Hỏi Bác Sĩ -
Da trẻ em rất mỏng và dễ tổn thương. Vì vậy, để đối phó những trường hợp bé bị bỏng, phụ huynh nên chủ động trang bị cho mình những kiến thức hữu ích nhất từ các bác sĩ chuyên khoa.
Bỏng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Bé nhà cháu 8 tháng 12 ngày bị bỏng do cho tay nên chỗ phì hơi của nồi cơm điện
Bác sĩ Hồ Anh Tuấn
Chào bạn,
Bạn xịt tạm panthenol cho đỡ đau và đưa bé đi khám khẩn trương nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Bỏng dạ chữa thuốc gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Em có 2 đứa bé bị bỏng dạ em đã chữa nhiều thuốc mà không khỏi thuốc tây, thuốc nam đều dùng qua mà không khỏi anh chị biết có thuốc nào chỉ giúp em với.
Em chân thành cảm ơn ạ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bệnh bỏng dạ là tên dân gian thường gọi chỉ một bệnh như sau: trên da xuất hiện những mụn phỏng nước to 2 -3 mm, dễ vỡ, phân bố rải rác khắp cơ thể, thường xuất hiện ở trẻ em, khi vỡ để lại vùng da chợt màu hồng thâm hoặc một quầng thâm lan rộng, sau vài ngày vết chợt thâm lại, không đóng vảy tiết và khỏi sau 7 – 10 ngày.
Trong y học, đây là bệnh thủy đậu do virut gây nên, bệnh lành tính hầu như tự khỏi, không để lại sẹo, tuy nhiên bệnh có một số biến chứng nặng như viêm cầu thận cấp nhưng ít xảy ra,… không có chuyện là bệnh thủy đậu chữa mãi không khỏi? liên tiếp có các đợt nổi nốt phỏng nước…
Chữa mãi không khỏi ở đây có thể là trường hợp các tổn thương trên da bị nhiễm trùng, hóa mủ, lở loét… hoặc là một bệnh ngoài da như viêm da, viêm nang lông… mà bạn nhầm là bệnh bỏng dạ.
Trong bệnh thủy đậu, có thể các tổn thương trên da chữa mãi không khỏi xảy ra ở trường hợp trẻ bị bệnh suy giảm miễn dịch, bệnh bạch cầu…. cho nên các tổn thương trên da rất lâu lành.
Bạn nên cho bé đi khám bệnh ở các phòng khám da liễu, ở đó các Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh cho con bạn, xem có phải là thủy đậu nhưng các tổn thương ở da lâu lành hay là một bệnh viêm da khác, bạn không nên tự ý đi mua thuốc tây, thuốc nam về cho cháu uống.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe.
Bé 2 tuổi bị bỏng tay phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bé của em được 2 tuổi bị bỏng ở tay do chạm vào bản ủi được 2 ngày rồi. Giờ tay bé có nổi bọng nước. Em phải làm sao để xẹp bọng nước và mau lành vết thương cho bé đây bác sĩ?
Em cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Bé bị bỏng nhiệt, đã xuất hiện nốt phỏng vì vậy chắc chắn là bỏng từ độ II trở lên, có thể bỏng độ II, độ III, độ IV. Trong tình huống nhẹ nhất, bé bị bỏng độ II, thì có triệu chứng nền da viêm đỏ, nốt phỏng: vòm mỏng, dịch trong, vàng nhạt, đáy nốt phỏng màu hồng, ướt, thấm dịch xuất tiết. Sau 3-4 ngày dịch nốt phỏng một phần hấp thu, phần bay hơi, sau 8-13 ngày: tự khỏi, không để sẹo.
Cách chữa trị bỏng khác nhau phụ thuộc vào mức độ tổn thương, độ sâu của tổn thương. Đối với bỏng độ IV, nốt phỏng vòm dầy, đáy nốt phỏng màu trắng đuc, cảm giác đau giảm, xuất hiện hoại tử và cần cắt lọc hoại tử để chữa trị. Vì vậy em cần đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa để đánh giá đúng mức độ, từ đó có hướng chữa trị phù hợp.
Chúc bé mau khỏi!
Trẻ con 1 tuổi bị bỏng đã bôi thuốc nhưng chưa khỏi
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho cháu hỏi là: con cháu năm nay 1 tuổi bị bỏng ở dưới cánh tay, chỗ mà bác sĩ hay bắt mạch ở tay. Vết bỏng rất lớn và sâu, cháu đã bôi thuốc cho bé mấy hôm mà không khỏi. Nhờ bác sĩ giải đáp giúp cháu nên làm thế nào?
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Điều trị tại chỗ tổn thương bỏng có nhiều loại thuốc nhưng cơ bản là các loại thuốc sau: Thuốc kháng khuẩn, thuốc se khô tạo màng, thuốc làm rụng hoại tử, thuốc kích thích quá trình tái tạo và biểu mô hóa, các vật liệu sinh học che phủ tạm thời vết bỏng. Con bạn có vết bỏng lớn. Bạn mới bôi thuốc cho cháu mấy hôm thì chắc chắn là chưa khỏi được.
Để mau lành vết thương và giảm bớt sẹo bỏng nên dùng các loại thuốc kem nghệ, mỡ cao vàng có tác dụng kích thích tái tạo vết bỏng. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc này phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Việc chữa trị bỏng thường mất nhiều thời gian, rất tốn kém đòi hỏi gia đình bạn phải kiên trì.
Chúc con bạn chóng khỏi!
Bị bỏng ở bộ phận sinh dục có ảnh hưởng đến việc sinh sản?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con trai tôi 9 tháng tuổi và bị bỏng nước sôi ở bộ phận sinh dục, bỏng độ 2. Cháu đã chữa trị khỏi và mọi hoạt động bình thường. Nhưng tôi rất lo liệu sau này bộ phận sinh dục của cháu có ảnh hưởng đến việc sinh sản không. Mong bác sĩ giải đáp.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào bạn!
Bỏng độ 2 đã chữa trị khỏi không tác động đến chức năng tình dục và sinh sản sau này của cháu. Bạn yên tâm và không cần lo lắng.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Da trẻ em rất mỏng và dễ tổn thương. Vì vậy, để đối phó những trường hợp bé bị bỏng, phụ huynh nên chủ động trang bị cho mình những kiến thức hữu ích nhất từ các bác sĩ chuyên khoa.
Bỏng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Bé nhà cháu 8 tháng 12 ngày bị bỏng do cho tay nên chỗ phì hơi của nồi cơm điện
Bác sĩ Hồ Anh Tuấn
Chào bạn,
Bạn xịt tạm panthenol cho đỡ đau và đưa bé đi khám khẩn trương nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Bỏng dạ chữa thuốc gì?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Em có 2 đứa bé bị bỏng dạ em đã chữa nhiều thuốc mà không khỏi thuốc tây, thuốc nam đều dùng qua mà không khỏi anh chị biết có thuốc nào chỉ giúp em với.
Em chân thành cảm ơn ạ!
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bệnh bỏng dạ là tên dân gian thường gọi chỉ một bệnh như sau: trên da xuất hiện những mụn phỏng nước to 2 -3 mm, dễ vỡ, phân bố rải rác khắp cơ thể, thường xuất hiện ở trẻ em, khi vỡ để lại vùng da chợt màu hồng thâm hoặc một quầng thâm lan rộng, sau vài ngày vết chợt thâm lại, không đóng vảy tiết và khỏi sau 7 – 10 ngày.
Trong y học, đây là bệnh thủy đậu do virut gây nên, bệnh lành tính hầu như tự khỏi, không để lại sẹo, tuy nhiên bệnh có một số biến chứng nặng như viêm cầu thận cấp nhưng ít xảy ra,… không có chuyện là bệnh thủy đậu chữa mãi không khỏi? liên tiếp có các đợt nổi nốt phỏng nước…
Chữa mãi không khỏi ở đây có thể là trường hợp các tổn thương trên da bị nhiễm trùng, hóa mủ, lở loét… hoặc là một bệnh ngoài da như viêm da, viêm nang lông… mà bạn nhầm là bệnh bỏng dạ.
Trong bệnh thủy đậu, có thể các tổn thương trên da chữa mãi không khỏi xảy ra ở trường hợp trẻ bị bệnh suy giảm miễn dịch, bệnh bạch cầu…. cho nên các tổn thương trên da rất lâu lành.
Bạn nên cho bé đi khám bệnh ở các phòng khám da liễu, ở đó các Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh cho con bạn, xem có phải là thủy đậu nhưng các tổn thương ở da lâu lành hay là một bệnh viêm da khác, bạn không nên tự ý đi mua thuốc tây, thuốc nam về cho cháu uống.
Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe.
Bé 2 tuổi bị bỏng tay phải làm sao?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Bé của em được 2 tuổi bị bỏng ở tay do chạm vào bản ủi được 2 ngày rồi. Giờ tay bé có nổi bọng nước. Em phải làm sao để xẹp bọng nước và mau lành vết thương cho bé đây bác sĩ?
Em cám ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào em!
Bé bị bỏng nhiệt, đã xuất hiện nốt phỏng vì vậy chắc chắn là bỏng từ độ II trở lên, có thể bỏng độ II, độ III, độ IV. Trong tình huống nhẹ nhất, bé bị bỏng độ II, thì có triệu chứng nền da viêm đỏ, nốt phỏng: vòm mỏng, dịch trong, vàng nhạt, đáy nốt phỏng màu hồng, ướt, thấm dịch xuất tiết. Sau 3-4 ngày dịch nốt phỏng một phần hấp thu, phần bay hơi, sau 8-13 ngày: tự khỏi, không để sẹo.
Cách chữa trị bỏng khác nhau phụ thuộc vào mức độ tổn thương, độ sâu của tổn thương. Đối với bỏng độ IV, nốt phỏng vòm dầy, đáy nốt phỏng màu trắng đuc, cảm giác đau giảm, xuất hiện hoại tử và cần cắt lọc hoại tử để chữa trị. Vì vậy em cần đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa để đánh giá đúng mức độ, từ đó có hướng chữa trị phù hợp.
Chúc bé mau khỏi!
Trẻ con 1 tuổi bị bỏng đã bôi thuốc nhưng chưa khỏi
Câu hỏi bởi:
Chào bác sĩ!
Bác sĩ cho cháu hỏi là: con cháu năm nay 1 tuổi bị bỏng ở dưới cánh tay, chỗ mà bác sĩ hay bắt mạch ở tay. Vết bỏng rất lớn và sâu, cháu đã bôi thuốc cho bé mấy hôm mà không khỏi. Nhờ bác sĩ giải đáp giúp cháu nên làm thế nào?
Cháu cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Vũ Thị Lừu
Chào bạn!
Điều trị tại chỗ tổn thương bỏng có nhiều loại thuốc nhưng cơ bản là các loại thuốc sau: Thuốc kháng khuẩn, thuốc se khô tạo màng, thuốc làm rụng hoại tử, thuốc kích thích quá trình tái tạo và biểu mô hóa, các vật liệu sinh học che phủ tạm thời vết bỏng. Con bạn có vết bỏng lớn. Bạn mới bôi thuốc cho cháu mấy hôm thì chắc chắn là chưa khỏi được.
Để mau lành vết thương và giảm bớt sẹo bỏng nên dùng các loại thuốc kem nghệ, mỡ cao vàng có tác dụng kích thích tái tạo vết bỏng. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc này phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Việc chữa trị bỏng thường mất nhiều thời gian, rất tốn kém đòi hỏi gia đình bạn phải kiên trì.
Chúc con bạn chóng khỏi!
Bị bỏng ở bộ phận sinh dục có ảnh hưởng đến việc sinh sản?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ!
Con trai tôi 9 tháng tuổi và bị bỏng nước sôi ở bộ phận sinh dục, bỏng độ 2. Cháu đã chữa trị khỏi và mọi hoạt động bình thường. Nhưng tôi rất lo liệu sau này bộ phận sinh dục của cháu có ảnh hưởng đến việc sinh sản không. Mong bác sĩ giải đáp.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chào bạn!
Bỏng độ 2 đã chữa trị khỏi không tác động đến chức năng tình dục và sinh sản sau này của cháu. Bạn yên tâm và không cần lo lắng.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Theo ViCare