Điều trị tiền đái tháo đường như thế nào?


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Điều trị đái tháo đường ngày nay ngoài chỉ tiêu về glucose máu còn phải chú ý điều chỉnh lipid máu, quản lý số đo huyết áp, điều chỉnh các rối loạn đông máu… Tìm hiểu thêm về điều trị bệnh qua một số giải đáp của bác sĩ dưới đây.

Thực phẩm chức năng như hạt Chia có tác dụng điều trị tiểu đường không?


Câu hỏi bởi: Mỹ Hoa

Chào bác sĩ!

Chồng em bị tiểu đường. Nghe mọi người nói là sử dụng các loại thực phẩm hỗ trợ (thực phẩm chức năng) để tốt cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường như hạt Chia. Không biết công dụng của hạt Chia có tốt không bác sĩ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào bạn!

Theo những thông tin gần đây cho thấy thì hạt Chia có công dụng tốt với sức khỏe con người trong đó có tiểu đường và bệnh tim mạch, do hạt Chia giàu chất xơ và chất chống oxy hóa. Tất nhiên là bạn vẫn phải dùng hạt Chia cùng với các thuốc Tây y để chữa trị tiểu đường, hạt Chia đơn độc không thể thay thế vai trò của thuốc chữa trị Tây y, mà chỉ là thực phẩm chức năng hỗ trợ trong chữa trị tiểu đường.

Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!

Tiểu đường điều trị bằng thuốc tây đã ổn định thì có phải tiếp tục dùng thuốc nữa không?


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ!

Tôi là nam, 40 tuổi. Tôi đã được phát hiện tiểu đường gần 6 tháng hiện chữa trị thuốc tây sáng 1 viên, chiều sau ăn 1 viên. Hiện đường huyết của tôi sau dẫn 2h là 5,4, đường huyết buổi sáng là 4,1 đến 4,5. Xin hỏi bác sĩ đường huyết như vậy tôi có cần dùng thuốc tây nữa không?

Xin cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Bạn bị tiểu đường đã gần 6 tháng, đã chữa trị bằng thuốc tây. Chỉ số đường huyết hiện tại của bạn sau dẫn 2h là 5,4, đường huyết buổi sáng là 4,1 đến 4,5. Các chỉ số đường huyết tiêu chuẩn là:

1/ Chỉ số đường huyết trước khi ăn: Bình thường: 4,0-5,9 mmol/l (70-107 mg/dl). Tiền tiểu đường hoặc suy Glucose đường huyết: 6,0-6,9 mmol/l (108-126mg/dl). Chẩn đoán bệnh tiểu đường: hơn 6,9 mmol/l (126 mg dl).

2/ Chỉ số đường huyết sau khi ăn 2 giờ: Bình thường: dưới 7,8 mmol/l (140 mg/dl). Tiền tiểu đường hoặc suy dung nạp glucose: 7,9-11,1 mmol/ l (141 đến 200 mg dl). Chẩn đoán bệnh tiểu đường: hơn 11,1 mmol/l(200 mg/dl).

Như vậy, mức đường huyết như hiện nay của bạn là bình thường, có thể do bạn đã đáp ứng tốt với thuốc chữa trị của bác sĩ. Bạn cần biết tiểu đường là một bệnh mãn tính và không thể chữa khỏi. Cho tới nay không thấy loại thuốc nào có thể chữa khỏi hẳn bệnh tiểu đường.

Mục tiêu chữa trị chính trong bệnh tiểu đường là kiểm soát tốt đường huyết (thông qua chế độ ăn uống, luyện tập và uống thuốc) và kiểm soát tốt biến chứng (bằng cách kiểm soát tốt đường huyết; kiểm soát tốt các bệnh cơ hội như: tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu,… phát hiện sớm và chữa trị tích cực khi biến chứng xảy ra).

Do vậy bạn tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc chữa trị, đây là điều tối kị với bệnh nhân tiểu đường, có thể gây ra những biến động lớn về lượng đường trong máu, dẫn đến nhiều hệ quả xấu cho sức khỏe. Nếu muốn bạn phải xin ý kiến của bác sĩ chữa trị, bác sĩ sẽ xem xét để giảm liều thuốc từ từ và tối giản liều đến mức cần thiết.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Bệnh tiểu đường và đường glucose


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ.

Tôi là Hiệp đang công tác tại Hà Nội. Hiện tại má tôi có mắc bệnh tiểu đường khoảng 3 năm nay rồi. bác sĩ cho tôi hỏi là bệnh tiểu đường có thể sử dụng được đường Glucose do nhà thuốc Đức Minh cung cấp được không ạ.

Cám ơn bác sĩ rất nhiều.

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn.

Mẹ bạn bị bệnh tiểu đường thì cần kiêng chất béo và đồ ngọt. Chất béo và đồ ngọt tuy không phải lí do trực tiếp dẫn tới tiểu đường nhưng chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đặc biệt những người đã mắc bệnh thì cần hạn chế sử dụng đến mức tối đa. Đường glucose gây tăng cường máu rất mạnh, người bị tiểu đường không nên dùng loại đường này, trừ phi bị hạ đường huyết. Vì vậy mẹ bạn cần cân nhắc khi dùng loại đường này.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Dùng muối biển sâu có ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường không? Có tác dụng gì cho người sau sinh?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Má cháu năm nay 61 tuổi bị tiểu đường tuýp 2. Má cháu có mua loại muối biển sâu để uống. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi là loại muối này có tác động gì đến bệnh của má cháu không? Cháu năm nay 24 tuổi sắp sinh em bé. Má nói cháu sinh xong phải uống muối biển. Bác sĩ cho hỏi nó có tác dụng gì với người sau sinh không? Mong bác sĩ giải đáp giúp.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Những chế phẩm có thành phần chính là nước biển sâu có thể đem lại những lợi ích thiết thực trong việc bảo vệ sức khỏe cho con người được các nhà chuyên môn tin dùng như một giải pháp trong hỗ trợ chữa trị hậu phẫu, các bệnh lý mũi xoang và phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp và lây lan qua đường hô hấp khác dựa vào thành phần khoáng chất và các nguyên tố vi lượng có trong nước biển.

Việc mẹ bạn dùng nước muối biển sâu không rõ với mục đích gì, nhưng nếu là để hỗ trợ chữa trị tiểu đường tuýp 2 thì cho tới nay chưa có tài liệu nào nói về công dụng cũng như tác động của loại muối này tới bệnh của mẹ bạn. Loại nước mà mẹ bạn mua uống có thể là nước biển sâu tinh khiết đã tách muối.

Loại nước biển sâu này được cho là chứa hàm lượng khoáng chất cao gấp 20 đến 30 lần loại nước uống bình thường. Thêm vào đó, chất Magie dồi dào có trong nước biển sâu còn làm cho da dẻ tươi mát và trong sáng. Có thể mẹ bạn dùng nó vì công dụng này. Người Hàn Quốc rất thích dùng loại nước này, đặc biệt là các bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú, vận động viên thể thao, diễn viên và giới doanh nhân. Mẹ bạn có thể đã đọc được những thông tin này nên muốn bạn dùng sau khi sinh.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Đái tháo đường thai kỳ có dễ điều trị không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Em 24 tuổi, có bầu được 21 tuần. Em vừa làm xét nghiệm đường huyết, có kết quả như sau: lần 1 là 4,3 mol (=5,3), lần 2 là 7,5 mol (>= 10), lần 3 là 8,9mol (=8,6). Xét nghiệm đái tháo đường dương tính. Xin hỏi bác sĩ em bị đái tháo đường trong thai kỳ thai nghén do ăn quá nhiều đường hay do em bị di truyền (ba em bị tiểu đường)? Em có bị nặng lắm không? Việc chữa trị có dễ không? Mong bác sĩ giúp.

Chân thành cảm ơn!

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Như vậy là bạn bị đái tháo đường thai kỳ, nếu như trước khi có thai bạn đã bị bệnh đái tháo đường thì là đái tháo đường thời kỳ thai nghén. Dù cho ở loại nào thì việc sử lý đều như nhau, tuy nhiên nếu bị đái tháo đường thai kỳ thì sau đẻ 3-4 tuần hiện tượng đái tháo đường sẽ hết, còn tình huống thứ hai thì vẫn tồn tại bệnh đái tháo đường. Đái tháo đường thai kỳ thường xuất hiện vào tháng thứ 6 của thai kỳ. Ở sản phụ, trong thời kỳ thai nghén có sự thay đổi hoạt động nội tiết như: tăng tiết các hormon Prolactin, Cortison, Progesteron, nhất là các hormon nhau thai Lactogen. Các hormon này làm giảm tác dụng điều hoà đường trong máu của Insulin (không dung nạp Insulin), không phải là bạn ăn quá nhiều đường trong thời kỳ mang thai. Bệnh tiểu đường không phải bệnh di truyền (bố truyền sang con) mà chỉ có mối liên quan đến yếu tố bất thường trong gen di truyền. Mức độ tăng đường huyết ở bạn là không lớn, nhưng bạn phải được chữa trị bài bản theo hướng dẫn của bệnh viện, duy trì lượng đường huyết cho phép để không tác động đến sự phát triển của thai nhi (nguy cơ thai to, phổi kém phát triển) và việc sinh đẻ (đẻ khó, thai nhi bị ngạt, trẻ sơ sinh suy hô hấp cấp, bị hạ đường huyết…).

Chúc bạn mang thai an toàn!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl