Chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn lo âu


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Rối loạn lo âu hiện tượng xảy ra thường xuyên trong cuộc sống. Người bị rối loạn lo âu có những biểu hiện về cảm xúc và triệu chứng cơ thể khác lạ. Chữa rối loạn lo âu phải kiên trì và kết hợp nhiều biện pháp.

Rối loạn lo âu có chữa khỏi bằng thuốc?


Câu hỏi bởi: Thanh Tuyền

Chào bác sĩ.

Em bị rối loạn lo âu, đã điều trị đợt 1 được 10 tháng tại bệnh viện Hòa Hảo, bác sĩ cho ngưng thuốc 2 tháng thì bệnh tái phát. 1 tháng nay, em điều trị đợt 2 tại chuyên khoa Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh, tình hình bệnh cũng tốt lên.

Em đọc trên mạng thấy có trường hợp kháng trị. Em lo lắng, lúc nào cũng nghĩ một ngày nào đó em sẽ bị kháng thuốc. Nghĩ đến trường hợp tồi tệ nhất sẽ xảy ra với mình. Em không còn tin tưởng vào thuốc, lo sợ bệnh không còn cách nào điều trị, rằng em sẽ phải dùng tới choáng điện (theo em biết choáng điện là biện pháp cuối cùng để điều trị trầm cảm kháng trị).

Em lo lắng đến nỗi mặc dù em vẫn còn uống thuốc của bác sĩ nhưng dường như bệnh của em đang xấu đi, em bị mất ngủ trở lại, không thèm ăn, luôn bị ảm ảnh bởi căn bệnh của mình.

Bác sĩ ơi, làm cách nào để em đừng suy nghĩ tiêu cực nữa. Làm sao để em luôn tin tưởng vào phác đồ bác sĩ đang điều trị cho em. Liệu bệnh của em có chữa khỏi hẳn bằng thuốc không? Thuốc em dùng là 1 loại thuốc chống trầm cảm và 1 loại an thần (em để thuốc ở nhà nên em không nhớ tên thuốc).

Em cảm ơn ạ!

Chào em.

Rối loạn lo âu nói chung, thường xuất phát từ các ý nghĩ ám ảnh sợ quá mức bình thường hoặc vô lý nhưng không kiểm soát được, gây ra các phản ứng lo âu. Bệnh thường diễn tiến từ nhẹ đến nặng, ổn định và tái phát tùy theo thời điểm, thường có liên quan đến các yếu tố gây căng thẳng từ trong cuộc sống, hoặc tình trạng sức khỏe về mặt cơ thể.

Quá trình điều trị vì thế mà thay đổi tùy theo từng bệnh nhân, những quy tắc bao gồm điều trị bằng thuốc phối hợp với tâm lý trị liệu.

Điều trị thuốc đòi hỏi phải kiên nhẫn và hợp tác từ cả hai phía. Thuốc được lựa chọn hoàn toàn phụ thuộc vào đáp ứng của bệnh nhân, đôi khi ở 1 giai đoạn này bệnh nhân đáp ứng tốt nhưng có lúc sẽ tái phát – liên quan tới môi trường sống, mức độ đáp ứng sẽ thay đổi, đòi hỏi phải điều chỉnh liều hoặc đôi khi phải thay đổi thuốc.

Liệu pháp tâm lý giúp cho người bệnh tự kiểm soát bản thân tốt, cũng như hướng dẫn cho họ cách đối phó với các căng thẳng trong môi trường để hạn chế tái phát.

Ngoài ra, không có chỉ định liệu pháp choáng điện để điều trị rối loạn lo âu nên em có thể yên tâm về điều này. (Liệu pháp choáng điện trước đây được chỉ định cho các trường hợp bệnh tâm thần phân liệt trong tình trạng kích động dữ dội kéo dài hoặc trong thể căng trương lực; rối loạn trầm cảm nặng với ý tưởng tự sát mãnh liệt. Hiện tại rất hiếm khi được chỉ định do sự ra đời của nhiều loại thuốc mới.).

Đối với tình hình của em hiện tại, các biểu hiện lo âu có chiều hướng tăng lên, em cần trao đổi tình trạng này cũng như các suy nghĩ của em với bác sĩ đang điều trị để có được những hướng dẫn phù hợp giúp vượt qua các khó khăn tâm lý, cũng như có hướng điều chỉnh phù hợp nhất về thuốc men.

Chúc em mau hồi phục.

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Thời gian và cách điều trị bệnh rối loạn lo âu


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sỹ, em năm nay 34 tuổi, em đi khám và bác sỹ bảo em la bị rối loạn lo âu .em đã uống thuốc 2 tháng nhưng không uống lại không ngủ được, em lo lắm,bác sỹ cho em hỏi bệnh của em có khỏi được không, thời gian điều trị bao lâu? Em xin cảm ơn

Bác sĩ Cao Tiến Đức


Chào em!

Nếu thật sự em bị rối loạn lo âu thì thời gian điều trị 2 tháng là chưa đủ.Bệnh lo âu có thể chữa khỏi nhưng cần được bác sỹ thăm khám, kê đơn hàng tháng trong nhiều tháng. Tuy nhiên có nhiều bệnh triệu chứng gần giống nhau dễ nhầm lẫn nên cần được khám nhiều lần để đánh giá chính xác và có phương hướng điều trị tốt nhất.

Chúc em mau khỏe!

Tập yoga có giúp cải thiện được bệnh rối loạn lo âu?


Câu hỏi bởi: Minh Vương

Xin chào quý bác sĩ!

Đầu tiên cháu cám ơn quý bác sĩ đã tư vấn bệnh giúp cháu.

Cháu đã khi khám tim mạch ở bệnh viện Trung ương Huế (đo điện tim, siêu âm tim, chụp mạch vành) thì kết quả đều bình thường. Nhưng cứ mỗi lần chạy xe ra khỏi nhà để đến công ty thì cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh, đầu căng nặng, chân tay rã rời, cảm giác như người sắp chết. Bây giờ cứ ra đường để tới công ty là cháu bị ám ảnh như vậy.

Hiện tại cháu đã đi khám ở bệnh viện tâm thần, bác sĩ cho kê đơn thuốc về uống, nếu không đỡ thì phải nhập viện điều trị. Vậy bệnh cháu có khỏi không, và cháu có nên tập yoga và thiền để bớt bệnh không?

Kính mong quý bác sĩ trả lời giúp cháu.

Chào Minh Vương.

Nếu các kết quả kiểm tra về tim mạch đều bình thường thì những biểu hiện của em thuộc về triệu chứng cơ thể của rối loạn lo âu.

Tình trạng của em có thể liên quan đến 1 trong 2 dạng rối loạn lo âu:

Thứ nhất, nếu khi chạy xe rời khỏi nhà đến công ty, em xuất hiện cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh, đầu căng nặng, chân tay rã rời,… với tâm trạng lo lắng, bất an, căng thẳng cho 1 ngày làm việc (công việc quá tải, sếp khó tính, sợ mình không làm tốt công việc, lo bị quở trách, có các bất đồng trong các mối quan hệ đồng nghiệp…), đồng thời trong cuộc sống hằng ngày, em thường xuyên cảm thấy bất an, lo sợ cho những việc không may xảy ra cho bản thân và gia đình, dễ căng thẳng, hốt hoảng, hồi hộp, khó thở, vã mồ hôi,… thì có thể đây là bệnh cảnh rối loạn lo âu lan tỏa.

Trường hợp thứ hai, nếu em có cảm giác bất an, lo sợ và cũng có các biểu hiện trên mỗi khi bước chân ra khỏi nhà chỉ vì ý nghĩ lo sợ có thể phải đối mặt với tình thế không an toàn, nguy hiểm thì không thoát ra được; và chỉ cảm thấy thật sự yên tâm khi ở nhà, trong môi trường quen thuộc, bên cạnh người thân, có thể được giúp đỡ khi cần thì đó chính là bệnh cảnh có tên gọi ám ảnh sợ khoảng trống.

Rối loạn lo âu dù cho là rối loạn lo âu lan tỏa hay rối loạn ám ảnh sợ đều có thể chữa trị khỏi. Tuy nhiên, nếu không được điều trị thích hợp, các rối loạn này có thể tiến triển trở thành mãn tính và gây ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt, đời sống, học tập, nghề nghiệp, các mối quan hệ xã hội.

Muốn việc điều trị đạt hiệu quả, cần có sự phối hợp giữa thuốc men (được chọn lựa phù hợp) và tâm lý trị liệu. Để hạn chế tối đa sự tái phát, quá trình trị liệu này cần được duy trì trong một thời gian đủ dài và tốt nhất được theo dõi bởi một bác sĩ chuyên khoa Tâm thần.

Bên cạnh việc điều trị, người bệnh nên thiết lập cho mình một cuộc sống lành mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần: ăn ngủ, sinh hoạt điều độ, tránh các chất kích thích, tập thể dục, tham gia các hoạt động cộng đồng, thiện nguyện, tập suy nghĩ tích cực…

Các phương pháp thư giãn, yoga, khí công đều có ích lợi. Tập thiền đúng nghĩa cũng có thể giúp cho việc điều hòa hơi thở, định tâm, thả lỏng toàn thân. Tuy nhiên, cần thận trọng với một số trường phái tập thiền với tính chất thần bí, siêu hình, không khoa học.

Chúc em mau chóng hồi phục.

Thân mến!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Bị rối loạn vệ sinh, hay bị buồn ngủ, lo âu, phải làm thế nào?


Câu hỏi bởi: dangthuaan

Chào bác sĩ.

Cháu năm nay 20 tuổi, cân nặng 73kg, cao 1m73cm cháu đang học năm nhất đại học. Cháu bắt đầu có triệu chứng rối loạn từ năm học lớp 10, tức là 5 năm trước, cụ thể triệu chứng lúc đó của cháu là:

Cứ lúc nào căng thẳng là ở hạ dưới của bụng cháu cứ thấy nặng nặng như muốn đi đại tiện

Nghĩ nhiều tới việc nào đó là dễ bị mỏi tiểu tiện

Cảm thấy căng thẳng, ra nhiều mồ hôi, thở dốc mỗi khi cãi nhau hay xem phim hành động

Ngồi vào bàn học, học được 10-15 phút lại phải đi tiểu, cứ học một lúc lại phải đi tiểu. Nhưng hồi đó cháu mới bị nhẹ, nên không để ý.

Cháu vẫn học bình thường, năm 2013. Cháu tham dự kỳ thì đại học, trong 3 ngày đi thì là một cực hình với cháu, đêm nằm thao thức không ngủ được vì quá lo lắng chuyện thì cử, sáng dậy ăn sáng rồi nôn thốc nôn tháo nhưng vẫn phải đi thi, và rồi cháu cũng qua, được 16 điểm 3 môn, nhưng trượt đại học. Xét NV1 trượt, NV2 cũng trượt. Vậy là cháu quyết định ở nhà ôn thi để năm sau thi lại, nhưng chính lúc này là lúc triệu chứng bệnh của cháu rõ ràng nhất, cụ thể: Nhà cháu hướng nhà là hướng tây bắc, nằm trong ngõ hẻm, mùa hè thì nóng, mùa đông thì lạnh, nhà cháu luôn trong tình trạng rất bí bức, không khí ô nhiễm do khu đồng rộng sau cuối ngõ đang xây dựng khu đô thị, ô nhiễm tiếng ồn cũng luôn xảy ra vì ngõ lắm trẻ con và sinh viên thuê trọ, tiếng chó sủa, trẻ em khóc, tiếng người lớn quát tháo luôn xảy ra hàng ngày.

Vì cháu tập trung ôn thì lại nên trong vòng 1 năm hầu như thời gian của cháu là ở trong nhà, mùa hè thì ở phòng điều hòa liên tục. Luôn phải sống trong tình trạng thiếu oxi, ồn ào, bật điều hòa phải đóng kín cửa nên phòng đã bí thì càng bí hơn. Và sau khi ở nhà liên tục, ít ra ngoài, ít vận động (cháu lười tập thể dục) trong 8 tháng, người cháu bắt đầu có những triệu chứng nặng hơn:

Đạp xe ra ngoài không đạp được, người mệt, cứ chạy ra ngoài là mệt, khó thở, tim đập loạn xa

Buổi tối đi tiểu liên tục, tối đi dạo nhưng được 15 phút phải chạy về đi tiểu.

Ngày nào cũng thấy mệt, đặc biệt vào mùa hè, những hôm nóng càng mệt, phải chạy vào điều hòa mới hết mệt, ra khỏi điều hòa là lại mệt.

Người cháu luôn trong trạng thái hồi hộp, lo sợ một thứ gì đó mơ hồ, lo sợ về cuộc sống, về sự thất nghiệp, lo về tương lai của mình sau này Kỳ thì đại học năm 2014.

Cháu có tham dự, nhưng hôm đầu đến tập trung thì nhịp tim cháu lên cao quá, không đi nổi, thế là đành phải hủy bỏ kỳ thì quan trọng của cuộc đời. Và thế là bố mẹ cháu đưa cháu tới khoa Sức khỏe tâm thần của bệnh viên Bạch Mai. Ban đầu, cháu được chỉ định khám bác sĩ Hương, bác sĩ cho rất nhiều thuốc bổ, và chỉ cho uống 1 viên Futaton chống trầm cảm. Cháu về nhà uống theo đơn, công với việc sáng đi chạy bộ, bệnh tình có đỡ nhưng đỡ rất ít không đáng kể. Cháu vẫn cảm thấy mệt, không đạp xe được, chạy xe máy thì càng không, cứ ra ngoài đường thì lại căng thẳng, phải chạy vào nhà hoặc có người thân bên cạnh thì mới tĩnh tâm và đỡ mệt. Cháu vẫn bị rối loạn vệ sinh, cứ căng thẳng một chút là lại đi tiểu hoặc đi đại tiện.

Sau khi chữa 4 tháng bác sĩ Hương bệnh viện Bạch Mai không hiệu quả, mẹ cháu quyết định chuyển cháu sang khám bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn, cũng thuộc khoa Tâm thần bệnh viện Bạch Mai (cháu thấy bác sĩ này rất đông người đến khám), 3 tuần đầu khám, bác sĩ cho 2 viên Futaton, 2 viên Paxine và một viên bổ não Myatamet. Tuần đầu cháu uống thấy mệt vô cùng, đến tuần thứ 2 thì cháu thấy khỏe hẳn, không còn rối loạn vệ sinh nữa, cảm thấy người cân bằng hơn nhiều (chắc do thuốc bổ não, thuốc này rất đắt), tiền đình của cháu khá lên hẳn. Cháu hào hứng yêu đời quá đi chơi bạn bè họ hàng loạn xị ngậu hết cả lên. Cứ như kiểu cuộc đời mình đang ở trong bóng tối nhưng nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm vậy. Và thế là cháu cứ dùng thuốc bác sĩ Tuấn mãi đến bây giờ, mỗi tháng tiêu tốn của ba mẹ 3 triệu, trời ơi, nghĩ mà hãi, đơn thuốc của cháu là:

Sáng: 1 viên bổ não (thuộc chất Citicoline) là Chunbos hoặc Myatamet và 2 viên Paxine

Tối: 1 viên bổ não, 2 viên Futaton, 1 viên Morientes chữa tâm thần phẫn liệt và 2 viên Lesulpin chống hưng cảm.

Uống đến tháng thứ 6, thì bác sĩ giảm cho cháu xuống còn 1 viên Paxine buổi sáng, và 1 viên Futaton buổi tối, còn các loại thuốc khác thì vẫn như bình thường. Thì cháu lại bị rối loạn vệ sinh trở lại, cảm thấy hồi hộp khi ra ngoài đường. Trời ơi, uống 6 tháng mất gần 20 triệu chả lẽ không đỡ được tý nào.

Đến khám thì bác sĩ bảo chưa khỏi và lại về đơn cũ. Thì cháu lại thấy người thoải mái trở lại, không còn bị rối loạn vệ sinh và cháu chính thức vượt qua kỳ thì đại học năm 2015 dưới tiết trời nắng kinh khủng tới gần 50 độ. Đến tháng thứ 9, bác sĩ Tuấn tiếp tục giảm liều, nhưng lần này bác sĩ không giảm Paxine với Futaton mà cắt luôn 2 loại thuốc là Morientes và Lesulpin. Thì cháu vẫn không bị rối loạn vệ sinh, nhưng lại thấy mệt hơn, buồn ngủ hơn, đặc biệt cứ đến chiều trở về tối là người lại mệt, lúc nào căng thẳng thì thấy buồn nôn, ăn cơm khó, hôm thì thấy cứ nghẹn nghẹn ở ngực, người mệt vô cùng, có hôm bố cháu có đưa cháu đi khám bác sĩ Tuấn thì nửa đường phải quay về vì cháu thấy mệt, lúc đi trên đường người cháu cứ thấy hồi hộp, thở không thoải mái, thấy nghẹ nghẹn ở ngực.

Và sau khi khám thì bác sĩ lại cho về đơn thuốc cũ, nhưng lần này có một chút thay đổi:

Sáng: 1 viên bổ não (thuộc chất Citicoline) là Chunbos hoặc Myatamet và 2 viên Paxine

Tối: 1 viên bổ não, 2 viên Futaton, 1 viên Seduxen có tác dụng an thần, dễ ngủ và 2 viên Lesulpin chống hưng cảm

Sau khi uống đơn này 2 tháng, thì người cháu cảm thấy bình thường. Có điều cháu hay bị buồn ngủ. Mỗi ngày cháu phải ngủ 13 đến 14 tiếng mới thấy trong người thoải mái. Cụ thể tối cháu lên giường ngủ lúc 9h tối thì sáng hôm sau, nếu cháu dậy lúc 6h thì thấy người rất uể oải, mi mắt cứ sụp xuống phải ngủ thêm vài tiếng nữa mới thấy người thoải mái. Còn chiều thì ăn trưa xong cháu đi ngủ luôn, ngủ từ 1h chiều nhưng dậy lúc 2h chiều vẫn thấy người uể oải, phải ngủ tiếp thêm đến 4h chiều người cháu mới cảm thấy thoải mái. Nói chung thời gian này cháu phải ngủ rất nhiều. Và tinh thần cũng có chút thoải mái, nhưng cháu vừa mới nhập học đại học được 1 tháng, có rất nhiều bài tập cần phải hoàn thành, đôi khi cháu cảm thấy căng thẳng vì học tập, về bài tập trên lớp. Nhưng mỗi ngày cháu ngủ rất nhiều, nên thời gian học thì không nhiều.

Bây giờ tâm trạng của cháu vẫn không thoải mái. Cháu nhập học đại học, lại lo lắng và căng thẳng về chuyện bài vở, bài tập, các mối quan hệ bạn bè trên lớp. Và về nhà thì cháu lại phải ngủ rất nhiều, lấn át hết thời gian để học. Cháu là người luôn muốn có một nơi bình yên để sống, nhưng có lẽ Hà Nội này quá xô bồ và ồn ào, không hợp với người như cháu. Và quan trọng nhất, là cháu đã dùng thuốc của bác sĩ được gần 1 năm nhưng cứ giảm liều là cháu lại thấy mệt. Cháu cảm thấy rất bất an, mong được bác sĩ giải đáp.

Cháu xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào cháu.

Trước hết tôi rất thông cảm với tình trạng bệnh của cháu. Cháu đang có triệu chứng của chứng rối loạn lo âu.Người bị rối loạn lo âu thường có các triệu chứng như: Nhịp tim nhanh, bệnh nhân cảm giác tim mình đập rất nhanh, đập thình thịch hoặc nhịp tim tăng rất nhanh, vã mồ hôi, run rẩy chân tay hoặc rung tay; cảm giác khó thở, thở rất nông hoặc cảm giác ngột ngạt, sắp chết, cảm giác như là có người bóp cổ mình; cảm giác đau ở ngực hoặc không thoải mái ở vùng ngực; buồn nôn hoặc đau ở vùng bụng, cảm giác như muốn ngất, đi không vững, đầu nhẹ bẫng hoặc như là sắp sửa đột quỵ.

Người bệnh có thể có cảm giác như là mình không còn ở môi trường mà mình đang sống nữa, họ thường mất kiểm soát bản thân mình và cảm tưởng như là mình sắp bị điên. Bệnh nhân có cảm giác rất sợ chết, có những cảm giác bất thường ví dụ như cảm thấy trong người mình tê cóng… Cảm giác rùng mình, hoặc nóng bừng trong người. Bệnh nhân có kèm theo những triệu chứng buồn chán, bi quan về tương lai, những mặc cảm tự ti… Là những triệu chứng của hội chứng trầm cảm. Bệnh rối loạn lo âu là một rối loạn về tâm thần diễn biến dai dẳng và khó chữa trị dứt điểm. Hiện nay có hai phương pháp uống thuốc và trị liệu về hành vi nhận thức. Việc trị liệu bằng các liệu pháp hành vi nhận thức hiện còn chưa được phổ biến ở nước ta. Việc chữa trị này bao gồm nhiều nội dung khác nhau như là giáo dục về tâm lý, hướng dẫn cho bệnh nhân cách khắc phục khi có những triệu chứng của lo âu, hoảng sợ như là tập thư giãn, tập hít thở sâu, hoặc có những liệu pháp phơi nhiễm với những yếu tố gây cho bệnh nhân lo âu và từ đó bệnh nhân sẽ dần dần thích nghi được với những hoàn cảnh gây ra tình trạng lo âu và các biểu hiện sẽ hết dần.

Với tình trạng hiện tại cháu nên trao đổi với bác sĩ chữa trị để xem xét kết hợp sử dụng thuốc với phương pháp trị liệu bằng các liệu pháp hành vi. Ngoài ra việc ưu tiên hàng đầu của cháu bây giờ là chưa bệnh cháu nên giảm nhẹ viện học, học hành căng thẳng có thể làm cho tình trạng bệnh tiến triển nặng thêm, kết hợp với ăn uống đủ chất và tập thể dục thường xuyên, mỗi ngày dành ra 20-30 phút để đi bộ hoặc có thể tập thiền, yoga cũng rất tốt đối với tình trạng bệnh của cháu.

Chúc cháu mạnh khỏe!

Bồn chồn, hay mệt lả, thiếu tự tin, thường cáu gắt, mất ngủ có phải bị rối loạn thần kinh thực vật không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ.

Cháu có các biểu hiện như:

Nóng ruột, bồn chồn không rõ nguyên do. Nhịp thở ngắn, đôi khi dẫn đến mệt và tụt đường huyết.

Người đang bình thường chuyển sang mệt lả rất nhanh.

Thìếu tự tin vảo bản thân.

Nhịp thở đôi lúc bị gián đoạn trong vài giây. Hay cáu gắt, bực bội muốn la hét.

Không bình tĩnh, tay run. Mất ngủ, hay khó ngủ và diễn ra trong thời gian dài.

Mỗi lần mệt quá, cháu đến bệnh viện khám, nhưng các bác sĩ đều nói là cháu mọi thứ đều ổn có thể do tâm lý, giống như cháu giả vờ bị bệnh vậy. Và cháu hay có suy nghĩ tiêu cực. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi, có phải cháu bị bệnh rối loạn thần kinh thực vật không? Nguy hại của bệnh này đối với bệnh nhân và người thân như thế nào? Cháu ở Vũng Tàu thì nên chữa trị ở đâu ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào cháu.

Với các triệu chứng như cháu mô tả nghĩ nhiều đến bệnh lí rối loạn lo âu.

Bệnh nhân rối loạn lo âu thường có các biểu hiện sau: Nhịp tim nhanh, bệnh nhân cảm giác tim mình đập rất nhanh, đập thình thịch hoặc nhịp tim tăng rất nhanh, vã mồ hôi, run rẩy chân tay hoặc run tay; cảm giác khó thở, thở rất nông hoặc cảm giác ngột ngạt, sắp chết, cảm giác như là có người bóp cổ mình; cảm giác đau ở ngực hoặc không thoải mái ở vùng ngực; buồn nôn hoặc đau ở vùng bụng, cảm giác như muốn ngất, đi không vững, đầu nhẹ bẫng hoặc như là sắp sửa đột quỵ. Người bệnh có thể có cảm giác như là mình không còn ở môi trường mà mình đang sống nữa, họ thường mất kiểm soát bản thân mình và cảm tưởng như là mình sắp bị điên. Bệnh nhân có cảm giác rất sợ chết, có những cảm giác bất thường ví dụ như cảm thấy trong người mình tê cóng… cảm giác rùng mình, hoặc nóng bừng trong người.

Những triệu chứng của rối loạn lo âu này thường xảy ra khi người bệnh gặp phải những sang chấn tâm lý trong cuộc sống của họ ví dụ như phải đi xa nhà, ly hôn, người thân chết hoặc sau những sự kiện không may xảy ra với mình như là tai nạn giao thông, hoặc một bệnh lý nặng xảy ra với người thân của mình như là ung thư dạ dày, u não…

Bệnh nhân có thể kèm theo những triệu chứng buồn chán, bi quan về tương lai, những mặc cảm tự ti… là những triệu chứng của hội chứng trầm cảm.

Đi khám Nội khoa sẽ không phát hiện bất thường. Bệnh rối loạn lo âu thuộc chuyên khoa Tâm thần. Với tình trạng hiện tại cháu nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm thần học để khám và chữa trị càng sớm càng tốt, nếu không chức năng về mặt xã hội như là công việc, học tập, giao tiếp sẽ bị tác động và có nguy cơ bị tàn tật về mặt xã hội.

Chúc cháu mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl