Lưu ý cần biết về chứng tiểu rắt ở nữ giới


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Chứng tiểu rắt không phân biệt giới tính. Vì vậy, chị em phụ nữ cũng là một trong những đối tượng có thể bắt gặp hiện tượng này.

Bị đi tiểu rắt, tiểu buốt, khí hư bị ra nhiều


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Cháu 26 tuổi, chưa có quan hệ tình dục, cháu thỉnh thoảng bị đi tiểu rắt, tiểu buốt cũng lâu rồi nhưng gần đây cháu thấy khí hư bị ra nhiều và có màu giống nước gạo. Ở phần môi lớn còn thấy xuất hiện mụn màu hồng. Cháu khám ở phòng khám tư người ta bảo cháu bị viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu và viêm vùng chậu. Bác sĩ ở đó chữa trị đốt điện phần mụn. Được 2 tuần rồi nhưng cháu thấy ở chỗ đốt mụn bị loét và rất đau. Cho cháu hỏi có loại thuốc nào bôi để cho vết thương khô và mau lành không ạ?

Cảm ơn bác sĩ

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn!

Theo tôi bạn không nên khám tại phòng khám tư, nên đến bệnh viện Phụ sản hoặc khám chuyên khoa Sản tại các bệnh viện Đa khoa uy tín nhé. Các biểu hiện của bạn có thể là triệu chứng của một viêm nhiễm vùng sinh dục-tiết niệu. Cần làm xét nghiệm xác định lí do do nấm hay vi khuẩn và sử dụng thuốc đúng mới có thể khỏi được nhé.

Chúc bạn sức khỏe!

Tiểu rắt, ra máu hồng chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Em năm nay 26 tuổi, là nữ. Mới 1 tuần đây trở lại đây em đi tiểu rắt, ra máu màu hồng, đau rát, nhưng sang ngày mai không ra máu nữa, cảm giác buồn đi mà không đi được, cũng bị 2 ngày là hết. Nhưng đến hôm qua em thường đi rắt kể cả tiểu đêm (trước kia rất ít khi phải đi), đi xong là có cảm giác muốn đi tiếp. Nước tiểu không có gì bất thường, chỉ là hay phải đi tiểu thôi. Vậy xin hỏi bác sĩ em bị sao không ạ, phải chữa thế nào ạ?

Em cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào em!

Em có biểu hiện đi tiểu ra máu, đi tiểu buốt, đi tiểu rắt. Triệu chứng viêm bàng quang của em là rất rõ ràng. Em cần đi khám chuyên khoa, làm xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra, siêu âm thận, tiết niệu và bàng quang xem có sỏi đường tiết niệu hay không? Khám và xét nghiệm để loại trừ bệnh lý viêm cầu thận. Việc chữa trị viêm bàng quang chủ yếu là sử dụng thuốc kháng sinh đường tiết niệu, thuốc sát khẩn đường niệu. Bác sĩ khám bệnh sẽ kê đơn sau khi có chẩn đoán xác định.

Chúc em mạnh khỏe !

Tiểu rắt buốt, đau bụng dưới, có phải tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ .

Em là nữ năm nay 21 tuổi, sau khi quan hệ với bạn trai được 2 tiếng, em có dùng thuốc tránh thai dạng 2 viên vào lúc 19h00. Sau khi uống em cảm thấy rất khó chịu cứ âm âm đau vùng bụng dưới. Và sau 12 tiếng tức 7h00 sáng hôm sau em uống tiếp tục viên thứ 2, được khoảng không bao lâu thì em bị nhức đầu, đau bụng dưới (chỉ âm âm đau) và rồi em bị tiểu rắt buốt. Mỗi lần đi tiểu thì chỉ được một ít, mà cứ cảm giác buồn tiểu liên tục. Bác sĩ cho em hỏi làm sao để em hết bị tiểu rắt buốt? Có phải do tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp không ạ? Hiện giờ em rất là khó chịu trong người và khó ngủ.

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Mai Hương


Chào em.

Cũng giống như các loại thuốc khác, thuốc tránh thai khẩn cấp cũng có các tác dụng phụ trong đó bao gồm buồn nôn sau khi dùng thuốc, ra máu bất thường ở tử cung, làm thay đổi chu kỳ kinh, đau đầu, chóng mặt, tức ngực. Như vậy thuốc tránh thai khẩn cấp không gây ra dấu hiệu tiểu rắt và tiểu buốt như em mô tả.

Nếu sau khi quan hệ tình dục mà xuất hiện dấu hiệu tiểu buốt, tiểu rắt có những khả năng như sau:

Viêm đường tiết niệu (viêm niệu đạo) do vi khuẩn. Viêm niệu đạo sẽ tác động trực tiếp đến việc tiểu tiện vì tế bào viêm sẽ phân tán trong niệu đạo, đây là lí do thường gặp gây nên chứng tiểu buốt ở nữ giới. Viêm nội mạc cổ tử cung: nếu bị viêm nội mạc cổ tử cung thì cổ tử cung sẽ có hiện tượng sung huyết, phù nề, tiểu tiện ra máu khi dặn tiểu, dịch tiết bất thường, bụng dưới khó chịu, mà viêm cổ tử cung có liên quan mật thiết với âm đạo, do vậy sẽ gây ra tiểu buốt. Viêm âm đạo: toàn thân mệt mỏi, bụng dưới khó chịu, khí hư ra nhiều, kích thích cửa niệu đạo cũng sẽ gây ra tiểu buốt.

Để xử lý, trước tiên em nên uống nhiều nước trắng và nước chanh hoặc cam để giảm hiện tượng tiểu rắt; vệ sinh vùng kín bằng nước sạch ngày 2 lần. Sau đó em nên đi khám Phụ khoa để được xác định bệnh và có hướng chữa trị thích hợp.

Chúc em mạnh khỏe.

Đau bụng dưới, tiểu nhắt, tiểu máu là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Mỵ Nương

Thưa bác sĩ.

Em bị đau bụng dưới, mắc tiểu nhiều nhưng đi ra rất ít, nước tiểu sẫm màu và có máu kèm theo đau đầu và sốt. Em bị bệnh gì thưa bác sĩ? Em là con gái và đã từng quan hệ.

Cảm ơn bác sĩ.

Chào em Mỵ Nương.

Theo em trình bày thì nguyên nhân chủ yếu có thể từ đường tiết niệu:

Nhiễm trùng tiểu dưới nói chung.

Viêm bàng quang.

Ngoài ra, nếu em có quan hệ tình dục không an toàn thì cũng cần loại trừ các bệnh lây lan qua đường tình dục. Trước mắt, em nên đến bệnh viện khám Nội tổng quát hoặc chuyên khoa Tiết niệu và làm thêm xét nghiệm nước tiểu, siêu âm bụng… để tìm rõ nguyên nhân và sớm được điều trị em nhé.

Chúc em điều trị đạt kết quả tốt. Thân mến!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Tiểu buốt, tiểu nhắt dấu hiệu của bệnh gì?


Câu hỏi bởi: Hiền Loan

Thưa bác sĩ.

Kết quả xét nghiệm nước tiểu như sau có ảnh hưởng gì nhiều không ạ?

Em khám đến nay được 3 tháng, hôm nay lại có dấu hiệu tiểu buốt, buồn tiểu hoài nhưng mỗi lần chỉ ra 1 tí xíu (nước tiểu có màu hồng nhạt). Bác sĩ cho em hỏi đó là dấu hiệu bệnh gì?

Nước tiểu 10 thông số (máy)

COLOR: Màu vàng nhạt

CLARITY: trong.

GLU: Bình thường: <1.7.

BIL: âm tính: <3.4.

KET: âm tính: <0.5.

SG: 1.020 (1.01-1.025).

PH: 6 (4.8-7.5).

PrO: âm tính (<0.1).

URO: bình thường (<17).

NIT: âm tính.

BLOOD: âm tính <5.

-LEU: 100/uL (âm tính <10).

Cảm ơn bác sĩ.

Chào em Loan.

Kết quả xét nghiệm nước tiểu của em trùng với dấu hiệu lâm sàng của nhiễm trùng tiểu. Em yên tâm, điều trị khoảng 10- 30 ngày tùy vào nhóm vi trùng gây bệnh sẽ khỏi. Sau đó kết hợp với việc giữ vệ sinh, nếu có nguyên nhân phải điều trị nguyên nhân sẽ khỏi hoàn toàn, em nhé!

Chúc em mạnh khỏe.

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl