Thuốc Đông y - Kim ngân hoa là một loại cây thường mọc tự nhiên ở các rừng núi, đây là một cây thuốc Đông y được các bác sĩ y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM sử dụng trong nhiều đơn thuốc trị bệnh hữu dụng.
Kim ngân hoa là một cây thảo thường mọc hoang ở rừng núi
Kim ngân hoa và một số thông tin cần biết
Kim ngân hoa có ọ Cơm Cháy (Caprifolianceae), có tên khoa học là Lonicera japonica Thunb. Kim ngân là loại cây thuộc dạng dây leo, thân có thể dài đến 9m -10 m, rỗng, có nhiều cành, lúc non mầu xanh, khi gìa mầu đỏ nâu, trên thân có những vạch chạy dọc. Lá mọc đối nhau, hình trứng dài. Phiến lá rộng 1,5cm – 5cm, dài 38 cm. Lá cây quanh năm xanh tươi, mùa rét không rụng. Hoa khi mới nở có mầu trắng, nở ra lâu chuyển thành màu vàng. Hoa mọc ở kẽ lá, mỗi kẽ lá có 2 hoa mọc trên 1 cuống chung. Lá bắc giống như lá cây nhưng nhỏ hơn. Tràng hoa cánh hợp, dài từ 2,5cm -3,5 cm, chia làm 2 môi không đều. Môi rộng lại chia thành 4 thùy nhỏ, 5 nhụy dính ở họng tràng, mọc thò dài ra ngoài hoa. Quả hình cầu, màu đen.Nụ hoa hình gậy, hơi cong queo, dài 25 cm, đường kính đạt đến 5mm. Mặt ngoài màu vàng đến vàng nâu, phủ đầy lông ngắn. Mùi thơm nhẹ vị đắng. Mùa hoa: tháng 3-5, mùa quả: tháng 6-8. Mọc hoang ở nhưng vùng rừng núi, ưa ẩm và ưa sáng.
Theo y học cổ truyền, Kim ngân hoa có vị đắng, ngọt, tính bình, không độc có công dụng Thanh nhiệt, giải chư sang; Là thuốc chủ yếu để chỉ tiêu khát; Tiêu thủng, liệu phong, tán độc, bổ hư, uống lâu ngày tăng tuổi thọ (Lôi Công Bào Cês Dược Tính Giải); Khu phong, liệu tý, trừ thấp, tán nhiệt, tiểu thủng, chỉ lỵ (Bản Thảo Hối Ngôn).
Thành phần hóa học có trong cây Kim ngân hoa
Theo chia sẻ của dược sĩ Lê Thị Thanh Nhàn hiện đang là giảng viên khoa Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong cây kim ngân hoa có chứa một số thành phần hóa học như Luteolin, Inositol, Tannin (Trung Dược Học); Hoa chứa Scolymozid (Lonicerin), 1 số Carotenoid (Cryptoxantin, S Caroten, Auroxantin). Lá chứa Loganin (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam); Chlorogenic acid, Isochlorogenic acid (Lý Bá Đình, Trung Thảo Dược 1986, 17 (6): 250); Ginnol, Stigmasterol, b-Sitosterol, b-Sitosterol-D-Glucoside, Stimasteryl-D-Glucoside (Sim K S và cộng sự, C A 1981,94: 52765p).
Một số đơn thuốc chữa bệnh áp dụng với cây kim ngân hoa
Những lợi ích của cây Kim ngân hoa đối với sức khỏe con người
The post Những lợi ích của cây Kim ngân hoa đối với sức khỏe con người appeared first on Thuốc Việt.
- Thuốc Việt hướng dẫn cách sử dụng nấm linh chi
- Công dụng chữa bách bệnh của cây Bạch hoa xà thiệt thảo
- Tìm hiểu công dụng chữa bệnh từ cây Gai bồ kết
Kim ngân hoa là một cây thảo thường mọc hoang ở rừng núi
Kim ngân hoa và một số thông tin cần biết
Kim ngân hoa có ọ Cơm Cháy (Caprifolianceae), có tên khoa học là Lonicera japonica Thunb. Kim ngân là loại cây thuộc dạng dây leo, thân có thể dài đến 9m -10 m, rỗng, có nhiều cành, lúc non mầu xanh, khi gìa mầu đỏ nâu, trên thân có những vạch chạy dọc. Lá mọc đối nhau, hình trứng dài. Phiến lá rộng 1,5cm – 5cm, dài 38 cm. Lá cây quanh năm xanh tươi, mùa rét không rụng. Hoa khi mới nở có mầu trắng, nở ra lâu chuyển thành màu vàng. Hoa mọc ở kẽ lá, mỗi kẽ lá có 2 hoa mọc trên 1 cuống chung. Lá bắc giống như lá cây nhưng nhỏ hơn. Tràng hoa cánh hợp, dài từ 2,5cm -3,5 cm, chia làm 2 môi không đều. Môi rộng lại chia thành 4 thùy nhỏ, 5 nhụy dính ở họng tràng, mọc thò dài ra ngoài hoa. Quả hình cầu, màu đen.Nụ hoa hình gậy, hơi cong queo, dài 25 cm, đường kính đạt đến 5mm. Mặt ngoài màu vàng đến vàng nâu, phủ đầy lông ngắn. Mùi thơm nhẹ vị đắng. Mùa hoa: tháng 3-5, mùa quả: tháng 6-8. Mọc hoang ở nhưng vùng rừng núi, ưa ẩm và ưa sáng.
Theo y học cổ truyền, Kim ngân hoa có vị đắng, ngọt, tính bình, không độc có công dụng Thanh nhiệt, giải chư sang; Là thuốc chủ yếu để chỉ tiêu khát; Tiêu thủng, liệu phong, tán độc, bổ hư, uống lâu ngày tăng tuổi thọ (Lôi Công Bào Cês Dược Tính Giải); Khu phong, liệu tý, trừ thấp, tán nhiệt, tiểu thủng, chỉ lỵ (Bản Thảo Hối Ngôn).
Thành phần hóa học có trong cây Kim ngân hoa
Theo chia sẻ của dược sĩ Lê Thị Thanh Nhàn hiện đang là giảng viên khoa Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong cây kim ngân hoa có chứa một số thành phần hóa học như Luteolin, Inositol, Tannin (Trung Dược Học); Hoa chứa Scolymozid (Lonicerin), 1 số Carotenoid (Cryptoxantin, S Caroten, Auroxantin). Lá chứa Loganin (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam); Chlorogenic acid, Isochlorogenic acid (Lý Bá Đình, Trung Thảo Dược 1986, 17 (6): 250); Ginnol, Stigmasterol, b-Sitosterol, b-Sitosterol-D-Glucoside, Stimasteryl-D-Glucoside (Sim K S và cộng sự, C A 1981,94: 52765p).
Một số đơn thuốc chữa bệnh áp dụng với cây kim ngân hoa
Những lợi ích của cây Kim ngân hoa đối với sức khỏe con người
- Chữa vú có khối kết, sưng to, đỏ, chảy nước: Kim ngân hoa, Hoàng kỳ (sống) đều 20 g, Đương quy 32g, Cam thảo 4g, Lá Ngô đồng 50 lá. Nước ½ chén, rượu ½ chén, sắc uống (Ngân Hoa Thang – Trúc Lâm Nữ Khoa).
- Trị phát bối, nhọt độc: Kim ngân hoa 160g, Cam thảo (sao) 40 g. Tán bột. Mỗi lần dùng 16 g, sắc với 1 chén rượu, 1 chén nước, còn 1 chén, bỏ bã, uống nóng (Vệ Sinh Gia Bảo).
- Chữa mụn nhọt sắc đỏ biến thành đen: Kim ngân hoa (cả cành, lá) 80 g, Hoàng kỳ 160g, Cam thảo 40g. cắt nhỏ, dùng 1 cân rượu ngâm, chưng 2-3 giờ, bỏ bã, uống dần (Hồi Sang Kim Ngân Hoa Tán – Hoạt Pháp Cơ yếu).
- Trị thái âm ôn bệnh mới phát, tà khí ở Phế vệ, sốt mà không sợ lạnh, sáng sớm khát nước: Liên kiều 40g, Ngân hoa 40g, Khổ cát cánh 24g, Bạc hà 24g, Trúc diệp 16g, Cam thảo (sống) 20g, Kinh giới tuệ 16g, Đạm đậu xị 20g, Ngưu bàng tử 24g. Tán thành bột. Mỗi lần dùng 24g uống với nước sắc Vi căn tươi (Ngân Kiều Tán – Ôn Bệnh Điều Biện).
- Trị phát bối, ung nhọt mới phát: Kim ngân hoa nửa cân, nước 10 chén. Sắc còn 2 chén. Thêm Đương quy 80g, sắc còn 1 chén, uống (Động Thiên Áo Chỉ).
- Trị sữa không xuống, kết lại gây nên vú sưng đau, đau chịu không nổi: Kim ngân hoa, Đương quy, Hoàng kỳ (nướng mật), Cam thảo đều 10g. Sắc, thêm ½ chén rượu, uống (Kim Ngân Hoa Tán – Tế Âm Cương Mục).
- Chữa ruột dư viêm cấp hoặc phúc mạc viêm: Kim ngân hoa 120g, Mạch môn 40 g, Địa du 40g, Hoàng cầm 16g, Cam thảo 12g, Huyền sâm 80g, Ý dĩ nhân 20g, Đương qui 80g, sắc uống (Thanh Trường Ẩm – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Trị mụn nhọt, lở ngứa: Hoa kim ngân 20g, Cam thảo 12g, sắc uống. Bên ngoài dùng Hoa kim ngân tươi trộn với rượu đắp chung quanh chỗ đau (Kim Ngân Hoa Tửu – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Chữa ung nhọt, dị ứng, mẩn ngứa: Hoa kim ngân 10 g, Ké đầu ngựa 4g, nước 200ml. Sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày (Dược Liệu Việt Nam).
- Trị họng đau, quai bị: Kim ngân hoa 16g, Liên kiều 12g, Trúc diệp 12g, Ngưu bàng tử 12g, Cát cánh 8g, Kinh giới tuệ 8g, Bạc hà 4g, Cam thảo 4g, Đậu xị 18g, sắc uống (Ngân Kiều Tán- Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Dự phòng não viêm: Kim ngân hoa 20g, Bồ công anh 20g, Hạ khô thảo 20g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Chữa dị ứng, mụn nhọt, lở ngứa: Kim ngân 6g (hoa) hoặc 12 g (lá và cành), nước 100ml, sắc còn 10ml, thêm 4g đường. Cho vào ống hàn kín, hấp tiệt trung để bảo quản. Nếu dùng ngay thì không cần đóng ống, chỉ cần đun sôi, giữ sôi trong 15 phút đến 1/2 giờ là uống được . Ngườilớn uống 24 liều trên, trẻ nhỏ 12 liều (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
- Trị mụn nhọt, lở ngứa: Kim ngân hoa 6g, Cam thảo 3g, nước 200ml. Sắc còn 100ml, chia 23 lần uống trong ngày (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
- Trị sởi: Hoa kim ngân 30g, Cỏ ban 30g. Dùng tươi, gĩa nhỏ, thêm nước, gạn uống. Có thể phơi khô, sắc uống (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
- Trị cảm cúm: Hoa kim ngân 6g, Cam thảo 3g, nước 200ml. Sắc còn 100 ml, chia 2-3 lần uống trong ngày (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
- Chữa cảm cúm: Kim ngân 4g, Tía tô 3g, Kinh giới 3g, Cam thảo đất 3 g, Cúc tần hoặc Sài hồ nam 3g, Mạn kinh 2g, Gừng 3 lát. Sắc uống (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
The post Những lợi ích của cây Kim ngân hoa đối với sức khỏe con người appeared first on Thuốc Việt.