đau do Zona, đau do kích thích thần kinh, đau trong bệnh khớp xương v.v… Việc chữa trị phải chú ý vào lí do gây bệnh.
Do loạn tâm thần chức năng hoặc thực thể, hoặc do trầm cảm.
Điều trị chứng mất ngủ: điều trị chứng mất ngủ chủ yếu là chữa trị biểu hiện, kết hợp với chữa trị lí do nếu xác định được lí do gây mất ngủ. Vấn đề chẩn đoán xác định cũng như chỉ định chữa trị nên theo ý kiến của thầy thuốc.
Về nguyên tắc chữa trị:
Loại bỏ những lí do chủ quan gây mất ngủ. Nếu cố gắng tìm hiểu, người bệnh sẽ biết một phần lí do gây mất ngủ, thí dụ uống cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều chất cay nóng, ăn quá no vào buổi tối, đi du lịch đến nơi có sự thay đổi múi giờ quá lớn, do căng thẳng trong công việc… Sau khi tìm biết được lí do, người bệnh có thể sẽ tự điều chỉnh để ngủ được mà không cần nhờ đến thuốc.
Vệ sinh giấc ngủ nên tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ v.v…
Dùng thuốc ngủ, kết hợp với uống thuốc chữa trị lí do gây bệnh.
Dưỡng sinh: tập các động tác như thư giãn, thở 4 thì, động tác tam giác, xoa đầu mặt cổ, bấm huyệt (xoa, day, bấm huyệt nội quan, túc tam lý, tam âm giao).
Ngoài ra, người giúp bạn hiệu quả nhất trong vấn đề điều chỉnh rối loạn giấc ngủ chính là các bác sĩ chuyên ngành Tâm thần học. Bạn nên cân nhắc việc đi khám nhé.
Chúc bạn sớm có giấc ngủ ngon!
Tê nửa đầu bên phải, mất cảm giác và hay quên là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Kiều Diễm
Chào bác sĩ.
Bác sĩ cho cháu hỏi, dạo gần đây cháu thường bị tê nửa đầu bên phải, mất cảm giác và bị quên 1 cách không kiểm soát được. Cháu 28 tuổi, làm nhân viên văn phòng. Bác sĩ chỉ cháu cách nào để cải thiện tình trạng này với ạ?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu.
Hiện tượng bị tê và mất cảm giác nửa đầu bên phải, đồng thời suy giảm trí nhớ, hay quên.
Hiện tượng tê và mất cảm giác nửa đầu là do phần cảm giác của dây thần kinh bị tác động. Do một hoặc nhiều nguyên nhân sau đây: Viêm dây thần kinh đầu mặt (dây thần sinh sinh ba, thần kinh mặt, thần kinh chẩn), viêm động mạch thái dương, thoái hoá đốt sống cổ gây chèn ép vào rễ thần kinh cảm giác vùng nửa đầu và cổ bên phải. Cũng do thoái hoá đốt sống cổ gây chèn ép vào hệ động mạch đốt sống thân nền nên gây thiểu năng tuần hoàn não cũng gây tê bì ở các vùng cơ thể… Từ biểu hiện tê và mất cảm giác nửa đầu bên phải làm mất tập trung, từ đó làm suy giảm trí nhớ, hay quên.
Cháu là nhân viên văn phòng có lẽ làm việc trên máy tính kéo dài nhiều giờ trong ngày. Đồng thời phải ngồi ở một tư thế kéo dài, nên thường xuyên bị thoái hoá đốt sống cổ. Như bác đã phân tích ở trên nếu bị thoái hoá đốt sống cổ sẽ làm thiểu năng tuần hoàn não và gây dị cảm như tê bì, mất cảm giác ở các vùng của cơ thể. Thoái hoá đốt sống cổ cũng gây chèn ép rễ thần kinh cảm gác và làm mất cảm một bên đầu và cổ.
Để xác định chính xác bệnh của cháu, thì cháu hãy đến khoa Thần kinh bệnh viện tỉnh để khám, chụp phim đốt sống cổ xem có bị thoái hoá không và chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Thần kinh nhé.
Chúc cháu mạnh khoẻ!
54 tuổi đột nhiên quên nhưng một chút thì nhớ lại là triệu chứng của bệnh gì?
Câu hỏi bởi: hồng anh
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho em hỏi người khoảng 54 tuổi đột nhiên quên gì nữa nhưng một chút thì nhớ lại là triệu chứng của bệnh gì? Tại sao lại bị như vậy ạ? Với trường hợp này thì phải chữa trị ra sao ạ?
Xin cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Người thân của bạn đang có triệu chứng của bệnh mất trí nhớ ở người già, đây là một dạng bệnh thoái hóa của các tế bào thần kinh thuộc não bộ gây hiện tượng suy giảm trí nhớ, khả năng phán đoán, nhận thức và các rối loạn về tác phong. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh mất trí nhớ của người già đó là suy giảm trí nhớ dần và sau đó dẫn đến việc mất trí nhớ tạm thời. Và nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời thì có thể khiến cho người cao tuổi mất trí nhớ hoàn toàn.
Bệnh mất trí nhớ ở người già theo chuẩn đoán thì do nhiều lí do tạo nên, có thể là do sự lão hóa nhanh của các tế bào thần kinh, do môi trường sống, stress, rối loạn giấc ngủ,… tất cả ảnh hưởng vào não bộ của người già và khi bị ảnh hưởng mạnh thì sẽ dẫn đến khả năng lãng quên một phần hay tất cả những thứ thuộc về bản thân mình.
Ở giai đoạn đầu của bệnh mất trí nhớ ở người già thì thường trục trặc về trí nhớ ngắn hạn, ban đầu không gây quá nhiều phiền phức. Nhưng sau một thời gian khi bệnh phát triển bệnh mất trí nhớ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể biểu lộ một loạt những lú lẫn như quên mình đang ở đâu, ăn rồi mà lúc sau lại quên, quên cả tên người thân trong nhà, thì các biện pháp điều trị mới gặp nhiều khó khăn.
Đây là căn bệnh không thể chữa khỏi nên việc chữa trị chủ yếu là dùng các thuốc bổ não và áp dụng các bài tập trí não để làm chậm sự tiến triển của bệnh. Bạn nên đưa người thân đến chuyên khoa Thần kinh để bác sĩ thăm khám và có chỉ định chữa trị cụ thể.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Máu lên não không đều có làm ảnh hưởng đến trí nhớ không?
Câu hỏi bởi: Thu Hiền
Thưa bác sĩ!
Em năm nay 29 tuổi, đã có 2 con. Em thấy hiện nay trí nhớ của mình rất kém, có khi một người vừa gặp trước đây vài tháng mà khi gặp lại em không thể nhớ ra, hoặc một cuốn sách đã đọc trước đó vài tháng em cũng không thể nhớ rõ nội dung, khi nhắc lại một sự việc nào đó xảy ra trước đó vài tuần em phải mất một thời gian mới định hình được. Trí nhớ kém hiện ảnh hưởng không nhỏ đến công việc của em. Em có tiểu sử bệnh thiếu máu, hay tụt huyết áp; từ khi sinh bé thứ 2 (hiện đã được 10 tháng tuổi) em đỡ thiếu máu hơn. Một tháng trước em có đi xét nghiệm và chụp cắt lớp não, bác sĩ kết luận máu lên não không đều. Có phải như vậy làm ảnh hưởng đến trí nhớ của em hay không? Em có thể dùng thuốc gì để cải thiện trí nhớ và sức khỏe của mình không thưa bác sĩ? (Em đang cho con bú bác sĩ ạ!)
Cảm ơn bác sĩ!
Bạn Hiền thân mến!
Trí nhớ là một phần hoạt động của não bộ, đó là quá trình thu nhận thông tin từ bên ngoài qua các giác quan, sau đó chuyển đến não bộ, được mã hóa và được lưu trữ trong não bộ, khi cần phải nhớ lại, dữ liệu sẽ được truy xuất và chuyển đến các vùng cần thiết ở vỏ não như vùng ngôn ngữ, vận động để thực hiện. Trí nhớ có 3 dạng là :
Trí nhớ cực ngắn: là trí nhớ về âm thanh, hình ảnh.
Trí nhớ ngắn hạn: như trí nhớ về công việc mình làm, sau khi làm xong sẽ quên.
Trí nhớ dài hạn: là những thông tin được lặp đi, lặp lại nhiều lần và được não lưu trữ lại thành trí nhớ dài hạn.
Có nhiều nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ như:
Thoái hóa tế bào não: thường gặp ở người già.
Do bệnh lý ở não như: tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, thiếu máu não…
Do sử dụng các chất gây nghiện như rượu, ma túy.
Do sử dụng lâu dài các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc gây ngủ.
Do căng thẳng trong công việc, cuộc sống, áp lực học hành, thi cử: thường gặp ở người trẻ tuổi.
Có thể bạn bị thiếu máu não nên dẫn đến triệu chứng suy giảm trí nhớ kể trên, cũng không thể loại trừ do bị áp lực trong công việc và cuộc sống. Do đó, bạn nên đến khoa Nội thần kinh (bệnh viện Chợ Rẫy chẳng hạn) để khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Mặt khác, bạn nên có cuộc sống tinh thần thoải mái, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không thức khuya, luyện tập thể dục thể thao. Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm các vitamin nhóm B, C.
Thân chào bạn, chúc bạn vui khỏe!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Suy giảm trí nhớ là hiện tượng mà chúng ta khó tập trung ghi nhớ một vấn đề gì đó lâu, dần dần có thể dẫn đến những vấn đề thần kinh nguy hiểm khác. Cùng theo dõi bài viết sau để biết bác sĩ nói gì xung quanh bệnh lý này ở những trường hợp trên 25 tuổi nhé.
Mất tập trung, suy giảm trí nhớ và sức khỏe là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Trang
Chào bác sĩ.
Tôi năm nay 28 tuổi, sống ở Hà Nội, giới tính nữ, đã kết hôn và có 1 con 10 tháng tuổi. Tôi là nhân viên văn phòng, sử dụng máy vi tính cả ngày. Công việc có lúc bận lúc rảnh. Lúc bận thì khá căng thẳng. Khoảng 3 năm trở lại đây tôi bị suy giảm trí nhớ, khả năng tập trung, phản ứng giao tiếp và sức khỏe. Trong đó 2 năm đầu, cứ vào buổi sáng thì hay bị đau nhức cơ và vùng trước đầu, đặc biệt là vùng trán. Thi thoảng thiếu tập trung, hay quên.
Khi gặp việc căng thẳng thì dễ bị “đơ”, kiểu như không hiểu người đối diện đang nói gì hoặc tự nhiên không phản ứng kịp với sự việc xảy ra, bao gồm cả giao tiếp. Thi thoảng lại suy nghĩ nhiều không kiểm soát được, phải nói thành tiếng để đầu óc không tập trung suy nghĩ lan man nữa.
Tôi nhạy cảm hơn trước, dễ khóc, tâm trạng u uất dễ bùng phát khi có ảnh hưởng làm nhớ lại 1 số chuyện buồn trước đây, có khi phải nghe nhạc sàn và đi ngủ thì mới thấy dễ chịu trở lại. 1 năm trở lại đây, nhất là sau khi đẻ con thì tôi cảm thấy dấu hiệu trầm trọng hơn hẳn. 3 tháng đầu sau sinh sút cân 1kg/tháng mà đi khám không tìm ra lí do vì các chỉ số khám tổng quát sức khỏe vẫn tốt, trừ việc nhiễm siêu vi viêm gan B (người lành nhiễm vi-rút) đã phát hiện 6 năm trước.
Khi con được 6 tháng thì tôi bắt đầu đi làm, từ đó cứ chiều tối thứ 2 hàng tuần lại bị chóng mặt nôn mửa, không thể ăn uống, biểu hiện giống rối loạn tiêu hóa và trúng gió, đánh gió chỉ giảm đi chút ít, ngủ 1 giấc đến hôm sau lại khỏe như bình thường. Giờ con tôi 10 tháng, 4 tuần nay không còn trúng gió như thế nữa nhưng mức độ mất tập trung và hay quên tăng nhiều.
Có khi bất chợt quên tên 1 ai đó quen, bị chỉ trích hay phê bình thì dễ uất ức. Thỉnh thoảng có thể nhớ lẫn lộn kiểu nhớ người này làm việc của người kia nhưng sự thực không phải vậy. Có khi chỉ cần xem 1 bộ phim buồn khơi lại chuyện buồn thì tự dưng buồn não nề và khóc như mưa ngay được, cảm xúc khó kiềm chế. Công việc và cuộc sống của tôi bị tác động nhiều. Tôi chưa biết nên đi khám ở đâu và nên làm gì bây giờ ạ? Xin bác sĩ giải đáp giúp tôi.
Xin chân thành cảm ơn.
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu!
Qua trình bày của cháu bác thấy cháu có một số biểu hiện sau đây:
– Kém tập trung, suy giảm trí nhớ
– Đau đầu vùng trán và đau nhức cơ
– Giảm khả năng giao tiếp
– Suy nghĩ miên man
– Tâm trạng u uất
– Dễ bùng phát khi nhớ lại chuyện buồn cũ
– Dễ khóc
– Sút cân
– Dễ bị cảm động và cảm xúc khó kiềm chế
– Chóng mặt, nôn vào chiều tối thứ 2 hàng tuần, hiện tại đã hết.
Môi trường làm việc của cháu là trên máy tính cả ngày, công việc có lúc bận khá căng thẳng. Năm nay cháu 28 tuổi, như vậy công việc của cháu đã kéo dài tối thiểu là 5 – 6 năm trở lên với công việc như trên rồi đúng không. Với thời gian 5 – 6 năm công việc văn phòng khá áp lực như vậy đã tạo cho cháu về mặt tâm lý khá căng thẳng. Chưa kể tới các áp lực khác trong cuộc sống hàng ngày như con cái, công việc gia đình, kinh tế…
Chính do áp lực đó đã làm tâm lý cháu hết sức căng thẳng và đã tạo lên các biểu hiện đang tồn tại ở cháu liên tục khoảng 3 năm nay. Bác thấy các biểu hiện ở cháu cũng triệu chứng của các biểu hiện trong rối loạn trầm cảm. Rối loạn trần cảm là bệnh của rối loạn cảm xúc, lí do phát bệnh chủ yếu do sang chấn tâm lý gây căng thẳng tâm lý gây lên.
Rối loạn trầm cảm có 3 biểu hiện chính và 9 biểu hiện phụ, người bệnh chỉ cần có 2/3 biểu hiện chính và 2/9 biểu hiện phụ. 4 biểu hiện này tồn tại từ 2 tuần trở lên là đủ tiêu chuẩn chẩn đoán là bị rối loạn trần cảm. Rối loạn trầm cảm do chuyên khoa tâm thần khám và chữa trị, nếu chữa trị sớm và tích cực bệnh có tỷ lệ khỏi rất cao, người bệnh lại trở lại sức khoẻ bình thường và làm việc tốt. Cháu gia đình ở Hà Nội, vậy cháu hãy tới Viện sức khoẻ Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai để khám xác định cụ thể là bệnh gì và có hướng để chữa trị ngay nhé.
Chúc cháu mau khỏi bệnh.
Suy giảm trí nhớ, đau đầu, đánh trống ngực, hồi hộp là bệnh gì?
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Tôi 32 tuổi bị mất ngủ gần 10 năm rồi có đêm ngủ được 2-4 tiếng có hôm thức trắng. Có các biểu hiện như: Suy giảm trí nhớ, đau đầu, đánh trống ngực, hồi hộp, đôi khi tự dưng thấy buồn mà không có lí do… cũng đã đi bệnh viện khám và bác sĩ có cho đơn thuốc có Sidozol, Paracetan, Hoạt huyết dưỡng não, Sedusen. Về uống được 3 tuần nhưng không có hiệu quả. Xin hỏi bác sĩ tôi bị mắc bệnh gì, chữa trị bằng phương pháp nào là tốt nhất.
Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Nguyên nhân gây mất ngủ rất nhiều, có thể phân ra 2 nhóm lí do chính như sau:
Mất ngủ do sinh hoạt, do hút thuốc lá, uống nhiều cà phê, do ăn nhiều nặng bụng trong đêm, ăn nhiều chất kích thích…
Do rối loạn lịch thức ngủ trong ngày, như lịch làm việc thay đổi bất thường, làm việc theo ca không thường xuyên, do thay đổi múi giờ chênh lệch như khi đi du lịch đến các vùng có mức chênh lệch múi giờ từ 6-24 giờ.
Do căng thẳng lo âu nhiều trong học tập, làm việc, trong cuộc sống hàng ngày.
Do phân bổ giờ giấc ngủ không hợp lý, ngủ ngày quá nhiều.
Ngoài ra, theo sự phát triển tâm sinh lý ở mỗi người, chu kỳ thức ngủ sẽ thay đổi dần theo tuổi tác. Ở người cao tuổi, thời gian ngủ sẽ ít dần, có khuynh hướng ngủ muộn hơn và thức dậy sớm hơn.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là chất lượng của giấc ngủ, sau khi ngủ dậy phải cảm thấy tinh thần sảng khoái, phấn chấn, thích làm việc.
Mất ngủ do lí do thực thể, do uống thuốc để chữa trị bệnh: như các thuốc chữa trị đau đầu Migrain có chứa cafein, thuốc chống viêm như Corticoide, thuốc lợi tiểu v.v…
Do bệnh lý: các bệnh lý gây mất ngủ như đau đầu do viêm xoang, do tăng huyết áp, đau do viêm loét dạ dày tá tràng, đau do Zona, đau do kích thích thần kinh, đau trong bệnh khớp xương v.v… Việc chữa trị phải chú ý vào lí do gây bệnh.
Do loạn tâm thần chức năng hoặc thực thể, hoặc do trầm cảm.
Điều trị chứng mất ngủ: điều trị chứng mất ngủ chủ yếu là chữa trị biểu hiện, kết hợp với chữa trị lí do nếu xác định được lí do gây mất ngủ. Vấn đề chẩn đoán xác định cũng như chỉ định chữa trị nên theo ý kiến của thầy thuốc.
Về nguyên tắc chữa trị:
Loại bỏ những lí do chủ quan gây mất ngủ. Nếu cố gắng tìm hiểu, người bệnh sẽ biết một phần lí do gây mất ngủ, thí dụ uống cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều chất cay nóng, ăn quá no vào buổi tối, đi du lịch đến nơi có sự thay đổi múi giờ quá lớn, do căng thẳng trong công việc… Sau khi tìm biết được lí do, người bệnh có thể sẽ tự điều chỉnh để ngủ được mà không cần nhờ đến thuốc.
Vệ sinh giấc ngủ nên tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ v.v…
Dùng thuốc ngủ, kết hợp với uống thuốc chữa trị lí do gây bệnh.
Dưỡng sinh: tập các động tác như thư giãn, thở 4 thì, động tác tam giác, xoa đầu mặt cổ, bấm huyệt (xoa, day, bấm huyệt nội quan, túc tam lý, tam âm giao).
Ngoài ra, người giúp bạn hiệu quả nhất trong vấn đề điều chỉnh rối loạn giấc ngủ chính là các bác sĩ chuyên ngành Tâm thần học. Bạn nên cân nhắc việc đi khám nhé.
Chúc bạn sớm có giấc ngủ ngon!
Tê nửa đầu bên phải, mất cảm giác và hay quên là bệnh gì?
Câu hỏi bởi: Kiều Diễm
Chào bác sĩ.
Bác sĩ cho cháu hỏi, dạo gần đây cháu thường bị tê nửa đầu bên phải, mất cảm giác và bị quên 1 cách không kiểm soát được. Cháu 28 tuổi, làm nhân viên văn phòng. Bác sĩ chỉ cháu cách nào để cải thiện tình trạng này với ạ?
Cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Chu Văn Điểu
Chào cháu.
Hiện tượng bị tê và mất cảm giác nửa đầu bên phải, đồng thời suy giảm trí nhớ, hay quên.
Hiện tượng tê và mất cảm giác nửa đầu là do phần cảm giác của dây thần kinh bị tác động. Do một hoặc nhiều nguyên nhân sau đây: Viêm dây thần kinh đầu mặt (dây thần sinh sinh ba, thần kinh mặt, thần kinh chẩn), viêm động mạch thái dương, thoái hoá đốt sống cổ gây chèn ép vào rễ thần kinh cảm giác vùng nửa đầu và cổ bên phải. Cũng do thoái hoá đốt sống cổ gây chèn ép vào hệ động mạch đốt sống thân nền nên gây thiểu năng tuần hoàn não cũng gây tê bì ở các vùng cơ thể… Từ biểu hiện tê và mất cảm giác nửa đầu bên phải làm mất tập trung, từ đó làm suy giảm trí nhớ, hay quên.
Cháu là nhân viên văn phòng có lẽ làm việc trên máy tính kéo dài nhiều giờ trong ngày. Đồng thời phải ngồi ở một tư thế kéo dài, nên thường xuyên bị thoái hoá đốt sống cổ. Như bác đã phân tích ở trên nếu bị thoái hoá đốt sống cổ sẽ làm thiểu năng tuần hoàn não và gây dị cảm như tê bì, mất cảm giác ở các vùng của cơ thể. Thoái hoá đốt sống cổ cũng gây chèn ép rễ thần kinh cảm gác và làm mất cảm một bên đầu và cổ.
Để xác định chính xác bệnh của cháu, thì cháu hãy đến khoa Thần kinh bệnh viện tỉnh để khám, chụp phim đốt sống cổ xem có bị thoái hoá không và chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Thần kinh nhé.
Chúc cháu mạnh khoẻ!
54 tuổi đột nhiên quên nhưng một chút thì nhớ lại là triệu chứng của bệnh gì?
Câu hỏi bởi: hồng anh
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho em hỏi người khoảng 54 tuổi đột nhiên quên gì nữa nhưng một chút thì nhớ lại là triệu chứng của bệnh gì? Tại sao lại bị như vậy ạ? Với trường hợp này thì phải chữa trị ra sao ạ?
Xin cám ơn!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa
Chào bạn!
Người thân của bạn đang có triệu chứng của bệnh mất trí nhớ ở người già, đây là một dạng bệnh thoái hóa của các tế bào thần kinh thuộc não bộ gây hiện tượng suy giảm trí nhớ, khả năng phán đoán, nhận thức và các rối loạn về tác phong. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh mất trí nhớ của người già đó là suy giảm trí nhớ dần và sau đó dẫn đến việc mất trí nhớ tạm thời. Và nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời thì có thể khiến cho người cao tuổi mất trí nhớ hoàn toàn.
Bệnh mất trí nhớ ở người già theo chuẩn đoán thì do nhiều lí do tạo nên, có thể là do sự lão hóa nhanh của các tế bào thần kinh, do môi trường sống, stress, rối loạn giấc ngủ,… tất cả ảnh hưởng vào não bộ của người già và khi bị ảnh hưởng mạnh thì sẽ dẫn đến khả năng lãng quên một phần hay tất cả những thứ thuộc về bản thân mình.
Ở giai đoạn đầu của bệnh mất trí nhớ ở người già thì thường trục trặc về trí nhớ ngắn hạn, ban đầu không gây quá nhiều phiền phức. Nhưng sau một thời gian khi bệnh phát triển bệnh mất trí nhớ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể biểu lộ một loạt những lú lẫn như quên mình đang ở đâu, ăn rồi mà lúc sau lại quên, quên cả tên người thân trong nhà, thì các biện pháp điều trị mới gặp nhiều khó khăn.
Đây là căn bệnh không thể chữa khỏi nên việc chữa trị chủ yếu là dùng các thuốc bổ não và áp dụng các bài tập trí não để làm chậm sự tiến triển của bệnh. Bạn nên đưa người thân đến chuyên khoa Thần kinh để bác sĩ thăm khám và có chỉ định chữa trị cụ thể.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Máu lên não không đều có làm ảnh hưởng đến trí nhớ không?
Câu hỏi bởi: Thu Hiền
Thưa bác sĩ!
Em năm nay 29 tuổi, đã có 2 con. Em thấy hiện nay trí nhớ của mình rất kém, có khi một người vừa gặp trước đây vài tháng mà khi gặp lại em không thể nhớ ra, hoặc một cuốn sách đã đọc trước đó vài tháng em cũng không thể nhớ rõ nội dung, khi nhắc lại một sự việc nào đó xảy ra trước đó vài tuần em phải mất một thời gian mới định hình được. Trí nhớ kém hiện ảnh hưởng không nhỏ đến công việc của em. Em có tiểu sử bệnh thiếu máu, hay tụt huyết áp; từ khi sinh bé thứ 2 (hiện đã được 10 tháng tuổi) em đỡ thiếu máu hơn. Một tháng trước em có đi xét nghiệm và chụp cắt lớp não, bác sĩ kết luận máu lên não không đều. Có phải như vậy làm ảnh hưởng đến trí nhớ của em hay không? Em có thể dùng thuốc gì để cải thiện trí nhớ và sức khỏe của mình không thưa bác sĩ? (Em đang cho con bú bác sĩ ạ!)
Cảm ơn bác sĩ!
Bạn Hiền thân mến!
Trí nhớ là một phần hoạt động của não bộ, đó là quá trình thu nhận thông tin từ bên ngoài qua các giác quan, sau đó chuyển đến não bộ, được mã hóa và được lưu trữ trong não bộ, khi cần phải nhớ lại, dữ liệu sẽ được truy xuất và chuyển đến các vùng cần thiết ở vỏ não như vùng ngôn ngữ, vận động để thực hiện. Trí nhớ có 3 dạng là :
Trí nhớ cực ngắn: là trí nhớ về âm thanh, hình ảnh.
Trí nhớ ngắn hạn: như trí nhớ về công việc mình làm, sau khi làm xong sẽ quên.
Trí nhớ dài hạn: là những thông tin được lặp đi, lặp lại nhiều lần và được não lưu trữ lại thành trí nhớ dài hạn.
Có nhiều nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ như:
Thoái hóa tế bào não: thường gặp ở người già.
Do bệnh lý ở não như: tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, thiếu máu não…
Do sử dụng các chất gây nghiện như rượu, ma túy.
Do sử dụng lâu dài các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc gây ngủ.
Do căng thẳng trong công việc, cuộc sống, áp lực học hành, thi cử: thường gặp ở người trẻ tuổi.
Có thể bạn bị thiếu máu não nên dẫn đến triệu chứng suy giảm trí nhớ kể trên, cũng không thể loại trừ do bị áp lực trong công việc và cuộc sống. Do đó, bạn nên đến khoa Nội thần kinh (bệnh viện Chợ Rẫy chẳng hạn) để khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Mặt khác, bạn nên có cuộc sống tinh thần thoải mái, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không thức khuya, luyện tập thể dục thể thao. Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm các vitamin nhóm B, C.
Thân chào bạn, chúc bạn vui khỏe!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Theo ViCare