Hỏi Bác Sĩ -
Nấm da là một trong những thể nhiễm nấm tại lớp thượng bì da, thường gặp ở những người có nhiều mồ hôi, vệ sinh thân thể không đúng cách, mặc chung quần áo của nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh nấm da là bệnh gì và phương pháp loại bỏ bệnh hiệu quả.
Bệnh nấm da
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sỹ,hôm nay cháu đi khám da và có kq là bị nấm da,bác sỹ ở đó có đưa ra lộ trình chữa trị cho cháu nhưng chi phí rất đắt . Cho cháu hỏi là cháu có thể tự mua thuốc bôi được hay k và liệu có trị bệnh được gốc không ak.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bệnh ngoài da nhiều khi rất nan giải chữa mãi chỉ tạm lui chứ không khỏi hẳn, điều cốt lõi là chẩn đoán đúng bệnh thì việc chữa trị mới có hiệu quả hoặc có biện pháp làm giảm tổn thương chấp nhận bệnh tồn tại song hành . Nếu bạn có thể tin tưởng vào kết luận bệnh của nơi vừa khám chỉ là nấm da, thì có rất nhiều phương pháp chữa khác nhau chứ không nhất thiết phải dùng những thuốc đắt tiền mới khỏi. Như vậy bạn nên tái khám lại ở các khoa da liễu của các bệnh viện, nếu ở đó cũng xác định là nấm da thì xin toa thuốc và ra hiệu thuốc mua về bôi, có thể các bác sĩ ở đây sẽ đưa ra một phương thuốc phù hợp với căn bệnh mà không phải dùng những toa thuốc chi phí quá đắt.
Chúc bạn mau lành bệnh.
Cách điều trị nấm da?
Câu hỏi bởi: Quốc Quang
Chào bác sĩ.
Vùng mông, háng và bụng dưới của em nổi mụn đỏ, hơi ngứa, do gãi nên vùng da bị tổn thương. Em đi khám thì được biết là bị “sợi tơ nấm có vách ngăn”. Xin các bác sĩ tư vấn giúp em cách trị dứt hẳn bệnh này?
Em cám ơn nhiều ạ.
Chào em Quốc Quang.
Bệnh nấm da điều trị không khó. Bệnh nên được điều trị sớm, đúng phác đồ, liên tục và đủ thời gian. Chú ý tránh cào gãi, nên phơi nắng quần áo, giữ gìn vệ sinh cá nhân. Thuốc điều trị bao gồm điều trị tại chỗ với thuốc bôi như Ketoconazol, Clotrimazol, Miconazol… Có thể kết hợp với thuốc uống kháng nấm được dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bệnh nấm da cần có thời gian mới có thể trị dứt hẳn được. Vì vậy, em nên kiên trì sử dụng thuốc, có thể cả tháng, cũng có khi lâu hơn, tránh bỏ trị nửa chừng bệnh sẽ dây dưa và khó trị hơn. Trong khi sử dụng thuốc cũng cần tái khám thường xuyên để bác sĩ đánh giá tiến triển bệnh và tác dụng phụ của thuốc trong suốt quá trình trị liệu. Để phòng bệnh nấm da cần vệ sinh da sạch sẽ, giữ cho da luôn được khô, thoáng. Tránh dùng chung đồ dùng với người đang bị nấm da.
Chúc em sớm khỏi bệnh!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bệnh nấm da bàn chân
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sỹ tôi bị bệnh nấm da ở lòng bàn chân, đã uống thuốc theo đơn của bác sỹ bệnh viện da liễu trung ương, được 50 ngày bênh đỡ nhiều nhưng không khỏi hẳn, Hiện còn hai điểm ở hai bàn chân, tôi uống thuốc và bôi thêm 20 ngày vẫn không khỏi, một số người bị bệnh nấm như tôi bảo không khỏi đâu, mà nếu dừng thuốc khoảng 3 ngày lại bị lại như cũ. Theo bác sỹ tôi nên uống thuốc tiếp không. Và nên làm gì?. Xin trân thành cảm ơn bác sỹ.
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào bạn:
Bạn bị bệnh nấm da ở lòng bàn chân trước hết tôi giới thiệu phòng bệnh và điều trị như sau:
Nấm bàn chân cần được điều trị với các thuốc chống nấm tại chỗ hoặc toàn thân hoặc phối hợp cả hai. Các thuốc chống nấm tại chỗ có thể được dùng trong 1 – 6 tuần, tùy từng loại thuốc và loại tổn thương. Những bệnh nhân với tổn thương dày sừng mạn tính ở gan bàn chân nên được dùng thuốc chống nấm tại chỗ ở cả mặt dưới và mặt bên của bàn chân. Ngoài ra, với dạng tổn thương này, việc dùng các thuốc chống nấm đơn thuần thường không hiệu quả, cần phối hợp thêm các thuốc có tác dụng bạt sừng như salicylic acid. Các trường hợp nấm kẽ chân cũng nên được bôi thuốc chống nấm ở tại vùng tổn thương và cả gan bàn chân để đề phòng khả năng lan rộng của tổn thương. Các thuốc chống nấm đường toàn thân thường được sử dụng trong những thể nặng như thể có bọng nước, trợt loét, những trường hợp có kết hợp với nấm ở nơi khác hoặc ở những bệnh nhân có tiểu đường, suy giảm miễn dịch. Trong quá trình điều trị nấm bàn chân, khi triệu chứng mới thuyên giảm, nếu người bệnh đột ngột ngưng dùng thuốc có thể làm bệnh nặng trở lại. Do đó, người bệnh nên được kê đơn một số lượng thuốc đủ lớn để có thể dùng đủ lộ trình điều trị và phải được hướng dẫn để đảm bảo sự tuân thủ điều trị.
Các thuốc chống nấm tại chỗ: Các dẫn xuất nhóm imidazole có hiệu quả rất tốt trong điều trị nấm bàn chân, đặc biệt là nấm kẽ chân do chúng có khả năng chống lại hầu hết các loại nấm gây bệnh, một số loại trong đó còn có tác dụng diệt khuẩn (như econazole). Các thuốc thường được sử dụng trong nhóm này là clotrimazole cream 1% (thoa 2 – 3 lần mỗi ngày trong 2 – 6 tuần, không nên dùng cho trẻ em), econazole cream 1% (thoa 1 – 2 lần mỗi ngày trong 4 tuần), ketoconazole cream 1% (thoa 1 -2 lần mỗi ngày trong 2 – 4 tuần), miconazole dung dịch 2% (dùng 2 lần mỗi ngày trong 2 – 6 tuần), oxiconazole cream 1% (thoa 2 lần mỗi ngày trong 4 tuần), Sertaconazole nitrate cream (thoa 2 lần mỗi ngày trong 4 tuần, không dùng ở trẻ dưới 12 tuổi)… Terbinafine cũng là một hoạt chất được ưa dùng do khả năng diệt nấm mạnh, có thể hiệu quả sau 1 tuần điều trị. Thuốc được dùng tại chỗ 2 lần mỗi ngày trong 1 – 4 tuần, không nên dùng ở trẻ dưới 12 tuổi.
Các thuốc chống nấm đường uống: thường sử dụng nhất là itraconazole, terbubafine, fluconazole.
Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cũng cần lưu ý tránh tạo các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm như hạn chế đi giày kín, thường xuyên giặt là quần áo và tất chân…
Với thông tin trên bạn liên hệ xem bạn đã thực hiện tốt chưa với điều trị và phòng chống.Bạn nên duy trì bôi thuốc và đến viện khám lại BS sẽ khám và thay thuốc bôi và uống.
Chúc bạn mau lành bệnh.
Nấm da điều trị như thế nào?
Câu hỏi bởi: linhtran
Xin chào bác sĩ.
Em bị ngứa hai bên háng, có hột nhỏ li ti. Khi mới bị thì chỉ bị 1 vùng da nhỏ nhưng sau đó lan rộng ra. Có phải em bị nấm da (hay hắc lào) không ạ. Em có sử dụng thuốc Itraconazole + Pirlam (nhưng em mua Pirlam nhà thuốc nói không biết loại thuốc này) và em cũng đang trong thời gian chích ngừa HPV. Em có thể sử dụng thuốc tiếp được không ạ? Bác sĩ có thể cho em thuốc bôi khác để dùng chung với Itraconazole được không ạ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Theo thông tin em cung cấp, em bị nấm da, em uống Itraconszole là đúng rồi, còn thuốc bôi là Pirolam tube 20g chứ không phải thuốc Pirlam. Các loại thuốc này không có tác động gì tới tiêm phòng HPV cả.
Chúc em mau khỏi bệnh!
Bệnh nấm da ở phụ nữ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ, cháu năm nay 22 tuổi. Da của cháu khi ra nhiều mồ hôi hoặc khi nóng trong đều bị phát ra ngoài da, cháu có đi khám và hỏi ở các quầy thuốc thì được tư vấn là bị nấm da. Bố cháu cũng bị bệnh này. Cháu muốn hỏi muốn khám da liễu thì phải đợi nó biểu hiện trên da rồi mới đi khám hay có cách khám nào khác không ạ. Cháu cảm ơn
Bác sĩ Nguyễn Trần Hạnh Uyên
Chào bạn,
Căn bệnh mà bạn miêu tả không di truyền từ bố sang con đâu. Về vấn đề khám bệnh, bạn nên đi làm xét nghiệm để chuẩn đoán chính xác xem mình bị mắc nấm loại nào nhé, từ đó sẽ có phương pháp trị liệu phù hợp cho trường hợp của bạn.
Thân ái.
Nấm da là một trong những thể nhiễm nấm tại lớp thượng bì da, thường gặp ở những người có nhiều mồ hôi, vệ sinh thân thể không đúng cách, mặc chung quần áo của nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh nấm da là bệnh gì và phương pháp loại bỏ bệnh hiệu quả.
Bệnh nấm da
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sỹ,hôm nay cháu đi khám da và có kq là bị nấm da,bác sỹ ở đó có đưa ra lộ trình chữa trị cho cháu nhưng chi phí rất đắt . Cho cháu hỏi là cháu có thể tự mua thuốc bôi được hay k và liệu có trị bệnh được gốc không ak.
Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh
Chào bạn.
Bệnh ngoài da nhiều khi rất nan giải chữa mãi chỉ tạm lui chứ không khỏi hẳn, điều cốt lõi là chẩn đoán đúng bệnh thì việc chữa trị mới có hiệu quả hoặc có biện pháp làm giảm tổn thương chấp nhận bệnh tồn tại song hành . Nếu bạn có thể tin tưởng vào kết luận bệnh của nơi vừa khám chỉ là nấm da, thì có rất nhiều phương pháp chữa khác nhau chứ không nhất thiết phải dùng những thuốc đắt tiền mới khỏi. Như vậy bạn nên tái khám lại ở các khoa da liễu của các bệnh viện, nếu ở đó cũng xác định là nấm da thì xin toa thuốc và ra hiệu thuốc mua về bôi, có thể các bác sĩ ở đây sẽ đưa ra một phương thuốc phù hợp với căn bệnh mà không phải dùng những toa thuốc chi phí quá đắt.
Chúc bạn mau lành bệnh.
Cách điều trị nấm da?
Câu hỏi bởi: Quốc Quang
Chào bác sĩ.
Vùng mông, háng và bụng dưới của em nổi mụn đỏ, hơi ngứa, do gãi nên vùng da bị tổn thương. Em đi khám thì được biết là bị “sợi tơ nấm có vách ngăn”. Xin các bác sĩ tư vấn giúp em cách trị dứt hẳn bệnh này?
Em cám ơn nhiều ạ.
Chào em Quốc Quang.
Bệnh nấm da điều trị không khó. Bệnh nên được điều trị sớm, đúng phác đồ, liên tục và đủ thời gian. Chú ý tránh cào gãi, nên phơi nắng quần áo, giữ gìn vệ sinh cá nhân. Thuốc điều trị bao gồm điều trị tại chỗ với thuốc bôi như Ketoconazol, Clotrimazol, Miconazol… Có thể kết hợp với thuốc uống kháng nấm được dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bệnh nấm da cần có thời gian mới có thể trị dứt hẳn được. Vì vậy, em nên kiên trì sử dụng thuốc, có thể cả tháng, cũng có khi lâu hơn, tránh bỏ trị nửa chừng bệnh sẽ dây dưa và khó trị hơn. Trong khi sử dụng thuốc cũng cần tái khám thường xuyên để bác sĩ đánh giá tiến triển bệnh và tác dụng phụ của thuốc trong suốt quá trình trị liệu. Để phòng bệnh nấm da cần vệ sinh da sạch sẽ, giữ cho da luôn được khô, thoáng. Tránh dùng chung đồ dùng với người đang bị nấm da.
Chúc em sớm khỏi bệnh!
Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com
Bệnh nấm da bàn chân
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sỹ tôi bị bệnh nấm da ở lòng bàn chân, đã uống thuốc theo đơn của bác sỹ bệnh viện da liễu trung ương, được 50 ngày bênh đỡ nhiều nhưng không khỏi hẳn, Hiện còn hai điểm ở hai bàn chân, tôi uống thuốc và bôi thêm 20 ngày vẫn không khỏi, một số người bị bệnh nấm như tôi bảo không khỏi đâu, mà nếu dừng thuốc khoảng 3 ngày lại bị lại như cũ. Theo bác sỹ tôi nên uống thuốc tiếp không. Và nên làm gì?. Xin trân thành cảm ơn bác sỹ.
Bác sĩ Hà Văn Chấn
Chào bạn:
Bạn bị bệnh nấm da ở lòng bàn chân trước hết tôi giới thiệu phòng bệnh và điều trị như sau:
Nấm bàn chân cần được điều trị với các thuốc chống nấm tại chỗ hoặc toàn thân hoặc phối hợp cả hai. Các thuốc chống nấm tại chỗ có thể được dùng trong 1 – 6 tuần, tùy từng loại thuốc và loại tổn thương. Những bệnh nhân với tổn thương dày sừng mạn tính ở gan bàn chân nên được dùng thuốc chống nấm tại chỗ ở cả mặt dưới và mặt bên của bàn chân. Ngoài ra, với dạng tổn thương này, việc dùng các thuốc chống nấm đơn thuần thường không hiệu quả, cần phối hợp thêm các thuốc có tác dụng bạt sừng như salicylic acid. Các trường hợp nấm kẽ chân cũng nên được bôi thuốc chống nấm ở tại vùng tổn thương và cả gan bàn chân để đề phòng khả năng lan rộng của tổn thương. Các thuốc chống nấm đường toàn thân thường được sử dụng trong những thể nặng như thể có bọng nước, trợt loét, những trường hợp có kết hợp với nấm ở nơi khác hoặc ở những bệnh nhân có tiểu đường, suy giảm miễn dịch. Trong quá trình điều trị nấm bàn chân, khi triệu chứng mới thuyên giảm, nếu người bệnh đột ngột ngưng dùng thuốc có thể làm bệnh nặng trở lại. Do đó, người bệnh nên được kê đơn một số lượng thuốc đủ lớn để có thể dùng đủ lộ trình điều trị và phải được hướng dẫn để đảm bảo sự tuân thủ điều trị.
Các thuốc chống nấm tại chỗ: Các dẫn xuất nhóm imidazole có hiệu quả rất tốt trong điều trị nấm bàn chân, đặc biệt là nấm kẽ chân do chúng có khả năng chống lại hầu hết các loại nấm gây bệnh, một số loại trong đó còn có tác dụng diệt khuẩn (như econazole). Các thuốc thường được sử dụng trong nhóm này là clotrimazole cream 1% (thoa 2 – 3 lần mỗi ngày trong 2 – 6 tuần, không nên dùng cho trẻ em), econazole cream 1% (thoa 1 – 2 lần mỗi ngày trong 4 tuần), ketoconazole cream 1% (thoa 1 -2 lần mỗi ngày trong 2 – 4 tuần), miconazole dung dịch 2% (dùng 2 lần mỗi ngày trong 2 – 6 tuần), oxiconazole cream 1% (thoa 2 lần mỗi ngày trong 4 tuần), Sertaconazole nitrate cream (thoa 2 lần mỗi ngày trong 4 tuần, không dùng ở trẻ dưới 12 tuổi)… Terbinafine cũng là một hoạt chất được ưa dùng do khả năng diệt nấm mạnh, có thể hiệu quả sau 1 tuần điều trị. Thuốc được dùng tại chỗ 2 lần mỗi ngày trong 1 – 4 tuần, không nên dùng ở trẻ dưới 12 tuổi.
Các thuốc chống nấm đường uống: thường sử dụng nhất là itraconazole, terbubafine, fluconazole.
Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cũng cần lưu ý tránh tạo các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm như hạn chế đi giày kín, thường xuyên giặt là quần áo và tất chân…
Với thông tin trên bạn liên hệ xem bạn đã thực hiện tốt chưa với điều trị và phòng chống.Bạn nên duy trì bôi thuốc và đến viện khám lại BS sẽ khám và thay thuốc bôi và uống.
Chúc bạn mau lành bệnh.
Nấm da điều trị như thế nào?
Câu hỏi bởi: linhtran
Xin chào bác sĩ.
Em bị ngứa hai bên háng, có hột nhỏ li ti. Khi mới bị thì chỉ bị 1 vùng da nhỏ nhưng sau đó lan rộng ra. Có phải em bị nấm da (hay hắc lào) không ạ. Em có sử dụng thuốc Itraconazole + Pirlam (nhưng em mua Pirlam nhà thuốc nói không biết loại thuốc này) và em cũng đang trong thời gian chích ngừa HPV. Em có thể sử dụng thuốc tiếp được không ạ? Bác sĩ có thể cho em thuốc bôi khác để dùng chung với Itraconazole được không ạ.
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Huỳnh Văn Quang
Chào em!
Theo thông tin em cung cấp, em bị nấm da, em uống Itraconszole là đúng rồi, còn thuốc bôi là Pirolam tube 20g chứ không phải thuốc Pirlam. Các loại thuốc này không có tác động gì tới tiêm phòng HPV cả.
Chúc em mau khỏi bệnh!
Bệnh nấm da ở phụ nữ
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ, cháu năm nay 22 tuổi. Da của cháu khi ra nhiều mồ hôi hoặc khi nóng trong đều bị phát ra ngoài da, cháu có đi khám và hỏi ở các quầy thuốc thì được tư vấn là bị nấm da. Bố cháu cũng bị bệnh này. Cháu muốn hỏi muốn khám da liễu thì phải đợi nó biểu hiện trên da rồi mới đi khám hay có cách khám nào khác không ạ. Cháu cảm ơn
Bác sĩ Nguyễn Trần Hạnh Uyên
Chào bạn,
Căn bệnh mà bạn miêu tả không di truyền từ bố sang con đâu. Về vấn đề khám bệnh, bạn nên đi làm xét nghiệm để chuẩn đoán chính xác xem mình bị mắc nấm loại nào nhé, từ đó sẽ có phương pháp trị liệu phù hợp cho trường hợp của bạn.
Thân ái.
Theo ViCare