Đau khớp: Bệnh thường thức ai cũng nên hiểu rõ


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Thời tiết thay đổi hay cơ địa biến chuyển đều có thể gây ra chứng đau khớp. Theo chuyên gia, đây là một bệnh thường thức mà ai cũng nên tìm hiểu kỹ để kịp thời đối phó.

ĐAU KHỚP


Câu hỏi bởi: Nga lê

Thưa bác sĩ ! mẹ em trước có dấu hiệu bị thoái hóa cột sống , cũng có 1 số lần châm cứu rồi thấy người cũng đở hơn nhưng nó chỉ được 1 thời gian . Bây giờ không chi có lưng đau mà đến phần đầu gối chân cũng có dấu hiệu bị đau, sưng, nhức mỏi …. không biết có phải mẹ em bị khớp hay sao a . Bệnh viện mình có khám và chữa trị được không ạ .

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn.

Đau lưng thường do thoái hóa cột sống thắt lưng, nhưng không gây nên đau, sưng, nhức mỏi đầu gối…..
Vì vậy bạn nên đưa mẹ đi khám chuyên khoa cơ xương khớp ở các bệnh viện. Bệnh viêm khớp, đau lưng … là bệnh thường gặp và giải quyết tốt ở tất cả các bệnh viện, nên tiêu chí chọn bệnh viện là không cần thiết.

Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe.

Đau khớp khi trở trời thì phải làm sao?


Câu hỏi bởi: whiterose

Chào bác sĩ.

Mẹ tôi năm nay 54 tuổi, thường xuyên bị đau khớp chân tay mỗi khi trở trời. Công việc của bà thường xuyên phải tiếp xúc với nước. Liệu đó có phải là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Và phương pháp để tránh đau khớp là gì? Mong giải đáp giúp!

Chân thành cám ơn!

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào bạn.

Trong cuộc sống, mọi người ai cũng có thể bị đau khớp. Đau khớp chân tay có rất nhiều lí do:

Do tính chất công việc rất hay phải tiếp xúc với nước lạnh (đồng ruộng, chế biến thực phẩm đông lạnh); phải khuân vác, bưng bê các vật nặng; do một số bệnh lý về xương khớp (thoái hóa xương khớp), hoặc do sống ở nơi ẩm ướt, khí hậu lạnh.

Tuổi cao xương, khớp không còn chắc khỏe loãng xương cũng gây nên đau khớp. Bệnh thường đau tăng lên khi thay đổi thời tiết (mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, lạnh). Theo như bạn mô tả thì bệnh đau khớp của mẹ bạn ngoài do tuổi cao, nghề nghiệp của mẹ bạn cũng là yếu tố thuận lợi khiến mẹ bạn dễ đau khớp.

Mẹ bạn và bạn có thể tham khảo một số cách phòng tránh đau khớp như sau:

Vì môi trường làm việc của mẹ bạn lạnh, ẩm hay rất hay phải tiếp xúc với nước, mẹ bạn cần giữ ấm cho cho cơ thể, cho tay, chân (mặc ấm, đi găng tay dầy, đi tất, đi ủng) tránh để chân tay tiếp xúc trực tiếp với nước).

Chế độ ăn uống: nên ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, cần bổ sung canxi, vitamin (nhất là vitamin C và E), các khoáng chất….

Hàng ngày, trước khi đi ngủ, nên dùng nước muối ấm với vài lát gừng, hoặc nước ngải cứu ấm để ngâm chân, tay khoảng 15 phút sẽ giúp lưu thông máu, làm dịu cơn đau mỏi, đồng thời tạo giấc ngủ ngon.

Ngoài ra, nước muối ấm với gừng còn có tác dụng làm dịu cơn đau. Nếu có điều kiện hoặc khi bị đau khớp, mẹ bạn có thể dùng cây ngải cứu tươi đã rửa sạch, rang nóng cùng với ít muối, rồi đắp lên các khớp đau hàng ngày, sẽ có tác dụng giảm đau và phòng được bệnh.

Chúc mẹ bạn mau khỏi bệnh.

Sưng và đau khớp đầu gối nửa năm


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Thưa bác sĩ, tôi năm nay 40 tuổi, là nữ giới. Tôi bị đau, nhức và bị sưng ở bên phải đầu gối khớp được nửa năm rồi. Xin bác sĩ cho tôi biết tên căn bệnh và cách điều trị?

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy


Chào bạn.

Đau khớp gối là một dấu hiệu hay gặp trên lâm sàng các bệnh khớp và là một trong những lí do khiến người bệnh phải đi khám bệnh. Đau khớp gối chỉ là biểu hiện của rất nhiều bệnh khớp khác nhau như: thoái hóa khớp gối, chấn thương khớp gối, viêm khớp gối, viêm màng hoạt dịch khớp, viêm tổ chức phần mềm quanh khớp hoặc trong các bệnh u ác tính (u nguyên phát hoặc thứ phát ở xương, tổ chức mềm gần khớp)…

Nếu hiện tượng đau khớp, nhức, xưng khớp gối xảy ra ở người từ 40-50 tuổi phải nghĩ đến lí do thoái hóa khớp và cần phải đến khám bác sĩ chuyên khoa khám, để có phương pháp chữa trị thích hợp: vận động liệu pháp, mát-xa, thuốc giảm đau, thuốc tăng cường sự bền vững của sụn khớp. Mặt khác, cần lưu ý đến tình trạng loãng xương kết hợp với thoái hóa khớp. Với các triệu chứng bệnh về khớp gối, bạn nên đi khám tại khoa Cơ Xương Khớp để được chẩn đoán và chữa trị thích hợp.

Chúc bạn sức khỏe!

Đau khớp chân,tay


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ bố tôi năm nay cũng 46 tuổi rồi 2 năm về đây hay bị đau các ngón tay và chân ,có đợt đau không đi được .Bác sĩ cho e hỏi bệnh này là bệnh gì nguyên nhân gây ra bệnh và cách chữa trị

Bác sĩ Đỗ Công Định


xin chào bạn
Vấn đề đau nhức các ngón tay chân có đợt tăng giảm có rất nhiều bệnh lý như: thoái hóa khớp, gout, hay viêm khớp dạng thấp. Với các biểu hiện bạn kể không thể nào chẩn đoán khách quan bệnh lý đang có. Nhưng biểu hiện đau từng đợt nghĩ nhiều đến bệnh lý gout
bệnh gout biểu hiện sưng nóng đỏ đau các khớp nhỏ, do sự tặng acid uric máu. Có nhiều nguyên nhân gây ra do ăn nhiều đạm, rượu bia…
Chẩn đoán rõ ràng và chính xác biểu hiện trên cần làm xét nghiệm máu và khám lâm sàng
Điều tri guot cần có chế độ ăn giảm đạm: giảm thịt, cá, các loại đậu, nấm… kết hợp sử dụng các loại thuốc thải trừ acid uric và kháng viêm giảm đau
Chúc sức khỏe bạn

Nữ 54 tuổi bị đau khớp nên làm thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Mẹ em năm nay 54 tuổi. Gần đây mẹ em hay bị đau khớp, đầu gối bên trái bị sưng to, mỗi lần đau thì có cảm giác như bị bỏng rát, đi lại thì nghe như có tiếng kêu ở trong đó. Cho em hỏi, mẹ em bị bệnh gì và có nặng không ạ?

Em cảm ơn.

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào em.

Em chưa mô tả rõ khớp gối trái của mẹ em khi sưng to có màu đỏ và sờ vào thấy vùng da ở khớp có nóng hay không? Tính chất đau: đau tăng lên khi vận động, giảm đau khi nghỉ ngơi…?

Đau khớp gối là hiện tượng xảy ra phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi nhất là tuổi cao và ở phụ nữ. Bệnh xảy ra khi vùng đầu gối bị tổn thương làm cho các cơ, xương, khớp vùng đầu gối không thể hoạt động được bình thường. Nguyên nhân gây đau khớp gối có nhiều như: giãn dây chằng, căng gân, viêm gân, tổn thương sụn (rách sụn chêm), viêm khớp và thoái hóa khớp… Tuy nhiên, theo mô tả thì có thể mẹ em bị bệnh thoái hóa khớp gối, một bệnh hay gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh.

Thoái hóa khớp gối: trong thoái hóa khớp gối, biểu hiện đau là chủ yếu, đau ở mặt trước hay trước trong khớp, khi đi thì đau tăng nhất là khi lên xuống cầu thang, ngồi xổm hoặc ngồi gấp chân nhiều. Khi ngồi nghỉ lâu, lúc bắt đầu đi sẽ bị đau và khó cử động nhưng sau một vài động tác mới giảm bớt (dấu hiệu phá rỉ khớp). Lúc đầu đau một bên sau đó đau cả hai bên khớp.

Các dấu hiệu khác: giảm khả năng vận động, không đi xa được vì đau có khi phải chống gậy. Dấu hiệu lục cục khớp khi vận động ít có giá trị trong hư khớp gối. Khám có thể thấy khớp sưng to hơn bình thường, không nóng. Hiện tượng sưng là do các gai xương và phì đại mỡ. Một số tình huống có dịch ổ khớp, hạn chế vận động, độ gấp cẳng chân bị hạn chế nhiều hay ít và khi gấp duỗi thường gây đau. Tìm dấu hiệu bào gỗ (di động xương bánh chè trên ròng rọc thấy lạo sạo triệu chứng thương tổn thoái hóa của mặt sau xương bánh chè và mặt trước ròng rọc).

Việc chữa trị thoái hóa khớp gối cần phải có thời gian và chữa trị biểu hiện là chủ yếu.

Nếu cân nặng của mẹ em cao (béo phì) thì khuyên mẹ phải giảm cân ngay vì khớp gối chịu đựng trọng lượng của cơ thể.

Ngoài ra, khuyên mẹ nên thay đổi lối sống như tránh ngồi xổm, tránh ngồi xếp bằng, hạn chế leo dốc hay leo cầu thang, không khiêng vác nặng…

Tập luyện thể thao cũng như chế độ ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng góp phần làm giảm bớt biểu hiện của khớp gối.

Việc uống thuốc chữa trị biểu hiện như giảm đau chỉ là giải pháp tình thế nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ như tác động đến niêm mạc đường tiêu hóa (có khả năng gây loét dạ dày), thận…

Hiện nay, có nhiều loại thực phẩm chức năng hỗ trợ, làm giảm sự tiến triển của thoái hóa khớp gối hiệu quả như: Glucosamin, collagen typ II (JEX)…

Viêm khớp gối (viêm màng hoạt dịch khớp; viêm tổ chức phần mềm quanh khớp) cũng có biểu hiện đau và sưng khớp gối. Mặt khác, biểu hiện đau khớp gối của mẹ em cũng cần phải lưu ý thêm tình trạng loãng xương kèm theo (nếu có).

Việc chữa trị có nhiều phương pháp như: chữa trị riêng rẽ hoặc phối hợp; chữa trị bảo tồn (nghỉ ngơi, tập luyện nhẹ nhàng, giảm trọng lượng, thuốc…) hoặc phẫu thuật tùy theo lí do gây bệnh. Đặc biệt, em nên cho mẹ dùng thêm các loại thực phẩm chức năng có tác dụng hồi phục các thành phần cấu tạo nên khớp vì đây là giải pháp hữu hiệu và hầu như không gây tác dụng phụ. Tốt nhất, em nên cho mẹ đi khám chuyên khoa để được khám, xét nghiệm, chụp X-quang… từ đó sẽ có chẩn đoán chính xác và phương pháp chữa trị hiệu quả.

Chúc mẹ em mau khỏi bệnh!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl